OLYMPIC HÓA HỌC ITALY 1999:
Liên kết tạo thành giữa hai nguyên tửcó cấu hình electron hóa trịlà 2s
2
2p
5
sẽthuộc loại liên kết:
a) Ion
b) Cộng hóa trị
c) Kim loại
d) Cộng hóa trịkhông phân cực.
BÀI GIẢI: câu d
51 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Olympic hóa học sinh viên toàn quốc 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 2 2
210 λ2t
Thay thế biểu thức của N1 vào phương trình hình thành Po và nhân hai vế cho e ta được:
λ t dN λ t o ()λ −λ t
e 2 2 + λ N e 2 = λ N e 2 1
dt 2 2 1 1
d λ t o ()λ −λ t
()N e 2 = λ N e 2 1
dt 2 1 1
λ
1 o ()λ2 −λ1 t
Lấy tích phân biểu thức trên ta thu được: N 2 eλ2t = N1 e + C
λ2 − λ1
o
λ1 N1
Để tính t ta thay N2 = 0 và t = 0 vào ta suy ra được C = −
λ2 − λ1
Điều này dẫn đến:
λ
1 o −λ1t −λ2t
N 2 = N1 ()e − e
λ2 − λ1
Tại thời điểm t =T ta có:
dN
2 = 0
dt t=T
Giải phương trình này ta thu được: T = 24,9 ngày
12 210 -10
Từ đây ta tính được số nguyên tử N2 = 2,04.10 và khối lượng Po = 7,11.10 g
c) tốc độ phân rã α của 210Po tại t = T là 1,18.105Dps
tốc độ phân rã β của 210Bi = tốc độ phân rã α của 210Po = 1,18.105Dps
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2003:
1) Có bao nhiêu đỉnh hấp thụ đối với một phân tử CO, một phân tử H2O, một phân tử benzen, ahy mộy
phân tử C60 trong phổ hồng ngoại.
a) 1
b) 2
c) 3
d) 4
e) xấp xỉ 30
f) 54
g) 120
h) 174
i) 720
j) Không thể xác định được nếu chưa có thêm thông tin.
2) Hai phân tử gồm hai nguyên tử chưa biết cho một pic đơn của hấp thụ dao động trong vùng hồng
ngọai của phổ cộng hưởng từ electron (EMR). Phân tử XY hấp thụ ở tần số cao hơn phân tử WZ.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
a) XY và WZ là các hạt nhân khác nhau.
b) Liên kết giữa X và Y mạnh hơn liên kết giữa W và Z.
c) MXY lớn hơn MWZ.
d) Tần số dao động đặc trưng của XY cao hơn WZ.
BÀI GIẢI:
1) Số dao động đặc trưng là 3N – 6 cho phân tử không thẳng và 3N – 5 cho phân tử thẳng. Chính vì vậy
ta sẽ có các kết qủa sau:
CO : 1; H2O : 3; C6H6 : 30; C60 : 174
2) Những phân tử có tần số dao động trong phổ hồng ngoại đều là những phân tử có tồn tại lưỡng cực
hay là những hạt nhân bên trong các phân tử đó là dị hạch.
Đối với những phân tử hai nguyên tử có dao động đối xứng thì tần số đặc trưng được cho bởi
1 k
phương trình: ν = (với k là hằng số lực và µ là khối lượng rút gọn của phân tử). Nếu không
2π µ
cho biết các yếu tố khác thì ta không thể nói trước điều gì về hằng số lực cũng như khối lượng rút
gọn của phân tử (Độ mạnh của liên kết thì không phụ thuộc vào k nhưng lại liên quan mật thiết đến
năng lượng phân ly liên kết). Tần số đặc trưng thì bằng với tần số hấp thụ của các photon bởi và
năng lượng dao động được cho bởi hệ thức: Edd = (v + 0,5)hν và năng lượng cộng hưởng là
∆E=Eν=1 – Eν = 0.
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2003:
14C là đồng vị phóng xạ β có chu kỳ bán hủy t = 5700 năm. Nó tồn tại trong tự nhiên do nó liên
tục được sinh ra trong khí quyển như là một sản phẩm của phản ứng hạt nhân giữa nguyên tử nitơ và
nơtron sinh ra bởi tia vũ trụ.
