Thực tế đã ghi nhận có không ít học sinh cấp 3 ở Việt Nam chưa xác định rõ ngành học và
trường mình sẽ dự thi trong khi việc chọn ngành và trường đại học là rất quan trọng, quyết
định đến tương lai của các em. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố then
chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông
(THPT). Nhóm đã đưa ra 4 yếu tố bao gồm: yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt động
truyền thông của trường; yếu tố tư vấn từ những người xung quanh; yếu tố đặc điểm nhà
trường và yếu tố đặc điểm bản thân học sinh. Đồng thời, nhóm đã đề xuất một số kiến nghị
nhằm giúp đỡ gia đ nh, nhà trường, và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằm
định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh THPT lựa chọn
trường một cách tốt nhất có thể.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1441
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Lê Trần Thanh Nam, Vũ Ngọc Gia Bảo, Đ n Thị Bình,
Đỗ Thị Ly, Nguyễn Phương Nam
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Huỳnh Diệu Ngân
TÓM TẮT
Thực tế đã ghi nhận có không ít học sinh cấp 3 ở Việt Nam chưa xác định rõ ngành học và
trường mình sẽ dự thi trong khi việc chọn ngành và trường đại học là rất quan trọng, quyết
định đến tương lai của các em. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố then
chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông
(THPT). Nhóm đã đưa ra 4 yếu tố bao gồm: yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt động
truyền thông của trường; yếu tố tư vấn từ những người xung quanh; yếu tố đặc điểm nhà
trường và yếu tố đặc điểm bản thân học sinh. Đồng thời, nhóm đã đề xuất một số kiến nghị
nhằm giúp đỡ gia đ nh, nhà trường, và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằm
định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh THPT lựa chọn
trường một cách tốt nhất có thể.
Từ khóa: yếu tố, ảnh hưởng, quyết định chọn trường, chọn trường đại học, học sinh THPT.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề chọn trường đại học không còn là của riêng học sinh hay phụ huynh, mà là
mối quan tâm của cả Bộ Giáo dục và các đơn vị đào tạo. Mỗi năm có khoảng 1 triệu thí sinh
tham gia tuyển sinh đại học và cao đẳng nhưng chỉ có khoảng 60% trong số đó trúng tuyển.
Điều này vô hình chung đã tạo sức ép nặng nề cho các thí sinh trong các cuộc thi tuyển sinh
đại học hằng năm. Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ D&ĐT), tính đến năm
2018, Việt Nam có tổng số 235 trường đại học, trong đó có 170 trường công lập và 65
trường ngoài công lập, số lượng trường công gấp gần 3 lần trường ngoài công lập. Không
những gia tăng về số lượng các trường đại học, cao đẳng, mà các trường còn ngày càng đa
ngành nghề và kể cả hình thức tuyển sinh như tuyển thẳng, xét tuyển học bạ hay xét điểm
thi tốt nghiệp THPT khiến mức độ cạnh tranh giữa các trường rất cao, gây khó khăn cho
người học trong việc lựa chọn. Bên cạnh đó, theo số liệu từ cổng thông tin điện tử Quốc hội
Việt Nam, trong gần 5 triệu người có trình độ đại học trở lên trong độ tuổi lao động (15-60),
thì có 183 ngàn người thất nghiệp (quý II/2017) chiếm tỷ lệ 3,63%. Và theo số liệu khảo sát
từ 500 doanh nghiệp của Nhân Việt Group (Tư vấn đào tạo nguồn nhân lực) thì có đến 94%
trường hợp sinh viên mới ra trường, khi được nhận vào làm cần phải đào tạo lại từ đầu để
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là kết quả đáng lo ngại của việc học tập không định
1442
hướng đến từ các bạn trẻ ngày nay. Những câu hỏi lớn được đặt ra là học sinh đã chọn
ngành của mình như thế nào? Và họ dựa vào những tiêu chí nào để chọn trường đại học
cho mình? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mục tiêu của đề tài nghiên cứu này sẽ xác định
các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh THPT. Từ
đó, giúp các bạn học sinh THPT có cái nhìn tổng quát và định hướng đúng đắn trong việc
lựa chọn ngành nghề cũng như trường đại học. Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp các trường
đại học hiểu rõ về xu thế hiện nay, nhu cầu hiện tại của học sinh để kịp thời đưa ra các biện
pháp, chính sách phù hợp để thu hút học sinh.
2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.1 Yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt động truyền thông của ường
Quảng bá là cách nhà trường xây dựng hình ảnh để giới thiệu về mình, đem hình ảnh của
mình đến với nhiều người, đặc biệt là những người có nhu cầu biết về trường như học sinh
THPT hay phụ huynh học sinh. Quảng bá hình ảnh là một việc làm cần thiết, phần nào rút
ngắn thời gian tư vấn tuyển sinh do có thể truyền tải nội dung đến nhiều người cùng một lúc.
