Ôn tập môn văn: Văn bản nghị luận

Đúng như vậy, con người sống phải có ước mơ, hoài bão. Đó là ngọn hải đăng soi đường, dẫn lối chúng ta đến bến bờ hạnh phúc.

+Sự ví von đó giúp chúng ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.

+Ước mơ của mỗi con người thật phong phú: có ước mơ nhỏ, có ước mơ lớn, có ước mơ bình dị mà cao cả, có ước mơ bay theo cả đởi người, có ước mơ là vô tận, có ước mơ đến rồi vụt đi. Thật vô nghĩa khi sống mà không có ước mơ.

 

doc29 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ôn tập môn văn: Văn bản nghị luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không có kiến thức vững chắc, càng học lên cao càng thấy chán nản. -Đất nước sẽ không có nhân tài đích thực, chỉ có tiến sĩ giấy và cử nhân dỏm. 4. Hướng khắc phục: -Nói không với gian lận trong thi cử. -Phải biết sắp xếp thời gian hợp lí và khoa học. -Tập thói quan giải quyết ngay, không tồn đọng các bài học, bài tập. -Phải xác dịnh mục đích học tập cự thể và đúng đắn là học vì cuộc sống bản thân mình mai sau, học vì lòng mong mỏi của cha mẹ, học để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. III.KB: -Gian lận trong kiểm tra, thi cử có tác hại ghê gớm. Ta nên chăm chỉ học tập, trung thực trong kiểm tra, thi cử mới trở thanh người hữu ích cho xã hội mai sau. ĐỨC HY SINH: I.MB: -Cuộc sống hật ý nghĩa nếu mọi người luôn biết hy sinh cho nhau. Hy sinh là phẩm chất tốt đẹp của con người. II.TB: 1.Giải thích: -Hy sinh là quên mình, quên lợi ích của bản thân mà chỉ nghĩ đến người khác, sẵn sàng chấp nhận những vất vả nhọc nhằn, những mất mát, thiệt thòi về mình (có lúc bị bạc đãi, hiểu lầm) để người khác được hanh5 phúc. 2.Tại sao cần phải hy sinh cho nhau? -Đây là một tình cảm tự nguyện. Hy sinh là đỉnh cao của lòng nhân ái, là thước đo của tình cảm con người. Người có đức hy sinh là người biết sống hết lòng vì người khác, không ích kỉ hẹp hòi, không nghĩ đến bản thân mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc của người khác để quên mình, cống hiến. Cuộc sống có những người biết hy sinh thì đời mới đẹp và có ý nghĩa. Cha mẹ hy sinh cho con cái thời gian, sức khỏe, tiền bạc. Các chiến sĩ nơi sa trường sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đồng bào, Tổ quốc. Sống biết hy sinh là nhân cách sống đáng trân trọng, ngợi ca. 3. Phê phán: -Những ai chưa biết hy sinh thì thật đáng tiếc, bởi như thế là sống chưa trọn vẹn một cuộc đời. Những người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình cùng quyền lợi của mình thì cuộc sống ấy sẽ vô cùng nhạt nhẽo, vô vị. Xã hội cũng còn có những kẻ sống ích kỉ, hẹp hòi. Không quan tâm đến mọi người, chưa biết hy sinh. Một bộ phận bạn trẻ rất thực dụng mà chưa có tấm lòng vì mọi người… 4. Hành động: -Có người cho rằng hy sinh là mất mát, là chịu thiệt thòi nhưng trái lại hy sinh là được niềm vui mà mình mang lại hạnh phúc cho người khác. Vậy bạn hãy hy sinh… III.KB: -Hiểu được giá trị của sự hy sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời, ta hãy tập hy sinh cho mọi người quanh ta, cho mỗi người ta gặp, trong những ngày ta sống. “BỆNH” VÔ CẢM: I.MB: -Trong xã hội, có một căn bệnh nguy hiểm đang lan tràn. Rất nhiều người mắc căn bệnh này nhưng chính ọ không biết. Căn bệnh này biến người ta thành cỗ máy vô tri, vô giác. Đó là bệnh vô cảm. II.TB: 1.Giải thích: -Vô cảm không chỉ dừng lại ở trạng thái không có cảm xúc, không buồn, không vui, không giận hờn, không yêu, không ghét mà trái tim người vô cảm không hề biết rung động trước bất cứ việc gì. Họ dường như không nghe thấy, không nhìn thấy, thờ ơ với mọi việc diễn ra xung quanh, cho rằng không liên quan, không ảnh hưởng đến mình. Ngoài đường, ta dễ bắt gặp một vụ tai nạn, người gây tai nạn bỏ đi để mặc người bị nạn, hoặc