Chúng ta giả sử rằng tốc độ của qúa trình hình thành là hằng số trong hàng ngàn năm và bằng với
tốc độ phân rã. Chính vì vậy lượng 14C trong khí quyển luôn luôn không đổi. Kết qủa là 14C trong khí
quyển luôn đi cùng với các đồng vị bền 12C và 13C trong khí quyển và tham gia với vai trò như nhau
trong các phản ứng hóa học của cacbon. Nó sinh ra CO2 với oxy và đi vào các qúa trình sống qua các
phản ứng quang hóa dưới tỉ lệ 14C/12C luôn được giữ không đổi trong các phân tử hữu cơ.
Vấn đề này được sử dụng để xác định tuổi của các nguồn gốc sinh học (ví dụ: tóc, vải…). Chúng
được phân lập bằng vài con đường sau cái chết của vật thể hữu cơ (ví dụ: trong các lăng mộ). Tỉ lệ
14C/12C trong các mẫu trên không phải luôn là một hằng số nhất định mà luôn giảm đi theo thời gian vì
14C liên tục bị phân rã.
Lượng 14C có trong các vật thể sống (tính trên tổng số nguyên tử C) có độ phân rã là 0,277Bq/g
(1Bq = 1Dps (phân rã / giây)).
a) Tính tuổi của một mẫu chất có tỉ lệ 14C/12C = 0,25
b) Chuyện gì xảy ra với nguyên tử 14C khi nó bị phân rã?
c) Nếu 14C nằm trong các phân tử hữu cơ (như DNA, protein v,v…) trong cơ thể sống mà bị phân
rã thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
d) Tính độ phóng xạ của một người 75kg. Giả sử rằng sự phóng xạ trong cơ thể con người chỉ do
14C thực hiện và lượng C trong cơ thể là 18,5%.
BÀI GIẢI:
14 12
a) Gọi No là tỉ lệ C/ C trong vật thể sống và N cũng là tỉ lệ trên sau khi vật chết một khoảng thời
gian t.
Ta có:
-λt
N = Noe với λ là hằng số phóng xạ (λ = ln2/t1/2).
Điều này dẫn đến hệ thức:
N
− ln
N t N
t = o = − 1/ 2 ln = 11400 năm.
λ ln 2 N o
b) Phương trình phóng xạ chung của sự phân rã β là: n → p + β + ῡe với p là proton và ῡe là
electron phản nơtrino (electron antineutrino). Với 14C ta có:
14 14
C → N + β + ῡe
c) Trong một phân tử hữu cơ chứa 14C thì nếu 14C bị phân rã sẽ gây ra một ảnh hưởng rất lớn đến
cấu trúc phân tử do C sẽ bị thay thế bằng N (một nguyên tử hoàn toàn khác C về bản chất hóa
học), điều này dẫn đến sự hình thành các gốc tự do..
d) mC = 75.0,185 = 13,9kg
Độ phóng xạ R = 13900.0,277 = 3850Bq
dN R t
R = − = λN ⇒ N = = R. 1/ 2 = 1015 nguyên tử = 1,66nmol.
dt λ ln 2
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2003:
Uran (Z = 92) là một nguyên tố phóng xạ tồn tại trong tự nhiên. Nó là một hỗn hợp của hai đồng
vị 238U (99,3%, T = 4,47.109 năm) và 235U(0,7%, T = 7,04.108 năm). Cả hai đồng vị này đều phóng xạ α
và đều được tạo ra ở các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Sự phân rã của chúng sinh ra các lượng khác nhau
của các hạt α và β, qua nhiều qúa trình phân rã khác nhau thì sẽ dẫn đến việc hình thành các đồng vị bền
206 207
Pb82 và Pb82 một cách tương ứng. Các qúa trình này được gọi là hai chuỗi phóng xạ. Sự phóng xạ α
- không chịu ảnh hưởng của các qúa trình phân rã khác nhau – không chịu ảnh hưởng của sự chuyển
hóa.
235U kém bền hơn 238U và phản ứng diễn ra dễ dàng hơn với sự tham gia của nơtron nhiệt. Phản
ứng phân hạch được dẫn ra dưới đây:
235U + n → U* → sản phẩm phân hạch + 2 – 3n + 200MeV/1 hạt 235U.
a) Tính số hạt α và β sinh ra trong hai chuỗi phóng xạ (238U → 206Pb và 235U → 207Pb).
b) Giải thích tại sao trong hai chuỗi phóng xạ một số nguyên tố hoá học xuất hiện nhiều hơn một
lần.
c) Giả sử rằng các đồng vị không liên quan ban đầu (lúc bắt đầu phản ứng tổng hợp hạt nhân) bằng
với lượng hai đồng vị của uran (235U : 238U = 1 : 1). Tíh tuổi của qủa đất (thời gian tính từ lúc bắt
đầu phản ứng phân hạch).
d) Tính lượng cacbon cần (g) để sinh ra năng lượng bằng với năng lượng giải phóng ra khi phân
hạch 1g 235U bằng nơtron. Sử dụng phản ứng:
C + O2 → CO2 + 393,5kJ/mol (hay 4,1eV/nguyên tử).
