Mô hình nhượng quyền kinh doanh thương
hiệu (franchising) không còn xa lạ với giới kinh doanh
VN,hiện nay đã có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền của các
thương hiệu lớn tại Việt Nam cũng như nhiều thương hiệu
Việt đã vươn rộng qua xứ người thông qua mô hình này.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhượng quyền kinh doanh độc đáo và ưu việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhượng quyền kinh doanh độc đáo và
ưu việt
Mô hình nhượng quyền kinh doanh thương
hiệu (franchising) không còn xa lạ với giới kinh doanh
VN,hiện nay đã có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền của các
thương hiệu lớn tại Việt Nam cũng như nhiều thương hiệu
Việt đã vươn rộng qua xứ người thông qua mô hình này.
Bài viết sau nhằm cung cấp một số định nghĩa toàn diện và chi
tiết liên quan đến franchise nhằm giúp các doanh nghiệp định
hướng lựa chọn mô hình franchise và kênh tiếp thị phù hợp &
hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của mình.
Các loại hình nhượng quyền
Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản
ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng
quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee):
1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full
business format franchise)
Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất
trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và
cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung
hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn
nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc
Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển
nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn
hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn
& hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng
quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front
fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh
số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các
khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua
trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do
mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …
2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-
business format franchise)
Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình
nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo”
hơn, bao gồm các trường hợp sau:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution
franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci,
chuỗi cà phê Trung Nguyên;
- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị
(marketing franchise) như Coca Cola;
- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark
license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương
hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á;
nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp)
để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối;
nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney
trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng…
- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên
hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở
các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service)
loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young,
Grant Thornton...
Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này,
bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch
vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên
nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc
bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định
mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao
phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà
phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart.
Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành
ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho
bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu
mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh
sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang
Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi
mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản
thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm.
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management
franchise)
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách
sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ
trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc
chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công
thức kinh doanh.
4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới
dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở
Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng
quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham
gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức
mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường,
bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng
sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp
mình.
Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí
phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường – xét về độ lớn
& tốc độ. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược
franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký
kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị
franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn
quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực
(area development) hay đại diện franchise (representative
franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định
hướng xuất khẩu.
Đối với các công ty trong nước, franchise là lãnh vực còn mới và
chưa được nhiều công ty hiểu biết sâu sắc và áp dụng mô hình
franchise này một cách toàn diện & thành công vào thực tế kinh
doanh của doanh nghiệp, ngoài trừ vài trường hợp hiếm hoi như
Phở 24. Mặt khác, do những hạn chế về công tác quản trị thương
hiệu & cả sức mạnh thương hiệu, công tác quản trị & kiểm soát
hệ thống được tiêu chuẩn hóa mọi quy trình và tác vụ, các doanh
nghiệp chủ yếu đang áp dụng mô hình franchise không toàn diện,
đặc biệt theo phương thức nhượng quyền phân phối sản
phẩm/dịch vụ như thegioididong, Foci, Cà phê Trung Nguyên...
Trên thế giới người ta sử dụng nhiều từ ngữ đẹp đẽ nhất để ca
ngợi giá trị của franchise như “phát minh vĩ đại nhất của chế độ
tư bản phương tây”, “cách mạng hóa hoạt động phân phối hàng
hóa và dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực ngành hàng và ở hầu
hết các nước” và được đánh giá là “khái niệm & mô hình tiếp thị
thành công nhất trong tất cả các khái niệm & mô hình đã từng
phát minh”. Về góc nhìn tiếp thị, franchise có quan hệ & ý nghĩa
như thế nào đối với việc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp và
hiệu quả nhất cho doanh nghiệp?
Quan hệ giữa franchise & tiếp thị theo kênh (channel
marketing)
Khi xây dựng mô hình tiếp thị và bán hàng, các doanh nghiệp sẽ
cân nhắc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp nhất với doanh
nghiệp của mình. Thiết kế tiếp thị theo kênh (channel marketing)
là công việc quan trọng thuộc về chiến lược tiếp thị mà các doanh
nghiệp trong nước chưa quen thuộc và thành thạo như các tập
đoàn đa quốc gia đang tiếp tục xâm nhập một cách bài bản vào
thị trường Việt Nam.