còn có người chứng kiến tai nạn, thường chỉ liếc qua mà không lo cấp cứu. Trong nhà trường, thì có hiện tượng học sinh đánh nhau, bạn bè xung quanh lại đứng xem, có người còn cổ vũ, quay phim, chụp hình… 2.Nguyên nhân gây ra hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay? -Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn, không còn quan tâm đến những truyền thống đạo đức tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ nhau, tự biến mình thành người lạnh lùng, vô cảm. -Bệnh vô cảm là do lòng ích kì, sự hẹp hòi gây ra, chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân mình mà quên đi lợi ích chung… Có thái độ vô tâm, vô tình, trở nên vô nhân tính. 3. Tác hại: -Người vô cảm sống thu hẹp nên rất khó hòa nhập với tập thể. Người có thái độ vô cảm sẽ bị mọi người lên án, tránh xa vì họ không có thái độ sống vì cộng đồng. Có khi người vô cảm sẽ dẫn đến hành vi tàn ác, không điều khiển hành động, lời nói của mình bằng tình cảm được nữa. -Nếu ai cũng sống vô cảm thì xã hội sẽ không còn tình người. 4. Hành động: -Dân gian có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Những người bị mù mắt thật đáng thương, nhưng không đáng sợ bằng nhưng kẻ mắt sáng mà tim mù. Chúng ta là thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy biết phát huy những truyền thống yêu thương, chia sẻ của dân tộc, hãy đem đến cho cuộc sống những tia nắng ấm áp tình người. Em cần biết quan tâm đến mọi người xung quanh, biết đấu tranh chống cái xấu, cái ác, hành động vì điều tốt đẹp. Thái độ này của học sinh góp phần giảm bớt bạo lực học đường. III.KB: -“Bệnh” vô cảm không chỉ gây hại cho người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Cần kiên quyết loại bỏ “căn bệnh” này. CẢM ƠN – XIN LỖI: I.MB: -Cuộc sống cũng như một hành trình thú vị nhưng cũng đầy chông gai, thử thách. Và cũng từ cuộc sống ta đón nhận sự giúp đỡ, sẻ chia, quà tặng. Rồi cũng có khi ta có lỗi lầm với người khác. Chúng ta phải biết nói lời xin lỗi, cảm ơn. II.TB: 1.Giải thích: -Xin lỗi là cách nhận lỗi công khai bằng lời nói, còn cảm ơn là tình cảm biết ơn được bộc lộ bằng lời. 2.Tại sao trong cuộc sống cần tập nói lời cảm ơn – xin lỗi? -Bởi trước hết, đó là biểu hiện của văn hoá giao tiếp, một cá nhân biết nói lời xin lỗi, cảm ơn cá nhân đó được đánh giá là có văn hoá. Một tập thể, dân tộc biết xin lỗi, cảm ơn cũng được xem là đất nước văn min, có tri thức hiểu biết. -Người biết xin lỗi còn là người có trách nhiệm, khiêm tốn nhận ra sai sót của mình để sửa sai nên dễ tiến bộ, hoàn thiện nhân cách. Hơn nữa, có xin lỗi mới được tha thứ. Con cái biết xin lỗi cha mẹ, học trò biết xin lỗi thầy cô. Đôi khi chỉ vì sơ ý làm tổn hại đến người khác, lời xin lỗi của ta cũng làm người khác cảm thấy được tôn trọng. Còn người biết ơn là biểu hiện của cách sống tình nghĩa, có trước có sau, dễ gần gũi vì ai cũng yêu quý người trọng ân nghĩa. 3. Phê phán: -Trong thực tế, người Việt Nam ít có thói quen nói lời xin lỗi, cảm ơn, đặc biệt là với người thân trong gia đình. Đó là lối sống cần sửa đổi hằng ngày. 4. Hành động: -Ta nên tập thói quen biết nói lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp, ứng xử. Thồng thường, xin lỗi khó thực hiện hơn. Phải vượt qua ích kỉ cá nhân. Khi ta nói lời xin lỗi ta đã bước đầu tự hoàn thiện mình. Còn khi cảm ơn phải thực sự chân thành. III.KB: -Tóm lại, lời cảm ơn, xin lỗi không chỉ là cách ứng xử đầy tính nhân văn mà còn là cơ sở để đánh giá nhân cách của con người. Một xã hội văn minh, tiến bộ không thể thiếu hai từ “cảm ơn”, “xin lỗi” trong cuộc sống hằng ngày. THÓI QUEN TỐT – THÓI QUEN XẤU: I.MB: -Trong quá trình hình thành nhân cách, người ta tập được nhiều thói quen tốt. Nhưng dù là hoàn hảo đến đâu, vẫn không thể tránh khỏi những thói quen