BÀI GIẢI:
a) 238U → 206Pb: 8 hạt α và 6 hạt β
235U → 207Pb: 7 hạt α và 4 hạt β
b) Điều này xảy ra khi tiếp sau một phân rã α (Z = -2) là hai phân rã β ( Z = +2)liên tiếp.
c) Đối với mỗi đồng vị của uran ta có thể viết:
235 235
N = Noexp(-λ235t)
238 238
N = Noexp(-λ238t)
235 238
Tại thời điểm t = 0 thì No = No
Như vậy ta có:
238
exp()− λ238t N 99,3
= 235 = = 142
exp()− λ235t N 0,7
Như vậy: λ235t - λ238t = ln142 = 4,95
-10
Ta có: λ235 = 9,76.10
-10
λ238 = 1,54.10
⇒ t = 6,0.109 năm.
d) Năng lượng sinh ra khi phân rã hoàn toàn 1g 235U = 5,13.1023MeV
Năng lượng sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1g U = 2,06.1017MeV
Như vậy khối lượng cacbon cần sẽ là: 2,49.103 kg C
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2003:
Phổ khối lượng được hình thành bởi cấu tạo của một chùm tia gồm các mảnh ion được tạo thành
bằng cách bắn một chùm tia electron có năng lượng cao vào phân tử cần xác định. Các mảnh phát sinh
được phân lập bởi từ trường hay điện trường hoặc là kết hợp cả hai. Sự phân lập này phụ thuộc vào tỉ lệ
khối lượng/điện tích (m/z) của mỗi ion mảnh. Ở hầu hết các mảnh đều mang điện tích đơn giản (z = 1).
Điều này dẫn đến sự phân mảnh phụ thuộc vào khối lượng các ion.
Độ nhạy khác nhau củ các loại phổ khối lượng thường được xác định bởi độ phân giải của nó.
Độ phân giải được định nghĩa bởi biểu thức R = m/∆m (với ∆m là độ chênh lệch giữa hai pic liền nhau
+ +
và m là khối lượng danh nghĩa của pic thứ nhất). Ví dụ: hai ion C2H4 và CH2N đều có cùng khối lượng
danh nghĩa (M = 28) nhưng khối lượng chính xác tương ứng là 28,0313 và 28,0187 thì để có thể phân
biệt được 2 pic này cần phải có một dụng cụ có R = 28/(28,0313 – 28,0187) = 2200. Những máy phổ
khối lượng rẻ thì có độ phân giải không cao lắm (R ≈ 300 – 1000) thì có thể phân biệt được các ion đơn
giản có các khối lượng danh nghĩa khác nhau.
Các pic đồng vị trong phổ khối lượng
Mặc dù các máy phổ có độ phân giải thấp nhưng các mảnh ion có thể phát sinh ra nhiều mảnh
liên tiếp có khối lượng danh nghĩa khác nhau. Điều này chỉ có thể xảy ra đối với các ion có cùng công
+
thức hóa học nhưng các đồng vị tạo thành ion mảnh đó thì khác nhau. Ví dụ: ion CH3 gồm có các mảnh
12 1 + 13 2 +
ion có khối lượng danh nghĩa từ 15 (mảnh C H3 ) đến 19 (mảnh C H3 ).
Cường độ của các mảnh đồng vị phụ thuộc vào thành phần của các nguyên tố cấu thành các
mảnh đồng vị đó trong thiên nhiên. Đối với cacbon thì nhiều nhất là 98,90% 12C và 1,10% 13C. Với H
1 2 12 1 +
thì H chiếm 99,985% và H chiếm 0,015%. Kết qủ alà pic có cường độ cao nhất là C H3 (M = 15),
13 1 + 12 1 + 13 2 +
pic có cường độ cao thứ hai là hai pic C H3 và C H2H , còn pic có M = 19 ( C H3 ) thì có cường độ
gần như bằng 0 do lượng 13C và 2H có rất ít trong thiên nhiên.
Dưới đây sẽ cho biết cách tính cường độ các pic đồng vị của ion mảnh CH2Cl một cách chính
xác. Biết Cl gồm hai đồng vị (75,77% 35Cl và 24,23% 37Cl).
