Nồng độ procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue

Đặt vấn đề: Procalcitonin (PCT) là chỉ dấu sinh học, tăng cao trong nhiễm khuẩn huyết nặng‐choáng

nhiễm khuẩn. Trong nhiễm virus xét nghiệm này chưa được nghiên cứu nhiều. Để đánh giá xét nghiệm này trên

nhóm bệnh nhân nhiễm virus, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hàng loạt trường hợp, gồm 3 nhóm bệnh, nhóm

1: những bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (n = 53), nhóm 2: những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 51),

nhóm 3: những người khỏe mạnh bình thường (n = 30). Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2013 đến tháng

10/2013 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Định lượng PCT tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy.

pdf5 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nồng độ procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 330 NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH   Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE  Lê Xuân Trường*  TÓM TẮT  Đặt  vấn  đề: Procalcitonin  (PCT)  là  chỉ dấu  sinh học,  tăng  cao  trong nhiễm  khuẩn huyết nặng‐choáng  nhiễm khuẩn. Trong nhiễm virus xét nghiệm này chưa được nghiên cứu nhiều. Để đánh giá xét nghiệm này trên  nhóm bệnh nhân nhiễm virus, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hàng loạt trường hợp, gồm 3 nhóm bệnh, nhóm  1: những bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (n = 53), nhóm 2: những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 51),  nhóm 3: những người khỏe mạnh bình thường (n = 30). Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2013 đến tháng  10/2013 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Định lượng PCT tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy.  Kết quả: Trị số trung bình của PCT ở nhóm 1 (sốt xuất huyết) = 0,32 (0,07‐2,33) ng/ml. Trị số trung bình  của PCT ở nhóm 2 (nhiễm khuẩn huyết) = 3,50 (0,12‐111,11) ng/ml. Trị số trung bình của PCT ở nhóm 3 (người  bình thường khỏe mạnh) = 0,08 (0,06‐0,27) ng/ml. So sánh giá trị PCT giữa nhóm 1 và nhóm 2: p1 – p2 : F =  16,22 (p<0,001): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. So sánh giá trị PCT giữa nhóm 1 và nhóm 3: p1 – p3 : F = 9,24  (p=0,003): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. So sánh giá trị PCT giữa nhóm 2 và nhóm 3: p2 – p3  : F = 9,46  (p=0,003): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. So sánh giá trị PCT giữa các nhóm 1, 2, 3: p1 – p2 – p3 : F = 12,82  (p<0,001): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Kết luận: Có sự khác biệt về trị số PCT giữa nhóm sốt xuất huyết và nhóm nhiễm khuẩn huyết (p<0,001)  cũng như giữa nhóm sốt xuất huyết và nhóm người bình thường khỏe mạnh (p=0,003). Trong sốt xuất huyết  PCT không tăng cao như trong nhiễm khuẩn huyết, dưới mức chẩn đoán nhiễm khuẩn cục bộ (<0,5 ng/ml). Khi  nhiễm khuẩn huyết, nồng độ PCT tăng rất cao trong huyết thanh.  Từ khóa: Procalcitonin, sốt xuất huyết Dengue.  