Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại

Kiểm soát hiệu quả bệnh dại đòi hỏi nỗ lực

điều phối giữa các bên liên quan chủ chốt.

Tuy nhiên những nỗ lực này hiện chưa đồng

nhất mặc dù bệnh dại là một trong năm bệnh

ưu tiên theo thông tư liên tịch 16/2013/TTLTBYT-BNN&PTNT về hướng dẫn phối hợp và

phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật

sang người do hai Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn cùng ban hành.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh dại là mối quan tâm ngày càng lớn tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam và đang lan dần sang các địa phương khác nơi gần như không hoặc không có ca mắc bệnh dại nào trong nhiều năm qua. Trong những năm 2007 – 2015, có khoảng 90 người chết vì bệnh dại mỗi năm tại 30 tỉnh (trong số 63 tỉnh thành cả nước), các tỉnh có số người chết nhiều nhất là Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nội, Tuyên Quang và Gia Lai. Chó là nguồn lây chủ yếu vi rút dại và chiếm Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại tới trên 95% các ca lây nhiễm ở người. Trong vòng 5 năm qua, trung bình khoảng 400,000 người phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để tránh tử vong. Lí do chủ yếu khiến bệnh dại ngày càng lây lan là tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó thấp, nhận thức và khả năng tiếp cận vắc xin cho người cũng như sự tin tưởng vào việc điều trị dự phòng khá hạn chế. Theo Báo cáo của Cục Thú Y năm 2015, cả nước có một số lượng chó thả rông và chưa được tiêm phòng khá lớn chủ yêu tại các vùng nông thôn. © F A O / Ki J un g M in Các can thiệp Một Sức Khỏe 68 ca tử vong Năm 2009 Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y Tế, 2015 105 ca tử vong Năm 2013 67 ca tử vong Năm 2014 78 ca tử vong Năm 2015 Nâng cao năng lực cho hệ thống phòng thí nghiệm Tăng cường thực hiện, Xây dựng hướng dẫn, quy trình kỹ thuật Tăng cường sự ủng hộ của hệ thống chính quyền các câp Điều phối liên ngành với các cơ quan trong nước và quốc tế Nâng cao năng lực cho cán bộ thú y và y tế Tăng tỷ lệ tiêm phòng trên tổng đàn chó để bảo vệ người và chó khỏi bệnh dại Chiến dịch truyền thông trọng điểm và sâu rộng Các ca tử vong ở người trong các năm 2009 - 2015 Từ năm 2011, Trung tâm Kiểm soát Khẩn cấp các Bệnh Lây truyền từ Động vật xuyên Biên giới (ECTAD), FAO Việt Nam đã xây dựng dự án phòng chống bệnh dại hỗ trợ cho chương trình quốc gia kiểm soát bệnh dại 2011-2015. Dự án đã kết nối các tổ chức kỹ thuật và chính trị nhằm tăng cường hoạt động phòng chống và kiểm soát tập trung vào các lĩnh vực sau: Kiểm soát hiệu quả bệnh dại đòi hỏi nỗ lực điều phối giữa các bên liên quan chủ chốt. Tuy nhiên những nỗ lực này hiện chưa đồng nhất mặc dù bệnh dại là một trong năm bệnh ưu tiên theo thông tư liên tịch 16/2013/TTLT- BYT-BNN&PTNT về hướng dẫn phối hợp và phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do hai Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng ban hành. Trung tâm ECTAD thuộc FAO Việt Nam cùng với các cơ quanchính phủ Việt Nam, tổ chức các sự kiện, hội thảo liên ngành kết nối các bên liên quan chủ chốt như y tế, giáo dục, công an, truyền thông đại chúng để phòng, chống bệnh dại. ECTAD phối hợp với tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) tối ưu hóa Điều phối với các tổ chức quốc tế và cơ quan chính phủ các nguồn hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các hoạt động liên quan tới bệnh dại tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch loại