12 1 35 2
+ Mảnh M = 49: C H2 Cl: 0,989.(0,99985) .0,7577 = 0,7431
13 1 35 2
+ Mảnh M = 50: C H2 Cl: 0,011.(0,99985) .0,7577 = 0,00833
12C2H1H35Cl: 0,989.0,00015.0,99985.0,7577 = 0,00011
12C1H2H35Cl: 0,989.0,99985.0,00015.0,7577 = 0,00011
= 0,0085
+ Mảnh M = 51: 13C2H1H35Cl = 1,25.10-6
13C1H2H35Cl = 1,25.10-6.
12 1 37
C H2 Cl = 0,240
= 0,240
13 2 35 -10
+ Mảnh M = 52: C H2 Cl = 1,9.10 .
13 1 37
C H2 Cl = 0,00266
12C1H2H37Cl = 3,59.10-5.
12C2H1H37Cl = 3,59.10-5
= 0,0027
+ Mảnh M = 53: 13C2H1H37Cl = 4,0.10-7.
13C2H1H37Cl = 4,0.10-7.
12 2 37 -9
C H2 Cl = 5,4.10 .
= 8,1.10-7
13 2 37 -11
+ Mảnh M = 54: C H2 Cl = 6.10 .
Cường độ của mỗi pic (từ M đến M +5) tỉ lệ với sự phổ biến của mỗi đồng vị hợp phần trong ion
mảnh và sự tính toán xác suất dẫn đến tổng khả năng xuất hiện các hợp phần của các pic có cùng khối
lượng phân tử. Pic có cường độ cao nhất được gọi là pic cơ sở và cường độ của các pic liên quan được
xác định bởi % của nó so với pic cơ sở.
Từ thí dụ trên ta có:
M = 49 = 100%
M = 50 (0,0085/0,7491).100 = 1,14%
M = 51 (0,240/0,7491).100 = 31,98%
M = 52 (0,0027/0,7491).100 = 0,36%
M = 53 = 1.10-4%
M = 54 = 8.10-9%
1) Silic tự nhiên là hỗn hợp của 3 đồng vị bền 28Si, 29Si và 30Si. Trong khi đó clo tự nhiên là hỗn hợp
35 37 +
của hai đồng vị là Cl và Cl. Có bao nhiêu pic đồng vị của ion SiCl2 .
+ + + +
2) Tất cả các ion mảnh sau: (a): N2 ; (b): CO ; (c): CH2N ; (d): C2H4 đều có khối lượng danh nghĩa là
M = 28 và không thể phân biệt được chúng bằng các máy phổ phân giải thấp. Tuy nhiên so sánh
cường độ các pic M + 1 thì ta có thể phân biệt được tất cả. Xác định các mảnh ion có cường độ mảnh
đồng vị M + 1 là 1,15. Các đồng vị có nhiều trong thiên nhiên được cho dưới đây:
H: 1H = 99,985% 2H = 0,015%
C: 12C = 98,9% 13C = 1,1%
N: 14N = 99,634% 15N = 0,366%
O: 16O = 99,762% 17O = 0,038% 18O = 0,20%
BÀI GIẢI:
28 35 +
1) M = 98 Si Cl2
29 35 +
M + 1 = 99 Si Cl2
28 35 37 + 30 35 +
M + 2 = 100 Si Cl Cl + Si Cl2
M + 3 = 101 29Si35Cl37Cl
30 35 + 28 35 37 +
M + 4 = 102 Si Cl2 + Si Cl Cl
29 37 +
M + 5 = 103 Si Cl2
30 37 +
M + 6 = 104 Si Cl2
Như vậy có 7 pic.
+
2 Đối với ion N2 ta có:
M: 14N14N = (0.99634)2 = 0.9927
M+1: 14N15N + 15N14N = 2×(0.99634×0.00366) = 0.007293
Như vậy tỉ lệ (M+1)/M = 0,735%
Đối với ion CO+ ta có:
M: 12C16O = 0.989×0.99762 = 0.9866
M+1: 12C17O + 13C16O = (0.989×0.00038) + (0.011×0.99762) = 0.01135
Như vậy tỉ lệ (M+1)/M = 1,15%
+
Đối với ion CH2N
12 1 14 2
M: C H2 N = 0.989×(0.99985) ×0.99634 = 0.9851
13 1 14 12 1 2 14 12 2 1 14 12 1 15
M+1: C H2 N + C H H N + C H H N + C H2 N
=0.011×(0.99985)2×0.99634+2×0.989×0.99985×0.00015×0.99634+0.989×(0.99985)2×0.00366
=0.01487
Như vậy tỉ lệ (M+1)/M = 1,51%
+
Đối với ion C2H4 ta có:
12 1 2 4
M: C2 H4 = (0.989) ×(0.99985) = 0.9775
13 12 1 12 13 1 12 2 1 12 1 2 1 12 1 2 1 12 1 2
M+1: C C H4 + C C H4 + C2 H H3 + C2 H H H2 + C H2 H H + C2 H3 H
= 0,02234
Như vậy tỉ lệ (M+1)/M = 2,29%
Chỉ có CO+ là thoả mãn đề bài.