Học sinh THPT có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về trường, môi trường học tập, chất lượng
giáo dục, điều kiện cần và đủ thông qua những hoạt động truyền thông mà các trường đại
học thường sử dụng như trang web, fanpage trường, tờ rơi, tập gấp, các hoạt động tuyển
sinh trực tuyến, tổ chức tư vấn tuyển sinh,v.v. Bên cạnh những trường đã làm tốt công tác
quảng bá hình ảnh thì cũng không ít trường chưa đánh giá cao tầm quan trọng của truyền
thông, dẫn đến việc quảng bá tuyển sinh không hiệu quả. Đó chính là lý do không thu hút
được các học sinh quan tâm đến và mãi vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu hàng năm.
Ngoài ra, hình ảnh của trường còn được cải thiện và nâng tầm chất lượng và nâng cao uy
tín thông qua việc giới thiệu học bổng, học bổng du học, quảng cáo thông qua tạp chí, TV
hoặc các hoạt động tư vấn tuyển sinh để kéo sự chú ý của học sinh và gia đ nh. Các tạp chí,
báo chí, tờ rơi, thông tin trên trang web sẽ là một yếu tố giúp cho học sinh nắm bắt thông tin
cần thiết, chất lượng thông tin trên các trang thông tin của trường sẽ là thứ hỗ trợ không nhỏ
trong quyết định chọn trường của học sinh. Thông tin cụ thể, rõ ràng, trang web bắt mắt, học
bổng hấp dẫn sẽ giúp cho việc thu hút, gây hứng thú và tiếp cận nhanh và chủ động đến các
học sinh THPT có nhu cầu. Yếu tố này cũng đã được thống nhất trong nghiên cứu của
Chapman khi ông cho rằng, yếu tố quảng bá hình ảnh có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự
lựa chọn trường đại học của học sinh THPT (Trần Văn Quí, 2009).
Bên cạnh việc quảng bá bằng hình ảnh và phim ảnh, việc tham quan trực tiếp trường học
hay các buổi giới thiệu về trường cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Các em học sinh cũng như phụ huynh có thể trải nghiệm thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị
kỹ thuật, không gian bên ngoài, bên trong của trường, từ đó, dễ dàng đưa ra so sánh, đánh
giá nhận xét.
2.2 Yếu tố ư vấn từ những người xung quanh
Việc chọn trường đại học là một trong những quyết định ảnh hưởng đến tương lai, vì nó
không đơn giản là trường mà nó còn là cái nghề. Trường học không chỉ đào tạo kiến thức
mà còn truyền lửa đam mê, kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tất cả những thứ là một sinh viên
sau khi tốt nghiệp cần thể hiện trước mắt nhà tuyển dụng. Do đó, việc tham khảo ý kiến từ
những người có kinh nghiệm là một phương pháp vô cùng hữu ích mà trên thực tế, nhiều
1443
người đã và đang sử dụng. Chính những tư vấn, lời góp ý của những người thân, bạn bè
xung quanh về thông tin các trường đại học giúp cho học sinh tự chủ, ý thức được về việc
chọn trường đại học, giúp cho học sinh THPT chọn được trường phù hợp đúng theo nguyện
vọng, điều kiện của bản thân và đáp ứng được sự mong đợi của học sinh về trường đại học
đó. Học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự khuyên nhủ, tư vấn của bạn bè và gia đ nh chính
họ. Sự ảnh hưởng của những người xung quanh đến học sinh có thể thể hiện theo hướng: Ý
kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể là như thế nào, họ cũng
có thể khuyên trực tiếp về nơi học sinh nên tham gia học, người tư vấn cho bạn lời khuyên
là bạn thân, thì chính nơi bạn thân tham gia cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
(Trần Văn Quí, 2009).
Cha m và thầy cô luôn tạo cho bản thân học sinh sự tin tưởng, do đó, ý kiến của họ luôn
được đánh giá cao đối với học sinh. Ngoài ra, các anh chị là người hiểu rõ và truyền kinh
nghiệm, cũng sẽ tác động phần nào đến quyết định chọn trường của các bạn THPT. Không
những thế, ở lứa tuổi vị thành niên, các em có xu hướng sẽ chọn theo đám đ ng, nên quan
điểm và hướng đi của bạn bè cũng là một khía cạnh để các bạn học sinh làm nền tảng lựa
chọn cho bản thân.