Có một số cách thức khác nhau liên quan đến lựa chọn kênh tiếp
thị riêng rẽ và kể cả kết hợp các kênh với nhau. Doanh nghiệp có
thể lựa chọn chỉ định các nhà bán lẻ (retailer hay dealer), tổ chức
hệ thống đại lý (agent), chỉ định nhà phân phối/bán sỉ
(distributor/wholesaler), tiếp thị trực tiếp (direct marketing) theo
kiểu cá nhân hóa tiếp thị hoặc lựa chọn mô hình franchise. Doanh
nghiệp có sản phẩm hay dịch vụ có thể sử dụng bất cứ cách nào
trong những kênh tiếp thị này khi hợp tác với bên thứ ba để phân
phối sản phẩm hay dịch vụ. Quyết định này phụ thuộc vào ngành
nghề kinh doanh, chiến lược tiếp thị và năng lực quản lý của từng
doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cân nhắc thêm 3 yếu tố quan trọng
khi lựa chọn kênh tiếp thị, bao gồm mức độ kiểm soát hệ thống,
chi phí & độ bao phủ thị trường.
Hình thức buôn bán lẻ (dealership hay retailer) thường dùng để
chỉ những người buôn bán nhỏ được giao quyền kinh doanh (có
thể để bán lại hay bán lẻ) một sản phẩm đặc thù nào đấy của các
doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh nhỏ. Thông thường,
người buôn bán lẻ không bị doanh nghiệp này ràng buộc phải
kinh doanh trên cơ sở “độc quyền” sản phẩm hay khu vực bán
hàng nào đó. Đa số họ là các các cửa hàng với khách hàng là
người tiêu dùng cuối cùng (end-user).
Ví dụ, các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, tạo hoá, thực
phẩm. Một đặc điểm quan trọng là các loại hình bán lẻ và cả hệ
thống đại lý thường hoạt động theo mô hình quản lý kinh doanh
lỏng lẻo (loose business format) và thiếu những ràng buộc chặt
chẽ về quản lý, tính nhất quán về thương hiệu. Doanh nghiệp
không quy định rõ ràng quy trình kinh doanh (ngoại trừ các kỹ
thuật, quy định và điều kiện liên quan đến việc kinh doanh các
sản phẩm của họ), hệ thống bản sắc thương hiệu (thể hiện qua
trang trí nội/ngoại thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…), tính đồng
nhất & hiệu quả cho toàn hệ thống gặp nhiều hạn chế. Doanh
nghiệp cung cấp mức hỗ trợ hạn chế, thường chủ yếu những gì
liên quan đến bản thân sản phẩm & dịch vụ liên quan như giao
hàng, bảo hành, đổi hàng…
Hình thức phân phối (distributorship) thường liên quan đến quyền
được trao để bán một sản phẩm hay dịch vụ trong một giới hạn
địa lý nào đó. Khách hàng của họ (customer) chính là các nhà
bán sỉ, nhà bán lẻ hoặc thậm chí nhà phân phối nhỏ hơn. Nhà
phân phối không buộc phải kinh doanh “độc quyền” các sản phẩm
của doanh nghiệp (do đó, sự trung thành không được bảo đảm),
trừ trường hợp hợp tác phân phối độc quyền. Nhà phân phối có
thể sử dụng cửa hàng showroom để trưng bày sản phẩm thay vì
các cửa hàng bán hàng như nhà bán lẻ. Nhà phân phối thường
được chọn căn cứ trên sức mạnh và độ rộng của mạng lưới phân
phối.
Tương tự hình thức đại lý hay nhà bán lẻ, nhà phân phối thường
không nhận được nhiều những hoạt động hỗ trợ từ công ty chính,
ngoại trừ các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh bản thân
sản phẩm như cung cấp tài liệu quảng cáo catalogue, huấn luyện
sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật (như hệ thống thông tin), trong khi đó
còn hạn chế nhiều về tính đồng nhất trong quản lý hệ thống bản
sắc thương hiệu.
