1. Trình bày cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
2. Hãy trình bày cách thức sử dụng phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu kinh tế học? Cho biết ý nghĩa của việc sử dụng giả định các yếu tố không đổi trong nghiên cứu kinh tế học?
3. Trình bày ba cơ chế kinh tế (Nền kinh tế kế hoạch hóa, nền kinh tế thị trường và nền kinh tế hỗn
hợp).
4. Hãy phân biệt giữa khái niệm Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô, giữa khái niệm Kinh tế học
thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày quy luật chi phí cơ hội tăng dần, cho ví dụ minh họa.
6. Hãy sử dụngcông cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để minh họa khả năng sản xuất có hiệu
quả trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Hãy chỉ ra những
nhân tố làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra phía ngoài.
6 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 5021 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Ôn tập Kinh tế Vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THS. PHAN THẾ CÔNG 1
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC VI MÔ
(PRINCIPLES OF MICROECONOMICS)
I. LÝ THUYẾT
Chương 1: Khái quát về Kinh tế học
1. Trình bày cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
2. Hãy trình bày cách thức sử dụng phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu kinh tế học? Cho biết ý
nghĩa của việc sử dụng giả định các yếu tố không đổi trong nghiên cứu kinh tế học?
3. Trình bày ba cơ chế kinh tế (Nền kinh tế kế hoạch hóa, nền kinh tế thị trường và nền kinh tế hỗn
hợp).
4. Hãy phân biệt giữa khái niệm Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô, giữa khái niệm Kinh tế học
thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày quy luật chi phí cơ hội tăng dần, cho ví dụ minh họa.
6. Hãy sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để minh họa khả năng sản xuất có hiệu
quả trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Hãy chỉ ra những
nhân tố làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra phía ngoài.
Chương 2: Cung - cầu và cơ chế hoạt động của thị trường
1. Phân biệt các khái niệm cầu, lượng cầu và nhu cầu đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ. Phân tích
các nhân tố làm di chuyển (trượt dọc trên) và dịch chuyển đường cầu.
2. Phân biệt các khái niệm cung và lương cung. Chỉ ra các nhân tố tác động đến cung. Phân tích các
nhân tố làm di chuyển (trượt dọc trên) và dịch chuyển đường cung.
3. Trình bày sự thay đổi trạng thái cân bằng cung-cầu trên thị trường của một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó.
4. Phân tích các biện pháp can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường: chính sách thuế (đánh
vào nhà sản xuất và đánh vào người tiêu dùng), chính sách giá (giá trần và giá sàn) và chính sách
trợ cấp.
5. Phương pháp tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại một điểm và một khoảng (đoạn) trên đường
cầu. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá. Nêu ý nghĩa của việc phân tích
hệ số co dãn của cầu theo giá. Ứng dụng của nó trong thực tiễn đối với việc phân tích một loại
hàng hóa cụ thể.
6. Phân tích độ co dãn của cung theo giá. Chỉ ra các nhân tố tác động đến độ co dãn của cung theo
giá và nêu ý nghĩa của việc phân tích.
7. Phân tích mối quan hệ của hệ số co dãn của cầu theo giá với chi tiêu cho tiêu dùng (hoặc doanh
thu của doanh nghiệp).
Chương 3: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
1. Khái niệm sản xuất, hàm sản xuất và cho một số ví dụ minh họa về các dạng hàm sản xuất.
2. Phân tích nội dung và mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một đầu
vào biến đổi (hoặc đầu vào vốn, hoặc đầu vào lao động).
3. Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy luật năng suất cận biên giảm dần.
4. Phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và hàm sản xuất trong dài hạn.
THS. PHAN THẾ CÔNG 2
5. Phân biệt chi phí cơ hội, chi phí kế toán và chi phí kinh tế. Cho ví dụ minh họa.
6. Phân biệt các loại chi phí TC, TVC, TFC, ATC, AVC, AFC và MC trong ngắn hạn và trong dài
hạn.
