Đặt vấn đề: Vảy nến là một bệnh da mạn tính do viêm, khá phổ biến. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng
nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiệu quả trong việc điều
trị còn rất thấp do sinh bệnh học vảy nến chưa được hiểu rõ ràng. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới đã đề
cập đến vai trò quan trọng của các cytokine, đặc biệt là Interleukin‐6 (IL‐6) trong vảy nến.
Mục tiêu: Định lượng nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ
da toàn thân điều trị nội trú tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ 11/2012 đến 06/2013.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca.
Kết quả: Nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân
(ĐDTT) tăng cao so với nhóm chứng. Ngoài ra, nồng độ IL‐6 huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng có tương
quan thuận với chỉ số PASI
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nồng độ interleukin‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 73
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN‐6 TRONG HUYẾT THANH BỆNH NHÂN
VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HỒ CHÍ MINH
Mai Phi Long*, Lê Ngọc Diệp*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vảy nến là một bệnh da mạn tính do viêm, khá phổ biến. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng
nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiệu quả trong việc điều
trị còn rất thấp do sinh bệnh học vảy nến chưa được hiểu rõ ràng. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới đã đề
cập đến vai trò quan trọng của các cytokine, đặc biệt là Interleukin‐6 (IL‐6) trong vảy nến.
Mục tiêu: Định lượng nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ
da toàn thân điều trị nội trú tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ 11/2012 đến 06/2013.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca.
Kết quả: Nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân
(ĐDTT) tăng cao so với nhóm chứng. Ngoài ra, nồng độ IL‐6 huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng có tương
quan thuận với chỉ số PASI.
Kết luận: nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến cao hơn so với người bình thường và nồng đô
IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nặng của bệnh.
Từ khóa: IL‐6, cytokine, vảy nến.
ABSTRACT
SERUM INTERLEUKIN‐6 LEVEL IN PATIENTS WITH PSORIASIS
IN HO CHI MINH CITY HOSPITAL OF DERMATOLOGY
Mai Phi Long, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 73 ‐ 78
Background: Psoriasis is a chronic inflammatory and quite common skin disease. The disease seriously
affects the quality of life in patients. The effect of treatment is very low because psoriasis pathogenesis is not
clearly understood. Recent studies in the world have mentioned the important role of cytokines, particularly
IL‐6 in psoriasis.
Objectives: Determining serum level of IL‐6 in inpatients with psoriasis vulgaris, psoriatic arthritis, and
psoriasis erythroderma in Ho Chi Minh city hospital of dermatology.
Method: Case series report.
Results: Serum level of IL‐6 was significantly increased in patients with psoriasis compared with those
of healthy controls. Besides, serum level of IL‐6 in patients with psoriasis vulgaris was positively correlated
with PASI.
Conclusion: Serum level of IL‐6 was significantly increased in patients with psoriasis compared with those
of healthy controls and Serum level of IL‐6 in patients with psoriasis vulgaris might be useful determining the
disease severity of psoriasis vulgaris.
Keywords: IL‐6, cytokine, psoriasis.
*Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drlengocdiep@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 74
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh da mạn tính do viêm
và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, với thương tổn
đặc trưng là những mảng hồng ban tróc vảy,
giới hạn rõ kèm theo sự thâm nhiễm dày đặc của
tế bào T, đại thực bào, tế bào đuôi gai cũng như
sự tăng sinh và biệt hóa không hoàn toàn của tế
bào sừng lớp thượng bì(5). Bệnh khá phổ biến,
chiếm khoảng 2% dân số thế giới(6). Mặc dù ít
gây tử vong nhưng bệnh lại gây tổn thương
nặng nề về mặt tinh thần và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(8).
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh
vảy nến chưa được hiểu rõ, do đó việc điều trị
chưa đạt được những kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây trên thế
giới đã cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống
cytokine trong cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy
nến qua đó mở ra một hướng nghiên cứu và hi
vọng mới cho việc điều trị có hiệu quả hơn
nhằm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh
nhân vảy nến.IL‐6 là một cytokine đa tác động,
đóngmột vai tròquan trọng trong hệ miễn dịch
của cơ thể nhờ vào phạm vi rộng lớn của các
hoạt động miễn dịch, tạo máu cũng như khả
năng mạnh mẽ của nó trong việc tạo ra các phản
ứng giai đoạn cấp tính. IL‐6 được tổng hợp bởi
nhiều loại tế bào khác nhau. Trong da, nó được
tổng hợp từ cả hai nguồn, tế bào thường trú (chủ
yếu là nguyên bào sợi và tế bào nội mô) và các tế
bào viêm thâm nhiễm da trong nhiều bệnh lý
khác nhau. Vai trò quan trọng của IL‐6 trong
bệnh vảy nến là khả năng thúc đẩy sự tăng sinh
tế bào sừng và hoạt hóa tế bào lympho T(3).