xấu. II.TB: 1.Giải thích: -Thói quen là những lời nói, cử chỉ, hành vi thưc hiện theo quán tính mà không cần ai nhắc nhở. -Thói quen sống ngăn nắp, cẩn thận, luôn biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, thức dậy sớm để tập thể dục là thói quen tốt. Còn thói quen sống bừa bãi, xả rác tuỳ tiện, nói tục, thất hứa, không đúng giờ là thất hứa. 2.Tại sao phải rèn luyện thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu? -Bởi vì có nhiều thói quen tốt sẽ rèn được nhân cách, xây dựng được phẩm chất tốt đẹp cho bản thân. Người có thói quen tốt thường có lòng tự trọng, luôn nghĩ đến người khác. Khi rèn được nhiều thói quen tốt, thói quen xấu sẽ bớt dần. Khi bạn có nhiều thói quen tốt, làm nhiều việc tốt, chắc chắn bạn được người khác yêu mến, tôn trọng. -Còn đối với thói quen xấu ta nên từ bỏ vì nhiều lần làm điều xấu do thói quen ta sẽ có lúc làm điều xấu do cố ý. Từ đó nó có thể biến thành nếp sống và bản chất của mỗi người. Thói quen xấu không chỉ tồn hại đến danh dự bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chẳng hạn thói quen xả rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường. 3. Phê phán: -Thực tế, có những kẻ xấu thường cổ vũ, thoả hiệp cho hành vi xấu và thường chê bai, chống đối việc làm tốt của người khác. Đó là những người chưa có thái độ đúng đắn đối với việc tốt, việc xấu. 4. Hành động: -Ai cũng muồn tập được thói quen tốt và bớt dần những thói quen xấu. Học sinh phải chú ý tập được thói quen tốt qua việc thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, hành vi và lời nói phải đúng mực … III.KB: -Tóm lại, con người luôn có ý thức vươn lên để hoàn thiện mình. Tập thói quen tốt là chúng ta được phát triển và hình thành nhân cách. Hãy nói không với thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ nhận ra cuộc đời đang mỉm cười với bạn. QUYỀN TRẺ EM (Quyền được bảo vệ và phát triển): I.MB: -Nhằm kêu gọi tất cả mọi người quan tâm tốt nhất đến trẻ em, tổ chức Unicef đã ra công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bản tuyên bố đã khẳng định bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em cần được tôn trọng. Đó là quyền được sống còn được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. II.TB: 1.Giải thích: -Quyền được bải vệ nêu rõ: Mọi trẻ em trên thế giới đều có quyền được bản vệ khỏi các sự phân biệt đối xử, khỏi sự bóc lột, lạm dụng và trong các tình huống khẩn cấp (mất môi trường gia đình, trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai). Khái niệm “bảo vệ trẻ em” không dừng lại ở việc ngăn ngừa những xâm hại về thể chất, tinh thần mà bao gồm cả việc ngăn ngừa và khắc phục những điều kiện bất lợi đối với cuộc sống trẻ em. -Và quyền được phát triển, Công ước khẳng định: Mọi trẻ em đều có quyền được học tập và quyền có được mức sống đầy đủ cho sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội … 2.Tại sao phải tổ chức Unicef phải ra công ước về quyền trẻ em? -Thực tế hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam hai nhóm quyền cơ bản trên của trẻ em vẫn còn đang bị vi phạm nghiêm trọng. Nhiều trẻ em đã bị biến thành món hàng mua bán trao đổi. Một số em khác đang bị ngược đãi hoặc bị bóc lột sức lao động một cách dã man. Có em còn bị lạm dụng tình dục, bị xâm hại thân thể rất đáng thương. Hiện tượng trẻ em nghỉ, bỏ học đang ở mức báo động đỏ. Còn số trẻ em lang thang trên đường phố, phải ngủ đầu đường xó chợ ngày càng gia tăng. 3. Nguyên nhân: -Do chưa quan tâm đến cuộc sống của trẻ em, chưa thực hiện đúng Công ước … 4. Hướng khắc phục: -Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên kí cam kết thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. -Vì thế, mọi công dân Việt Nam hãy hành động một cách cụ thể, thiết thực để góp