7. Mối quan hệ giữa chi phí trung bình trong ngắn hạn và chi phí trung bình trong dài hạn.
8. Thế nào là đường đồng lượng và đường đồng phí. Xây dựng đồ thị và xác định độ dốc của mỗi
đường. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên và nêu ý nghĩa của nó.
9. Phân tích sự lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp.
10. Phân tích khái niệm lợi nhuận và nêu ý nghĩa của nó. Chỉ ra công thức tính lợi nhuận.
11. Phân tích các tiêu thức phân loại thị trường.
12. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một hãng bất kì.
Chương 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Phân tích các khái niệm về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các đặc trưng của thị trường CTHH và
hãng cạnh tranh hoàn hảo. Phân tích khả năng sinh lợi của hãng CTHH trong ngắn hạn và dài hạn.
2. Đường cung của hãng CTHH là gì?
3. Xây dựng một mô hình của một hãng cạnh tranh hoàn hảo để chỉ ra việc hãng lựa chọn mức sản
lượng để sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
Chương 5: Thị trường độc quyền thuần túy
1. Phân tích khái niệm của độc quyền thuần túy, các đặc trưng của độc quyền thuần túy và các
nguyên nhân dẫn đến độc quyền.
2. Phân tích sự lựa chọn giá bán và mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền
thuần túy trong ngắn hạn và dài hạn.
3. Xây dựng một mô hình của một hãng độc quyền thuần túy để chỉ ra việc hãng này sẽ lựa chọn
mức sản lượng và mức giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
4. Hãng độc quyền có đường cung không? Vì sao?
5. Phân tích hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền của một hãng độc quyền.
II. BÀI TẬP
1. Giả định một nền kinh tế chỉ có 4 lao động, sản xuất 2 loại hàng hóa là lương thực và quần áo. Khả
năng sản xuất được cho bởi bảng số liệu sau:
Lao động Lương thực Lao động Quần áo Phương án
0 0 4 31 A
1 10 3 25 B
2 18 2 17 C
3 23 1 11 D
4 27 0 0 E
a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất.
b) Tính chi phí cơ hội tại các đoạn , , ,AB BC CD DE và cho nhận xét.
c) Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF rồi cho nhận xét.
2. Trên thị trường của một loại hàng hóa X, có lượng cung và lượng cầu được cho bởi bảng số liệu sau:
P 20 22 24 26 28
QD 40 36 32 28 24
QS 40 50 60 70 80
THS. PHAN THẾ CÔNG 3
a) Viết phương trình và vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng hóa X.
b) Xác định giá và lượng cân bằng của hàng hóa X trên thị trường, vẽ đồ thị minh họa. Tính độ co dãn của
cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng rồi cho nhận xét.
c) Tính lượng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường tại mức giá P = 20; P = 25; P = 30. Tính độ co dãn của
cầu theo giá tại các mức giá trên.
d) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
f) Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra cho nhà sản xuất, khi đó
giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
g) Giả sử lượng cung giảm 10 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
h) Giả sử lượng cầu tăng 14 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
3. Cho hàm cung và hàm cầu trên thị trường của 1 loại hàng hóa X như sau:
QD = 130 - 2P ; QS = 20 + 2P
a) Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường của hàng hóa X và vẽ đồ thị minh họa.
b) Tính lượng dư thừa và thiếu hụt tại các mức giá P = 10; P = 15; P = 20. Tính độ co dãn của cầu
theo giá tại các mức giá này và cho nhận xét về kết quả tính được.
c) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng
cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
d) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
e) Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
i) Giả sử lượng cung giảm 5 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
j) Giả sử lượng cầu tăng 20 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
4. Một người tiêu dùng có số tiền là I = 1280 sử dụng để mua 2 loại hàng hoá X và Y. Giá của hai loại
hàng hoá này tương ứng là PX = 6 và PY = 8. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là UX,Y = 10XY.
a) Lợi ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được là bao nhiêu?
b) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp n lần (n > 0) và giá của cả hai loại hàng
hoá không đổi thì lợi ích tối đa của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu?
c) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai loại hàng hoá đều giảm đi một
nửa, khi đó sự lợi ích tối đa của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu?
