Nuôi tôm trên vùng đất cát và những vấn đề cần quan tâm

Ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong

nước và xuất khẩu về số lượng và chất lượng sản phẩm

thuỷ sản, chủ trương của Bộ Thuỷ sản phát triển đa dạng

hoá thuỷ vực, đối tượng, phương thức và loại hình nuôi

thuỷ sản, đồng thời chỉ đạo quán triệt công tác quản lý an

toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng, bảo quản

nguyên liệu sau thu hoạch đến chế biến ra thành phẩm.

pdf8 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Nuôi tôm trên vùng đất cát và những vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi tôm trên vùng đất cát và những vấn đề cần quan tâm Ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu về số lượng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản, chủ trương của Bộ Thuỷ sản phát triển đa dạng hoá thuỷ vực, đối tượng, phương thức và loại hình nuôi thuỷ sản, đồng thời chỉ đạo quán triệt công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch đến chế biến ra thành phẩm. >Phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo tiềm năng đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, để đầu tư phát triển loại hình nuôi mới này, cần có sự xem xét đánh giá một cách toàn diện, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững (môi trường với nuôi trồng thuỷ sản). Qua khảo sát tình hình nuôi tôm trên cát ở 5 tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh thuận, cho thấy, tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 1999 nuôi tôm trên cát được bắt đầu từ một gia đình ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 0,5 ha, đến năm 2002 diện tích nuôi tôm đã lên tới hơn 300 ha/14.000 ha bãi cát có khả năng phát triển. Ao nuôi tôm được thiết kế hình vuông hoặc chữ nhật, có diện tích từ 2000 - 5000 m3, được giữ nước bằng vật liệu chống thấm. Tuỳ quy mô và chất lượng mà ao nuôi tôm xây dựng với suất đầu tư không giống nhau (có nơi 300 - 500 triệu đồng/ha, song có nơi chỉ đạt 28 triệu đồng/ha), chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng khác nhau (tùy thuộc nhận thức và túi tiền của nhà sản xuất), nên năng suất và giá thành tôm nuôi không giống nhau. Có cơ sở năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha vụ, lãi hàng trăm triệu đồng, song cũng có cơ sở mức lãi chỉ đạt vài ba chục triệu, thậm chí những cơ sở mới sản xuất lần đầu không có lãi. Nhìn chung, nuôi tôm trên vùng cát, đa số là sản xuất nhỏ, diện tích nuôi còn manh mún, thiếu quy hoạch, người dân gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cấp nước. Trang thiết bị cho sản xuất ở nhiều cơ sở còn quá thô sơ, cùng với sự thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm của người nuôi tôm, là nguyên nhân cơ bản hạn chế năng suất và sản lượng tôm nuôi. Nuôi tôm trên cát có những lợi thế cơ bản là : ao được giữ nước bằng vật liệu chống thấm nên việc xử lý đáy ao sau thu hoạch và trước khi thả giống dễ dàng, triệt để, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm môi trường nước do phân huỷ các chất thải; Xiphông đáy trong quá trình chăm sóc tránh được sự lắng đọng các chất hữu cơ trong ao nuôi, bảo đảm môi trường nước luôn trong sạch; Thu hoạch tôm nuôi trên cát đơn giản và triệt để hơn ao đất (vì bờ ao không có hang hốc); Có màng chống thấm nên nước không ngấm sâu vào lòng đất nên thực chất dạng nuôi này đã góp phần làm giảm xói mòn ven biển, tăng thêm sự chắc chắn cho đới ven bờ. Nuôi tôm trên cát đã làm thay đổi bộ mặt của một số vùng cát hoang mạc, các ao tôm làm tăng độ ẩm không khí, từ trồng cây muống biển giữ bờ ao, tiến tới trồng cây lâm nghiệp, phát triển mô hình rừng - tôm cùng với phát triển khu vực dân sinh kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng. Nuôi tôm trên cát là loại hình nuôi mới, cần thiết phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng mức về giác độ quản lý môi trường bền vững, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển sản xuất lâu bền. + Khai thác nước ngầm cho nuôi tôm là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Ðộ muối thích hợp cho sự phát triển qua từng giai đoạn của tôm nuôi: tháng thứ nhất 25 - 30%o; tháng thứ hai 18 - 25%o; tháng thứ ba 15 - 18%o; tháng thứ tư 20 - 30%o; Mực nước ao khi thả giống là 0,8 - 1,0 mét, tăng dần và bảo đảm mực nước 1,4 - 1,5 mét trở lên. Các chỉ tiêu trên là căn cứ để người nuôi điều chỉnh độ muối thích hợp và tính toán lượng nước ngọt cần thiết phải cấp cho ao nuôi. Khái tính lượng nước cần cho 1 ha ao nuôi tôm thương phẩm (lấy mực nước trung bình sâu 1,4 mét ): - Lượng nước cấp cho ao nuôi 10.000 m2 x1,4 = 14. 