Nuôi thử nghiệm hàu thái bình dương tại khu vực cửa sông Hoàng Mai, Quỳnh Lưu

Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) làloài

động vật thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏcó nguồn gốc từNhật Bản. Do có khả

năng thích ứng được với sựbiến động của môi trường và giá trịkinh tếcao nên

hiện nay chúng được nuôi ởhơn 60 quốc gia trên thếgiới, đặc biệt là Trung

Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada So với các loài hàu

bản địa, hàu TBDcó nhiều điểm ưu việt hơn như kích thước và khối lượng cơ

thểlớn, tốc độsinh trưởng nhanh, tỷlệthịt cao và ngon, thịt hàu tươi vừa có giá

trịdinh dưỡng cao vừa có giá trịtrong y dược nên nhu cầu thịtrường đối với các

sản phẩm từhàu TBD ngày càng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nuôi đối

tượng này là hết sức cần thiết.

pdf12 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nuôi thử nghiệm hàu thái bình dương tại khu vực cửa sông Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi thử nghiệm hàu thái bình dương tại khu vực cửa sông Hoàng Mai, Quỳnh Lưu Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là loài động vật thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do có khả năng thích ứng được với sự biến động của môi trường và giá trị kinh tế cao nên hiện nay chúng được nuôi ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada… 1. Đặt vấn đề Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là loài động vật thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do có khả năng thích ứng được với sự biến động của môi trường và giá trị kinh tế cao nên hiện nay chúng được nuôi ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada… So với các loài hàu bản địa, hàu TBD có nhiều điểm ưu việt hơn như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và ngon, thịt hàu tươi vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị trong y dược nên nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm từ hàu TBD ngày càng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nuôi đối tượng này là hết sức cần thiết. Việt Nam thành công trong sản xuất giống và nuôi hàu TBD vào năm 2008 tại khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, sản lượng hàu TBD nuôi năm 2009 khoảng 2.000 tấn và năm 2010 là 4.000 tấn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích thăm dò khả năng phát triển nghề nuôi hàu TBD tại một số thủy vực cửa sông, ven biển tỉnh Nghệ An góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi và sinh kế cho người dân ven biển. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Bố trí thí nghiệm Hàu giống kích thước 2-4mm sản xuất nhân tạo tại Hải Phòng được vận chuyển về nuôi bằng dây treo giàn cố định tại 3 địa điểm A, B và C (mỗi điểm cách nhau khoảng 3km) thuộc vùng cửa sông Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An) từ tháng 4-9/2010. Giàn nuôi được thiết kế từ các cọc tre đóng xuống nền đáy thành hai dãy cọc cách nhau khoảng 1,5m, khoảng cách giữa các cọc trong một dãy là khoảng 1m. Giàn được lắp đặt cách bờ khoảng 2-3m và mỗi giàn được treo 100 dây vật bám có giống. 2.2. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường Nhiệt độ, độ mặn, DO, pH được đo hàng ngày, thu mẫu ở tầng mặt và tầng nước sâu 2m. Mẫu thực vật phù du được thu theo phương pháp được mô tả trong sổ tay hướng dẫn quan trắc và phân tích sinh vật biển của Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường năm 2001, với tần suất thu mẫu 15 ngày/lần tại 3 điểm nuôi hàu. Phân tích và định loại được tiến hành tại Phòng thí nghiệm nuôi thủy sản mặn lợ, khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh và Phòng môi trường thuộc Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 2.3. Phương pháp xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu nuôi Xác định tăng trưởng hàu nuôi 1tháng/lần với số lượng 30 con/lần/điểm nuôi. Khối lượng của hàu được xác định sau khi thả giống 1 tháng. Xác định tỷ lệ sống 1 tháng/lần bằng cách đếm số lượng hàu ở 3 dây/điểm nuôi. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được ghi và xử lý bằng các phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0. 3. Kết quả và nghiên cứu 3.1. Điều kiện môi trường tại khu vực nghiên cứu 3.1.1. Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa Nhiệt độ nước trung bình ở các tháng nghiên cứu tương đối cao (30,4- 32,3oC). Trong đó, cao nhất ở tháng 7 (32,3-32,5oC). Các tháng còn lại dao động từ 30,4-31,7oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều, tầng mặt và tầng đáy nằm trong khoảng ±1oC và không có sự khác nhau đáng kể giữa 3 địa điểm nuôi. Bảng 1: Nhiệt độ, độ mặn, DO và pH nước tại các điểm nuôi hàu giữa các tháng Tháng Điểm nuôi Nhiệt độ nước (oC) Độ mặn (‰) DO (mg/l) pH 5 A 30,5±0,99 25,12 ± 0,58 5,31±0,16 7,4-7,8 B 30,4±0,95 25,20 ± 0,90 5,34 ± 0,14 7,5-7,9 C 30,6±0,82 23,41 ± 0,79 5,34 ± 0,12 7,4-7,8 A 31,2±0,62 25,16 ± 0,91 5,21±0,09 7,4-7,9 B 31,5±0,48 25,23 ± 1,34 5,22 ± 0,19 7,3-7,9 6 C 31,7±0,32 24,40 ±1,70 5,16 ± 0,19 7,4-7,8 A 32,7±0,88 24,10 ± 1,00 5,07 ± 0,12 7,5-7,9 B 32,3±1,01 21,48 ± 2,32 5,05 ± 0,14 7,4-7,8 7 C 32,3±1,05 20,90 ±2,59 5,05 ± 0,14 7,4-7,9 8 A 31,0±0,41 21,89 ± 1,52 5,31± 7,5-7,9 Độ mặn biến động tương đối lớn theo các tháng. Trung bình đo được trong các tháng 5, 6 và 7 luôn ổn định ở cả 3 điểm nuôi. Độ mặn giảm dần từ tháng 7-9 năm 2010, trong đó thấp nhất là vào tháng 8, trung bình 22,0‰, 19,4‰ và 18,0‰ lần lượt từ điểm A đến điểm B và điểm C. Độ mặn thấp nhất đo được là vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 (5‰ ở điểm C và 8-10‰ ở điểm B và A). Đây là thời điểm Nghệ An bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 trong năm, kèm theo những đợt mưa lớn kéo dài làm cho vùng này bị ngọt hóa. Đây là điều kiện bất lợi không chỉ đối với hàu TBD mà cả hàu cửa sông đang được nuôi ở khu vực 0,17 B 31,1±0,42 19,42 ± 3,25 5,26 ± 0,22 7,6-8,0 C 31,1±0,43 18,00 ±3,25 5,19 ± 0,24 7,4-7,9 A 31,0±0,72 22,91 ± 0,99 5,22±0,20 7,6-8,0 B 31,2±0,76 20,70 ± 0,88 5,09 ± 0,11 7,4-7,9 9 C 31,0±0,54 18,00 ±0,88 5,16 ± 0,24 7,6-8,0 này. Các yếu tố DO, pH nhìn chung không ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu. Theo FAO (2003), hàu TBD là loài rộng nhiệt và rộng muối, chúng có thể sống được ở nhiệt độ -1,8-35oC (thích hợp 25-28oC) và độ mặn dưới 5‰ hoặc trên 35‰ (thích hợp 20-25‰). Nhìn chung, nhiệt độ, độ mặn ở khu vực nghiên cứu chưa phải là tối ưu nhưng nằm trong khả năng thích nghi của loài này. 3.1.2. Yếu tố thủy sinh Kết quả phân tích các mẫu định tính thực vật phù du (TVPD) ở khu vực nghiên cứu, đã xác định được 88 loài thuộc 5 ngành tảo khác nhau. Trong đó, có 57 loài tảo silic - Bacillariophyta (chiếm 64,8%), 13 loài tảo lam - Cyanophyta (14,8%), 9 loài tảo giáp - Dinophyta (10,2%), 6 loài tảo lục - Chlorophyta (6,8%) và 3 loài tảo mắt - Euglenophyta (3,4 %). So với khảo sát của SUMA (2001), vùng ven biển Quỳnh Lưu có hiện diện của 61 loài. Kết quả này cho thấy có nhiều loài nằm trong danh mục đã được phát hiện. Tuy nhiên, số lượng loài xác định được trong nghiên cứu này là nhiều hơn. Số loài TVPD xác định được tại các điểm nuôi có khác nhau. Trong đó, điểm A có số lượng loài phong phú hơn cả với 54 loài. Tiếp đó là điểm C với 45 loài và điểm B ít nhất với 39 loài (Bảng 2). Bảng 2: Thành phần TVPD ở 3 điểm nuôi hàu Điểm A Điểm B Điểm C Tên ngành Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Bacillariophyta 37 68,5 22 56,4 25 55,6 Cyanophyta 7 13,0 6 15,4 12 26,7 Dinophyta 6 11,1 6 15,4 3 6,7 Chlorophyta 4 7,4 3 7,7 4 8,9 Euglenophyta 0 0 2 5,1 1 2,1 Tổng 54 100 39 100 45 100 Ở mỗi điểm nuôi, ngành tảo silic luôn chiếm ưu thế (55,6-68,5%), tiếp đến là tảo lam (13,0-26,7%), tảo