Ngoài ra, IL‐6 còn là yếu tố điều hòa sự biểu
hiện của các cytokine khác trong bệnh vảy nến(4).
Với vai trò quan trọng của IL‐6 trong sinh
bệnh học của vảy nến cùng với thực trạng tại
Việt Nam còn rất ít những nghiên cứu về các
cytokine nên chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài “Nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân
vảy nến tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh
từ 11/2012 đến 06/2013”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát nồng độ IL‐6 trong huyết thanh ở
những bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp,
vảy nến đỏ da toàn thân điều trị nội trú tại bệnh
viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ 11/2012 đến
06/2013.
Mục tiêu chuyên biệt
Định lượng nồng độ IL‐6 trong huyết thanh
bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp và vảy
nến đỏ da toàn thân.
So sánh sự khác biệt về nồng độ IL‐6 trong
huyết thanh giữa nhóm người bình thường với
nhóm bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp
và vảy nến đỏ da toàn thân.
Xác định mối tương quan giữa nồng độ IL‐6
trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng với
mức độ nặng của bệnh.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích
Tất cả các bệnh nhân vảy nến điều trị nội trú
tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh.
Dân số nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến
khớp và vảy nến đỏ da toàn thân điều trị nội trú
tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ
11/2012 đến 06/2013.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Nhóm bệnh nhân vảy nến
Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu: Bệnh
nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp và vảy nến
đỏ da toàn thân điều trị nội trú tại bệnh viện
Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ 01/11/2012 đến
30/06/2013. Tuổi >= 18. Bệnh nhân đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu: Bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 75
đã được điều trị thuốc đặc hiệu tại chỗ hoặc theo
đường toàn thân trong vòng 2 tháng trước khi
nhập viện. Bệnh nhân mắc các bệnh khác: nhiễn
trùng cấp tính hoặc mạn tính, bệnh nội khoa
mạn tính (xơ gan, ung thư). Bệnh nhân thuộc
những thể bệnh vảy nến khác: vảy nến giọt, vảy
nến mủ. Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Nhóm người bình thường
Đồng ý tham gia nghiên cứu. Những người
khỏe mạnh hiện tại không mắc vảy nến và các
bệnh: nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính, bệnh nội
khoa mạn tính (xơ gan, ung thư). Có độ tuổi
và giới tính tương đồng với nhóm bệnh nhân
vảy nến.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, liên tục.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
11/2012 đến 06/2013 trên 70 bệnh nhân vảy nến
và 30 người bình thường tại Bệnh viện Da liễu
TP.HCM với các kết quả ghi nhận được như
sau:
Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của nhóm bệnh nhânvảy
nến và nhóm chứng
Đặc điểm
Nhóm vảy nến
(N= 70)
Nhóm bình
thường (N=30) p
Tuổi (trung bình) 40,01±13,74 37,17±10,93 0,324
Cao nhất 68 54
Thấp nhất 19 19
Giới (%) 0,694
Nam 54,3% 50%
Nữ 45,7% 50%
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tuổi và giới tính giữa nhóm bệnh nhân vảy
nến và nhóm chứng (p = 0,324 và p = 0,694). Tỉ lệ
nam chiếm ưu thế so với nữ trong nhóm bệnh
nhân vảy nến.
Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân
vảy nến
Tuổi khởi phát và thời gian bệnh
Bảng 2: Tuổi khởi phát và thời gian bệnh của nhóm
bệnh nhân vảy nến
Đặc điểm Tối thiểu Tối đa TB±ĐLC
Tuổi khởi phát 9 47 25,61±10,32
Thời gian bệnh 1 41 14,40±10,80
Bệnh có khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Thời
gian bệnh kéo dài.