2.3 Yếu tố đặc điểm nhà ường
Sự ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách con người nói chung đã được
các nhà giáo dục quan tâm từ lâu. Và yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần
quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố
môi trường thực tế đã kích thích con người hoạt động năng động và sáng tạo hơn. Các yếu
tố cố định của trường đại học bao gồm: vị trí, học phí, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm, k túc
xá, v.v. Có thể thấy rằng với một chi phí thấp, vị trí địa lý gần trường đại học là một kích
thích uan trọng ảnh hưởng đến uyết định của học sinh trong việc lựa chọn m i trường học
cho m nh. Và đặc biệt hơn học sinh có xu hướng chọn trường đại học dựa trên cơ hội việc
làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Thị trường lao động thay đổi liên tục, do đó,
việc nắm bắt xu hướng là điều tất yếu. Khi bước vào đại học, học sinh đặt ra kỳ vọng về
nghề nghiệp trong tương lai với một c ng việc ph hợp. Khi chọn một trường đại học, học
sinh cũng quan tâm đến cơ hội việc làm của sinh viên trường đó thông qua tỷ lệ tuyển dụng
dành cho sinh viên tốt nghiệp. Do đó, đặc điểm nhà trường là một yếu tố dự báo có ảnh
hưởng rất lớn đến uyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.
2.4 Yếu tố đặc điểm bản thân học sinh
Học sinh THPT là lứa tuổi với nhiều dự định và ước mơ. Hơn thế nữa, chọn trường là chọn
cả tương lai, chọn ngành nghề sẽ gắn bó với mình sau này. Do đó, học sinh cũng có xu
hướng vẽ ra tương lai của mình bắt đầu bằng việc chọn ngành và chọn trường để học đại
học. Các em mong muốn đạt nguyện vọng được học tập những ngành nghề mà bản thân
học sinh thích thú và cho rằng m nh sẽ thành c ng trong tương lai. Nguyện vọng được học
chuyên ngành theo sở thích cá nhân và kế hoạch nghê nghiệp tương lai là yếu tố uan trọng
để các em có cái nh n tổng uát hơn khi lựa chọn trường học cho m nh.
Nhưng để muốn mình thành công hơn thì phải nhận thức năng lực cá nhân. Khi bạn nhận
thức được khả năng của bản thân có thể học tốt một ngành đào tạo cụ thể nào đó theo sở
trường của m nh th chắc chắn các bạn sẽ đăng k dự thi vào các trường có ngành đào tạo
1444
này. Sự lựa chọn ngành học ph hợp với bản thân đóng một vai trò uan trọng trong uyết
định chọn trường đại học của học sinh.
Và cuối c ng, kết uả học tập của các bạn là yếu tố có lẽ ảnh hưởng lớn nhất đến uyết
định chọn trường đại học. Phải chọn ng i trường ph hợp với số điểm của bạn và chính ng i
trường đó phải có ngành đào tạo mà bạn thích. V thực tế, các bạn thường có xu hướng
chọn những trường có điểm chuẩn đầu vào đủ với năng lực của m nh. ết uả học tập ở
trường THPT là dấu hiệu giúp cho học sinh thấy được khả năng vào đại học của m nh và từ
đó uyết định lựa chọn trường ph hợp.
3 CÁC ĐỀ XUẤT
Việc chọn trường đại học là một nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn đối với học sinh
THPT. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các trường ngày một cao nên việc tuyển sinh cũng
gây ra sức ép không hề nhỏ đối với các trường đại học. Do đó, nhóm đã đề xuất một số
giải pháp như sau:
Thứ nhất, nhà trường cần phải quảng bá tên tuổi mình bằng các chiến dịch tuyển sinh khác
nhau vào mọi đối tượng học sinh, tăng mức độ phủ sóng của trường không chỉ ngoài đời
thật mà còn trên không gian mạng như mạng xã hội, trang web của trường. Ngoài ra, nâng
cao khả năng hỗ trợ học sinh với những thắc mắc của học sinh về nhà trường sẽ giúp tạo
dựng hình ảnh của nhà trường trở nên chuyên nghiệp, thân thiện. Về phía học sinh, các bạn
cần phải tìm hiểu kĩ về các trường đại học, và so sánh những thông tin thu thập để lựa chọn
trường đại học nào phù hợp với tiêu chí bản thân đứa ra. Tuy nhiên, thông tin quảng bá của
các trường đại học thường mang tính chủ quan, do đó, học sinh cần xem xét một cách toàn
diện kết hợp với các hình thức tìm hiểu khác.
Thứ hai, nếu học sinh lựa chọn một ngôi trường với chỉ những thông tin thu thập được từ
trên mạng hay từ nhà trường thì vẫn là một thiếu sót. Vì thế, học sinh cần điều tra, tìm hiểu
từ những người xung quanh, như giáo viên, bạn bè, người thân, những người thực sự có
kinh nghiệm trong việc chọn trường để cho bạn có những tư vấn chất lượng và kịp thời. Hiện
nay, có nhiều hội, nhóm, cộng đồng sinh viên các trường trên các mạng xã hội. Học sinh cần
tiếp cận thực tế sinh viên đến từ trường mình muốn theo học, họ sẽ đưa ra một cái nhìn tổng
quan và thực tế về các trường.
