Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳcó khoảng 6.600ha lúa, 7.000ha ngô,
4.500ha mía, 1.000ha lạc, 1.000ha sắn và 650ha đậu các loại. với lượng phếthải
từnông nghiệp khoảng 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn phếthải của các nhà máy
chếbiến khoảng 10.000 tấn/năm. Nguồn phếthải này nếu không được xửlý kịp
thời sẽlà tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có
nguồn than bùn chất lượng tốt, với trữlượng khoảng 4,5-5 triệu tấn, giàu hữu cơ
và axid humic nên rất phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hiện đang
được nhiều nhà máy sản xuất phân bón khai thác sửdụng.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từphếphụphẩm nông nghiệp quy mô hộgia đình ởTân Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy
mô hộ gia đình ở Tân Kỳ
Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳ có khoảng 6.600ha lúa, 7.000ha ngô,
4.500ha mía, 1.000ha lạc, 1.000ha sắn và 650ha đậu các loại... với lượng phế thải
từ nông nghiệp khoảng 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn phế thải của các nhà máy
chế biến khoảng 10.000 tấn/năm. Nguồn phế thải này nếu không được xử lý kịp
thời sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có
nguồn than bùn chất lượng tốt, với trữ lượng khoảng 4,5-5 triệu tấn, giàu hữu cơ
và axid humic nên rất phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hiện đang
được nhiều nhà máy sản xuất phân bón khai thác sử dụng.
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳ có khoảng 6.600ha lúa, 7.000ha ngô,
4.500ha mía, 1.000ha lạc, 1.000ha sắn và 650ha đậu các loại... với lượng phế thải
từ nông nghiệp khoảng 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn phế thải của các nhà
máy chế biến khoảng 10.000 tấn/năm. Nguồn phế thải này nếu không được xử lý
kịp thời sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn
có nguồn than bùn chất lượng tốt, với trữ lượng khoảng 4,5-5 triệu tấn, giàu hữu
cơ và axid humic nên rất phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hiện
đang được nhiều nhà máy sản xuất phân bón khai thác sử dụng.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ không chỉ cung cấp cho cây trồng
các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn trả lại độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất, nhất
là khi phần lớn diện tích đất canh tác của huyện hiện nay đang ngày càng giảm
độ phì dẫn đến năng suất các loại cây trồng thấp. Từ thực tế đó, dự án: “Hỗ trợ
nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông
nghiệp quy mô hộ gia đình tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An” đã được triển khai thực
hiện nhằm tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn và bền
vững.
II. Kết quả thực hiện
1. Kết quả điều tra, khảo sát, lựa chọn hộ tham gia xây dựng mô hình
Sau khi điều tra trên 100 hộ dân với các tiêu chí về nguồn nguyên liệu, số
lượng nguyên liệu, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xóm trong xã Tân
An, dự án đã lựa chọn 3 xóm là Thanh Chương, Nam Đàn và Quỳnh Lưu làm địa
điểm xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Đây là
những xóm có lượng phế phụ phẩm lớn, với tổng số 125 tấn phế thải từ rơm, rạ,
thân cây lạc, cây ngô, bã mía và khoảng 50 tấn cây phân xanh (cây bớp bớp) có
thể khai thác để sản xuất phân bón; diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
(mía, cam...) lớn với hơn 120ha. Mặt khác, các xóm này có vị trí ở gần Nhà máy
đường Sông Con, có hệ thống đường giao thông liên thôn và liên xã chạy qua
nên rất thuận lợi trong việc thu gom phế phụ phẩm sản xuất phân bón.
Để triển khai xây dựng mô hình, dự án đã tổ chức họp và lựa chọn 50 hộ dân
(gồm 15 hộ xóm Thanh Chương, 20 hộ xóm Nam Đàn, 15 hộ xóm Quỳnh Lưu)
đáp ứng được các yêu cầu mà nội dung dự án đề ra để tham gia thực hiện mô
hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên cây mía, cây cam với diện
tích 20ha mía (6ha tại xóm Thanh Chương, 8ha tại xóm Nam Đàn, 6ha tại xóm
Quỳnh Lưu) và 10ha cam (3ha tại xóm Thanh Chương, 4ha tại xóm Nam Đàn,
3ha tại xóm Quỳnh Lưu).
2. Tổ chức tham quan học tập
Dự án đã tổ chức 1 đợt tham quan, học tập kinh nghiệm về sản xuất và sử
dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện, xã và các
hộ dân tham gia (60 người) tại mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ
bã bùn mía tại đội 2, đội 3, đội 5 của Công ty Nông nghiệp Xuân Thành - Quỳ
Hợp, mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn mía quy mô công nghiệp
tại Công ty Đầu tư và Phát triển Khoa học Công nghệ miền Trung.
Qua đó, các cán bộ và hộ dân tham gia dự án đã trao đổi, học tập được một số
kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía, phế thải nông nghiệp và
kiểm tra chất lượng đống ủ; sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây cam, cây
mía; kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cam, mía cho năng suất cao, chất lượng
tốt.
