Bạn có biết Cơ quan Lạm dụng Thuốc men & Sức khỏe Tinh thần
(Substance Abuse & Mentah Health Services) thuộc Bộ Y tế & Nhân dụng
Hoa Kỳ đã khuyến cáo người dân đem tất cả các loại thuốc (dược phẩm) quá
thời hạn, hay không còn dùng nữa trộn lẫn vào các túi phân mèo (kitty litter)
trước khi cho vào thùng rác.
Khuyến cáo nầy đã làm trò cười cho nhiều người, ngay cả những nhà
làm khoa học Nhưng trên thực tế, đó là một trong những phương pháp hữu
hiệu hiện nay để giải quyết vấn đề ô nhiễm dược phẩm hiện tại. Mục tiêu
của việc trộn lẫn dược phẩm trong phân mèo, hay xác cà phê sau khi lọc
xong, hay mạt cưa là để tránh cho các dược phẩm nầy không đến tay những
người có thể lạm dụng chúng được
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ô nhiễm dược phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô Nhiễm Dược Phẩm
Bạn có biết Cơ quan Lạm dụng Thuốc men & Sức khỏe Tinh thần
(Substance Abuse & Mentah Health Services) thuộc Bộ Y tế & Nhân dụng
Hoa Kỳ đã khuyến cáo người dân đem tất cả các loại thuốc (dược phẩm) quá
thời hạn, hay không còn dùng nữa trộn lẫn vào các túi phân mèo (kitty litter)
trước khi cho vào thùng rác.
Khuyến cáo nầy đã làm trò cười cho nhiều người, ngay cả những nhà
làm khoa học…Nhưng trên thực tế, đó là một trong những phương pháp hữu
hiệu hiện nay để giải quyết vấn đề ô nhiễm dược phẩm hiện tại. Mục tiêu
của việc trộn lẫn dược phẩm trong phân mèo, hay xác cà phê sau khi lọc
xong, hay mạt cưa là để tránh cho các dược phẩm nầy không đến tay những
người có thể lạm dụng chúng được.
Vì tính quan trọng của vấn đề, nhiều câu hỏi được đặt ra sau đây:
- Dược phẩm đã đi vào môi trường như thế nào? Và với số lượng bao
nhiêu?
- Dược phẩm ảnh hưởng lên môi trường như thế nào?
- Chuyện gì sẽ xảy ra đối với những dược phông không còn dùng
nữa?
- Con người có đủ hiểu biết để thải hồi dược phẩm hay không? Và thải
hồi đi đâu?
- Nạn nhân đầu tiên của việc ô nhiễm dược phẩm là ai?
Theo thống kê hàng năm, chỉ nội một việc đổ bỏ dược phẩm của
những người chết trong bịnh viện đã phóng thích 19,7 tấn vào hệ thống cống
rãnh Hoa Kỳ. Các loại dược phẩm làm ô nhiễm môi trường gồm: thuốc trụ
sinh-kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kiểm soát sinh sản, và đủ mọi
loại thuốc khác. Cho đến nay, các nhà khoa học đều đồng ý là hàm lượng
dược phẩm trong môi trường nước uống còn quá thấp để có thể gây di hại
cho con người và thú vật. Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là, định mức
“thấp” đã dựa theo tiêu chuẩn nào và đã có chứng nghiệm chưa? Và câu trả
lời là chưa.
Một khi một hỗn hợp dược phẩm đã được trộn lẫn vào nhau, mức ảnh
hưởng hay sự độc hại không nằm trong các dược phẩm nguyên thuỷ mà còn
nằm trong các phản ứng giữa chúng với nhau và các thành phẩm bị tách ra
trong phản ứng. Những hoá chất nầy hòan toàn chưa được biết đến và kiểm
soát.
Vì vậy, phế thải dược phẩm hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn cho
những nhà làm khoa học và môi sinh.
Sự ô nhiễm dược phẩm
Có thể nói việc thải hồi không đúng cách của các dược phẩm không
còn dùng nữa là nhân tố lớn nhất cho vấn đề ô nhiễm dược phẩm. Theo
thống kê của Cơ quan Thăm dò Địa chất Hoa Kỳ (US Geological Survey),
trên 139 nguồn nước đã được nghiên cứu, 80% nguồn nước đều có chứa
những vi lượng của rất nhiều dược phẩm, trong đó hơn phân nửa chứa trên 7
hoá chất khác nhau, và có nguồn chứa 38 hoá chất. Ảnh hưởng lên con
người của các vi lượng nầy hòan toàn chưa được biết đến. Vài nghiên cứu
chứng minh một số ảnh hưởng tiêu cực lên một vài sinh vật trong thiên
nhiên như cá chẳng hạn.