Phân loại lâm sàng
Bảng 3: Phân loại lâm sàng nhóm bệnh nhân vảy nến
Dạng lâm sàng Nam Nữ Tổng cộng Tỉ lệ (%)
Vảy nến mảng 27 16 43 61,4
Vảy nến khớp 3 8 11 15,7
Vảy nến ĐDTT 8 8 16 22,9
Tổng cộng 38 32 70 100
Vảy nến mảng chiếm ưu thế với 61,4%, kế
đến là vảy nến ĐDTT với 22,9% và ít nhất là vảy
nến khớp với 15,7%.
Chỉ số PASI
Chỉ số PASI trung bình của nhóm bệnh nhân
vảy nến mảng là 16,64±8,38; cao nhất là 38,6 và
thấp nhất là 3,2.
Nồng độ IL‐6 huyết thanh
Nồng độ IL‐6 huyết thanh của nhóm bệnh
nhân vảy nến và nhóm chứng
Bảng 4: Nồng độ IL‐6 huyết thanh của nhóm bệnh
nhân vảy nến và nhóm chứng
Nhóm nghiên cứu
Nồng độ IL-6 (pg/mL)
p
Tối thiểu Tối đa TB±ĐLC
Người bình thường 1,50 14,59 4,60±3,03
0,00003
Bệnh nhân vảy nến 1,50 25,86 9,40±5,60
Nồng độ IL‐6 huyết thanh nhóm bệnh nhân
vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng (p=0,00003).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 76
Nồng độ IL‐6 huyết thanh theo từng nhóm
lâm sàng của bệnh nhân vảy nến
Bảng 5: Nồng độ IL‐6 huyết thanh theo từng nhóm
lâm sàng của bệnh nhân vảy nến
Nhóm vảy nến Người bình
thường
p
Vảy nến mảng 8,01±5,14 0,007
Vảy nến khớp 9,89±4,46 4,60±3,03 0,0004
Vảy nếnĐDTT 12,78±6,25 0,000003
Nồng độ IL‐6 huyết thanh trung bình ở
nhóm vảy nến ĐDTT cao nhất, kế đến là nhóm
vảy nến khớp và thấp nhất là nhóm vảy nến
mảng. Nồng độ IL‐6 huyết thanh ở cả 3 nhóm
vảy nến mảng, vảy nến khớp và vảy nến ĐDTT
đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng (p<0,01).
Tương quan giữa nồng đô IL‐6 huyết
thanh của bệnh nhân vảy nến mảng với
chỉ số PASI
Bảng 6: Tương quan giữa nồng đô IL‐6 huyết thanh
của bệnh nhân vảy nến mảng với chỉ số PASI
Yếu tố TB ĐLC r p
IL-6 (pg/mL) 8,01 5,14
0,403 0,007
PASI 16,64 8,38
Nồng độ IL‐6 huyết thanh của bệnh nhân
vảy nến mảng có tương quan thuận ở mức độ
vừa với chỉ số PASI với hệ số tương quan
Pearson là 0,403 (p=0,007).
BÀN LUẬN
Phân bố giới tính trong nhóm bệnh nhân
vảy nến
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nam cao
hơn nữ (54,3% so với 45,7%). Theo Nguyễn Tất
Thắng thì tỉ lệ nam là 64,52%, và nữ là 35,47%(10).
Theo Fizpatrick(6), tỉ lệ nam và nữ trong bệnh
vảy nến là ngang nhau, giống với nghiên cứu
của một số tác giả như Reynoso(14), Meibodi(7).
Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong nghiên cứu
của chúng tôi có thể là do lối sống của nam giới
tại Việt Nam tồn tại những thói quen không tốt
như hút thuốc lá và uống rượu bia, là yếu tố
khởi phát và làm bệnh vảy nến nặng hơn. Ngoài
ra, nam giới thường có xu hướng lo lắng kinh tế
gia đình nhiều hơn, tham gia công việc xã hội
nhiều hơn, vì vậy khả năng bị stress nhiều hơn.
Sự căng thẳng tinh thần là một yếu tố khởi phát
và làm bệnh vảy nến nặng hơn(6). Thêm vào đó,
tại Việt Nam, phụ nữ thường có tâm lý chịu
đựng và e ngại nằm viện, nếu bệnh không diễn
tiến rất nặng thì thường cố gắng điều trị tại nhà.