trừ bệnh dại tới năm 2020 của khối ASEAN. Theo đề nghị từ phía chính phủ, ECATD đã đóng góp tích cực hình thành kế hoạch này, đây là tài liệu cơ sở để các nước trong khu vực phát triển chiến lược quốc gia của mình. Cũng trên cơ sở này, ECTAD hỗ trợ Bộ Nông Nghiệp và PTNN, Bộ Y tế xây dựng Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh dại dựa trên bằng chứng giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng Phương pháp Tiếp cận Bậc thang để Loại trừ Bệnh dại (gọi tắt là SARE), phương pháp giúp phân định tốt hơn quá trình quản lí nguy cơ bệnh dại từ những giai đoạn ban đầu và đặt nền móng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Cục Thú Y, ngành y tế và ECTAD cùng hợp tác tổ chức một loạt các hội nghị chính sách tại địa phương, tăng cường sự quan tâm của Uỷ Ban Nhân dân các cấp hỗ trợ đơn vị y tế và thú y, tăng tỷ lệ tiêm phòng tổng đàn chó và điều trị dự phòng cho người. Hội nghị chính sách kêu gọi bổ sung nguồn tài chính để kiểm soát bệnh dại tại các vùng có nguy cơ cao, đầu tư năng lực ngành và cải thiện phối hợp giữa các bên liên quan. Kể từ năm 2012, ECTAD hợp tác với WHO, Bộ Y tế và Bộ Nông Nghiệp và PPTN đồng tổ chức ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại (WRD) nhằm tăng cường sự ủng hộ của chính quyền. Lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các ban ngành trong nước và UBND các tỉnh tham gia tổ chức Kết nối và Tăng cường sự ủng hộ của Uỷ Ban Nhân dân các cấp sự kiện hàng năm này, bày tỏ cam kết và kêu gọi sự hợp tác đa ngành hiệu quả hơn. Ngày WRD cũng huy động các tổ chức cộng đồng tham gia, nâng cao nhận thức cho người nuôi chó và đưa thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Một chuyến tham quan học tập mô hình phòng chống bệnh dại hiệu quả tại Idonesia được tổ chức với sự tham dự của đại diện Cục Thú Y, Cục Y tế Dự phòng, lãnh đạo Sở Y tế, Sở NN và PPTN, Chi cục Thú y. Các đại biểu cùng tìm hiểu về thành công của chương trình kiểm soát bệnh dại liên ngành do FAO Indonesia hỗ trợ. Sau chuyến đi các đại biểu đã điều chỉnh kế hoạch phòng chống bệnh dại cấp tỉnh bổ sung kinh nghiệm và bài học của nước bạn. Xây dựng quy định và quy trình hướng dẫn kĩ thuật (SOP) ECTAD hỗ trợ chính phủ xác định và tìm giải pháp cho các vấn đề chính sách qua việc xây dựng các hướng dẫn và quy trình chuẩn (gọi tắt là SOP). Các hướng dẫn về giám sát và điều tra ổ dịch và Quy trình về phối hợp liên ngành để phòng, chống và đáp ứng nhanh là những cẩm nang cho các cán bộ hai ngành y tế và thú y. Các hội thảo tham vấn được tổ chức đảm bảo tính thực tế và khả thi của các hướng dẫn này khi áp dụng tại địa phương. © F A O / Ki J un g M in Tăng cường năng lực cho cán bộ y tế và thú y Tăng cường năng lực cho hệ thống phòng thí nghiệm cấp quốc gia và cấp vùng người có rất nhiều kinh nghiệm liên quan tới kiểm soát bệnh dại tại đảo Bali. Chương trình TOT bao gồm cả phần lí thuyết về các chiến lược phòng chống bệnh, các kĩ năng thực địa bao gồm tiêm phòng, bảo quản vắc xin và bắt chó. Một đội bắt chó chuyên nghiệp từ Indonesia đã hướng dẫn và trình diễn cách bắt Nhằm hỗ trợ vấn đề về quản lí và tiêm phòng cho đàn chó, ECTAD đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam gây dựng một đội ngũ giảng viên nòng cốt bao gồm các chuyên gia y tế và thú y. Các cán bộ này tham gia vào chương trình Đào tạo Giảng viên (TOT) do nhóm chuyên gia cao cấp của FAO Indonesia thực hiện– những chó an toàn và hiệu quả. Các cán bộ y tế và thú y sau đó đã tiếp tục hướng dẫn cho cán bộ cấp huyện và xã. Đây