Chúng ta đang ở đâu và đang hướng về đâu trong thế giới mà
nhắc tới hàng Made in Japan hoặc Hàng tiêu chuẩn Âu Mỹ là đều
gật gù công nhận: Ok, chuẩn.Và đã bao giờ bạn nghĩ rằng một
ngày nào đó khi nhắc đến sản phẩm Made in Việt Nam mọi người
cũng phải tán dương như vậy!
11 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nỗi khắc khoải thương hiệu Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nỗi khắc khoải thương hiệu Việt
Chúng ta đang ở đâu và đang hướng về đâu trong thế giới mà
nhắc tới hàng Made in Japan hoặc Hàng tiêu chuẩn Âu Mỹ là đều
gật gù công nhận: Ok, chuẩn.Và đã bao giờ bạn nghĩ rằng một
ngày nào đó khi nhắc đến sản phẩm Made in Việt Nam mọi người
cũng phải tán dương như vậy!
Thiết nghĩ những gì người viết chia sẻ với mọi người hôm nay
chẳng mới mẻ gì. Khái niệm vẫn thế và mục tiêu đã được đặt ra
từ nhiều nhiều năm trước. Nhưng hằng đêm tôi vẫn trăn trở từ
câu nói cửa miệng rằng ăn cơm Tàu, ở nhà Tây hoặc đi xe Mỹ,
vậy niềm tin và thương hiệu quốc gia gói gém ở những sản phẩm
tiêu chuẩn Việt Nam, Made In Việt Nam của chúng ta đang ở đâu
và đang hướng về đâu trong thế giới mà nhắc tới hàng Made in
Japan hoặc Hàng tiêu chuẩn Âu Mỹ là ngay cả bà lão bán vé số
cũng mừng húm, đa phần chúng ta đều gật gù công nhận và tin
rằng: Ok, chuẩn.
Vâng có quá nhiều tâm huyết trong hơn 80 triệu trái tim Việt Nam
từ các cấp lãnh đạo khởi tạo từng tiêu chuẩn giá trị như Hàng
Việt Nam Chất Lượng Cao…Cho tới bản thân các doanh nghiệp
luôn miệt mài nỗ lực nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ của mình mỗi ngày một hơn nữa… hoặc tiêu dùng
hiện tại cũng đã hướng mình tới những giá trị tốt đẹp hơn, không
còn là người tiêu dùng hoang phí nữa. Nhưng nhìn chung, số
đông vẫn bì bõm trong vòng luẩn quẩn bế tắc, tôi hình dung như
một tập hợp các điện tích điểm trong một không gian mà hiệu
điện thế chưa đủ để tạo thành dòng điện đẹp. Nhằm đạt đến một
mục tiêu là thắp sáng ánh đèn “Niềm Tin Made In Việt Nam”. Vậy
vấn đề ở đây đâu là giải pháp!
Trong khuôn khổ bài viết, cũng như những chia sẻ mang tính chủ
quan cá nhân người viết, tôi chỉ xin giới hạn ở 3 góc độ và một
vài yếu tố tiêu biểu.
1 - Góc doanh nghiệp, nhà sản xuất hay thương mại:
- Chắc chắn rồi, gốc của sản phẩm là ở cái tâm của người làm ra
nó. Dĩ nhiên, chúng ta chưa thể so sánh ngay lập tức được với
Nhật, với Mỹ hoặc các nước phát triển khác với những nhãn
hàng như Honda, Cocacola, Nike…mà khi nhắc tới đã “tin” rồi,
bởi lẽ họ có cả một quá trình lịch sử. Nhưng ngược lại, chúng ta
chẳng phải được thừa hưởng cả một nền khoa học và công nghệ
phát triển. Về con người, doanh nhân Việt Nam chẳng thiếu
người tài, các cải tiến và sáng tạo trong khoa học của chúng ta
chẳng được cả thế giới công nhận đó sao.
- Không phải chúng tôi thiếu tầm nhìn và chưa đủ cái tâm, nhưng
bạn thử nghĩ coi, nào vốn, chính sách, sự cạnh tranh về giá và
khốc liệt của thị trường thời mở cửa, trong khi doanh nghiệp
chúng tôi gánh vác biết bao áp lực và rủi ro…lời giải thích mà tôi
tin chắc các bạn phỏng vấn 1000 doanh nghiệp Việt Nam hiện tại
cũng đều nhận được như thế cả. Và phương án mà họ đưa ra có
những hệ quả mà chúng ta chứng kiến cũng như đọc hàng ngày:
Nào hàng nhái hàng giả, phá giá giẫm đạp lên nhãn hàng và sản
phẩm của nhau; rồi để tăng lợi nhuận, giảm chi phí hoặc muốn
đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình mà nhiều doanh nghiệp vẫn
coi thượng đế của họ chỉ là vật thí…Và vô hình chung, từ nội tại
cái tâm của nhà sản xuất, của người làm thương mại đối với tiêu
dùng và đối với chính họ, đơn vị này qua đơn vị khác hình thành
một cái nếp. Có bao giờ bản thân là những doanh nhân, chúng ta
đặt tay lên trán mình rồi suy nghĩ, những giá trị mà chúng ta khởi
tạo, vun vén liệu 10 năm hay 50 năm sau con cháu của chúng ta
còn ghi nhớ, còn một niềm tin và sự tự hào!