Vì những nguyên nhân trên, trong những
nghiên cứu về bệnh vảy nến tại các trung tâm
điều trị chuyên khoa tại Việt Nam, tỉ lệ nam giới
thường cao hơn nhiều so với nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ
này có thể không đại diện cho tỉ lệ phân bố giới
tính bệnh nhân vảy nến trong cộng đồng.
Phân loại lâm sàng
Vảy nến mảng chiếm ưu thế với 61,4%, kế
đến là vảy nến ĐDTT với 22,9% và ít nhất là
vảy nến khớp với 15,7%. Theo nghiên cứu
tương tự của Bincy Verghese và các cộng sự(18)
thì vảy nến mảng chiếm trên 90% bệnh nhân
vảy nến trong nhóm nghiên cứu.Theo nghiên
cứu của Takahasi và các cộng sự(17) thực hiện
trên 122 bệnh nhân tại Nhật Bản, vảy nến
mảng chiếm 83,6%, vảy nến khớp chiếm 6,6%,
vảy nến đỏ da toàn thân chiếm 4,1% và vảy
nến giọt chiếm 5,7%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ vảy
nến mảng chiếm ưu thế, phù hơp theo
Fitzpatrick(6), vảy nến mảng là thể lâm sàng
thường gặp nhất trong bệnh vảy nến (chiếm tỉ lệ
80%). Tuy nhiên tỉ lệ vảy nến khớp và đặc biệt là
vảy nến đỏ da toàn thân lại cao hơn nhiều so với
các nghiên cứu khác. Nguyên nhân là do chúng
tôi chỉ chọn vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy
nến đỏ da toàn thân vào nghiên cứu và loại khỏi
nghiên cứu những thể bệnh vảy nến khác.
Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi được thực
hiện tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh, là
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tại miền
nam, thường tiếp nhận những ca bệnh nặng từ
các tuyến chuyển về.
Chỉ số PASI
Chỉ số PASI đánh giá độ nặng ở bệnh nhân
vảy nến mảng dao động khá lớn, trung bình là
16,64±8,38, cao nhất là 38,6 và thấp nhất là 3,2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Da Liễu 77
Theo nghiên cứu Helen L Richards và các
cộng sự(15) thì chỉ số PASI trung bình là
9,1±6,9.Theo nghiên cứu của Ines Schäfervà các
cộng sự(16) thực hiện trên 93 bệnh nhân vảy nến
từ 18 tuổi trở lên tại Hamburg thì chỉ số PASI
trung bình là 13,7±9,5. Một nghiên cứu của Ozer
Aricanvà các cộng sự(11) thực hiện trên 30 bệnh
nhân vảy nến mảng cho chỉ số PASI trung bình
là 9,30±8,15.
Chỉ số PASI ở các nghiên cứu khá khác
nhau. Điều này có thể do vảy nến là bệnh diễn
tiến mạn tính nên các đối tượng nghiên cứu có
thể có thời gian bệnh thay đổi, diễn tiến càng
lâu, càng dai dẳng thì bệnh càng nặng. Thời
gian bệnh của các bệnh nhân trong các nghiên
cứu rất khác nhau nên độ nặng của bệnh, biểu
hiện qua chỉ số PASI cũng rất khác nhau.Cũng
có thể nhận thấy chỉ số PASI trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với những nghiên
cứu tương tự trên thế giới phần nào phản ánh
sự thiếu quan tâm đến điều trị của bệnh nhân
vảy nến tại Việt Nam. Chỉ khi tình trạng bệnh
đã nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày thì bệnh
nhân mới tìm đến khám và điều trị tại các sở
chuyên khoa.
Tương quan giữa nồng đô IL‐6 huyết
thanh của bệnh nhân vảy nến mảng với
chỉ số PASI
PASI là một trong những chỉ số được dùng
để đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân vảy
nến. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận nồng độ IL‐6 huyết thanh bệnh nhân vảy
nến mảng và chỉ số PASI có tương quan thuận ở
mức độ trung bình (hệ số tương quan Pearson r=
0,403; p = 0,007).