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2004:
Các cacbua của kim loại chuyển tiếp như TiC được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo các
công cụ cắt và khoan bởi vì nó rất cứng, chống ăn mòn tốt và có nhiệt độ nóng chảy cao. Ngoài những
tính chất trên thì titan cacbua còn có tính dẫn điện tốt và điều này không phụ thuộc vào nhiệt độ chính vì
vậy nó rất quan trọng trong công nghiệp.
1) TiC có cấu trúc tinh thể như thế nào nếu r(Ti4+) = 74,5 và r(C4-) = 141,5pm
TiC kỹ thuật được điều chế từ TiO2 bằng phản ứng khử với cacbon. Biến thiên entanpi của phản
ứng này không thể được đo trực tiếp được. Tuy nhiên, nhiệt cháy của các nguyên tố cũng như của TiC
có thể đo trực tiếp được. Năng lượng luôn luôn không đổi và không phụ thuộc vào cách tiến hành phản
ứng cho nên các gía trị nhiệt động của phản ứng có thể tính được.
2) Tính biến thiên entanpi của phản ứng: TiO2 + 3C → TiC + 2CO
-1
Biết: ∆fH(TiO2) = -944,7kJ.mol
-1
∆fH(CO) = -110,5kJ.mol
-1
∆fH (TiC + 1,5O2 → TiO2 + CO) = -870,7kJ.mol .
Năm 1919, Born và Haber đã độc lập tìm ra ứng dụng của nguyên lý thứ nhất nhiệt động học vào
sự hình thành chất rắn từ các nguyên tố thành phần. Bằng cách này ta có thể có được những thông tin
chính xác về năng lượng mạng lưới của tinh thể chất rắn.
KCl đồng hình với TiC và nó kết tinh theo kiểu mạng của NaCl.
3) Sử dụng các giá trị cho sẵn để xây dựng chu trình Born – Haber của sự hình thành KCl từ các
nguyên tố và tính năng lượng mạng lưới của KCl.
-1
Entanpi của KCl: K(r) → K(k) ∆Hthăng hoa = 89kJ.mol
-1
Entanpi phân ly của clo: Cl2(k) → 2Cl ∆Hphân li = 244kJ.mol
- -1
Ái lực electron của clo: Cl(k) + e → Cl (k) ∆H = -355kJ.mol .
+ -1
Năng lượng ion hóa của kali: K(k) → K + e ∆Hion hóa = 425kJ.mol .
-1
Entanpi của sự hình thành KCl: K(r) + 0,5Cl2 → KCl(r) ∆fH = -438kJ.mol .
BÀI GIẢI:
1) r(Ti4+) /r(C4-) = 0,527 → kiểu mạng tinh thể của NaCl.
-1
2) TiC + 1,5O2 → TiO2 + CO ∆fH = -870,7kJ.mol (1)
-1
C + 0,5O2 → CO ∆fH = -110,5kJ.mol (2)
Lấy (1) – 3(2) ta được: TiO2 + 3C → TiC + 2CO
-1
Như vậy ta tính được ∆fH = 539,2kJ.mol .
3 Chu trình Born – Haber của sự hình thành KCl:
UL
+ -
K (k) + Cl (k) KCl(r)
∆Hion hóa
∆H
∆fH
+
K (k) Cl(k)
0,5∆Hphân li
∆H phân li
K(r) 0,5Cl2(k)
-1
Ta tính được UL = -719kJ.mol .
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2004:
Bước đầu tiên của các phản ứng quang hóa học là sự hấp thụ ánh sáng của các phân tử. Mối liên
quan giữa mật độ quang A của dung dịch chứa phân tử chất hấp thụ với nồng độ mol C và độ dày của
cuvet d được thể hiện bởi định luật Lambert – Beer: A = lg(Po/P) = εCd ε: hệ số tắt mol.
c
Ánh sáng có thể được coi như là một chùm photon và mỗi photon có mang năng lượng E = h .
