Sinh con là một thiên chức cao cả của người phụ nữ, hầu
hết chị em đều hào hứng chờ đón giây phút "vượt cạn" đó.
Nhưng cũng không ít bà Bầu, lo lắng khi phải chiến đấu với
cơn đau "vượt cạn".
Sinh con là một thiên chức cao cả của người phụ nữ, hầu
hết chị em đều hào hứng chờ đón giây phút "vượt cạn" đó.
Nhưng cũng không ít bà Bầu, nhất là những phụ nữ sinh
con lần đầu lo lắng khi phải chiến đấu với cơn đau "vượt
cạn". Theo BS Hoa Hồng (nguyên BS bệnh viện Phụ sản
Trung Uơng), việc lo lắng khi đau đẻ của sản phụ sẽ làm
ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Vì thế, bài học đầu tiên cho
các bà mẹ trước khi sinh là phải biết chế ngự cơn đau. "
Bầu" xin giới thiệu một số cách giúp sản phụ " vượt cạn"
dễ dàng.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nỗi Niềm " Vượt Cạn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nỗi Niềm " Vượt Cạn"
Sinh con là một thiên chức cao cả của người phụ nữ, hầu
hết chị em đều hào hứng chờ đón giây phút "vượt cạn" đó.
Nhưng cũng không ít bà Bầu, lo lắng khi phải chiến đấu với
cơn đau "vượt cạn".
Sinh con là một thiên chức cao cả của người phụ nữ, hầu
hết chị em đều hào hứng chờ đón giây phút "vượt cạn" đó.
Nhưng cũng không ít bà Bầu, nhất là những phụ nữ sinh
con lần đầu lo lắng khi phải chiến đấu với cơn đau "vượt
cạn". Theo BS Hoa Hồng (nguyên BS bệnh viện Phụ sản
Trung Uơng), việc lo lắng khi đau đẻ của sản phụ sẽ làm
ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Vì thế, bài học đầu tiên cho
các bà mẹ trước khi sinh là phải biết chế ngự cơn đau. "
Bầu" xin giới thiệu một số cách giúp sản phụ " vượt cạn"
dễ dàng.
* Tập thở
Một cách làm rất hiệu nghiệm cho các bà mẹ trẻ là tập thở
và thư giãn. Như vậy, sẽ giúp thai phụ giữ được bình tĩnh,
có đủ oxy cung cấp cho cơ thể ngay khi xuất hiện những
cơn co cứng đau đẻ đầu tiên.
Một số cách thở giúp chị em dễ dàng khi sinh:
- Thở sâu.
Khi cổ tử cung mở 2 - 6 cm, cơn co diễn ra trong khoảng
20 - 25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài,
4 - 5 phút/cơn. Khi bắt đầu cơn co, sản phụ nên hít thật sâu
không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng
đẩy hết không khí ra.
- Thở nông (nhanh dần - chậm dần)
Khi cổ tử cung mở 6 - 8 cm, cơn co lúc này mau hơn, mạnh
hơn, kéo dài hơn 40 - 50 giây. Trung bình cứ 3 phút cơn
đau lại xuất hiện một lần.
Bắt đầu cơn đau, hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra
bằng miệng. Sau đó, thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn
dần theo mức tăng của cơn đau. Khi cơn đau đạt đỉnh điểm
hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau. Khi cơn đau giảm,
chuyển thở ngắn giống ban đầu,... Hết cơn đau, hít thật sâu
rồi thổi ra.
- Thở ngắn
Khi cổ tử cung đã mở 8- 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm
chèn ép vào bàng quang và trực tràng nên cảm giác đầu tiên
của người mẹ là muốn rặn, cơn đau dồn dập, rất mạnh 2-3
phút/cơn, cơn co kéo dài 50- 55 giây. Lúc này, sản phụ
càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây
phù nề cổ tử cung, khó khăn cho cuộc đẻ.
Bắt đầu cơn co, thở 3 hơi thở ngắn, hơi thở thứ 4 thở mạnh.
Tập 2, 3, 4 lần như vậy, kết thúc hít vào thở ra từ từ 1 lần
rồi cân bằng khí.
- Thở khi rặn đẻ
Tư thế ngồi trên sàn hai chân co hai gối lên mở rộng hình
chữ V, hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt
ngoài đùi và ôm lấy đùi. Bắt đầu cơn co và mót rặn, sản
phụ hít một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm, và
đếm nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đưa hơi xuống kênh
đẻ. Chú ý cằm phải tì xuống ngực để không khí không
thoát ra phía trên mà dồn ép xuống dưới, giúp đẩy thai nhi
ra ngoài dễ dàng hơn.
* Vỡ ối
Khi cổ tử cung mở hết thì có hiện tượng vỡ ối. Cũng có
nhiều trường hợp sản phụ bị vỡ ối non (chưa có cơn co tử
cung, tử cung chưa mở) và vỡ ối sớm (tử cung chưa mở
hết). Khi ối vỡ, nước ối trong, khoảng 400 - 500ml, nước ối
trào ra, sau đó sản phụ rặn đẻ cho bé ra đời.
* Rặn đẻ
Khi đầu thai đã lọt thấp trong tiểu khung thì sản phụ buồn
rặn mỗi khi có cơn đau. Khi sản phụ thấy đau và mót rặn
thì hít vào thật sâu, nín hơi lại rặn mạnh xuống như đi đại
tiện bị táo bón. Rặn 3 hơi dài liên tiếp. Khi hết mót rặn thì
hít thở đều chờ cơn đau khác và rặn như trên theo sự hướng
dẫn của người đỡ đẻ cho đến khi không được rặn nữa, há
mồm ra thở hơi dài để cho người đỡ đẻ thao tác đỡ tiếp tục.
* Tâm lý khi sinh
Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh nở. Sản
phụ hãy xem việc sinh con là điều tự nhiên, hết sức bình
thường. Người chồng có thể giúp vợ bằng cách động viên,
quan tâm chu đáo đến bà xã từ lúc họ mới mang bầu để vợ
không có cảm giác bị bỏ rơi, đơn độc. Trong thời gian
mang bầu, sản phụ nên chuẩn bị tâm lý, tìm hiểu các kiến
thức giúp mình tự tin và thoải mái khi "vượt cạn".
* Hạnh phúc sau cơn đau
Thanh Mai (Thanh Hóa) vẫn ngẹn ngào xúc động và hạnh
phúc kể lại với tôi chuyện "vượt cạn" của mình sau khi đã
sinh con được một tháng: Những cơn đau khủng khiếp khi
bắt đầu chuyển dạ làm mình có cảm giác như mình đang bị
ai đó rứt, lôi từng khúc ruột. Lúc đó, mình chỉ mong làm
sao cho nó hết đau, và từng có suy nghĩ giá như không phải
sinh em bé thì tốt quá. Đau đớn là vậy nhưng khi nghe thấy
tiếng khóc chào đời oa, oa, oa của con thì mình hạnh phúc
vô cùng, nước mắt trào ra nhưng không phải vì đau mà vì
hạnh phúc quá khi được nhìn thấy con yêu.
Thiên chức cao cả của người phụ nữ là làm mẹ, được mang
nặng, đẻ đau. Những cơn đau "rứt ruột" khi sinh rồi cũng
qua đi nhanh, nhường chỗ cho một niềm hạnh phúc vô
cùng to lớn khi bạn nhìn thấy sinh linh bé nhỏ của mình
chào đời. Đó quả là một điều kỳ diệu nhất
Tường lâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 95_5019.pdf