NƯA CHUÔNG

Củ nưa có thể dùng để ăn, nó chính là loại thức ăn không gây béo

phì. Ở Thái Lan, củ dùng làm thức ăn cho ngời bị bệnh đái đường, nó còn là

thức ăn ít cao nên được dùng để giảm béo và choleterol. Nưa chuông và nưa

konjac là những cây lương thực quan trọng ở một số nước Đông Nam Á, đặc

biệt là Papua New Guinea, Ấn Độ và Sri Lanka. Đối với Trung Quốc và

Nhật Bản, nưa konjac lại được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì củ nưa có

tính độc, nên trước khi ăn phải xử lý để loại bỏ các chất độc này. Bột củ nưa

cũng được một số nơi sử dụng để làm bánh mỳ.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu NƯA CHUÔNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NƯA CHUÔNG Công dụng: Củ nưa có thể dùng để ăn, nó chính là loại thức ăn không gây béo phì. Ở Thái Lan, củ dùng làm thức ăn cho ngời bị bệnh đái đường, nó còn là thức ăn ít cao nên được dùng để giảm béo và choleterol. Nưa chuông và nưa konjac là những cây lương thực quan trọng ở một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Papua New Guinea, Ấn Độ và Sri Lanka. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản, nưa konjac lại được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì củ nưa có tính độc, nên trước khi ăn phải xử lý để loại bỏ các chất độc này. Bột củ nưa cũng được một số nơi sử dụng để làm bánh mỳ. Lá non của nưa chuông cũng được sử dụng làm rau ăn. Ở tỉnh Bắc Kạn, người dân thường dùng lá non của nưa chuông làm rau. Lá có thể ăn được là lá non chưa kịp xoè tán, tước hết vỏ, luộc qua rồi xào cùng với tỏi là món ăn ngon. Nhưng lại không ăn được, vì rất ngứa khi lá bắt đầu xoè tán. Lúc này chỉ có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Ở Philippin và Ấn Độ toàn bộ cây được dùng làm cỏ khô cho gia súc. Bên cạnh giá trị làm thức ăn, bột polysacarid-gluco thu từ củ nưa konjac được sử dụng làm cấu trúc màng mỏng rất hữu ích trong công nghiệp chế biến thức ăn, nước uống, mỹ phẩm... Người ta cũng có thể chế cồn và acid từ củ nưa. Củ nưa chuông cũng được sử dụng làm thuốc trong điều trị các bệnh về phổi và mật, các bệnh về đường tiêu hoá như bụng đầy, ăn uống không tiêu, kiết lỵ. Nếu dùng tươi, nó có tác dụng như chất kích thích làm long đờm và trị thấp khớp. Củ nưa chuông nấu với hành và Averrhoa bilimbi có tác dụng tẩy chai ở gan bàn chân. Còn dùng để trị sốt rét, trục thai chết, chữa các bệnh mụn nhọt. Nước ép từ củ ở nưa chuông trộn lẫn với Antiaria dùng để tẩm tên độc. Củ loài nưa konjac rất độc và được dùng để chữa ung thư. Củ loài này còn được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn uống không tiêu. Còn dùng để trị sốt rét, trục thai chết. Do có tính đa dạng và đặc trưng về hình thái, nhiều loài thuộc chi nưa còn được dùng làm cảnh. Hình thái: Cây thảo cao tới 2 m. Thân củ hình cầu, dẹp, cỡ 20 x 30 cm, nâu đậm, sẹo rễ rõ, có chồi mầm dạng thân rễ dài tới 10 cm. Lá mọc từ củ thường đơn độc, hiếm khi 2; phiến lá rộng tới 3 m, xẻ 3 thuỳ, thuỳ xẻ lông chim 2-3 lần; phiến nhỏ hình trứng, trứng ngược tới mác, cỡ 3-35 x 2-12 cm, mặt trên xanh lục, nhạt hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, dài tới 150 cm, rộng tới 10 cm ở gốc, xanh nhạt tới đậm, đốm hay chấm xanh xanh đậm, bề mặt sần sùi với nhiều mụn cơm dạng gai mềm, thường chầy, nhớt khi bị tác động. Bông mo lớn, cuống dài 3-20 cm, rộng 1-8 cm, xanh nhạt tới hơi nâu, thường nhẵn hơn cuống lá. Mo hình chuông, mở ra rộng, cỡ 40-60 x 30- 60 cm; phần ống ngắn, xanh nhạt, đốm sáng ở ngoài, đỏ nâu ở trong; phần phiến mở hết khi hoa thụ phấn, nâu đỏ. Bông nạc dài tới 70 cm, phần cái hình trụ, cỡ 15-17 x 6-7 cm, phần đực hình nón ngược, dài 8-12 x 4 cm ở gốc, 7-8 cm ở đỉnh; phần phụ hình nón, cao 20-22 cm, lồi lõm kì quái, mầu nâu đậm. Bầu hình cầu dẹp, rộng tới 4 mm; núm nhuỵ 3 thuỳ, rộng bằng hoặc hơn bầu, vàng nhạt; vòi nhuỵ dài 1-2 mm, màu hồng. Quả mọng, chín mầu đỏ. Phân bố: - Việt Nam: Cả 2 loài nưa đều có ở Lạng Sơn và Quảng Ninh. Loài nưa chuông còn có ở Tuyên Quang, Hải Phòng, Hoà Bình, Ninh Bình. Loài nưa Konjac còn có ở Bắc Giang. - Thế giới: Trồng và mọc hoang ở Nam Trung Quốc, qua Đông Nam Á tới phía Bắc Australia và từ Madagasca tới Ấn Độ và Philippin, Nhật Bản. Đặc điểm sinh học: Cả 2 loài nưa thường mọc trong rừng thứ sinh, nơi có nhiều ánh sáng hoặc dưới tán rừng, nơi bìa làng, bản ở độ cao từ 700-900 m trở xuống. Độ che phủ vào khoảng 50-60% thích hợp cho việc tạo củ. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 25-350C. Nưa chuông mọc tốt ở những nơi có lượng mưa vào khoảng 1000-1500 mm, nhưng điều kiện khô sẽ kích thích củ sinh trưởng. Theo tài liệu ở Trung Quốc, nưa konjac phát triển mạnh nhất ở độ ẩm của đất vào khoảng 75%. Còn ở Nhật, nưa konjac thường được trồng ở các vùng có lượng mưa từ 1000-1200 mm. Nưa chuông là cây sinh trưởng theo mùa (cây rụng lá). Cây ra hoa vào tháng 3-4 hàng năm, quả vào tháng 5-6. Sau thời kỳ quả, cây bắt đầu trổ lá non. Các lá này chỉ tồn tại trong vòng 3-4 tháng và tàn úa vào tháng 10-11 (12). Nưa tái sinh bằng hạt rất mạnh. Quả mọng của cây chín thường có mầu đỏ rất hấp dẫn với một số loại chim như vẹt, khiếu, sáo. Chim tha quả và nhả hạt làm cho cây phát tán khá rộng. Hạt của nưa có tỷ lệ nẩy mầm khá cao (60%).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47_1916.pdf