ABSTRACT  SERUM PROCALCITONIN LEVELS IN PATIENTS WITH DENGUE VIRUS INFECTION  Le Xuan Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 330 ‐ 334  Background:  Procalcitonin  increases  in  bacterial  infection  but  in  viral  infection  this  test  hasn’t  been  researched.  The  aim  of  the  study  is  to  evaluate  procalcitonin  concentration  in  patients with  viral  infection,  especially for Dengue fever.  Material  and method: Series  of  prospective  study  are  described  from March 2013  to October  2013  at  Department of Tropical Diseases in Cho Ray hospital. There are 3 groups, group 1: Dengue fever (n=53), group 2:  bacterial infection with positive blood culture (n=51), group 3: healthy volunteers. PCT quantitative analysis at  Department of Biochemistry.  Results:  Mean  concentration  of  tests  group  1  (Dengue  fever)  =  0.32  (0.07‐2.33)  ng/ml.  Mean  concentration of  tests group 2  (bacterial  infection with positive blood  culture) = 3.5  (0.12‐111.11) ng/ml.  Mean concentration of tests group 3 (healthy volunteers) = 0.08 (0.06‐0.27) ng/ml. Compare results between  group 1 and group 2: p1 – p2 : F = 16.22 (p<0.001): There is a difference. Compare results between group 1  * Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM  Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường  ĐT: 01269872057  Email: lxtruong57@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 331 and group 3: p1 – p3 : F = 9,24 (p=0.003): There is a difference. Compare results between group 2 and group  3: p2 – p3 : F = 9.46 (p=0.003): There is a difference. Compare results between group 1, group 2 and group 3:  p1 – p2 – p3 : F = 12.82 (p<0.001): There are differences.  Conclusion: There are differences about serum procalcitonin levels between Dengue fever group, bacterial  infection with positive blood culture and healthy volunteers (p<0.001). Procalcitonin increases highly in sepsis,  non increase in virus and healthy volunteers.  Key words: procalcitonin, Dengue fever.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Trên lâm sàng triệu chứng sốt cao và choáng  thường gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn  huyết nặng, choáng nhiễm khuẩn.  Nhiều  nghiên  cứu  cho  thấy  nồng  độ  procalcitonin  (PCT) máu  tăng  cao  trong nhiễm  khuẩn  huyết  (NKH),  choáng  nhiễm  khuẩn  (CNK)(1,4,6,7,8).  Trong  nhiễm  virus  nhất  là  trong  sốt  xuất  huyết do Dengue, một  số  trường hợp  có  bệnh  cảnh  lâm  sàng  giống  như  NKH  (sốt  cao  và  choáng). Tuy nhiên xét nghiệm PCT chưa được  nghiên  cứu  nhiều  trên  thế  giới  ở  nhóm  bệnh  nhân  sốt  xuất  huyết  do  Dengue  nói  riêng  và  nhiễm virus nói chung(3,5,8).  Tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết khá phổ  biến  trong  cộng  đồng,  xét  nghiệm  PCT  cũng  chưa  được  nghiên  cứu  trong  thời  gian  qua  ở  nhóm bệnh này, nhất là các trường hợp sốt xuất  huyết nặng gây choáng.  Để đánh giá giá trị của xét nghiệm PCT trên  nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết, chúng  tôi  tiến  hành nghiên cứu đề tài này.