- Nhật ít hơn chúng ta về tài nguyên, Mỹ thua chúng ta về bề dày
lịch sử…vậy bởi đâu, yếu tố then chốt nào để tạo nên một tinh
thần Nhật Bản, Một văn hóa Hàn, Sing và một loạt hàng nhãn
hàng và tiêu chuẩn Mỹ… Tôi luôn tin rằng các doanh nhân Việt
Nam có quá nhiều cơ hội để trồng cây thương hiệu trăm năm, rồi
thành bản, thành rừng vững chắc. Hãy nhận biết rằng chúng ta
với những sản phẩm và dịch vụ của mình là nhân tố vô cùng
quan trọng, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia “Tiêu chuẩn,
và Made In Việt Nam”. Cây lâu năm thì khó lớn, nhưng khi lớn thì
rễ nó cắm sâu vào lòng đất, thân hùng dũng vững chắc, và khi
nhiều nhiều cây hợp lại, chúng ta chẳng có cả một cánh rừng Việt
Nam đó sao! Vậy còn gì để chần chờ nữa ạ.
2 - Góc tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp:
- Hơn tất cả, các bạn và tôi, chúng ta đều là những người tiêu
dùng. Hẳn rằng ở một phiến diện mong muốn, chúng ta đều thích
mua cho mình những món hàng “rẻ - đẹp - bền” hay đại loại như
thế. Có chăng?! Vâng, có. Nhưng cũng chỉ là ôm cây đợi thỏ mà
thôi. Không bền vững. Điều tôi muốn chia sẻ ở đây là giá trị nền
tảng, yếu tố kết nối bền bỉ, kế thừa.
- Lúc trước khi chưa nghiên cứu và trải nghiệm thương mại, tôi
đặt suy nghĩ mình vào chính sản phẩm mà cơ sở gia đình nhà
làm ra. Chiếc mô hình du thuyền mỹ nghệ bằng gỗ từ cơ sở nhà
có giá vốn sản xuất khi ấy từ 150.000vnđ tới 320.000 VND, tôi
giật mình khi giá niêm yết của đơn vị đặt hàng nhà tôi là 40 Bảng
Anh, và còn thót tim khi thấy giá niêm yết của đơn vị bán lẻ tại
Califonia là 125$...Lãi lắm thế! Thằng tôi suy nghĩ thế. Và cũng
chính suy nghĩ ấy cũng là một trong nhiều nguyên nhân để tôi trả
giá lần đổ vỡ năm 2008. Để rồi giật mình ra với bao vấn đề mà
một doanh nghiệp từ phân phối đến bán lẻ phải lo toan: Phí vận
chuyển, thuế, bảo hiểm, hàng tồn, lãi ngân hàng, khủng
hoảng…Chính người Nhật, khi đặt hàng tôi xong và họ chân
thành dạy tôi. Khi đó tôi nào có chịu.
- Tiền nào của đó, khi chúng ta tiêu dùng một sản phẩm nào đó,
đơn thuần là một bó rau, chúng ta hãy nghĩ tới người bán chúng
đôn đả phiên chợ ngược xuôi, siêu thị cũng phải trả biết bao
nhiêu chi phí để đảm bảo cho chúng ta thực phẩm tốt nhất, và cả
bát mồ hôi của người nông dân trăn trở vụ mùa…Vâng, hãy đặt
mình vào người làm ra sản phẩm với biết bao giọt mồ hôi, hãy
đặt mình vào người làm thương mại, người mang sản phẩm đến
tận tay chúng ta với biết bao dịch vụ kết nối tốt đẹp…và hãy nghĩ
rằng, chính chúng ta là những người vô cùng quan trọng tạo ra
những giá trị luân chuyển tốt đẹp của cả một nền kinh tế. Khi
người làm dịch vụ không đủ lợi nhuận hợp lý hoặc người làm ra
những sản phẩm không đủ sức để tạo ra sản phẩm đó nữa.