λ
Với h là hằng số Planck, λ là bước sóng ánh sáng chiếu tới và c là vận tốc ánh sáng:
Một dung dịch phẩm nhuộm có nồng độ C = 4.10-6M có hệ số tắt mol ε = 1,5.105mol-1.L.cm-1.
Chiếu ánh sáng xanh có bước sóng λ = 514,5nm và công suất Po = 10nW vào dung dịch này.
1. Hãy tính % ánh sáng hấp thụ bởi mẫu nếu cuvet dày 1µm.
2. Tính số photon/s được hấp thụ bởi mẫu
Sự hấp thụ trên mặt cắt ngang của phân tử là mặt có thể hấp thụ các photon có hiệu quả nhất
dưới điều kiện là độ chiếu sáng thấp (như là các tế bào pin mặt trời có thể giữ lại được các photoon trên
bề mặt). Ở nhiệt độ phòng, điều này phụ thuộc vào diện tích mặt cắt ngang của phân tử tiếp xúc trực tiếp
với ánh sáng. Nếu bạn tính nó từ hệ số tắt mol thì hãy hình dung tất cả các phân tử chịu tác dụng của ánh
sáng đều nằm trên một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ánh sáng chiếu tới.
3. Khu vực nào được các phân tử chiếm giữ?
4. Tính độ hấp thụ mol trên mặt cắt ngang của phân tử (Å2)
Phản ứng quang hóa đã xảy ra trên hành tinh của chúng ta chủ yếu là tổng hợp quang hóa, phản
ứng này đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Một photon có bước sóng 680nm là
cần thiết để sinh ra 1 phân tử ATP. Dưới các điều kiện sinh lý thì năng lựong nhận được là 59kJ/mol
ATP.
5. Hiệu suất của phản ứng quang hóa là bao nhiêu?
BÀI GIẢI:
-5
1. A = εCd = 6.10 ⇒ Po/P =0,999862. Đây chính là % của photon tồn tại trong mẫu, như vậy phần
trăm photon được dung dịch hấp thụ là :
P − P P
o = 1− = 1,38.10 −4 hay 0,0138%
Po Po
-4 -8 -12 -1
2. Dựa vào kết qủa câu 1 ta có thể tính được Phấp thụ = 1,38.10 .10 = 1,38.10 J.s .
Năng lượng của mỗi photon là E = 3,86.10-19J
Vậy số photon được hấp thụ bởi dung dịch trong mỗi giây là: 1,38.10-12/3,86.10-19 = 3,58.106
3. Hãy hình dung rằng, tia laser chiếu vào khu vực có diện tích 1cm2 của dung dịch phẩm nhuộm.
Chùm tia sáng đi xuyên qua một thể tích là V = 1cm2.1µm = 10-7L. Số phân tử được chiếu xạ sẽ
là:
11
N = C.V.NA = 2,409.10 .
Nếu tất cả các phân tử đều được xếp trên một mặt phẳng thì mỗi phân tử sẽ chiếm một diện tích
là: S =1/2,409.1011 = 4,15.10-12cm2 hay 415nm2.
4. Độ hấp thụ trên mặt cắt ngang của phân tử σ là khu vực mà ở đó một phân tử bất kỳ có thể giữ
lại được toàn bộ photon chiếu tới. Dưới các điều kiện thí nghiệm thì chỏ có 0,0138% ánh sáng
chiếu tới bị hấp thụ bởi một phân tử, như vậy σ = 1,38.10-4.4,15.10-12 = 0,057nm2 = 5,7Å2.
5. Năng lượng của một photon có bước sóng 680nm = 2,92.10-19J.
Sự tổng hợp quang hóa nhận được 59kJ/mol ATP, điều này dẫn đến:
3 23 -20
EATP = 59.10 /6,022.10 = 9,80.10 J/phân tử ATP
Như vậy hiệu suất của phản ứng sẽ là: 9,80.10-20/2,92.10-19 = 0,34 hay 34%
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2004:
Từ khi những nhà tiên phong trong lĩnh vực nhận dạng các đơn phân tử đã tiến hành công việc từ
đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước thì lĩnh vực về việc sử dụng phương pháp hiển vi để phát hiện các đơn
phân tử đã được khám phá và nó nằm trung gian giữa hóa học và vật lý. Ta sẽ khảo sát với phẩm nhuộm
cacboxianin 1-1’-didodexyl-3,3,3’,3’-tetrametylindo-cacboxianin peclorat (dilC12). Trong thí nghiệm
này, phân tử phẩm nhuộm được trải ra trên một bề mặt mẫu và được định vị thông qua các tín hiệu phát
quang. Cấu trúc của dilC12 được cho dưới đây:
CH
3 CH3
H3C H3C
C CH CH
H
N N
(CH2)11 (CH2)11
CH CH
3 - 3
ClO4
1. Xác định phần nào trong phân tử diC12 phát quang:
a) Vòng benzen.
b) Mạch dodexyl.
c) 4 nhóm metyl gắn ở nhân dị vòng.
d) Mạch C-N liên kết với hai vòng benzen.
e) Ion peclorat.