Nạn nhân đầu tiên của sự ô nhiễm dược phẩm là phải kể đến tôm cá
và những thực động vật sống trong cả nước ngọt lẫn nước biển. Không ai
nghĩ đến cũng như lên kế hoạch “ngừa thai” cho cá, nhưng trên thực tế cá đã
bị ngừa thai qua đường nước cống chảy vào sông rạch và đổ ra biển. Một
loại oestrogen tổng hợp thuốc ngừa thai như 17alpha-ethinylestradiol đã làm
cho một số cá đực (trống) (cá hương (trout) và cá fathead minnow) không
còn khả năng truyền giống của giống đực nữa, mà đã biến thành giống cái
(feminize) nhưng không có khả năng sinh sản qua các cuộc nghiên cứu của
TS John Sumpter, Anh vào những năm 90. Thuốc an thần như Prozac cũng
đã làm giảm khả năng tăng trưởng của cá và ếch nhái. Nhà khoa học còn e
sợ rằng các thuốc trụ sinh trị liệu cho qia súc sẽ làm tăng tính kháng sinh của
vi khuẩn, do đó mức trị liệu sẽ phải tăng thêm nồng độ hay phải thay đổi
dược phẩm khác. Nước thải qua việc chăn nuôi gia súc ở Hoa Kỳ hàng năm
thải hồi vào môi trường 500 triệu tấn gồm thuốc trụ sinh, các hormones tổng
hợp và những loại hoá chất dành riêng cho súc vật
Mỗi loại thuốc có một đời sống riêng và có mục đích trị liệu một số
bịnh để làm tăng phẩm chất của cuộc sống con người. Nhưng chính nó, cũng
là một độc tố trong một chừng mực nào đó do hệ quả (side effects) của nó để
lại và ảnh hưởng lên con người. Và dược phẩm không ngừng ở đó sau khi
con người hay thú vật uống vào. Chúng đã được thải hồi qua đường tiểu tiện,
rồi qua hệ thống xử lý nước thải, qua đường nước mưa và nước tưới nông
nghiệp. Còn các dược phẩm dưới dạng rắn qua nhưng phân súc vật chăn
nuôi. Và đa số dược phẩm gia đình thường được đổ bỏ qua đường toilet và
chúng sẽ vào hệ thống cống nước sinh hoạt gia đình…
Con người đã sản xuất hàng ngàn, hàng chục ngàn sản phẩm với mưu
cầu kéo dài đời sống, mang lại phẩm chất sống tối ưu, nhưng hoàn toàn chưa
khống chế cũng như hiểu biết được của các dược phẩm trên ở ngoài môi
trường. Chúng ta chưa hiểu tường tận tính chất của dược phẩm, chính những
hoá chất nầy hiện đang là một thách thức lớn cho con người.
Dược phẩm là hóa chất. Một khi đi vào môi trường, qua các phản ứng
hoá học giữa chúng với nhau, qua các phản ứng sinh huỷ (bio-degradation)
v.v… chúng trở thành một hoá chất khác, có thể có tính độc hại cao hơn và
đời sống bán huỷ dài hơn, nghĩa là tồn tại trong môi trường lâu hơn, và dĩ
nhiên gây di hại nhiều hơn.
Hiện tại chưa có nhà khoa học nào có thể ước tính được những hệ luỵ
vừa kể trên của các dược phẩm sau khi đi vào môi trường.
Nguồn phát thải ô nhiễm dược phẩm
Dược phẩm hết hạn, hay không còn dùng nữa đã đi vào môi trường
qua nhiều ngả khác nhau mà con người là nguyên nhân của việc tạo ra
nguồn ô nhiễm trên. Trên thực tế và cũng qua sự bất lưu tâm của con người,
dược phẩm không đươc xem như là chất làm phương hại đến môi trường
theo cung cách suy nghĩ thường tình. Ngay cả đối với những nhà máy sản
xuất dược phẩm vẫn chưa đặt trọng tâm đúng mức cho việc bảo vệ môi
trường trong việc nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.
Tiến trình sản xuất và tinh chế một dược phẩm đòi hỏi một lượng rất
lớn nước cho nhu cầu trên, và phế thải lỏng có chứa dược phẩm nầy và các
phó sản đa phần đi thẳng vào hệ thống cống rãnh.
Dược phẩm một khi được trộn lẫn với nhau sẽ phản ứng hổ tương theo
phản ứng hoặc oxid - khử hoá, hoặc thuỷ phân để biến thành các hoá chất
trung gian. Các hoá chất sau nầy trong giai đoạn hai sẽ bị sulphat hoá hay
amino hoá để tạo thành một số hoá chất khác mà mức độc hại hoàn toàn
không được biết đến.