5. Giá cả và lượng cầu trên thị trường của 2 loại hàng hóa M và N được cho bởi bảng số liệu sau:
P 20 24 28 32
QM 70 66 62 58
QN 80 75 70 65
a) Viết phương trình và vẽ đồ thị đường cầu của 2 loại hàng hóa trên.
b) Nếu lượng cung cố định là 60 ở mỗi thị trường khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường của mỗi
loại hàng hóa là bao nhiêu. Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại các mức giá cân bằng này và cho
nhận xét.
c) Cho nhận xét về độ dốc của 2 đường cầu trên.
THS. PHAN THẾ CÔNG 4
6. Một người tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y. Giá của 2
loại hàng này tương ứng là PX = 4$, PY = 8$. Lợi ích đạt
được từ việc tiêu dùng 2 loại hàng hóa trên được biểu thị
bởi bảng số liệu sau:
Người tiêu dùng này có mức ngân sách ban đầu là I = 64$
a) Viết phương trình giới hạn ngân sách.
b) Xác định số lượng hàng hóa X và Y được tiêu dùng.
Xác định lợi ích cao nhất mà người tiêu dùng có thể
đạt được.
c) Giả sử giá của 2 lượng hàng hóa này cùng giảm đi một nửa, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có
thay đổi không? Vì sao?
d) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp 5 lần, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu
có thay đổi không? Vì sao?
7. Một người tiêu dùng 2 loại hang hóa X và Y với giá tương ứng là PX = 3$ và PY = 4$. Hàm lợi ích của
người tiêu dùng này là: U(X,Y) = 2X.Y. Người tiêu dùng này có một mức ngân sách là I = 960$.
a) Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng MRS
b) Tính mức lợi ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được.
c) Giả sử giá của 2 lại hàng hóa này đều tăng gấp đôi, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay
đổi không? Vì sao?
d) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp 10 lần, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu
có thay đổi ko? Vì sao?
8. Một người tiêu dùng 2 lại hàng hóa X và Y. Người tiêu dùng
có mức ngân sách là I = 7600$. Điểm lựa chọn tiêu dùng tối
ưu là điểm C trên đồ thị.
a) Viết phương trình giới hạn ngân sách.
b) Tính MRS tại điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu
c) Xác định số lượng hàng hóa Y tại điểm lựa chọn tiêu
dùng tối ưu. Phát biểu quy luật lợi ích cận biên giảm dần
khi tiêu dùng hàng hóa X.
d) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp 8
lần, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay đổi
không? Vì sao?
9. Chứng minh rằng:
Khi APL = MPL thì APL lớn nhất.
Khi Khi APL > MPL thì khi tăng lao động APL sẽ giảm tương ứng với sự gia tăng của lao động.
Khi APL < MPL thì khi tăng lao động APL sẽ tăng lên tương ứng với sự gia tăng của lao động.
10. Chứng minh rằng:
Khi ATC = MC thì ATC min.
Khi ATC > MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm tương ứng với sự gia tăng của sản lượng.
Khi ATC < MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng tương ứng với sự gia tăng của sản lượng.
Chứng minh tương tự 3 trường hợp trên đối với mối quan hệ giữa AVC và MC.
X TUX Y TUY
1 50 1 80
2 100 2 160
3 140 3 220
4 170 4 260
5 190 5 290
10040
120
Y
X0
C
U
THS. PHAN THẾ CÔNG 5
11. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC, nếu biết hàm tổng chi phí:
TC = Q3 - 5Q2 + 4Q +100.
12. Xác định AVC, ATC, AFC, TVC và MC khi biết chi phí sản xuất và sản lượng của 1 hãng là:
Q 0 1 2 3 4 5 6 7
TC 50 170 260 340 410 460 490 500
13. Một hãng có hàm sản xuất là 4Q KL . Hãng sử dụng hai đầu vào K và L. Giá của các đầu vào tương
ứng là r = 4$/1đơn vị vốn; w = 8$/1 đơn vị lao động.
a) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên tại điểm lựa chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
bằng bao nhiêu?
b) Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 660, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối thiểu là bao nhiêu?
c) Để sản xuất ra một mức sản lượng Q1 = 520, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối thiểu là bao nhiêu?
d) Giả sử hãng có mức chi phí là TC = $30000, hãng sẽ sản xuất tối đa được bao nhiêu sản phẩm?