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Gồm những bệnh nhân tuổi ≥16, chia  làm 3  nhóm:  + Nhóm 1: Gồm những bệnh nhân sốt xuất  huyết  do Dengue,  cấy máu  âm  tính,  có  huyết  thanh chẩn đoán Dengue IgM, IgG dương tính,  đang  điều  trị  tại Khoa  Bệnh Nhiệt  đới  ‐  Bệnh  viện Chợ Rẫy.  + Nhóm  2: Gồm  những  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn huyết, có cấy máu dương tính, đang điều  trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy.  + Nhóm 3: Gồm những người bình thường  khỏe mạnh, không sốt, không viêm gan virus  B, C.  Thời gian  thực hiện đề  tài  từ  tháng 03/2013  đến tháng 10/2013.  Phương pháp nghiên cứu  + Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang hàng  loạt trường hợp.  + Cỡ mẫu được tính bao gồm nhóm 1: những  bệnh nhân trên lâm sàng được chẩn đoán bị sốt  xuất huyết do Dengue, có IgM (+), IgG (+), có kết  quả cấy máu tìm vi khuẩn âm tính. N = 53.  Nhóm  2:  những  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết có IgM (‐), IgG (‐), cấy máu dương tính.  N = 51.  Nhóm 3: những người khỏe mạnh, không bị  nhiễm khuẩn, nhiễm virus. N = 30.   Như vậy cỡ mẫu cần thiết cho 3 nghiên cứu  là  134 người  bao  gồm người  có  bệnh  cảnh  sốt  xuất huyết, người nhiễm khuẩn huyết và người  bình thường khỏe mạnh.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 332 + Kỹ thuật xét nghiệm: Tóm tắt qui trình xét  nghiệm PCT: áp dụng phương pháp miễn dịch  phát quang (ILMA), thuốc thử hãng B‐R‐AH‐M‐ S PCT, Đức, máy Lumat LB 9507.  Nguyên tắc hoạt động của ILMA  Về nguyên  tắc sử dụng 2 KT đơn dòng đặc  hiệu với KN sẽ gắn kết với PCT (KN) ở 2 vị trí  khác  (một  calcitonin  và  một  katacalcin).  Một  trong hai KT này  được gắn với  chất  đánh dấu  phát quang, trong khi đó KT còn lại thì bám vào  mặt trong thành ống nghiệm. Trong thời gian ủ,  cả  2  KT  sẽ  tương  tác  với  PCT  trong mẫu  xét  nghiệm  để  hình  thành  “phức  hợp  sandwich”  gắn trên bề mặt ống nghiệm. Sau khi phản ứng  hoàn thành, các KT còn thừa trong ống được loại  bỏ bằng cách rửa kỹ. Lượng chất đánh dấu gắn  với ống nghiệm được định  lượng bằng cách đo  tín  hiệu  phát  quang  sử  dụng  1  quang  kế  phù  hợp. Cường độ ánh sáng phát quang tương ứng  với nồng độ PCT. Kết quả có sau 1g30 phút. Đo  PCT ở nồng độ  từ 0.01ng/ml đến 500ng/ml. Để  tránh sai sót, tất cả các mẫu xét nghiệm của bệnh  nhân khi  định  lượng PCT  đều  có  chạy  control  cùng  lúc  để  kiểm  tra  chất  lượng  của  từng  xét  nghiệm.   + Xử lý số liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.0  và STATA 10.0  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Nhóm 1: Gồm những bệnh nhân  sốt xuất  huyết Dengue  Họ và tên Nồng độ PCT (ng/ml) Huỳnh Thị Thùy D. 0,18 Phạm Bửu T. 0,19 Nguyễn Văn T. 0,25 Nguyễn Phương D. 0,21 Đoàn Thái B. 0,48 Nguyễn Thị Bích V. 0,25 Trần Tuấn K. 0,25 Nguyễn Khánh K. 0,08 Thái Tuấn V. 0,22 Đỗ Thanh L. 0,18 Võ Thị T. 0,30 Nguyễn Thị Kiều T. 0,20 Văn Tuấn V. 0,10 Lương Ngọc T. 0,45 Hoàng Thị Thùy D. 1,87 Vương Hữu P. 0,38 Họ và tên Nồng độ PCT (ng/ml) Đoàn Văn H. 0,19 Huỳnh Thị Anh P. 2,33 Nguyễn Thành L. 0,3 Trần Văn N. 0,40 Tô Thị Bích V. 0,09 Võ Thanh H. 0,07 Nguyễn Văn C. 0,35 Trần Lê Thanh T. 0,13 