Dường như niềm tin của nhà đầu tư đã phục hồi sau tuần giao
dịch thứ 5 thành công liên tiếp. Chứng khoán thế giới thời gian tới
hứa hẹn sẽ xuất hiện những phiên giao dịch đầy kịch tính khi các
tập đoàn lớn của Mỹ công bố kết quả kinh doanh
Tuần qua, kinh tế thế giới tiếp tục phát đi cả những tín hiệu tích
cực lẫn tiêu cực. Dường như cuộc khủng hoảng toàn cầu vẫn
chưa được kiểm soát nhưng đã bắt đầu được chặn lại nhờ sự nỗ
lực của các quốc gia.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Niềm tin thị trường chứng khoán thế giới phục hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Niềm tin thị trường chứng
khoán thế giới phục hồi
Dường như niềm tin của nhà đầu tư đã phục hồi sau tuần giao
dịch thứ 5 thành công liên tiếp. Chứng khoán thế giới thời gian tới
hứa hẹn sẽ xuất hiện những phiên giao dịch đầy kịch tính khi các
tập đoàn lớn của Mỹ công bố kết quả kinh doanh
Tuần qua, kinh tế thế giới tiếp tục phát đi cả những tín hiệu tích
cực lẫn tiêu cực. Dường như cuộc khủng hoảng toàn cầu vẫn
chưa được kiểm soát nhưng đã bắt đầu được chặn lại nhờ sự nỗ
lực của các quốc gia.
Kinh tế Mỹ: Chưa thoát khỏi bóng đen khủng hoảng
Mặc dù kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại vào cuối
năm nay, nhưng các chuyên gia cảnh báo nước này sẽ đối mặt
với nguy cơ suy thoái tiếp lần thứ hai và khả năng đồng USD suy
yếu dẫn tới lạm phát tăng mạnh.
Có đến 742.000 người bị
mất việc làm ở khu vực
kinh tế tư nhân (Ảnh
Gershon/Getty)
Gần đây nhất, việc FED tiếp tục cắt giảm lãi suất và mua hàng tỉ
USD nợ của Chính phủ có thể sẽ để lại những hậu quả không
mong muốn.
Nếu phục hồi quá nhanh, nền kinh tế Mỹ rất có thể sẽ rơi vào
nguy cơ suy thoái kép, giống hệt những gì diễn ra vào năm 1980-
1982, khi giá tiêu dùng tăng cao, trong khi USD mất giá và CSTT
được nới lỏng.
Trong khi đó, hàng loạt chính sách và biện pháp mạnh mẽ mà
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama vừa thông qua vẫn
chưa phát huy tác dụng và chưa đủ để xua tan những đám mây
mù của kinh tế Mỹ.
Báo cáo của Công ty ADP Employer Services công bố hôm 1/4
cho biết, số việc làm bị cắt giảm trong tháng 3/2009 ở khu vực
kinh tế tư nhân của Mỹ đã tăng lên mức 742.000 người, cao hơn
nhiều so với mức dự đoán.
Trong một diễn biến khác, Bộ Thương mại Mỹ cho biết các hoạt
động xây dựng trong tháng 2 cũng đã giảm 0,9%, thấp hơn mức
dự báo giảm 1,5% của các nhà kinh tế.
Liên minh châu Âu: "Bơm" thêm 3 nghìn tỉ Euro
Ngày 8/4, Uỷ ban điều hành EU cho biết, các quốc gia thành viên
EU đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ lĩnh vực tài chính
với tổng cộng khoản tiền 3 nghìn tỉ euro.
Các lãnh đạo châu Âu đã rất nỗ lực trong
việc áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ lĩnh
vực tài chính, nhưng tình hình kinh tế khu
vực này vẫn còn rất u ám (Ảnh:
wordpress.com)
Theo báo cáo, các nước thành viên EU đã chi 2,3 nghìn tỉ euro
cho các kế hoạch đảm bảo tài chính, 300 tỉ euro cho chương trình
tái cấp vốn và 400 tỉ cho các gói giải cứu, tái cơ cấu khác.
