Những yếu tố không thực trong "giá trị thực" của cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về "giá trị thực" của cổ phiếu

trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất

với nhau "giá trị thực" được tính như thế nào. Vậy "giá trị thực" là

gì?

Vấn đề "giá trị thực" và "giá trị ảo" của cổ phiếu (CP) đã được các

chuyên gia phân tích đề cập khá nhiều và đồng thời cũng là câu

hỏi mà tất cả công chúng đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, phần

lớn "giá trị thực" đều dựa trên những thông tin thiếu chính xác và

khó có thể coi là "thực". Có nhiều nhà đầu tư nói về "giá trị thực"

của CP mà không biết rõ lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh

và tài chính của công ty phát hành CP ra sao, triển vọng tăng

trưởng thế nào. Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về "giá trị

thực" trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và

thống nhất với nhau "giá trị thực" được tính như thế nào. Vậy "giá

trị thực" là gì?

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những yếu tố không thực trong "giá trị thực" của cổ phiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những yếu tố không thực trong "giá trị thực" của cổ phiếu Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về "giá trị thực" của cổ phiếu trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất với nhau "giá trị thực" được tính như thế nào. Vậy "giá trị thực" là gì? Vấn đề "giá trị thực" và "giá trị ảo" của cổ phiếu (CP) đã được các chuyên gia phân tích đề cập khá nhiều và đồng thời cũng là câu hỏi mà tất cả công chúng đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn "giá trị thực" đều dựa trên những thông tin thiếu chính xác và khó có thể coi là "thực". Có nhiều nhà đầu tư nói về "giá trị thực" của CP mà không biết rõ lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh và tài chính của công ty phát hành CP ra sao, triển vọng tăng trưởng thế nào... Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về "giá trị thực" trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất với nhau "giá trị thực" được tính như thế nào. Vậy "giá trị thực" là gì? Với phương pháp DCF (định giá CP thông qua chiết khấu luồng thu nhập), sử dụng Po (giá trị tài sản ròng vào thời điểm niêm yết) và E (lợi nhuận ước tính của doanh nghiệp trong 5 năm) để tính giá trị thực. Tuy nhiên, liệu kết quả có "thực" không khi: - Giá trị tài sản ròng hoàn toàn dựa trên giá trị sổ sách, không có liên hệ nhiều với giá trị thị trường của những tài sản này tại thời điểm niêm yết và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chính sách kế toán được áp dụng trước đó. - Lợi nhuận trong tương lai chỉ là ước tính dựa trên giá định của từng cá nhân. - Giá trị sinh lợi của doanh nghiệp từ sau năm thứ 5 hoàn toàn bị "quên" và không được tính vào giá trị "thực", trong khi phần giá trị này là không nhỏ trong toàn bộ giá trị nội tại của một doanh nghiệp... Với phương pháp sử dụng hệ số P/E cũng nảy sinh một số vấn đề: - Liệu E (lợi nhuận trên mỗi CP của doanh nghiệp) có phản ánh đúng lợi nhuận "thực" không hay còn chịu ảnh hưởng của các chính sách kế toán được áp dụng? - Nên sử dụng E của năm tài chính trước, của 12 tháng kinh doanh gần nhất hay của năm tài chính hiện thời? - Liệu hệ số so sánh có phản ánh đúng giá trị "thực" của toàn ngành hay toàn thị trường mà doanh nghiệp hoạt động? - Liệu hệ số P/E có cần điều chỉnh so với thực tế của doanh nghiệp hay không? Một điểm cần lưu ý nữa là việc sử dụng thuật ngữ "giá trị thực" của CP là chưa chuẩn xác bởi cụm từ "Intrinsic value" mà các nhà chuyên môn sử dụng trong trường hợp này có nghĩa đúng hơn là "giá trị nội tại". Thuật ngữ "giá trị thực" có thể sử dụng lẫn lộn với "giá trị nội tại" khi nói đến các công cụ tài chính đơn giản và xác định như trái phiếu, tín phiếu... nhưng lại không được phép lẫn lộn khi đề cập đến công cụ tài chính là CP. "Giá trị nội tại" của một công ty được định nghĩa là giá trị chiết khấu của luồng tiền mà công ty đó có thể đem lại trong tương lai. Tuy nhiên để tính giá trị này hoàn toàn không đơn giản. Chỉ có thể ước tính giá trị này trên cơ sở những thông tin và giả định hiện có, bên cạnh đó phải điều chỉnh ước tính này ngay khi những thông tin và giả định này thay đổi. Hai người với cùng có những thông tin như nhau khó tránh khỏi việc đưa ra những giá trị ước tính khác nhau. Vì vậy việc khẳng định giá chứng khoán đã "vượt quá giá trị thực" và kỳ vọng các nhà đầu tư khác cũng thừa nhận kết luận này là một ý tưởng hết sức chủ quan. Đã đến lúc cần thay đổi cách sử dụng thuật ngữ "giá trị thực" và thay vào đó là một thuật ngữ mang tính chuyên môn hơn - "giá trị nội tại" có lẽ là một thuật ngữ thích hợp. Bản thân thuật ngữ này sẽ nhắc nhở cho tất cả các nhà đầu tư, các nhà chuyên môn và các nhà quản lý rằng: nhận định về giá trị một doanh nghiệp luôn mang tính chủ quan, nhận định này sẽ được đánh giá và thưởng phạt xứng đáng thông qua một thị trường hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của các nhà quản lý, nơi mà người mua và người bán sẽ là những người quyết định giá của hàng hóa họ đang mua bán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_yeu_to_khong_thuc_trong.pdf
Tài liệu liên quan