Nuôi tôm trên cát quy mô lớn -Một số cảnh báo về môi trường

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm ở nước ta,

đặc biệt là nuôi tôm sú đã có những bước phát triển đáng

kể, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải

thiện sinh kế cho cộng đồngnhân dân ven biển và bổ sung

cho thị phần xuất khẩu của đất nước. Vì vậy, tăng cường và

mở rộng nuôi trồng thuỷ sản đang được xem là giải pháp

lựa chọn nhằm giảm bớt sức ép đến môi trường và nguồn

lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Nuôi tôm trên cát quy mô lớn -Một số cảnh báo về môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi tôm trên cát quy mô lớn - một số cảnh báo về môi trường rong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm ở nước ta, đặc biệt là nuôi tôm sú đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nhân dân ven biển và bổ sung cho thị phần xuất khẩu của đất nước. Vì vậy, tăng cường và mở rộng nuôi trồng thuỷ sản đang được xem là giải pháp lựa chọn nhằm giảm bớt sức ép đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ. Tại các tỉnh ven biển miền Trung, hầu hết diện tích các vùng đất ngập nước và mặt nước có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm ao đất ở hình thức thông thường đều đã được khai thác. Do vậy, nuôi tôm trên cát đã được xem là một giải pháp cho vấn đề thiếu đất và đã được thử nghiệm ở Ninh Thuận cũng như một số tỉnh miền Trung, bước đầu cho hiệu quả kinh tế rõ rệt. Những thành công ban đầu của việc nuôi tôm trên cát có thể tạo ra một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại các tỉnh miền Trung nơi còn nghèo và có diện tích đất cát ven biển lớn. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm trên cát, đặc biệt là ở quy mô lớn, vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề môi trường. Nếu không được cảnh báo và có giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu thì sẽ gây ra các tác động tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài không chỉ đến môi trường xung quanh mà còn đến chính hiệu quả nuôi trồng. Các vấn đề chủ yếu cần được tính đến là : Cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm Sự khác biệt lớn giữa nuôi tôm trên cát và nuôi tôm thông thường là ở chỗ nuôi tôm trên cát cần rất nhiều nước, cả nước biển lẫn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm sát biển, có thể bơm trực tiếp từ biển vào. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất lại là nguồn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát thường xây dựng ở các bãi ngang ven biển, nơi mà nguồn nước ngọt rất hạn chế so với các nơi khác. Nhiều nơi nước ngọt thậm chí còn không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác mùa vụ nuôi chính lại rơi vào mùa khô-thời điểm khan hiếm nước ngọt trong năm. Nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ hoạt động nuôi tôm trên cát vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước ngầm ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận. Ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng Vấn đề chất thải từ nuôi tôm, dù bất kỳ ở đâu, đều là một vấn đề lớn cần quan tâm. Trong các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tương đối tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra biển. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì nó có thể gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, gây phù dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi còn thải trực tiếp nước thải và bùn ao ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm ngọt. Dịch bệnh có thể lây lan qua các đầm nuôi khác do sử dụng nước ngầm đã bị ảnh hưởng bởi nước thải xuống từ các đầm nuôi bị nhiễm bệnh. Ðem mầm bệnh từ đầm này qua đầm khác tạo cơ hội bùng phát dịch bệnh tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Mặn hoá đất và nước ngầm Vùng cát thuộc loại cố kết địa tầng yếu, nên việc lạm dụng quá mức nước ngầm ngọt cho nuôi tôm trên cát như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng khu vực, nước ngầm bị cạn kiệt gây mất cân bằng áp lực tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển vào, gây mặn hoá nước ngầm ngọt. Thiếu nước ngầm, độ ẩm của đất giảm, nước bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển cây nông nghiệp ở khu vực lân cận. Mặt khác đất cát dễ thẩm thấu, nếu nuôi tôm ở quy mô lớn, việc thất thoát, thẩm thấu nước trong quá trình bơm nước từ biển vào, thải nước ra cũng như trong quá trình nuôi sẽ làm một lượng lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm ngọt, thậm chí ở tầng sâu hơn. Thu hẹp diện tích rừng phòng hộ , làm tăng hoạt động cát bay và bão cát Rừng phòng hộ (phi lao) đối với vùng bờ cát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là giải pháp hữu hiệu chống cát bay, cát chảy và bão cát, tạo cảnh quan đẹp cho vùng bờ cát ở các xứ nóng. Những cánh rừng như vậy đang bị ảnh hưởng và chết do nguồn nước ngầm nuôi cây đã bị hút cạn kiệt phục vụ cho nuôi tôm. Tại Ninh Thuận, thực tế đã có hiện tượng cây phi lao ven biển chết do thiếu nước, hậu quả của việc khai thác nước ngầm quá giới hạn. Quá trình làm ao, đắp bờ và mở đường đi lại đều làm cho lớp cát đã được ổn định tương đối bởi cây hoang dại bị đào xới khiến mức độ gắn kết của cát yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng cát bay và bão cát. Nếu thiếu thận trọng trong quá trình chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, việc phát triển ao nuôi không đi đôi với bảo vệ rừng phòng hộ hay trồng rừng che chắn, đặc biệt là các khu vực nhiều gió cát, dễ dẫn đến hiện tượng đầm nuôi bị vùi lấp trong quá trình sản xuất. Hiện tại, diện tích nuôi trên cát còn tương đối nhỏ lẻ, hoạt động nuôi mới khởi đầu, các hậu quả môi trường có thể chưa thực sự đáng kể. Nếu việc quy hoạch và quản lý không tốt, khi việc nuôi tôm trên cát diễn ra ở quy mô lớn, trong thời gian dài sẽ nảy sinh những vấn đề môi trường nghiêm trọng, trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi trồng và sau đó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động kinh tế khác ở xung quanh. Do vậy, cần có các giải pháp trước mắt là : - Cần ưu tiên công tác quy hoạch và thiết kế mô hình ngư trại (vùng nuôi tôm) trên cát hợp lý : hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và an toàn môi trường. - Các ngư trại lớn bắt buộc phải xây dựng hệ thống trữ nước ngọt kiểu hồ chứa, tận dụng nước mưa, nước chảy bề mặt và sông suối dẫn về. - Xúc tiến việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng vùng nuôi tôm trên cát. Cần xây dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả, tránh tình trạng thải chất thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh. - Thực hiện chế độ nuôi tôm ít thay nước nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan và xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp trên vùng cát. - Tiến hành kiểm soát môi trường nuôi tôm trên cát dựa trên các tiêu chí môi trường và kết quả quan trắc-cảnh báo môi trường và dịch bệnh dựa vào cộng đồng, kết hợp với việc đánh giá các chỉ số ngư trại bền vững để có hướng dẫn phòng ngừa các rủi ro và tác động tiêu cực môi trường. Ðể đảm bảo cho phát triển nuôi tôm trên cát một cách bền vững, không nên chỉ làm kinh tế cực đoan , phải nhìn nhận một cách toàn diện, cân đối, hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm giảm thiểu mâu thuẫn giữa lợi ích cộng đồng dân địa phương và các nhà đầu tư và kinh doanh. Tổng hợp từ báo cáo tại Hội thảo Môi trường NTTS ven biển VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf28_2582.pdf
Tài liệu liên quan