000 m3 - Nước bơm bổ sung (2 tuần/1lần cấp 20% lượng nước - 16 tuần nuôi) (14.000 m3 x 20%) x 8 lần = 22.400 m3 - Dự phòng thay nước khi có sự cố 50% lượng nước cấp (14000 + 22.400) x 50% = 18.200 m3 - Tổng khối lượng nước cho 1 ha nuôi trong 1 vụ là : 14.000 m3 + 22.400 m3 + 18.200 m3 = 54.600 m3 Trong đó: 30 - 50% nước ngọt Nếu nuôi tôm 1 vụ thì lượng nước ngọt cần từ 16.380 - 27.300 m3. Lượng nước ngọt cho nuôi tôm 2vụ/ năm cần từ 32.460 - 54.600 m3 . Nếu lạm dụng việc sử dụng nước ngầm ở các giếng khoan, khai thác nước ngầm quá mức có thể dẫn đến tình trạng lún sụt địa tầng, tăng thâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển cây trồng nông nghiệp và dân sinh trong vùng . + Hiện nay, nuôi tôm trên cát còn mang tính tự phát, đa số người nuôi tôm thiếu kinh nghiệm về quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nên hiện tại việc xả thải nước ao nuôi tôm còn tuỳ tiện. Có cơ sở xả thải trực tiếp ra khu vực ven biển, cạnh nguồn nước cấp, là nguyên nhân lây nhiễm bệnh theo nguồn nước. Nhiều cơ sở xả nước thải ao nuôi ngay trên bờ ao, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. + Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh trong bối cảnh thiếu quy hoạch, địa phương chưa có các quy định cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng rủi ro: rừng phòng hộ sẽ bị thu hẹp, là khu vực thường xuyên có bão cát, góp phần làm tăng nhanh tốc độ cát lấn sâu vào đất liền. + Một số cơ sở do thiếu kinh nghiệm, đặt vị trí ao nuôi tôm tại khu vực nhiều gió cát,không có rừng che chắn nên dẫn đến tình trạng ao nuôi và hệ thống cấp nước bị vùi lấp nhanh. Thời gian sử dụng quá ngắn so với kinh phí đầu tư. Xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng bãi ngang là một trong những vấn đề bức xúc được Chính phủ hết sức quan tâm. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cát là một trong những biện pháp quan trọng. Ðể nuôi trồng thuỷ sản vùng cát phát triển bền vững, có tính chiến lược lâu dài, đòi hỏi phải có các bước đi cụ thể, trong đó quy hoạch vùng nuôi chiếm vị trí hàng đầu; Trên cơ sở quy hoạch, các địa phương lập các dự án đầu tư phát triển (nuôi trồng thuỷ sản trên cát), từng bước xây dựng thí điểm các mô hình quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng để khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất cát. ưu tiên phát triển nuôi tôm trên cát tại những vùng "hoang mạc", nhằm cả hai mục đích phát triển kinh tế và cải thiện môi trường (tăng độ ẩm không khí, phát triển trồng rừng). Ðối với dự án phát triển vùng nuôi tôm sú tập, điều kiện tiên quyết là phải có nguồn nước ngọt được cung cấp từ các hồ chứa, sông, suối. Nếu khu vực chỉ có nguồn nước ngầm duy nhất, cần thiết phải có quy hoạch chi tiết phân vùng sản xuất các đối tượng nuôi cho phù hợp: một phần diện tích cho nuôi tôm (cân đối với lượng nước ngầm), phần còn lại nuôi các đối tượng thuỷ sản chịu mặn khác như một số loài cá biển và nhuyễn thể ăn thức ăn trực tiếp như ốc hương... Người nuôi phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình kỹ thuật mà Bộ Thuỷ sản đã ban hành (từ khâu chọn vị trí ao đầm, hệ thống cấp, thoát và xử lý nước, đến các khâu chăm sóc nuôi dưỡng và thu hoạch) Vùng ven biển miền Trung là nơi phân bố nhiều đối tượng thuỷ sản có giá trị như tôm sú, nhuyễn thể và một số loài cá biển. Khu vực bãi ngang tiềm năng đất đai nghèo, để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cát, đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ phía Chính phủ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi và bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển tải thông tin tới người dân về các chính sách, các quy định có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững Nguyễn Thị Phương Lan - Vụ KHCN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_5286.pdf