Mặc dù đã thực hiện những gói giải pháp trợ giúp liên tiếp như
vậy nhưng tình hình kinh tế các quốc gia thành viên EU vẫn còn
rất u ám. Tại Anh quốc, dường như tình hình suy thoái kinh tế
ngày càng tồi tệ hơn.
Bộ trưởng Tài chính Anh cho biết tình hình tại nước này hiện xấu
hơn nhiều so với dự đoán của chính phủ và kinh tế Anh khó có
thể hồi phục ít nhất cho tới cuối năm 2009.
Ông này cho rằng kinh tế Anh sẽ sụt giảm 3% trong năm 2009,
tức là cao hơn 3 lần so với mức được đưa ra trong báo cáo dự
thảo ngân sách của Chính phủ hồi tháng 11/08.
Nhật Bản: Gói kích cầu khổng lồ
Hôm 9/4, Nhật Bản tiết lộ gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước
tới nay, trị giá 15.400 tỉ yen (154 tỉ đô la Mỹ), chủ yếu để trợ giá
và giảm thuế. Gói kích cầu lần này tương đương 3,1% GDP và
sẽ đưa tổng giá trị các kế hoạch kích thích kinh tế của Nhật lên
mức 27.000 tỉ yen kể từ khi ông Taro Aso lên làm thủ tướng vào
tháng 9 năm ngoái.
Trong gói kích cầu lần này sẽ có 1.900 tỉ yen dành cho việc duy
trì việc làm và tái huấn luyện nghề nghiệp cho các công nhân bị
mất việc, 3.000 tỉ yen hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp giữa
lúc tín dụng ngân hàng bị đóng băng và 2.000 tỉ yen dành cho các
chương trình cải cách y tế và chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, Nhật
Bản cũng sẽ dành 1.600 tỉ yen cho các công nghệ thân thiện với
môi trường.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế tỏ ra thận trọng vì khoản nợ khổng
lồ của chính phủ Nhật Bản, hiện đã bằng 170% GDP, thuộc loại
cao nhất thế giới.
Trong ngắn hạn, kế hoạch kích cầu này sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đơn giản vì nó quá lớn. Nhưng nó có tạo ra được sự tăng
trưởng bền vững hay không thì tại thời điểm này chưa thể khẳng
định.
TTCK thế giới: Tuần giao dịch thứ 5 thành công
Với tuần giao dịch thứ 5 thành công, dường như niềm tin của nhà
đầu tư đã thực sự phục hồi.
Trên thị trường phố Wall, mặc dù khởi đầu tuần mới với một
phiên điều chỉnh giảm nhưng sang đến ngày 9/4, chứng khoán
Mỹ đã có một phiên tăng điểm mạnh mẽ. Khu vực ngân hàng dẫn
đầu đà tăng điểm nhờ thông tin hỗ trợ đến từ Wells - Fargo- ngân
hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ.
Ngân hàng này đã “gây sốc” đối với Phố Wall khi đưa ra dự báo
lợi nhuận của họ trong quý 1/2009 ước đạt 3 tỷ USD, tương
đương 55 cent/cổ phiếu.
Sau khi thông tin này được loan báo, cổ phiếu KBW khối ngân
hàng tăng vọt 10,5%, còn cổ phiếu Wells Fargo (NYSE-WFC) lên
26,2% trong phiên buổi sáng. Thông tin này đã tạo nên sự hứng
khởi đối với nhiều nhà đầu tư, đồng thời khiến nỗi lo về khối ngân
hàng khiến thị trường Mỹ có phiên giảm điểm đầu tuần phần nào
được giải tỏa.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/4, cổ phiếu WFC tăng 31,7%,
chốt ở mức 19,61 USD/cổ phiếu. Tín hiệu lạc quan từ Wells
Fargo đã tạo nên làn sóng gom mua cổ phiếu khối tài chính, đặc
biệt là cổ phiếu khối ngân hàng.