Tỉ trọng bề mặt của một phân tử thường rất thấp. Nếu muốn nhận dạng chúng như là một chất
phát quang dưới kính hiển vi. Giá trị tốt nhất để nhận dạng là 10 phân tử/µm2.
10µL của một dung dịch dilC12 trong metanol được nhỏ xuống một tấm thủy tinh sạch. Giọt này
tạo thành một vòng tròn có đường kính 4mm.
2. Tính nồng độ mol của dung dịch cần thiết để nhận được gía trị 10 phân tử/µm2 (Đối với sự tính
toán chúng ta có thể giả sử rằng sự vận chuyển của phân tử phẩm nhuộm từ dung dịch đến mẫu
bề mặt do sự bốc hơi của dung môi là đồng thể trên toàn bộ bề mặt thấm ướt).
Mẫu được chiếu xạ bởi tia laser màu xanh He – Ne có bước sóng là 543,5nm. Năng lượng kích
thích là vừa đủ sao cho khu vực được chiếu sáng (đường kính 100nm) tiếp xúc với 3.1010photon/s.
3. Năng lượng kích thích cần thiết là bao nhiêu?
Sự hấp thụ trên mặt cắt ngang là một thông số quang trọng để tính toán các tín hiệu phát quang
phát ra đơn phân tử. Nó có thể được xem như là khu vực hiệu lực của phân tử mà nó có thể hấp thụ toàn
bộ photon chiếu tới. Ở nhiệt độ phòng, gía trị này xấp xỉ với kích thước của phân tử phẩm nhuộm.
5
4. Một mẫu dilC12 được chiếu sáng hấp thụ 2,3.10 photon/s dưới các điều kiện được mô tả ở trên.
2
Tính độ hấp thụ trên mặt cắt ngang của phân tử dilC12 (Å ). Biết rằng trên khu vực có đường
kính 100nm thì được chiếu xạ một cách đồng bộ.
Hiệu suất phát quang lượng tử (số photon phát quang trung bình được sinh ra từ các photon bị
hấp thụ) là 0,7 đối với dilC12 (7 photon phát quang được sinh ra trên tổng số 10 photon hấp thụ). Hiệu
suất của nguồn phát quang là 20% trong điều kiện thí nghiệm này (bao gồm cả sự lọc để cho ánh sáng
đơn sắc) và hiệu suất nhận dạng photon của máy dò phát quang công nghệ cao là 55% (vượt qua ngưỡng
của các phân tử phát quang).
5. Trung bình có bao nhiêu photon phát quang được dò thấy bởi bộ dò phát quang trong 10ms nếu
một phân tử dilC12 được định vị trong khu vực chiếu sáng?
Hình ảnh phát quang được xây dựng bằng cách quét tốc độ cao bề mặt chiếu sáng trên bề mặt
mẫu.
6. Đường kính của điểm phát quang ứng với một phân tử phẩm nhuộm sẽ là bao nhiêu? Chọn câu
trả lời đúng.
a) Một pixel.
b) 543,5nm
c) 100nm
d) 200nm
e) Xấp xỉ 1µm
BÀI GIẢI:
1) Phân tử phát quang trong vùng khả kiến do sự không định cư của các electron trên hệ liên kết π, như
vậy câu trả lời đúng là (4).
2) Một vòng với đường kính 4mm bao quanh một bề mặt có diện tích S = πr2 = 1,26.10-5m2
Số nguyên tử phẩm nhuộm trong khu vực này là: 10/(10-6)2.1,26.10-5 = 126.106
Nó được chuyển đến bề mặt bởi sự bốc hơi của 10µL dung dịch, như vậy nồng độ của nó phải là:
(1,26.108/10-5)/(6,022.1023) = 2,1.10-11mol.L-1.
3) Với E = hc/λ thì năng lượng của mỗi photon là: E = 3,66.10-19J
Như vậy năng lượng kích thích cần thiết là: 1,1.10-8J.s-1 = 11nW.