Thứ ba, đặc điểm nhà trường là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn trường mà bất kỳ
học sinh nào cũng cần phải xem xét. Học sinh nên cân nhắc về việc lựa chọn trường đại học
gần nơi ở hiện tại của mình, giúp cho việc đi lại trở nên thuận tiện. Bên cạnh đó, cũng cần
phải lựa chọn tuyến đường hợp lý dựa trên nơi ở để tránh các vấn đề có thể dễ phát sinh
như đường đi dài, đường khó đi, tắc nghẽn giờ cao điểm, v.v. Học sinh cần phải lựa chọn
chương trình học phù hợp với nhu cầu hiện tại của xã hội, những ngành đang phát triển
cũng như các ngành có triển vọng trong tương lai để đảm bảo kịp thời cho nhu cầu liên tục
và nhanh chóng của xã hội. Học sinh cũng nên tham khảo sự lựa chọn trường đại học của
học sinh các năm trước để có cái nhìn tốt hơn về hình ảnh và mức độ uy tín về các trường,
từ đó đưa ra quyết định về việc lựa chọn cho mình. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải chú
ý về cơ sở hạ tầng, vật chất của từng trường để giúp cho việc học tập và làm việc trở nên
thuận tiện, tránh việc chọn trường không đảm bảo các điều kiện phù hợp cho việc học của
bản thân. Học sinh khi chọn trường cần phải quan tâm đến chi phí học của các trường đại
học, chú ý đến thu nhập của cá nhân hay của gia đ nh để có thể đảm bảo chi trả học phí
1445
trong từng học kỳ, tránh biến việc đóng tiền học phí tác động tiêu cực đến giờ giấc và tinh
thần học tập. Việc này cũng đảm bảo cho chi phí học tập phải tương xứng với cơ sở vật chất
mà mình có thể tiếp cận.
Thứ tư, ngoài việc quan tâm đến đặc điểm nhà trường, học sinh cần nghiên cứu về các
chính sác của trường mà mình mong muốn. Học bổng, hỗ trợ người nghèo hay dân tộc thiểu
số là những chính sách mà học sinh phải quan tâm khi lựa chọn trường, giúp phần nào giảm
gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đ nh. Ngoài ra, liên kết với các công ty hay doanh
nghiệp cũng là một trong số các chính sách của nhà trường có ích cho sinh viên, là một yếu
tố cạnh tranh mà nhiều trường đang áp dụng hiện nay. Họ đều thường lựa chọn các trường
có uy tín, chất lượng để hợp tác về việc tuyển dụng nhân sự. Do đó, cần phải lựa chọn
trường cẩn thận nhằm có được đầu ra phù hợp với ngành nghề lựa chọn, cũng như hạn chế
tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của học sinh.
Thứ ăm, mỗi người học sinh cần tìm hiểu sâu hơn về bản thân mình như sở thích, đam mê,
ước muốn, ngành nghề mà mình thích để giúp bản thân có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về
mình cũng như trong việc chọn trường. Không nên lựa chọn trường mà mình không phù hợp
với đam mê sẽ gây ra hậu quả lâu dài.Trong quá trình tìm hiểu cá nhân cũng cần phải liệt kê
ra những năng lực, phẩm chất, khả năng mà mình đang sở hữu, những lợi thế mà chúng ta
thực sự tự tin nhằm nghiên cứu các ngành nghề phù hợp với năng lực của mỗi học sinh và
các trường phù hợp với ngành nghề đó. Hãy thực sự chọn lựa trường với khả năng học tập
tương đồng với năng lực học tập của bạn.
4 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thời đại mới, khi xu thế thay đổi không ngừng, cạnh tranh giữa các trường
cũng như giữa học sinh với nhau ngày càng gay gắt. Nghiên cứu đã phản ánh được các yếu
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam,
bao gồm: yếu tố tiếp cận quảng bá hình ảnh, hoạt động truyền thông của trường đại học,
yếu tố tư vấn từ những người xung quanh, đặc điểm nhà trường và đặc điểm từ bản thân
học sinh. Thông qua việc xác định nhu cầu của bản thân học sinh, nhà trường cần đưa ra
những biện pháp quảng bá cũng như những chính sách phù hợp. Về phía học sinh, cần tìm
hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau từ phía nhà trường cũng như những người xung
quanh, từ đó chọn trường đại học phù hợp với đặc điểm bản thân cũng như ngành nghề mà
mình đam mê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx, truy cập ngày
22/04/2021.
[2] Cổng thông tin điện tử Quốc hội. truy cập ngày
26/04/2021.
[3] Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh Phổ thông trung học, Trường đại học Bách Khoa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_to_tac_dong_den_viec_lua_chon_truong_dai_hoc_cua_h.pdf