Tương tự, nghiên cứu của T.Elango và các
cộng sự trên 22 bệnh nhân vảy nến mảng cũng
ghi nhận mối tương quan tuyến tính rất mạnh
giữa nồng độ IL‐6 huyết thanh và chỉ số PASI
trước (r=0,992; p<0,000) và sau (r=0,987; p<0,000)
điều trị 12 tuần với Methotrexate.Một nghiên
cứu khác của Ammar K.H. Alshoraf và các cộng
sự cũng ghi nhận mối tương quan khá chặt giữa
nồng độ IL‐6 huyết thanh với chỉ số PASI
(r=0,676; p<0,05).
Ngược lại, tác giả Ozer và các cộng sự sử
dụng một mẫu ít hơn (n=30) những bệnh nhân
vảy nến mảng cho thấy không có mối tương
quan giữa nồng độ IL‐6 huyết thanh và chỉ số
PASI (p=0,88). Cỡ mẫu của chúng tôi lớn hơn
nhiều (n=70) nên có thể phát hiện được mối
tương quan có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, Takahashi dùng một cỡ mẫu
lớn hơn (122 người) nhưng cũng không ghi
nhận được mối tương quan giữa nồng độ IL‐6
huyết thanh với chỉ số PASI. Tác giả đánh giá chỉ
số PASI trên cả bệnh nhân vảy nến mảng, vảy
nến khớp, vảy nến ĐDTT và vảy nến giọt. Có
thể do cách chọn mẫu này đưa đến kết quả khác
biệt với nghiên cứu của chúng tôi.
Nồng độ IL‐6 trong huyết thanh bệnh nhân
vảy nến và nhóm người bình thường
Bảng 7: So sánh một số nghiên cứu trên thế giới về
nồng độ IL‐6 trong bệnh nhân vảy nến
Tác giả
Nồng độ IL-6 huyết thanh
(pg/mL) p
Nhóm vảy nến Nhóm bình thường
Chúng tôi
9,40±5,60
(N=70)
4,60±3,03
(N=30)
0,00003*
Nakajima(9)
13.38 ± 4.67
(N=30)
2.85 ± 0.50
(N=30)
<0,0001*
Takahashi(17)
3,24±0,85
(N=122)
1,81±0,24
(N=78)
<0,01*
Abdullah
Abanmi(1)
37,5±2,09
(N=29)
5,8±0,79
(N=25)
<0,001**
Bincy
Verghese(18)
61,26±57,40
(N=30)
2,38±1,94
(N=30)
<0,001*
Ammar K.H.
Alshoraf(2)
61.47 ± 8.21
(N=15)
31.54±13.73
(N=15)
<0,01**
Halla
M.Ragab(13)
15,24±8,58
(N=40)
5,99±1,34
(N=40)
<0,05**
Radhia hussain
fadel(12)
32,004±19,199
(N=80)
12,620±9,730
(N=30)
<0,01**
*Mann‐Whitney U test, **Student t test
Kết quả ghi nhận nồng độ IL‐6 nhóm bệnh
nhân vảy nến cao hơn nhóm người bình thường
có ý nghĩa thống kê (p=0,00003). Kết quả này
tương tự như một số nghiên cứu khác trên thế
giới được trình bày ở bảng 7. Kết quả định
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 78
lượng nồng độ IL‐6 huyết thanh trong bệnh
nhân vảy nến của chúng tôi và các nghiên cứu
tương tự trên thế giới cho kết quả rất khác nhau
do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi
so sánh nồng độ IL‐6 huyết thanh giữa nhóm
bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường
trong tất cả các nghiên cứu đều cho thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt. Tất cả các tác giả
đều khẳng định nồng độ IL‐6 tăng cao trong
huyết thanh bệnh nhân vảy nến so với người
bình thường, điều này chứng tỏ IL‐6 có một vai
trò nhất định trong sinh bệnh học của vảy nến.
KẾT LUẬN
Nồng độ IL‐6 huyết thanh của bệnh nhân
vảy nến nói chung và của từng dạng lâm sàng
nói riêng đều cao hơn nhóm người bình thường.
Nồng độ IL‐6 huyết thanh có mối tương
quan thuận với độ nặng của bệnh nhân vảy nến
mảng tính theo chỉ số PASI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abanmi A, Al Harthi F, Al Agla R, Khan HA, Tariq M (2005),
ʺSerum levels of proinflammatory cytokines in psoriasis
patients from Saudi Arabiaʺ, International Journal of
Dermatology, 44(1), 82‐83.