giáp (6,7-15,4%), tảo lục (7,4-8,9%) và thấp nhất là tảo mắt (2,1-5,1%). Xu hướng chung là càng đi vào phần đầu cửa sông (từ A-B- C), số lượng loài thuộc ngành tảo silic và tảo giáp giảm dần, số loài thuộc ngành tảo lam tăng dần. Trong các loài xác định được có nhiều loài thuộc các chi tảo bắt gặp với tần suất nhiều là nguồn thức ăn quan trọng đối với các loài hai mảnh vỏ nói chung và hàu TBD nói riêng như: Navicula, Chaetoceros, Rhizosolenia, Coscinodicus, Thalassiosira, Skeletonema… Mật độ TVPD đạt cao nhất trong tháng 7, ở điểm A có tổng số 11,96.103 tb/L, điểm B có 9,70.103 tb/L và thấp nhất là điểm C có 8,14.103 tb/L. Sự tăng về số lượng TVPD ở tháng này chủ yếu là do sự có mặt của tảo lam. Tháng 8 có số lượng TVPD thấp nhất, điểm A 6,33.103 tb/L, điểm B 4,95.103 tb/L và đặc biệt thấp ở điểm C chỉ còn 3,83.103 tb/L. Các tháng còn lại nhìn chung số lượng TVPD tương đối cao và dao động từ 7,44-10,95.103 tb/L. Tảo silic luôn có số lượng lớn nhất và quyết định sinh khối. Nhìn chung, thành phần loài lượng TVPD ở khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng và phong phú. Đây là nguồn thức ăn quan trọng cho hàu TBD sinh trưởng và phát triển. Như vậy, xét về các điều kiện môi trường ở trên, đặc biệt là yếu tố độ mặn và TVPD trong 3 thủy vực lựa chọn thí nghiệm, điểm A, B là thích hợp để nuôi hàu so với điểm C. 3.2. Tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương Theo số liệu ở biểu đồ 2 tỷ lệ sống của hàu giảm dần theo thời gian nuôi trong đó các tháng nuôi đầu (tháng 5-7/2010) đạt khá cao (khoảng 80%) và khác nhau không đáng kể giữa 3 địa điểm A, B và C. Tỷ lệ sống giảm nhiều vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, đây là thời điểm khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 trong năm. Mưa lớn kéo dài làm cho độ mặn biến động mạnh và giảm xuống đột ngột còn 5-10‰ trong 3-5 ngày. Đây là điều kiện bất lợi đối với hàu TBD. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống trung bình của hàu ở điểm A, B và C lần lượt là 55,9; 51,3 và 43,2%. Phân tích ANOVA một nhân tố và kiểm định LSD cho thấy, sự sai khác về tỷ lệ sống của hàu ở điểm A là có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với điểm C nhưng không ý nghĩa với điểm B (p>0,05). 3.3. Tăng trưởng của hàu nuôi - Tăng trưởng về kích thước: Kết quả theo dõi tăng trưởng về kích thước của hàu nuôi ở 3 địa điểm trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở các biểu đồ 3, 4, 5, 6 dưới đây: Sau 5 tháng nuôi, hàu đạt kích thước trung bình 33,0-38,0mm/con (chiều dài vỏ), 48,5-60,6 mm/con (chiều cao vỏ). Trong đó, hàu lớn nhanh nhất khi nuôi tại điểm A với chiều dài là 38,0 m/con và chiều cao là 60,6mm/con, tiếp đến ở điểm B với chiều dài là 37,2mm/con và chiều cao là 57,5mm/con và thấp nhất ở điểm C với chiều dài là 33,0mm/con; chiều cao là 48,5mm/con. Hàu tăng trưởng khá nhanh và đồng đều ở tháng nuôi đầu (tháng 5) tại tất cả các điểm nuôi, với tốc độ bình quân ngày (ADG) là 0,40-0,43 mm/ngày (chiều dài vỏ) và 0,66-0,67mm/ngày (chiều cao vỏ). Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo thời gian và thấp nhất là ở tháng 8 và 9. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài vỏ hàu nuôi ở điểm A, B nhanh hơn so với điểm C (p<0,05) ở 3 tháng cuối, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về chiều cao vỏ giữa A, B và C khác nhau ở 2 tháng nuôi cuối. - Tăng trưởng về khối lượng: Khối lượng hàu tăng chậm ở 2 tháng nuôi đầu, từ tháng nuôi thứ 3, khối lượng hàu tăng nhanh hơn và đạt 22,5 g/con ở điểm A, 21,8 g/con ở điểm B và thấp hơn là ở điểm C (18,0 g/con) sau 5 tháng nuôi Tốc độ tăng trưởng về khối lượng dao động từ 0,11-0,20 g/ngày. Trong đó, ở điểm A, hàu tăng trưởng với tốc độ 0,13-0,20 g/ngày, điểm B là 0,13-0,19 g/ngày và thấp nhất là ở điểm C (0,11-0,15 g/ngày). Phân tích ANOVA 1 nhân tố cho