Nguyễn Trí Đ. 0,10 Trương Quang V. 0,36 Phan Thanh T. 0,19 Hồ Thị Thùy A. 0,08 Nguyễn Văn B. 0,09 Nguyễn Thị Tuyết A. 0,19 Trần Công M. 0,32 Đỗ Mạnh T. 0,26 Hồ Quốc V. 0,08 Hoàng Ngọc D. 0,51 Phạm Ngọc T. 0,11 Vũ Anh V. 0,44 Phạm Hoàng Minh P. 0,12 Nguyễn Thị Diêu H. 0,08 Võ Thị Hồng H. 0,31 Huỳnh Hữu N. 0,53 Vương Văn H. 0,12 Hồ Thị Thu H. 0,65 Nông M. 0,22 Hồ Thị Thùy D. 0,07 Nguyễn Mai My K. 0,25 Bùi Kim N. 0,11 Phan Văn L. 0,36 Lê Thị H. 0,09 Nguyễn Thị D. 0,12 Nguyễn Hồng Minh L. 0,9 Nguyễn Thị T. 0,27 Đặng K. 0,39 Ngô Thị Y 0,33 Trị số  trung bình của nhóm sốt xuất huyết:  XTB = 0,32 (0,07‐2,33) ng/ml.  Nhóm  2:  Gồm  những  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn huyết  Họ và tên Nồng độ PCT (ng/ml) Phạm Văn K. 14,66 Ngô Thị T. 0,69 Nguyễn Thị T. 6,58 Lê Thị L. 0,41 Phạm Văn T. 2,12 Đoàn Văn S. 0,29 Nguyễn Văn L. 0,17 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 333 Họ và tên Nồng độ PCT (ng/ml) Nguyễn Hoàng Đ. 25,68 Trương Quốc C. 0,5 Nguyễn Văn T. 2,48 Lê Hoàng D. 0,12 Đỗ Minh T. 0,43 Lưu thị L. 50,38 Phan Thị T. 6,55 Nguyễn Thị N. 0,27 Trần M. 5,71 Dương Văn L. 6,5 Nguyễn Văn R. 23 Nguyễn Văn C. 42,1 Lê Văn S. 3,08 Nguyễn Duy P. 20,1 Lê Hồng H. 15,33 Nguyễn Thị H. 0,15 Nguyễn Văn D. 11,08 Thạch S. 2,4 Nguyễn Thục Q. 3,5 Nguyễn Thị T. 0,4 Kadet 0,95 Vũ Xuân T. 3,78 Nguyễn Thị D. 111,11 Lê H. 0,26 Vũ Văn H. 85,43 Nguyễn Văn Hoàng H. 5,57 Ngô Thị H. 1,18 Trần Thị T. 0,28 Huỳnh Thị Thúy N. 3,06 Nguyễn Thanh B. 0,2 Trần Thị Quỳnh M. 10 Trương Văn T. 0,5 Nguyễn Văn Đ. 0,75 Nguyễn Văn B. 19,27 Lê Văn A. 0,28 Phạm Văn A. 15,71 Bùi Xuân T. 24,62 Nguyễn Thế H. 8,75 Đoàn Văn Q. 4,13 Nguyễn Thị T. 3,5 Phạm Văn H. 0,97 Nguyễn Phú N. 71,83 Nguyễn Thị D. 16,69 Nguyễn Trúc P. 16,72 Trị  số  trung  bình  của  nhóm  nhiễm  khuẩn  huyết: XTB = 3,50 (0,12‐111,11) ng/ml.  Nhóm  3: Gồm những người bình  thường  khỏe mạnh  Họ và tên Nồng độ PCT Nguyễn Hoàng D. 0,11 Huỳnh Tấn N. 0,19 Nguyễn Hữu P. 0,12 Lê Minh S. 0,14 Dương Thị Thu S. 0,08 Nguyễn Hồng T. 0,13 Hoàng Thị Thái T. 0,12 Lê Văn T. 0,08 Trần Thị Anh T. 0,11 Nguyễn Văn T. 0,18 Đặng Dức T. 0,12 Nguyễn Vũ U. 0,12 Nguyễn Thị Cao V. 0,27 Vũ Đức Đ. 0,12 Lê Quyết C. 0,06 Nguyễn Thị Phương L. 0,06 Nguyễn Văn C. 0,06 Nguyễn Huy H. 0,07 Phạm Thị Phương A. 0,06 Lê Hoàng S. 0,09 Quan Kim H. 0,06 Đặng Thị Ngọc D. 0,07 Huỳnh Thế Phước V. 0,07 Trần Thị Kim H. 0,06 Nguyễn Thị Ngọc Y 0,07 Nguyễn Thị Phương D. 0,07 Hoàng Thị Ngọc B. 0,07 Kim Thị Minh Y 0,18 Lê Thị Thu Thao 0,06 Nguyễn Thái D. 0,07 Trị  số  trung  bình  của  nhóm  người  bình  thường khỏe mạnh: XTB = 0,08 (0,06‐0,27) ng/ml.  Phân tích kết quả cho thấy: Trị số trung bình  của PCT ở nhóm 1 (sốt xuất huyết) = 0,32 (0,07‐ 2,33) ng/ml. Trị số trung bình của PCT ở nhóm 2  (nhiễm khuẩn huyết) = 3,50  (0,12‐111,11) ng/ml.  Trị số trung bình của PCT ở nhóm 3 (người bình  thường khỏe mạnh) = 0,08 (0,06‐0,27) ng/ml.   So sánh nồng độ PCT giữa nhóm 1 và nhóm  2: p1 – p2 : F = 16,22 (p<0,001): Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê.  