Chính người tiêu dùng chúng ta là những người thiệt thòi sau
cùng. Hoặc giả để đáp ứng cho nhu cầu Rẻ - Đẹp - Bền…chúng
ta sẽ nhận được một loạt hệ quả từ đồ kém chất lượng, nhái…
Hãy Trả Giá khôn ngoan và đừng làm người tiết kiệm hoang phí.
Thiết nghĩ sẽ là cả một chặng đường dài. Nhưng tôi tin không xa
chút nào.
3 - Góc quản lý:
- Chúng ta thấy sự điều tiết của nhà nước trong nỗ lực đẩy mạnh
hàng Việt Nam tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước là vô
cùng cần thiết và tất yếu. Đã có những tiêu chuẩn, động viên từ
tiêu dùng đến hỗ trợ sản xuất bằng nhiều chính sách vĩ mô đáng
hoan nghênh. Nhưng ngoài những vấn đề về quản lý, chính sách
chông chênh mà tôi cho là chẳng một sớm mai và bằng chỉ nỗ lực
của vài cá nhân lãnh đạo tâm huyết mà làm được. Góc này tôi xin
đường nhường để lãnh đạo suy nghĩ và đưa ra những hành động
sáng suốt và đúng đắn hơn. Tôi mơ một ngày Việt Nam được
như Nhật, Hàn…Sing và các bạn láng giềng vốn dĩ là cũng là
những bài học lớn để chúng ta phân tích và hành động. Khó
khăn, nhưng làm là phải được, đánh là phải thắng, chẳng phải tư
duy này đã là máu thịt của mỗi người con Việt Nam.
Chút trải nghiệm và mời gọi:
- Tôi tin dân Nhật và sản phẩm của họ, bởi từ trong tim họ luôn tự
hào với những sản phẩm mà họ tạo ra, tự hào rằng sản phẩm
của họ luôn tốt nhất thế giới, và người dân nước Nhật được dùng
hàng tốt nhất thế giới. Bởi họ ngoài những cuộc cách mạng tư
duy mà từ thời Nhật Hoàng cầm cây cung cái kiếm đã luôn nhắc
nhở con cháu rằng đất Nhật nghèo nàn, tài nguyên Nhật ít ỏi và
hạn hẹp, vậy phải cố gắng nỗ lực gấp nhiều lần hơn nữa mới
mong có một ngày mai tốt đẹp hơn…cho đến cái anh nông dân
nghèo Suzuki trong hàng ngàn anh nông dân khác luôn tư duy
rằng ngày kia anh sẽ chế ra xe máy tốt nhất cho dân anh chạy để
rồi ngày hôm nay cả thế giới vẫn chẳng luôn nhắc tên anh. Còn
chúng ta, chúng ta thì sao!
- Tôi không thích người Hàn Quốc trong thương mại, nhưng tôi
nể họ, vì tôi cược với các bạn rằng đố bạn tìm thấy được một
người Hàn nào dùng điện thoại Nokia hay Iphone thay cho
SamSung. Chính tôi và các đồng nghiệp chào vào các dự án của
Hàn với các điều kiện tốt hơn, nhưng chỉ cần người dân xứ Kim
Chi có sản phẩm tương đương 7/10 là ngay lập tức các đối tác
nước ngoài khác bị loại. Tôi không thích nhưng tôi nể cái cách họ
tư duy và bảo vệ nhau để rồi cả thế giới nào mấy người không
biết đến họ với những cái tên KumHo, Deawoo, SamSung… Còn
chúng ta, chúng ta thì sao!
- Tôi thích cái tư tưởng tự do và phóng khoáng của dân Mỹ, làm
hết sức, chơi hết mình, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Họ
luôn dành tặng cho cộng đồng mà họ đang sống, cũng như thế
hệ mai sau những điều tốt đẹp nhất, con cháu của từ thế hệ này
qua thế hệ khác đều tự hào khi sinh ra, đã được là công dân của
cả thế giới với những điều kiện tốt đẹp nhất. Thiết nghĩ giá trị đó
một sớm một chiều hoặc do một vài nỗ lực cá nhân mà có được
chăng. Để rồi đi vào lịch sử của cả nhân loại từ những nhãn hàng
hàng đầu như Cocacola, Ford, Google…cho đến những công
trình xây và biểu tưởng vĩ đại khác…Còn chúng ta, chúng ta nghĩ
sao!
Thiết nghĩ đoạn đường lịch sử này chẳng dễ dàng, nhưng tại sao
không?. Để Made In Việt Nam, Nhãn Hàng Việt Nam trở thành
niềm tin, sự tự hào không chỉ ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_khac_khoai_thuong_hieu_viet_4954.pdf