Nhiều nhà đầu tư đã tăng mạnh lượng mua cổ phiếu khối ngân
hàng với hy vọng việc trích lập dự phòng của khối này sẽ ít hơn,
nên mức lợi nhuận sẽ có nhiều bất ngờ.
Chỉ số KBW khối ngân hàng đã tăng 20,1% và duy trì tuần tăng
điểm thứ năm liên tiếp, trong đó, cổ phiếu JP Morgan tiến thêm
19,4%, cổ phiếu Citigroup lên 12,59%, cổ phiếu Bank of America
tăng 35,27%, cổ phiếu Morgan Stanley lên 11,72%...
Với phiên tăng điểm này, chứng khoán Mỹ đã duy trì tuần tăng
điểm thứ năm liên tiếp. Trong đó, chỉ số Dow Jones tăng 0,82%,
chỉ số S&P 500 lên 1,67% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 1,89%. So
với đầu năm, chỉ số Dow Jones hạ 7,9%, chỉ số S&P 500 mất
5,17% và chỉ số Nasdaq tăng cao hơn 4,79%.
Diễn biến ba chỉ số chứng khoán Mỹ
trong tuần - Nguồn: G Finance
Đà tăng điểm trên phố Wall tạo sức bật mạnh mẽ khiến thị trường
chứng khoán Châu Âu và Châu Á tiếp tục duy trì đà tăng điểm
trong tuần qua. Trên thị trường Châu Âu, đà tăng điểm của khối
ngân hàng cũng là lực đẩy mạnh nhất cho châu lục này.
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0.45%,
chốt ở mức 3.983,71. Chỉ số DAX của Đức tăng 1.44%, chốt ở
mức 4.491,12. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.19%, chốt ở mức
2.974,18.
Chứng khoán Châu Á cũng tiếp tục đà tăng điểm nhờ thông tin hỗ
trợ từ khối ngân hàng. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương
kết thúc tuần giao dịch đóng cửa ở mức 87,91 điểm - mức cao
nhất kể từ ngày 12/1/2009. Đây cũng là tuần tăng điểm thứ năm
liên tiếp của chỉ số này.
Trong tuần tới, các đại gia ngân hàng như JPMorgan, Citigroup,
Goldman Sachs sẽ công bố kết quả kinh doanh và sẽ là nhân tố
quan trọng tác động tới biến động trên thị trường phố Wall tuần
tới.
Dù thị trường tăng điểm mạnh trong tuần qua, nhưng những cảnh
báo về sự sụt giảm nghiêm trọng về lợi nhuận của nhiều tập đoàn
- điển hình là những cảnh báo về sự suy giảm lợi nhuận của tập
đoàn năng lượng Chevron, tập đoàn Boeing... sẽ có thể kéo
chứng khoán Mỹ đi xuống trong tuần tới.
Chứng khoán Mỹ trong thời gian tới hứa hẹn sẽ xuất hiện những
phiên giao dịch đầy kịch tính khi các tập đoàn công bố kết quả
kinh doanh.
Thị trường vàng: chuỗi giảm giá tuần thứ ba liên tiếp
Trên thế giới, vàng dường như không còn là kênh giao dịch
hấp dẫn các nhà đầu tư nữa trước sự phục hồi mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán toàn cầu. Khởi đầu tuần qua, giá vàng có
hai phiên liên tiếp sụt giá mạnh.
Mặc dù sau đó đã cắt được đà sụt giảm này nhưng do giá vàng
chỉ dao động trong biên độ hẹp- khoảng 30 USD/oz- trong suốt cả
tuần, nên trong tuần qua nhìn chung các giao dịch trên thị trường
vàng khá trầm lắng.