phần thực hiện nghiêm túc Công ước. Là học sinh chúng ta hãy tham gia bằng những việc làm cụ thể, như động viên các bạn nghỉ học trở lại trường, giúp đỡ bạn mồ côi, không nơi nương tựa, an ủi, chia sẻ với những người bất hạnh chung quanh ta. Bản thân em sẽ tham gia tích cực các phong trào do nhà trường phát động như “Nụ cười hồng” để tạo điều kiện cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường. III.KB: -“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Hãy dành cho trẻ em những gỉ tốt đẹp nhất mà nhân loại có được. KHI GIAO TIẾP PHẢI TẾ NHỊ VÀ TÔN TRỌNG: I.MB: -Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác. Có những cách giao tiếp đem lại niềm vui và hạnh phúc nhưng cũng có những cách mang lại sự khổ đau và lòng thù hận. Để có được kết quả tốt đẹp khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. II.TB: 1.Giải thích: -Tế nhị là tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điềm nhỏ thường dễ bị bỏ qua. -Tôn trọng là tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xâm hại đến. 2.Tại sao phải có đạo đức? -Tế nhị và tôn trọng người khác là phẩm chất cực kì quan trọng của giao tiếp. Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hoà, vui vẻ và mang lại kết quả tốt đẹp. -Để biết tế nhị và tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc tinh tế và phải được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận được sự tế nhị. Đôi khi chỉ vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt sướt đời. -Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật mất lòng. 3. Phê phán: -Những người tự cao, hời hợt, lỗ mãng, không biết tôn trọng người khác, thường dẫn đến bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại. 4. Hành động: -Phải biết nhắc nhở mình hằng ngày về việc giao tiếp tế nhị và tôn trọng người khác. Rèn luyện giao tiếp tế nhị qua sách vở, kinh nghiệm sống. -Văn hoá giao tiếp là vấn đề quan trọng cần được đua vào giảng dạy trong nhà trường. III.KB: -Giao tiếp tế nhị và tôn trọng người khác là chìa khoá để mang lại hạnh phúc. 9. TỰ LẬP: -Tự lập là khả năng tự đứng vững mả không cần sự giúp đỡ của người khác. -Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. -Trong học tập, người học sinh mà có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực và động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Từ đó giúp cho những học sinh này tìm được những phương pháp học tập tốt, kiến thức tiếp thu được sẽ vững chắc và bản lĩnh sẽ không ngừng nâng cao. -Hiện nay, có nhiều học sinh không có tính tự tập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ và thầy cô. Từ đó những học sinh này có thái độ tiêu cực, sai trái như: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử, không chăm ngoan, không làm bài, không học bài khi đến lớp. Kết quả là những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém về học lực lẫn hạnh kiểm. -Học sinh cần rèn luyện đức tình tự lập trong học tập và điều đó sẽ giúp cho người học sinh có thái độ chủ động, hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức vừa giải quyết được vấn đề. Tự lập không phải là sự cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của thầy cô, bạn bè khi cần thiết. -Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Đó là yếu tố quan trọng để giúp cho những học sinh có một tương lai tươi sáng. Tự lập là đức tính vô cùng quan trọng mà người học sinh cần phải có vì không phải lúc nào cha me, thầy cô, bạn bè cũng ở bên cạnh để giúp đỡ ta. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và có những hành động nông nỗi, sai trái. 10. HÃY NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI SAU: “Ở TRÊN ĐỜI, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ NẾU ƯỚC MƠ CỦA CHÚNG TA ĐỦ LỚN.” _NGHỊ LUẬN VỀ ƯỚC MƠ. -Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người khao khát, ước mong hướng tới và đạt được. -Giá trị và tầm quan trọng của ước mơ: +Có người đã nói: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khởi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng.” Đúng như vậy, con người sống phải có ước mơ, hoài bão. Đó là ngọn hải đăng soi đường, dẫn lối chúng ta đến bến bờ hạnh phúc. +Sự ví von đó giúp chúng ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. +Ước mơ của mỗi con người thật phong phú: có ước mơ nhỏ, có ước mơ lớn, có ước mơ bình dị mà cao cả, có ước mơ bay theo cả đởi người, có ước mơ là vô tận, có ước mơ đến rồi vụt đi. Thật vô nghĩa khi sống mà không có ước mơ. +Ước mơ đủ lớn là giống như một cái cây phải được ươm mầm, một cây cổ thụ cũng bắt đầu từ một hạt giống, được gieo xuống và nảy mầm rồi lớn dần lên. Ước mơ cũng bắt đầu từ những điều nhỏ bé được nuôi dưỡng dần lên. +Ước mơ trải qua bao thăng trầm, phải nếm trải qua bao cay đắng và thất bại. Nếu con người vượt qua được khó khăn vẫn trung thành với ước mơ thì chắc chắn sẽ đạt được điều mình mong muốn. +Ước mơ của Bác Hồ là giải phóng dân tộc, lả đồng bào ai cũng được học hành, ai cũng được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trải qua biết bao gian khổ, hy sinh, Bác đã đạt được ước mơ của mình. +Phải vượt qua những cản trở tưởng chừng như không thể nào đạt được như thầy Nguyễn Ngọc Kí. Ví dụ như: Em bé bị mù mong nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Ước mơ không thể đến với những người sống thiếu ý chí, há miệng chờ sung. -Làm thế nào để đạt được ước mơ? +Dù ước mơ đó có thành công hay không cũng không nên nản chí mà phải biết đứng dậy sau những lần vấp ngã để bước những bước dài hơn. +Rèn luyện sống có lí tưởng, hoài bão, khát khao, vươn tới. Không nên sống ỷ lại, sống vô nghĩa. Hãy để ước mơ là ngọn hải đăng để dẫn chúng ta về miền đất tương lai tươi sáng. 11. GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH: -Gia đình là bến đỗ bình yên, vững chắc và duy nhất của mỗi người. -Gia đình là nơi ta sinh ra, được nuôi dưỡng để khôn lớn, trưởng thành; là nơi ta nhận được tình yêu thương, che chở của người thân, rang buộc nhau bởi máu mủ tình thân. -Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn, không có thứ gì trên đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất, tinh thần nào có thể thay đổi nỗi. -Gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người (nên viết theo mạch cảm xúc của con người): Khi còn bé, gia đình là điểm tựa về vật chất lẫn tinh thần, ta luôn nhận được sự tha thứ, khoan dung để trở thành người có ích. Khi trưởng thành, gia đình là mái ấm để ta trở về sau những ngày bôn ba với cuộc sống, để được tiếp sức trên cuộc hành trình dài phía trước. Khi ốm đau, thất bại …, gia đình là bờ vai, là những bàn tay sẵn sang sẻ chia, nâng đỡ. Lúc về già, gia đình là niềm vui sung tụ, xum vầy. a Gia đình là suối nguồn yêu thương, là bến bờ hạnh phúc. -Bất hạnh cho những ai không có gia đình. -Cũng có những người từ bỏ gia đình, không coi trọng gia đình. -Chúng ta cần ra sức bảo vệ, xây dựng giá trị gia đình để cho gia đình luôn được ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn đạt được điều này, trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc, chở che cho nhau. -Cần phê phán những hành vi bạo lực gia đình và thói gia trưởng (đàn ông nắm mọi quyến hành trong gia đình). -Hiểu rộng ra, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có bình yên, hạnh phúc thì xã hội mới phần vinh, phát triển. -Mỗi người càn phải có ý thức, trách nhiệm vun đắp, gìn giữ gia đình của mình để xã hội văn minh, phát triển. -Gia đình có giá trị quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta đừng làm gì tổn hại đến gia đình. 12. GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN (“Thời gian là tài sản quý nhất nhưng cũng dễ mất nhất”): I.MB: -Chúng ta được tạo hóa trao tặng một món quà, nhưng không phải ai cũng biết giữ gìn và trân trọng – món quà thời gian. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn sự thay đổi và thời gian chính là báu vậy quý nhất của đời người. II.TB: 1.Giải thích: -Thời gian là khái niệm để chỉ sự vật vô hình, được tính bằng đơn vị giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập niên, thế kỉ. 2.Tại sao thời gian lại quý giá? -Thời gian là vô tận, chính vì thế thời gian luôn là minh chứng cho những gì gọi là bất tử. Đối với con người, thời gian là có hạn. Ta chỉ sống được một lần trong đời, chỉ có 24 giờ trong ngày và chẳng ai có thể sống bất tử để thấy hết sự vô hạn của thời gian. Trải qua bao nhiêu năm tháng, ta sẽ khôn lớn và trưởng thành hơn. Thời gian còn là liều thuốc xoa vết thương lòng, hàn gắn những nỗi đau. -Hơn nữa, ta sẽ làm được những việc cần thiết và quan trọng trong đời khi có đủ thời gian. Và không ai có thể phủ nhận giá trị và ý nghĩa của thời gian được nâng cao chính vì tính chất một đi không trở lại của nó. Nhờ thời gian mà bác sĩ có thể cứu người hay tội nhân có cơ hội hoàn cải. 3.Phê phán: - Chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải giết chúng. Vậy mà có người lại lãng phí thời gian, không nhận ra giá trị to lớn của nó. Một bộ phận người trẻ ngày nay đã phung phí thời gian để ăn chơi lêu lỏng, không lo học tập, lao vào các tệ nạn xã hội, tự hủy hoại thân mình. Đến một ngày thấy được hậu quả, hối hận thì đã quá muộn. 4.Hành động: -Con người rất ít khi trân trọng những thứ mình đang có để rồi tiếc nuối những ngày tháng đã qua. Chính vì thế, hãy biết giữ gìn và trân trọng món quà của cuộc sống bằng việc sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí và có ích. Mỗi giây phút đi qua trong cuộc sống sẽ là quá khứ ta không thể lấy lại được. Cần biết tận dụng thời gian trong học tập, lao động để tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần. II.KB: -Dòng đời vẫn trôi không ngừng, bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi, vì thế hãy sống thật ý nghĩa, ra sức giữ gìn khoảng thời gian mình đang có, bước tiếp đến tương lai và để quá khứ là tài sản quý báu. Phải sống sao để mỗi khoảnh khắc trôi qua không phải tiếc nuối. 13. LỐI SỐNG GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ: I.MB: -Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc có phong cách sống đặc biệt: Giản dị mà thanh cao. II.TB: 1.Giải thích: -Sống giản dị là cách sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội, không đòi hỏi sự cao sang, cầu kì, phù phiếm. -Cuộc sống giản dị của Bác được thể hiện qua cách ăn, cách ở, nếp sống hằng ngày. Nhà Bác chỉ là nhà sàn, Bác ăn mặc rất đơn sơ, áo bà ba, áo trấn thủ, bộ ka ki. Bữa an9 thanh đạm với cá khô, rau luộc, dưa muối. Cuộc đời Bác chỉ vỏn vẹn một vài đồ dung cá nhân, tư trang ít ỏi, khong cầu kì, xa xỉ. 2.Tại sao Bác là một vị lãnh tụ của đất nước, Bác lại chọn cho mình cuộc sống giản dị như vậy? -Đó là lối sống tiết chế, để di dưỡng tinh thần, để sống có ý nghĩa. Nội tam bình an, sức khỏe có dồi dào, tinh thần có sảng khoái, Bác mới có thể lo cho dân, cho nước. Hơn nữa, sống giản dị mới có thể tiết kiệm. Cách sống giản dị ấy thật đáng ngợi ca. Cần phân biệt giữa giản dị không phải là keo kiệt, bùn xỉn. 3.Phê phán: -Trái với sống giản dị là sống lãng phí, phô trương, đua đòi trong ăn mặc và sinh hoạt. 4.Hành động: -Học tập theo gương Bác Hồ, chúng ta nên tập lối sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi của mình, điều kiện sống của gia đình, bản thân và môi trường xung quanh. III.KB: -Sống giản dị là cách sống đẹp, có ý nghĩa, được mọi người kính trọng. Đúng như một nhà văn Nga nổi tiếng M. Gorki đã nói: “Cái đẹp là ở trong cái giản dị”. 