3. Kết quả đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình công nghệ
Sau khi đào tạo tập huấn, toàn thể cán bộ và nhân dân tham gia dự án đã được
tiếp nhận đầy đủ quy trình kỹ thuật xử lý các phế thải chất hữu cơ sinh hoạt bằng
men ủ vi sinh vật; Quy trình xử lý các phế thải trong chế biến mía đường bằng
men ủ vi sinh vật; Trao đổi những kinh nghiệm trong xử lý nguyên liệu và thực
hành sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, đồng thời được thực hành thành thạo về
các công đoạn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và có thể tự sản xuất tại gia đình
mình.
Bên cạnh đó, các hộ dân còn nắm được quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh
bón thúc, bón lót trên cây mía, cây cam và một số cây trồng khác nhằm tăng năng
suất và hiệu quả kinh tế.
4. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
4.1.Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải hữu cơ sinh hoạt
Phối hợp với cán bộ khuyến nông xã, cơ quan chuyển giao công nghệ, Ban
quản lý dự án đã tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật sản xuất phân
bón của người dân cũng như bổ sung kịp thời những khâu kỹ thuật còn thiếu sót
trong sản xuất phân bón tại các hộ gia đình.
Phân bón hữu cơ vi sinh trong vùng dự án được sản xuất chủ yếu vào các đợt
cuối năm nhằm chuẩn bị phân bón lót và bón thúc cho cây cam, mía ở vụ sắp tới.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện xây dựng mô hình (11/2009-1/2011), tại 3
xóm Thanh Chương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu của xã Tân An đã sản xuất được 150
tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho các mô hình của dự án và để sử dụng
cho một số đối tượng cây trồng khác của gia đình.
4.2.Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía
Qua các lần cung cấp chế phẩm sinh học Compost Maker, dự án kết hợp cung
cấp bã bùn mía và phụ liệu để người dân sản xuất phân bón qua các đợt: Đợt 1
(1/2010): Thanh Chương 15 tấn, Nam Đàn 20 tấn, Quỳnh Lưu 20 tấn; Đợt 2
(8/2010): Thanh Chương 20 tấn, Nam Đàn 30 tấn; Đợt 3 (1/2011): Thanh
Chương 15 tấn, Nam Đàn 20 tấn, Quỳnh Lưu 10 tấn. Qua 3 đợt, xóm Thanh
Chương sản xuất được 50 tấn, xóm Nam Đàn sản xuất được 70 tấn và xóm
Quỳnh Lưu sản xuất được 30 tấn phân bón từ bã bùn mía đạt chất lượng tốt dùng
để bón trên cây mía, cam trong vùng dự án.
5. Kết quả xây dựng mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây mía,
cam
Dự án đã lựa chọn 3 mô hình cam đang ở trong thời kỳ kinh doanh của 3
xóm; 2 mô hình mía của xóm Thanh Chương và Nam Đàn là mía lưu gốc năm 2
và năm 3; 1 mô hình mía trồng mới ở xóm Quỳnh Lưu để so sánh và đánh giá
khả năng thích ứng của phân hữu cơ vi sinh bón trên 2 loại cây trồng này so với
các loại phân bón khác tại xã Tân An.Với mỗi mô hình được lựa chọn, dự án
phân ra 2 khu để theo dõi: 1 khu làm đối chứng và 1 khu theo dõi các chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh.
Kết quả cho thấy mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên cây cam đạt
hiệu quả cao nhất. Nhờ khả năng giữ ẩm, giữ nước của phân bón hữu cơ vi sinh
mà hầu hết các diện tích trồng cam của dự án đều xanh tốt, vượt qua được mùa
gió Lào gay gắt trong năm 2010 và năm 2011, cho năng suất cao. Đối với mô
hình sử dụng trên cây mía, do bị bệnh chồi cỏ nên một số diện tích mía của bà
con nông dân trong vùng dự án bị giảm năng suất.
Kết quả đánh giá cụ thể về các yếu tố cấu thành năng suất cũng như năng suất
thực tế thu được tại các mô hình như sau:
+ Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây mía: Kết quả theo dõi các chỉ
tiêu sinh trưởng, phát triển qua các thời kỳ ở 2 công thức bố trí khác nhau như:
chiều cao cây, chiều dài lá, chiều rộng lá và năng suất thực thu cho thấy:
Chiều dài và chiều rộng lá ở các công thức bón có sử dụng phân hữu cơ vi
sinh đều tăng hơn so với công thức đối chứng. Trong đó, chiều dài lá tăng từ
0,02-0,12m, chiều rộng lá tăng từ 0,3-1,45cm.
Chiều cao của cây mía tăng mạnh nhất ở giai đoạn vươn lóng. Phiến lá, bẹ lá
và lóng mía dài ra, chiều cao tăng nhanh và giảm dần vào cuối giai đoạn. Qua
theo dõi, mô hình trồng mía của xóm Nam Đàn có chiều cao giai đoạn vươn lóng
lớn nhất là 1,15m, các mô hình khác đều có chiều cao thấp hơn trong khoảng
0,9-1,0m.