2. Alshorafa AK, Guo Q, Zeng F, Chen M, Tan G, Tang Z, Yin R
(2012), ʺPsoriasis Is Associated with Low Serum Levels of
Hydrogen Sulfide, a Potential Anti‐inflammatory Moleculeʺ,
Tohoku J. Exp. Med, 228(4), 325‐332.
3. Bonifati C, Ameglio F (1999), ʺCytokines in psoriasisʺ,
International Journal of Dermatology, 38(4), 241‐251.
4. Borden EC, Chin P (1994), ʺInterleukin‐6: a cytokine with
potential diagnostic and therapeutic rolesʺ, J Lab Clin Med,
123(6), 824‐9.
5. Griffiths CE, Barker JN (2007), ʺPathogenesis and clinical
features of psoriasisʺ, Lancet, 370(9583), 263‐271.
6. Gudjonsson JE, et al (2007), ʺPsoriasisʺ,Fitzpatrickʹs
Dermatology in General Medicine, McGraw‐Hill, 7, 1,169‐
193.
7. Javidi Z, Meibodi NT, Nahidi Y (2007), ʺSerum lipids
abnormalities and psoriasisʺ, Indian J Dermatol [serial
online]; 52, 89‐92.
8. Krueger G, Koo J, Lebwohl M, Menter A, Stern RS, et al
(2001), ʺThe impact of psoriasis on quality of life: results of a
1998 National Psoriasis Foundation patient‐membership
surveyʺ, Arch Dermatol, 137(3), 280‐284.
9. Nakajima H, Nakajima K, Tarutani M, Morishige R, Sano S
(2011), ʺKinetics of circulating Th17 cytokines and adipokines
in psoriasis patientsʺ, Arch Dermatol Res, 303(6), 451‐455.
10. Nguyễn Tất Thắng (2003), ʺNghiên cứu điều trị bệnh vảy nến
chưa biến chứng bằng kẽm và DDSʺ, Luận án tiến sĩ y học
chuyên ngành bệnh học nội khoa, Đại học Y Dược TP.Hồ
Chí Minh.
11. Ozer Arican, Murat Aral, Sezai Sasmaz, Pinar Ciragil (2005),
ʺSerum Levels of TNF‐α, IFN‐γ, IL‐6, IL‐8, IL‐12, IL‐17, and
IL‐18 in Patients With Active Psoriasis and Correlation With
Disease Severityʺ, Mediators Inflamm, 2005(5), 273‐279.
12. Radhia hussain fadel (2012), ʺSera levels of Interleukin ‐6 in
psoriatic patients in najaf cityʺ, QMJ, 8(14), 251‐262.
13. Ragab HM, et al (2010), ʺBiochemical Significance of
Proinflammatory Cytokines in Psoriasis vulgaris among
Egyptian Patientsʺ, New York Science Journal, 3(10), 58‐66.
14. Reynoso‐von Drateln C, Martínez‐Abundis E, Balcázar‐
Muđoz BR, Bustos‐Saldađa R, González‐Ortiz M (2003),
ʺLipid profile, insulin secretion, and insulin sensitivity in
psoriasisʺ, Journal of the American Academy of Dermatology,
48(6), 882‐885.
15. Richards HL, Fortune DG, Griffiths CE, Main CJ. (2001), ʺThe
contribution of perceptions of stigmatisation to disability in
patients with psoriasisʺ, Journal of Psychosomatic Research,
50(1), 11‐15.
16. Schäfer I, Hacker J, Rustenbach SJ, Radtke M, Franzke
N, Augustin M (2010), ʺConcordance of the Psoriasis Area
and Severity Index (PASI) and patient‐reported outcomes in
psoriasis treatmentʺ, Eur J Dermatol, 20(1), 62‐67.
17. Takahashi H, Tsuji H, Hashimoto Y, Ishida‐Yamamoto A,
Iizuka H (2010), ʺSerum cytokines and growth factor levels in
Japanese patients with psoriasisʺ, Clin Exp Dermatol, 35(6),
645‐649.
18. Verghese B, Bhatnagar S, Tanwar R, Bhattacharjee J (2011),
ʺSerum Cytokine Profile in Psoriasis‐A Case–Control Study
in a Tertiary Care Hospital from Northern Indiaʺ, Indian
Journal of Clinical Biochemistry, 26(4), 373‐377.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73_3373.pdf