14. TINH THẦN HỌC HỎI CỦA BÁC: I.MB: -Bác Hồ, vị lãnh tụ Cách mạng vĩ đại của nước Vệt Nam, rất ham học hỏi và có tinh thần tự học rất cao. II.TB: 1.Giải thích: -Trên dường đi tìm chân lí Cách mạng, Bác Hồ đã có cơ hội tiếp xúc với văn hóa nhiều nước ở nhiều vùng trên thế giới. Do nhu cầu cuộc sống, Bác Hồ đã làm nhiều nghề và học nhiều thứ tiếng như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…. Nhờ vậy, Bác Hồ có thể aam hiểu về các dân tộc, nhân dân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc và đạt đến mức uyên thâm. Diều đang nói là sự tiếp thu, học hỏi của Bác Hồ luôn có sự sang lọc, kết hợp văn hóa thế giới và văn hóa dân tộc để làm nên một phong cách rất đặc biệt, rất Việt Nam, rấp phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới và rất hiện đại. 2.Tại sao Bác là một vị lãnh tụ của đất nước, Bác lại chọn cho mình cuộc sống giản dị như vậy? -Ở nước ngoài 30 năm, Bác Hồ vẫn không mất đi cốt cách của người Việt Nam. Học nhiều thứ tiếng, Bác Hồ vẫn giữ được sự trong sang của tiếng mẹ đẻ để biết nhiều phong tục tập quán nước bạn, Bác vẫn không quên cội nguồn. Để có được điều đó, chắc chắn Bác Hồ phải là người rất bản lĩnh, có nghị lực và giàu ý chí. Hơn ai hết, Bác Hồ biết mình đang phấn đấu học tập vì mục đích gì. Bác học để đấu tranh Cách mạng, học biết cách lãnh tụ Cách mạng và Bác Hồ đã được nhiều thành công. 3.Phê phán: -Thế mà, nhiều ngưới trong chúng ta có cơ hội học tập nhưng lại lười biếng, ý lại, luôn đối phó với veic65 học. 4.Hành động: -Học tập tấm gương sang của Bác Hồ, chúng ta cần có tinh thần học hỏi để bổ sung vốn kiến thức cho mình. Xác định mục đích học tập của mình là dể bản thân, gia đình và xã hội, để ta có đủ nghị lực rèn luyện, tự học và ham học hỏi như Bác Hồ. III.KB: -Học tập đem lại cho ta giá trị sống đích thực. Ham học hỏi như Bác Hồ đã đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Là học sinh thì ham học hỏi là điều kiện đầu tien để học tập có kết quả tốt đẹp. 15. CHO VÀ NHẬN: I.MB: -Người ta sống trên đời luôn cần một chữ tình, cũng là sự quan tâm lẫn nhau. Biểu hiện của sự quan tâm ấy là cho và nhận. II.TB: 1.Giải thích: -Cho là đem cái của mình ra cho để giúp đỡ người khác. Còn nhận thì ngược lại, cái nhận được là của cải, vật chất, cũng có thể là tinh thần, tình cảm. 2.Tại sao ta phải cho và nhận? -Khi cho đi nếu đừng vì sự ép buộc hoặc mục đích lợi dụng thì ta luôn cảm thấy ấm áp vì được chia sẻ, đem niềm vui đến cho người khác. Đó là yêu thương, là tình nhân loại. Có người nghĩ rằng cho là thiệt thòi, mấ mát, như vậy là mất đi ý nghĩa sống cao đẹp của hành động tình nghãi ấy. Khi cho, ta được thêm tình cảm, được trau dồi nhân cách, học được cách sống làm người đúng nghĩa. -Còn việc nhận là khi ta cần sự giúp đỡ của mọi người lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hãy xem đó là cơ hội để ta tập biết ơn, tri ân người khác. Vậy khi cho là được nhận nhiều hơn cả co nư tình yêu, hạnh húc, thanh thản và bình an. 3.Phê phán: -Cần phê phán những kẻ cho và nhận với những mục đích xấu như lợi dụng, cầu vinh, hối lộ làm cho xã hội ngày càng suy dồi đạo đức. Cuộc sống sẽ nhu thế nào nếu chỉ có người biết nhận mà không biết cho “Của mình thi giữ bo bo”. 4.Hành động: -Hãy tập sống cho đi và biết nhận lại. Cho trong khả năng và cái có thể, cho người cần nhận, cho một cách tự nguyện và vô tư, quan tâm đến cách cho thế nào để người nhận cảm thấy được tôn trọng. -Khi ta túng thiếu ta mới nghĩ đến việc nhận. Cần có lòng tự trọng khi nhận lạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_cho_hoc_sinh_lop_10_4888.doc
Tài liệu liên quan