14. Một hãng có hàm sản xuất là 2 .Q K L . Hãng sử dụng hai đầu vào K và L. Giá của các đầu vào
tương ứng là r = 10$/một đơn vị vốn; w = 20$/một đơn vị lao động.
a) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên tại điểm lựa chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
bằng bao nhiêu?
b) Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 800, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối thiểu là bao nhiêu?
c) Để sản xuất ra một mức sản lượng Q1 = 900, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối thiểu là bao nhiêu?
d) Giả sử hãng có mức chi phí là TC = $20000, hãng sẽ sản xuất tối đa được bao nhiêu sản phẩm?
15. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là: TC = Q2 + 4Q + 49.
a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
c) Nếu giá thị trường là P = 10, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản
xuất hay ko trong trường hợp này, vì sao?
d) Nếu giá thị trường là P = 35 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
16. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là: QS = 0,5(P - 3); và chi
phí cố định của hãng là TFC = 225.
a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
c) Nếu giá thị trường là P = 25, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản
xuất hay kh«ng trong trường hợp này, vì sao?
d) Nếu giá thị trường là P = 55 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2/sản phẩm bán ra, tính lại câu (c) và câu (d).
17. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 180 - 2Q và hàm tổng chi phí
là TC = 2Q2 + 2Q + 16.
a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định doanh thu tối đa của hãng.
c) Xác định lợi nhuận tối đa của hãng.
d) “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao?
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối
đa của hãng là bao nhiêu?
THS. PHAN THẾ CÔNG 6
18. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là Q = 120 - 0,5P và chi phí cận biên
là MC = 2Q + 8, chi phí cố định là TFC = 25
a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TC.
b) Xác định doanh thu tối đa của hãng.
c) Xác định lợi nhuận tối đa của hãng.
d) “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao?
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 6 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối
đa của hãng là bao nhiêu?
19. Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 140 - 2P và chi phí bình quân không đổi bằng
10 ở mọi mức sản lượng.
a) Hãy viết các hàm chi phí: TC, TFC, AVC và MC. Xác định doanh thu tối đa của hãng.
b) Hãy tìm lợi nhuận tối đa của hãng. Độ co dãn của cầu theo giá ở mức giá tối đa hóa lợi nhuận này
bằng bao nhiêu?
c) Nếu chính phủ đánh một mức thuế là 2 trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì lợi nhuận tối đa là bao
nhiêu? Giải thích vì sao hãng không thể có doanh thu cực đại tại điểm tối đa hóa lợi nhuận.
20. Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 186 - 5P và ATC = 20.
a) Hãng đang bán với giá P = 18, doanh thu của hãng là bao nhiêu? Tính hệ số co dãn của cầu theo
giá tại mức giá này và cho nhận xét.
b) Hãng đang bán với giá P = 20 hãng dự định tăng giá để tăng doanh thu, dự định đó đúng hay sai,
vì sao?
c) Hãng đang bán với giá P = 22, hãng dự định tăng giá để tăng lợi nhuận, hãng có thực hiện được
không, vì sao?.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frank, R.H. (2003). Microeconomics and Behavior. New York: McGraw-Hill.
2. Perloff, J.M. (2004). Microeconomic. (Ed.). Pearson Education Inc.
3. Phạm Văn Minh. (2005). Bài tập Kinh tế vi mô. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
4. Pindyck, R.S. & Rubinfeld, D.L. (1999). Kinh tế học vi mô. (Đại học Kinh tế Quốc dân
dịch). Nhà xuất bản Thống kê.
5. Ragan, J.F. & Thomas, L.B. (1993). Principles of Microeconomics. (Ed.). Florida:
Harcourt Brace Jovanovic.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Giảng viên
ThS. Phan Thế Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_hoi_on_tap_va_bai_tap_kinh_te_hoc_vi_mo.pdf
- De vi mo1.pdf