thấy, sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của hàu nuôi ở điểm A, B và ở điểm C là có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) ở 2 tháng nuôi cuối (7-8 và 8-9). Như vậy, hàu nuôi ở điểm A và B có tỷ sống cao hơn và tăng trưởng nhanh hơn hàu nuôi ở điểm C. Có thể giải thích kết quả này là do điểm A, B nằm gần về phía biển hơn nên có độ mặn ổn định và thường cao hơn so với điểm C. Đối với hàu TBD, đây là điều kiện quan trọng, mặc dù hàu TBD là loài rộng muối nhưng ở độ mặn thấp hàu sẽ tăng trưởng chậm hơn. Bên cạnh độ mặn, mật độ TVPD cũng là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng của hàu TBD. So sánh với hàu TBD nuôi ở vịnh Bái Tử Long theo Lưu Đức Thịnh (2008), trong 5 tháng đầu đạt chiều dài 37,5-40,3mm/con và chiều cao 59,0-62,5mm/con thì hàu nuôi ở 2 trong 3 điểm ở nghiên cứu này (điểm A và điểm B) có tốc độ tăng trưởng gần như tương đương. Khi so với kích thước đề nghị thu hoạch 56mm sau 5 tháng (Lavinas, 2008) và 32-58mm (Manley, 2009), thì hàu nuôi ở thí nghiệm này đã đạt được. Từ kết quả trên có thể thấy rằng, hàu TBD có khả năng tăng trưởng trong điều kiện môi trường ở khu vực cửa sông Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tỷ lệ sống của hàu TBD ở nghiên cứu này là 43,21-55,9% (sau 5 tháng) thấp hơn khi so sánh với kết quả nuôi tại vịnh Bái Tử Long (đạt 54-62% sau 8 tháng nuôi). Nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống của hàu bị giảm nhiều chủ yếu do sự giảm đột ngột của độ mặn vào đầu mùa mưa. Đây là điều kiện khó khăn nhất khi nuôi hàu TBD ở khu vực cửa sông này. Theo Matthiessen GC. (2001), khi nuôi hàu TBD ở các vùng cửa sông ở Pháp, nơi có độ mặn dao động từ 1,5-30‰ trong chu kỳ năm, người ta thường xác định thời gian thả giống để có thể thu hoạch trước mùa mưa. Đây cũng là điểm cần chú ý khi nghiên cứu để đưa hàu TBD nuôi ở khu vực cửa sông Hoàng Mai cũng như ở những vùng ven biển khác thường bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt đổ vào khi mùa mưa đến. 4. Kết luận Qua nghiên cứu trên có thể kết luận: Điều kiện môi trường tại khu vực nghiên cứu chưa phải tối ưu đối với hàu TBD nhưng nằm trong khả năng thích nghi của loài này. Hàu TBD có khả năng sống và tăng trưởng tại khu vực cửa sông Hoàng Mai, Quỳnh Lưu trong thời gian nghiên cứu với 2 trong 3 điểm nuôi hàu có tốc độ tăng trưởng gần tương đương so với ở vùng vịnh Bái Tử Long và một số khu vực trên thế giới. Để có thể nuôi hàu ở khu vực cửa sông cần lưu ý vấn đề độ mặn và cần có các giải pháp như thả giống sớm hơn hoặc kích cỡ giống lớn hơn./. Tài liệutham khảo 1. Lưu Đức Thịnh (2008), Đánh giá khả năng phát triển nghề nuôi hàu Thái Bình Dương tại Vịnh Bái Tử Long, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2. Đồng Xuân Vĩnh (2003), Báo cáo kết quả Dự án Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương của Australia (2002 - 2003), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I. 3. FAO (2003), Cultured Aquatic Species Information Programe: Crassostrea gigas, 7pp. 4. FAO (2009), The state of world fisheries and aquaculture. 5. Lavinas et al., (2008), Evaluation of the growth and mortality of the oysters (Crassostrea gigas Thunberg 1793) in the sea farm in Arraial Do Cabo, RJ. B. Inst. Pesca, São Paulo, 34(4): 497 - 504, 2008. 6. Manley et al., (2009), Effect of submergnece depth on Eastern oyster, Crassostrea virginica (GMELIN, 1791), growth, shell morphology, shell characteristics, Perkinsus marinus infection, and mortality in oysters cultured intertidally off-bottom in Geogia, Occasional papers of the University of Geogia Marine extension service, Vol. 5, 2009. 7. Matthiessen GC, (2001), Oyster culture. Fishing News Books, Blackwell Science, Ltd, London, 162 pages. ■ Trần Thị Kim Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngu_nghiep_10__5934.pdf
Tài liệu liên quan