Xu hướng chủ đạo chỉ là những phiên mua bán chốt lãi nhanh
của nhà đầu tư, do đó cũng không thể tạo hiệu ứng tích cực đẩy
giá vàng đi lên.
Đúng như dự báo, tuần vừa qua, giá vàng đã xuyên thủng mốc
900 USD/oz. Trong tuần, giá vàng giao ngay thị trường thế giới
giảm 14,6 USD/oz (1,6%), chốt ở 880,2 USD/oz tại New York; giá
vàng giao kỳ hạn tháng 6 mất 14 USD/oz (1,6%), chốt ở 883.3
USD/oz. Như vậy, đây là những mức giá thấp nhất trên thị trường
vàng thế giới trong vòng khoảng 2 tháng rưỡi trở lại đây.
Sự lạc quan trên thị trường chứng khoán thế giới và niềm tin về
khả năng sớm phục hồi của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục là nguồn
áp lực lớn nhất đối với giá vàng.
Tuy nhiên, vẫn có cơ sở để tin vào sự phục hồi trở lại của giá
vàng, vì những mối lo lạm phát có thể sớm gia tăng trở lại sau khi
những số tiền khổng lồ được cam kết giải ngân để cứu kinh tế thế
giới.
Giá vàng có khả năng biến động mạnh hơn trong tuần tới, khi kết
quả kinh doanh quý I của các ngân hàng lớn nhất của Mỹ như
JPMorgan Chase, Citigroup và Goldman Sachs được công bố.
Nếu những kết quả kinh doanh đưa ra không mấy khả quan rất
có thể tuần tới giá vàng sẽ lấy lại được đà phục hồi sau một thời
gian khá dài sụt giảm.
Thị trường dầu: Tiếp tục đà biến động tăng giảm liên tục
Trên thị trường dầu thô, đảo chiều liên tục dường như đã trở
thành xu thế chính trên thị trường “vàng đen” thời gian qua. Trong
bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái đang được kỳ vọng sớm
sẽ phục hồi, giá dầu đang tỏ ra hết sức nhạy cảm trước tình hình
cung-cầu.
Trong tuần, giá dầu có hai phiên đầu tuần giảm giá và hai phiên
cuối tuần lên giá. Giá dầu lên xuống trong tuần chịu tác động chủ
yếu từ sự lên xuống trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng trước báo cáo của Bộ Năng lượng
Mỹ về tình hình xăng dầu nước này và thông tin Nhật Bản có thể
sắp tung ra một gói kích thích kinh tế mới trị giá 15.400 tỷ yên.
Chốt phiên giao dịch cuối cùng trong tuần tại Sở Giao dịch hàng
hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 đạt
mức 52,24 USD/thùng.
Dự báo tuẩn tới giá dầu thô sẽ tiếp tục xu hướng biến động giằng
co như vậy, kết thúc tuần tới giá dầu sẽ có thể dao động quanh
mức 55 USD/thùng.
Thị trường ngoại hối: USD đã phục hồi so với một số loại ngoại tệ
chủ chốt khác
Trong tuần qua, USD đã phục hồi mạnh so với các đồng tiền chủ
chốt khác. Một số phiên đi xuống của thị trường chứng khoán
trong tuần qua cộng với lo ngại bất ổn lại dấy lên, khiến sức hấp
dẫn của trái phiếu kho bạc Mỹ- một kênh đầu tư được xem là siêu
an toàn- gia tăng, kéo giá USD tăng. Tỷ giá giao dịch chốt phiên
cuối cùng của tuần ở mức hơn 1,31 USD tương đương 1 Euro.
Với những diễn biến hiện nay của nền kinh tế Mỹ, nhiều khả năng
trong tuần tới, USD sẽ tiếp tục đà tăng giá nhẹ so với các đồng
tiền chủ chốt khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- niem_tin_thi_truong_chung_khoan_the_gioi_phuc_hoi.pdf