So sánh nồng độ PCT giữa nhóm 1 và nhóm  3: p1 – p3  : F = 9,24 (p=0,003): Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 334 So sánh nồng độ PCT giữa nhóm 2 và nhóm  3: p2 – p3  : F = 9,46 (p=0,003): Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê.  So sánh nồng độ PCT giữa các nhóm 1, 2, 3:  p1 – p2 – p3 : F = 12,82 (p<0,001): Sự khác biệt có  ý nghĩa thống kê.  Theo một số tác giả:  ‐  Cesur(3):  Procalcitonin  tăng  trong  nhiễm  khuẩn,  không  tăng  trong  nhiễm  virus,  nhất  là  trong sốt xuất huyết do Dengue.  ‐  Gendrel  D,  Raymond  J,  Assicot  M.  và  cộng  sự  (1997)(5): PCT không  tăng  trong viêm  màng  não  do  virus,  PCT  chỉ  tăng  trong  nhẹ  trong  viêm  màng  não  mủ.  Tăng  cao  khi  có  nhiễm khuẩn huyết.   ‐Gendrel D, Bohuon C (2000)(4):PCT tăng rất  cao trong nhiễm khuẩn huyết nặng. Đây là dấu  ấn  tốt  giúp  phân  biệt  nhiễm  khuẩn  huyết  với  nhiễm khuẩn cục bộ.  ‐ Lê Xuân Trường(7,8): Procalcitonin  tăng cao  trong nhiễm khuẩn huyết‐ choáng nhiễm khuẩn,  nhất  là nhiễm khuẩn huyết có suy đa cơ quan.  Không tăng trong nhiễm virus.  KẾT LUẬN  Có sự khác biệt về nồng độ PCT giữa nhóm  sốt xuất huyết và nhóm nhiễm khuẩn huyết, sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,001).  PCT  không  tăng  trong  nhiễm  virus,  chỉ  tăng  trong  nhiễm khuẩn huyết. Tương  tự cũng có sự khác  biệt về nồng độ PCT giữa nhóm sốt xuất huyết  và  nhóm  người  bình  thường  khỏe  mạnh,  sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,003).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Assicot M,  Gendrel  D,  Carsin H,  Raymond  J,  Guilbaud  J,  Bohuon  C  (1993).  “High  serum  procalcitonin  concentrations  in  patients with sepsis and infection”. Lancet; 341: 515–8.  2. Brunkhorst  FM,  Heinz  U,  Forycki  ZF  (1998).  “Kinetics  of  procalcitonin in iatrogenic sepsis”. Intensive Care Med; 24: 888–9.  3. Cesur  S  (2005).  “Neopterin:  a  marker  used  for  monitoring  infections”. Mikrobiyol Bul. 39 (2): 251‐60.  4. Gendrel  D,  Bohuon  C  (2000).  “Procalcitonin  as  a  marker  of  bacterial infection”. Pediatr infect dis;19 No.8: 679–88.  5. Gendrel D, Raymond J, Assicot M, et al (1997). ʺProcalcitonin in  bacterial  and  viral  meningitis  in  children”.  Clin  Infect  Dis;24:  1240–2.  6. Lê  Xuân  Trường  (2009).  “Nồng  độ  procalcitonin  ở  người  tình  nguyện khoẻ mạnh và nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng  nhưng không phải nhiễm trùng huyết”. Tạp chí Y học TP.HCM,  Tập 13, Phụ bản số 1, tr.195‐198.  7. Lê Xuân Trường  (2009). “Theo dõi kết quả điều trị nhiễm trùng  huyết  và  choáng nhiễm  trùng  bằng  động học  của procalcitonin”.  Tạp chí Y học TP.HCM, Tập 13, Phụ bản số 1, tr. 213‐221.  8. Lê Xuân Trường, Lê Thị Hồng Hạnh (2009). “Giá trị chẩn đoán  của xét nghiệm procalcitonin trên bệnh nhân viêm màng não”. Tạp  chí Y học TP.HCM, Tập 13, Phụ bản số 1, tr. 209‐212.  9. Lê Xuân Trường, Trần Quang Bính (2009). “Giá trị chẩn đoán  của procalcitonin trên bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng”. Tạp chí Y  học TP.HCM, Tập 13, Phụ bản số 1, tr. 204‐208.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf330_1929.pdf
Tài liệu liên quan