4) Trung bình cứ có 10 phân tử/µL, như vậy 1 phân tử sẽ chiếm một diện tích S = 10-13m2.
Diện tích toàn khu vực chiếu xạ = π(50.10-9)2 = 7,85.10-15m2 nhận được 3.1010 photon/s và khu vực
chiếm giữ bởi một phân tử sẽ nhận được: 3.1010.10-13/(7,85.10-15) = 3,82.1011 photon/s
Chỉ có 2,3.105 photon được hấp thụ mỗi giây nên khu vực mà ở đó hấp thụ photon sẽ là:
σ = 6.10-20m2 hay là 6Å2.
5 3
5) Một phân tử dilC12 hấp thụ 2,3.10 photon/s thì như vậy số photon phát quang sẽ là 161.10
photon/s.
Dựa vào hịêu suất dò thì kết qủa sẽ là: N = 0,2.0,55.161.103 = 17710 photon dò được/s.
Trong khoảng 10ms thì số photon dò được sẽ là 177 photon.
6) Mỗi điểm trên khu vực được chiếu xạ của mẫu được tiếp xúc với cùng một số lượng photon/s (chiếu
sáng đồng bộ). Một phân tử mà được định vị ở trung tâm của điểm thì sẽ nhận được nhiều photon
hơn là nó ở bất kỳ một điểm nào khác của điểm chiếu xạ. Do khu vực chiếu xạ được quét nhanh nên
phân tử sẽ trở nên có màu, thời gian có màu càng nhiều khi nó ở bên trong khu vực chiếu sáng. Đây
chính là lý do tại sao các điểm phát quang của một phân tử luôn có một kích thước như nhau và bằng
với khu vực chiếu sáng. Như vậy đáp án đúng là câu c.
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2005:
Electron π trong phức của sắt với hemoglobin có thể được xác định như trong một hệ mà
electron di chuyển tự do như trong hộp thế hai chiều. Dựa vào mô hình này thì năng lượng của electron
sẽ được tính bởi công thức:
-34 -31
Với h = 6,63.10 J.s (hằng số Planck), nx và ny là những số lượng tử chính; me = 9,11.10 kg là
khối lượng của electron, L là chiều dài của hộp thế.
1. Xây dựng các mức năng lượng để chỉ ra mối quan hệ giữa 17 obitan thấp nhất.
2. Cho phân tử có chứa 26e, xác định số electron của obitan bị chiếm có mức năng lượng cao nhất
ở trạng thái cơ bản.
3. Áp dụng quy tắc Hund cho hệ này, cho biết nó là thuận từ hay nghịch từ.
4. Ánh sáng được hấp thụ chỉ khi điều kiện ∆E = hν được thoả mãn. Nếu chiều dài L của hộp thế
hai chiều là 1nm, Hãy tính bước sóng dài nhất mà ở đó có thể xảy ra trạng thái kích thích. Cho
biết c = 3,00.108m/s.
BÀI GIẢI:
1) Ta có:
E1,1 = 2E0
E1,2 = E2,1 = 5E0
E2,2 = 8E0
E1,3 = E3,1 = 10E0
E2,3 = E3,2 = 13E0
E1,4 = E4,1= 17E0
E3,3 = 18E0
E2,4 = E4,2 = 20E0
E3,4 = E4,3 = 25E0
E1,5 = E5,1 = 26E0
2 2
Với Eo = h /8mL
2) 4e
3) Nghịch từ.
4) Bước sóng dài nhất để ở đó xảy ra sự kích thích là ∆E = (25 – 20)Eo.
-34 -31 -9 2 -20
Với Eo = (6,63.10 )/(8.9,11.10 .(1.10 ) ) = 6,02.10 J
-19
Như vậy ∆E = (25 – 20)Eo = 3,01.10 J
⇒ λ = 606nm
OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ 2005:
Hầu hết các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn đều có nhiều hơn 1 đồng vị. Khối lượng
nguyên tử của một nguyên tố được tính toán dựa trên mối quan hệ về thành phần của các đồng vị. Ví dụ:
Khối lượng nguyên tử của clo xấp xỉ 35,5 bởi vì hàm lượng của 35Cl gần gấp 3 lần so với 37Cl. Trong
phổ khối lượng, thay cho khối lượng phân tử trung bình thì ta nhận được pic khối lượng của các đồng vị
(35Cl: 75,77%; 37Cl: 24,23%; 12C: 98,9%; 13C: 1,1%; 79Br: 50,7%; 81Br: 49,3%). Các đồng vị rất có ý
nghĩa trong việc phân tích định lượng bằng phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu tạo chất.pdf