là chương trình tập huấn phòng chống bệnh dại theo tinh thần Một sức khỏe (OH) đầu tiên tại Việt Nam, kết nối cán bộ y tế và thú y từ cấp Trung ương, vùng, tỉnh, huyện và xã xuyên suốt chương trình đào tạo cả phần lí thuyết và thực hành. Chương trình đào tạo này không chỉ giúp cải hiện kĩ năng mà còn tăng cường mối quan hệ thông tin liên lạc giữa các ngành, gây dựng sự tin tưởng giữa các bên tham gia thông qua phương pháp tiếp cận OH. Phòng thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong giám sát và điều tra bệnh dại, tuy nhiên hệ thống thú y tại Việt Nam chỉ có vài phòng thí nghiệm có thể thực hiện thí nghiệm dại do thiếu đội ngũ chuyên môn đủ năng lực, thiếu trang thiết bị cũng những các điều kiện an toàn sinh học. Chính phủ Việt Nam quyết tâm nâng cấp hệ thống, mua trang thiết bị mới và đề nghị FAO hỗ trợ kĩ thuật. Theo phương pháp tiếp cận OH, ECTAD đã hỗ trợ tập huấn cho các nhân viên xét nghiệm chủ chốt của hệ thống phòng thí nghiệm thú y trung ương và vùng. Một Quy trình chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dại được xây dựng. Chương trình tập huấn cũng góp phần tăng cường mối liên kết giữa các phòng thí nghiệm y tế và thú y, cải thiện việc chia sẻ dữ liệu dịch tễ và kết quả xét nghiệm. Bệnh dại không may bị coi là nguy cơ thấp và ít được quan tâm bởi nhóm dân số dễ bị tổn thương – những người phần lớn sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tại Việt Nam, bao gồm nhóm dân tộc thiểu số, trẻ em, hộ nuôi chó ở vùng nông thôn và thậm chí cả các thầy lang, thầy thuốc y học dân tộc. Tuy nhiên, những người này có rất ít điều kiện tiếp cận tới các nguồn lực và dịch vụ như thông tin, giáo dục, vắc xin và chăm sóc y tế. Khoảng 30% các ca tử vong vì bệnh dại là trẻ em (Báo cáo NIHE, 2015), và hầu hết các gia đình tại nông thôn nuôi chó để giữ nhà hay để có thêm thu nhập, tuy vậy họ không nghĩ rằng tiêm phòng cho chó là rất quan trọng để phòng lây nhiễm bệnh dại. Báo cáo cho thấy số người bị chó cắn, tới các thầy lang để điều trị bằng thuốc nam chiếm tỷ lệ đáng chú ý, họ không tới các trung tâm y tế dự phòng để tư vấn và tiêm phòng. Tuy nhiên vai trò của các thầy lang trong các kế hoạch phòng chống bệnh dại đã và đang bị lãng quên. Để góp phần giải quyết vấn đề này, ECTAD và Cục Thú Y đã xây dựng và triển khai các sáng kiến truyền thông cộng đồng Các chiến lược truyền thông tập trung vào việc cải thiện nhận sức và thay đổi hành vi nguy cơ cho nhóm dân số có nguy cơ cao. bằng tiếng dân tộc. Trong năm 2014 và 2015, có hơn 160 sự kiện truyền thông được thực hiện với sự tham gia của cả ngành giáo dục tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại Phú Thọ và Thái Nguyên, liên kết hơn 18 000 học sinh, giáo viên và phụ huynh – các hộ có nuôi chó. Hoạt động truyền thông này khích lệ và tin tưởng rằng trẻ em sẽ có thêm kiến thức và chia sẻ với người thân, bạn bè và cộng đồng. Các hội thảo truyền thông với các trưởng bản người dân tộc và các thầy lang không chỉ cung cấp thông tin về tiêm phòng cho chó và người, rửa vết thương đúng cách mà còn khuyến khích họ trở thành những truyền thông viên. Với phương pháp OH, ECTAD và Cục Thú Y tin tưởng rằng các thầy lang và trưởng bản cũng sẽ góp phần đáng kể trong việc xóa bỏ bệnh dại khi họ được tin tưởng và tham gia. Những sáng kiến truyền thông này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hai UBND tỉnh vùng dự án. © FA O / N guyen Thuy H ang © FAO, 2016 - I5576Vi/1/04.16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa_i5576o_8841.pdf