Nỗi ân hận của tetracycline

Các bạn đã bao giờ nghe nói tới "hàm răng tetracyclin" chưa?

Trước kia, khi các dòng họ kháng sinhmới còn chưa ra đời thì tetracyclin

tôi là một trong những thuốc kháng sinh được mọi người mến mộ để đối phó với

các nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tôi lúc nào cũng có hai mặt nhưng thời đó người ta

chỉ chú ý đến tác dụng diệt khuẩn của tôi mà chưa để ý đến những nguy cơ mà tôi

có thể gây ra. Bởi thê, người ta đã lạm dụng tôi mà không biết rằng, trong quá

trình sử dụng ấy, tôi đã từng làm hỏng răng (làm cho răng có màu vàng) cho cả

một thế hệ. Mãi sau này, người ta mới phát hiện ra thủ phạm là tôi.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nỗi ân hận của tetracycline, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nỗi ân hận của tetracycline Các bạn đã bao giờ nghe nói tới "hàm răng tetracyclin" chưa? Trước kia, khi các dòng họ kháng sinh mới còn chưa ra đời thì tetracyclin tôi là một trong những thuốc kháng sinh được mọi người mến mộ để đối phó với các nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tôi lúc nào cũng có hai mặt nhưng thời đó người ta chỉ chú ý đến tác dụng diệt khuẩn của tôi mà chưa để ý đến những nguy cơ mà tôi có thể gây ra. Bởi thê, người ta đã lạm dụng tôi mà không biết rằng, trong quá trình sử dụng ấy, tôi đã từng làm hỏng răng (làm cho răng có màu vàng) cho cả một thế hệ. Mãi sau này, người ta mới phát hiện ra thủ phạm là tôi. Cũng bởi vì lạm dụng nên cho đến nay, tôi đã bị vi khuẩn kháng lại làm cho bị giảm hoặc mất tác dụng. Đối với cầu khuẩn, người ta ước tính có trên 50% các chủng Staphylococcus, trên 50% các chủng Streptococus (đặc biệt trên 60% chủng Str. Pneumoniae) đã kháng lại tôi. Còn với trực khuẩn Gram âm thì có nhiều chủng đã kháng rồi. Do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn và do đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác mới và mạnh hơn, có nhiều ưu điểm hơn nên hiện nay người ta đã dần hạn chế sử dụng tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn có mặt trong các trường hợp: viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang, bệnh mắt hột, viêm niệu đạo không đặc hiệu; bệnh dịch hạch, dịch tả; trứng cá và tham gia trong một số phác đồ trị H.Pylori trong bệnh loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, tôi còn được phối hợp với thuốc chống sốt rét như quinin để điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum kháng thuốc. Nhưng các bạn lưu ý trong các trường hợp trên cũng chỉ nên dùng tôi khi đã chứng minh được vi khuẩn gây bệnh còn nhạy cảm với tôi. Tôi được hấp thu qua đường tiêu hóa. Nếu bạn uống vào lúc đói, khoảng 80% tôi sẽ được hấp thu. Sự hấp thu này sẽ giảm nếu có mặt ion kim loại hóa trị 2 và 3 (do tạo phức không tan bền vững). Ngoài ra, sự hấp thu này còn bị ảnh hưởng bởi sữa và thức ăn nữa. Có khoảng 7-20% các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với người sử dụng, phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị. Thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, tiêu chảy; loét và co hẹp thực quản; phản ứng dị ứng da, mày đay, phù Quincke, tăng nhạy cảm với ánh sáng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời; các phản ứng quá mẫn phản vệ, ban xuất huyết phản vệ; nhiễm nấm do rối loạn hệ vi khuẩn thường trú... tuy ít và hiếm khi xảy ra nhưng phải đề phòng. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid...). Do có khả năng làm cho răng kém phát triển, gây biến màu răng vĩnh viễn (vàng, xám, nâu) và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương nên không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 8 tuôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi_an_han_cua_tetracycline.pdf
Tài liệu liên quan