Franchise thì “độc đáo” hơn nhiều bởi vì nó đòi hỏi sự nhất quán
trong cách thể hiện bản sắc thương hiệu và hiệu quả hoạt động
của hệ thống ngoài việc tập trung kinh doanh các sản phẩm và
dịch vụ của bên nhượng quyền. Thông thường, việc nhượng
quyền được trao độc quyền cho bên nhận quyền trong phạm vi
địa lý nào đó. Bên nhận quyền cũng được yêu cầu chỉ kinh doanh
sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Thỏa thuận
nhượng quyền thường dài hạn hơn (5 đến 20 năm hay hơn nữa),
so với hình thức đại lý và phân phối (có thể ký lại từng năm, hoặc
3 đến 5 năm tùy vào khả năng thỏa thuận). Thỏa thuận nhượng
quyền cũng chi tiết hơn. Bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ
trợ liên tục bên nhận quyền thiết lập & vận hành kinh doanh. Bên
nhượng quyền phải tuyệt đối tuân thủ các ràng buộc, quy định,
chính sách và hệ thống của bên nhượng quyền (được quy định
rất chi tiết trong cẩm nang hoạt động & hệ thống kiểm soát hệ
thống). Đổi lại, bên nhượng quyền nhận được các khoản phí cho
các hoạt động hỗ trợ từ bên nhận quyền (khác với hình thức đại
lý hay phân phối, có thể không có khoản phí đó).
Căn cứ vào phân tích trên, quan hệ nhượng quyền đương nhiên
chặt chẽ và kỹ lưỡng hơn hình thức đại lý và phân phối. Các mô
hình kinh doanh “lòng lẻo” như phân tích trên đây thường được
các công ty trong nước áp dụng phù hợp với mục đích chủ yếu là
gia tăng doanh thu, độ bao phủ & thị phần nhanh chóng trong
điều kiện khả năng về vốn, quản lý kênh tiếp thị & bán hàng còn
hạn chế. Điều lưu ý là bên cạnh gia tăng doanh thu trong ngắn
hạn, các doanh nghiệp về lâu dài cần hoàn thiện hơn hệ thống
quản lý tiếp thị - bán hàng, gìn giữ và phát triển hình ảnh & giá trị
thương hiệu, chăm sóc & quan hệ chặt chẽ với hệ thống các nhà
bán lẻ & nhà phân phối để đảm bảo việc kinh doanh có cơ hội
phát triển lớn hơn, bền vững & lâu dài hơn.
Nhìn xa hơn, tất cả các chiến lược tiếp thị theo kênh như trên sẽ
ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, đáp ứng các nhu
cầu kinh doanh các sản phẩm & triết lý kinh doanh khác nhau của
doanh nghiệp. Franchise sẽ phổ biến & phù hợp đối với doanh
nghiệp nào mong muốn xây dựng hệ thống bản sắc thương hiệu
và hệ thống quản trị & kiểm soát kinh doanh chặt chẽ. Các hình
thức đại lý, nhà bán lẻ hay nhà phân phối sẽ phù hợp & phổ biến
với các chủ sở hữu mong muốn xâm nhập hay và dành thị phần
nhanh chóng với sản phẩm có giá trị thấp với định hướng chính
họ là người bán sản phẩm (như hàng tiêu dùng nhanh FMCG).
Từ góc nhìn của bên nhận quyền, tham gia vào một hệ thống
franchise đã được thiết lập sẵn & đã được kiểm chứng tính hiệu
quả trong thực tế tất nhiên sẽ giúp họ nhanh chóng làm chủ một
cửa hàng/đơn vị kinh doanh với xác xuât thành công cao hơn là
tự họ thiết lập mô hình kinh doanh cho mình. Hơn nữa, họ sẽ có
cơ hội rút ngắn thời gian học hỏi bí quyết & kinh nghiệm kinh
doanh thậm chí ngay cả khi họ chưa có kinh nghiệm kinh doanh
trước đây.
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ từ năm 1974 đến
2002, trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp thất bại trong lĩnh
vực franchise, trong khi con số tương ứng ở các doanh nghiệp
không nhượng quyền là 30-65%. Ngoài ra, bên nhận quyền sẽ
tận dụng được lợi thế có được nhờ quy mô toàn hệ thống như
giảm chi phí tiếp thị, khuyến mãi, giảm giá đầu vào nguyên vật
liệu…
Bài viết này được thực hiện bởi nhóm công ty tư vấn FT-
Pathfinder Consuting Group, bao gồm hai công ty tư vấn the
Pathfinder (Vietnam) & FT Consulting (Singapore).
FT Consulting hiện là một trong những công ty tư vấn lớn nhất
Châu Á chuyên về franchise với kinh nghiệm tư vấn thực tiễn hơn
150 hệ thống franchise thuộc hơn 40 ngành nghề với các khách
hàng lớn như HP, Siemens, Telekom Malaysia, KPMG, NTUC…
FT Consulting đồng thời điều hành trực tiếp một chuỗi cửa hàng
cà phê với gần 50 cửa hàng tại 9 quốc gia ở Châu Á.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhuong_quyen_kinh_doanh_doc_dao_va_uu_viet_3266.pdf