Ngoài ra, để đánh giá năng suất thu được của mỗi mô hình, dự án cũng theo
dõi trọng lượng trung bình/cây, năng suất thực thu khi thu hoạch. Năng suất lý
thuyết là chỉ tiêu thể hiện khả năng cho năng suất của cây mía. Năng suất lý
thuyết của các mô hình theo dõi biến động từ 85,50-106,4tấn/ha. Trong đó, các
công thức thí nghiệm đều tăng so với các công thức bón phân đối chứng. Mô
hình trồng mía của xóm Nam Đàn cho năng suất lý thuyết cao nhất, cao hơn so
với đối chứng 13,3 tấn còn năng suất thực thu của các mô hình biến động từ
50,9-66,4 tấn/ha.
+ Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây cam: Tại các mô hình, việc sử
dụng phân hữu cơ vi sinh bón trên cây cam cho thấy tác dụng rõ rệt. Cam tại các
mô hình đều đang ở thời kỳ kinh doanh nên dễ dàng nhận thấy thay đổi về hình
thái bên ngoài cũng như năng suất, chất lượng bên trong.
Về hình thái bên ngoài: Nhờ khả năng giữ nước, chống hạn của đất tốt nên các
mô hình trồng cam có sử dụng phân hữu cơ vi sinh đều cho cây xanh tốt, cành lá
sum suê, ít sâu bệnh, đặc biệt là các loại sâu bệnh phá hại lá như: rệp muội, rệp
nâu, bệnh đốm dầu…
Về năng suất và chất lượng: Năng suất cam có tăng lên so với các mô hình
không sử dụng phân hữu cơ vi sinh khoảng từ 8-10%, đạt năng suất bình quân từ
28-32 tấn/ha.Tuy nhiên, về chất lượng thì có sự thay đổi rõ rệt: vỏ quả mỏng và
bóng, khi chín có màu vàng, tép múi có màu vàng đỏ, mịn, có mùi thơm đặc
trưng và vị ngọt đậm.
Tất cả các mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón trên đồng ruộng đều giúp
cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là việc sử dụng phân hữu cơ vi
sinh để trồng rau, trồng mía.
6. Hiệu quả của mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
6.1. Hiệu quả kinh tế
Chi phí để mua 1 tấn phân chuồng là
500 ngàn đồng, trong khi chi phí để sản xuất 1 tấn phân vi sinh là 372 ngàn
đồng, tiết kiệm 128 ngàn đồng/tấn. Chi phí để mua 1 tấn phân vi sinh trên thị
trường là 1,5 triệu đồng. Nếu người dân chủ động trong sản xuất phân vi sinh sẽ
tiết kiệm 1,128 triệu đồng/tấn.
6.2. Hiệu quả xã hội
- Dự án đã tạo thêm việc làm cho một bộ phận lao động, đồng thời nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất trên một
số đối tượng cây trồng chính của huyện Tân Kỳ, góp phần làm phong phú thêm
các sản phẩm hữu cơ làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện, giảm chi phí vận chuyển của phân bón từ các vùng xa chuyển về (giảm
giá phân bón vi sinh trên địa bàn).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các loại
phế thải trong sản xuất nông nghiệp gây nên; Góp phần làm cân bằng sinh thái,
giữ an toàn môi sinh, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn và bền
vững.
7. Kết quả nhân rộng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh trên địa bàn
huyện Tân Kỳ
Việc sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã được áp dụng thành công
trên các mô hình của xã Tân An trong năm 2009-2010. Do đó năm 2011, Ủy ban
nhân dân huyện Tân Kỳ đã mở rộng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh ra 21
xã trong toàn huyện, sản xuất 460 tấn phân bón.
III. Kết luận
Dự án đã mang lại ý nghĩa tích cực trong việc sản xuất nông nghiệp an toàn,
bền vững, giải quyết được lượng phế phụ phẩm dư thừa, tồn đọng gây ô nhiễm
môi trường trong nhân dân, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân từ
việc biến các sản phẩm phụ của nông nghiệp thành nguồn phân bón hữu cơ dồi
dào để đầu tư cho sản xuất trong thời điểm giá các loại phân bón tăng cao.
Dự án đã thực hiện đầy đủ các nội dung, đúng tiến độ đề ra, sản xuất được 300
tấn phân bón hữu cơ vi sinh, trong đó 150 tấn phân bón sản xuất từ phế phụ phẩm
nông nghiệp, 150 tấn phân bón sản xuất từ bã bùn mía; Đào tạo được 5 cán bộ
khuyến nông và 50 hộ tham gia thực hiện mô hình về kỹ thuật sản xuất và sử dụng
phân hữu cơ vi sinh bón trên cây mía, cam; Xây dựng được mô hình sử dụng phân
hữu cơ vi sinh bón trên cây 20ha mía và 10ha cam.
Hiện nay, phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ đã làm chủ được quy trình công
nghệ sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh; có thể tập huấn kỹ thuật để
nhân rộng mô hình ra trên địa bàn toàn huyện. Năm 2011 đã mở rộng mô hình
sản xuất phân hữu cơ vi sinh ra 21 xã trong toàn huyện Tân Kỳ với khối lượng
460 tấn phân bón phục vụ sản xuất./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_26__3689.pdf