Các nguồn phế thải dược phẩm được đan kể như sau:
- Nhà máy xử lý hệ thống cống rãnh: Các nhà máy nầy xử lý cơ học,
hoá học, đôi khi xử lý sinh học, nhưng vẫn không thể nào loại tất cả dược
phẩm có trong nguồn nước nầy;
- Bãi rác: dược phẩm xâm nhập vào bãi rác qua nguồn rác sinh hoạt
gia đình do con người phát thải ra. Bùn (sludge) phát sinh do việc xử lý
nước cống rảnh cũng là nguồn ô nhiễm dược phẩm trong các bãi rác;
- Nguồn nước uống: Nguồn nước rỉ từ bãi rác, cũng như nước xử lý
dùng để tưới tiêu mang dược phẩm còn tồn đọng sẽ thấm vào mạch nước
ngầm qua hiện tượng thấm sâu (percolation); do đó, sẽ làm ô nhiễm nguồn
nước uống cho con người;
- Gia súc chăn nuôi: Trong quá trình chăn nuôi hiện đại, thức ăn gia
súc thường được pha trộn hormone tăng trưởng. thuốc kháng sinh, và một số
dược phẩm khác cho nhiều mục tiêu chăn nuôi khác nhau. Từ đó, nước tiểu
và phân súc vật cũng là nguồn ô nhiểm dược phẩm không kém quan trọng.
Theo thống kê ở vùng San Francisco, 45% dược phẩm không dùng
nữa hay đã hết hạn được phát thải qua đường toilet, và 28% đi vào bãi rác.
Hàng năm Hoa Kỳ tiêu thụ 235 triệu liều thuốc trụ sinh, và gia súc chăn nuôi
(bò và gà) gậm nhấm 21 triệu cân Anh trong năm 2004.
Ảnh hưởng lên đời sống con người
Vài nghiên cứu riêng rẽ hiện nay đưa ra một số suy nghĩ về ô nhiễm
dược phẩm ảnh hưởng lên con người. Con số nầy tuy nhỏ nhưng đã nói lên
tầm quan tâm của những nhà làm khoa học hiện đại. Sự hiện diện của một
dung lượng thật nhỏ của hoá chất thalidomide trong nguồn nước uống có thể
ảnh hưởng lên thai nhi trong bụng mẹ. Daughton, một nhà độc tố học phát
biểu như sau:”dù dưới một dung lượng thật nhỏ, các dược phẩm (hoá chất)
dù là tổng hợp hay thiên nhiên cũng ảnh hưởng ít nhiều lên cơ thể con
người”.
Bạn phải làm gì với nguồn dược phẩm không dùng nữa trong
nhà?
Một phần chương trình trong kế hoạch “Dược phẩm Xanh” (Green
Pharmacy) là giải quyết các nguồn trên dưới danh nghĩa “dược phẩm và sản
phẩm dùng cho (vệ sinh) cá nhân (pharmaceuticals and personal care
products (ppcps)). Sự ô nhiễm của ppcps rất phức tạp dưới nhiều dạng khác
nhau qua phản ứng hoá học, độc tố học, y khoa, chính sách công cộng ở từng
địa phương, cùng cung cách ứng xử của con người. Các dược phẩm thông
thường ảnh hưởng đến hệ sinh thái là: hormones, thuốc trụ sinh-kháng sinh,
các loại thuốc điều hoà mở trong máu, dược phẩm chống nhiễm (anti-
inflammatory drugs), dược phẩm dưới dạng beta-blockers, thuốc an thần,
các loại dược phẩm ảnh hưởng lên sự chuyển đổi di truyền, và dược phẩm
cường dương như Viagra..
Vì vậy, trước nguy cơ trên, mỗi người trong chúng ta phải ý thức và
hành động để có thể hạn chế được nguy cơ trên.
Nếu bạn mở tủ thuốc gia đình ra, bạn sẽ thấy trung bình một người
sống tại Hoa Kỳ có 11 toa kê thuốc trong năm 2006, theo thống kê của
Kaiser Foundation, tức 3,3 tỷ toa thuốc cho năm nầy. Đó là chưa kể số thuốc
được mua tại quầy hàng không cần toa bác sĩ. Kể từ bây giờ cho đến khi có
phương cách chính thức của USEPA và FDA, bạn cần giải quyết các dược
phẩm không dùng nữa như sau:
- Nhắc nhở mọi người chấm dứt việc đổ dược phẩm vào toilet;
- Dược phẩm không dùng cần trộn lẫn với xác cà phê hay hổn hợp phế
thải của mèo để tránh kẻ gian dùng lại rất nguy hiểm;
- Dược phẩm ở dạng rắn cần được mang đến một địa diểm chỉ định
qua chương trình thu hồi lại (take back program) ở địa phương. Phế thải nầy
sẽ được đem đi thiêu đốt (incineration). Tiểu bang Illinois và Indiana đã thực
hiện chương trình nầy và có cả hệ thống giáo dục cho người dân hiểu rõ
thêm mức tác hại của sự ô nhiễm dược phẩm. Nếu cần có thêm chi tiết, bạn
vào www.teleosis.org để biết thêm về chương trình nầy. Tại San Francisco,
đã có 13 địa điểm cho chương trình nầy, và chỉ tiêu tốn $4,000 hàng năm
cho mỗi địa điểm.
Qua một vài cử chỉ trên, chúng ta đã thể hiện một hành động tích cực
cho Dược phẩm xanh cũng như tạo ra những nhân tố mới cho việc đề phòng,
và chữa trị ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá và bảo vệ môi trường bền
vững.
Mai Thanh Truyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 92_696.pdf