Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở khảo sát những nhân tố: thu nhập, trình độ, giá mua, hệ
thống phân phối, nhận thức, chất lượng, thương hiệu có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn
thực phẩm tươi sống an toàn. Tiến hành thực hiện khảo sát trên 150 người tiêu dùng ở Tp.HCM
thông qua bảng câu hỏi. Kết quả sau khi ước lượng bằng phần mềm Eviews cho thấy hai yếu tố
có tác động mạnh nhất đến việc chọn thực phẩm tươi sống an toàn là TRÌNH ĐỘ (62.97%) và
THƯƠNG HIỆU (52.42%), tiếp theo là các yếu tố như GIÁ MUA (44.63%), PHÂN PHỐI
(19.27%), THU NHẬP (10.87%).
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
292
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN THỰC PHẨM
TƯƠI SỐNG AN TOÀN PHẠM VI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*Nguyễn Hoàng Yến; **Lê Cẩm Nhung; ***Bùi Thị Diễm Trinh
Trường Đại học Mở TP.HCM
Email: *yen@ou.edu.vn;**nhung@ou.edu.vn;***trinh@ou.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở khảo sát những nhân tố: thu nhập, trình độ, giá mua, hệ
thống phân phối, nhận thức, chất lượng, thương hiệu có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn
thực phẩm tươi sống an toàn. Tiến hành thực hiện khảo sát trên 150 người tiêu dùng ở Tp.HCM
thông qua bảng câu hỏi. Kết quả sau khi ước lượng bằng phần mềm Eviews cho thấy hai yếu tố
có tác động mạnh nhất đến việc chọn thực phẩm tươi sống an toàn là TRÌNH ĐỘ (62.97%) và
THƯƠNG HIỆU (52.42%), tiếp theo là các yếu tố như GIÁ MUA (44.63%), PHÂN PHỐI
(19.27%), THU NHẬP (10.87%).
Từ khóa: thực phẩm tươi sống an toàn, thịt, cá, rau, tươi sạch, thực phẩm bẩn.
TỔNG QUAN
Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mọi gia
đình. Thực phẩm tươi sống cung cấp các chất dinh dư�ng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của con người. Bao gồm các loại thực phẩm chưa qua chế biến như: thịt, trứng, cá, thủy hải sản,
rau củ, quả tươi và các thực phẩm khác đã qua chế biến. Thực tế cho thấy có rất nhiều các yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng: giá cả, chất lượng, hệ
thống phân phối, thương hiệu, thông tin bất cân xứng, thu nhập,
Ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phẩm (Elbeck, 2008).
Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự
đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi mua thực tế của khách hàng (Howard
và Sheth, 1967). Thêm vào đó dựa vào một số học thuyết, ý định mua được xem là cơ sở để dự
đoán cầu trong tương lai (Warshaw, 1980; Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975).
Cung cầu là một khái niệm phổ biến trong kinh tế, xã hội học và được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập trong công trình nghiên cứu của mình. Khái niệm cung-cầu được sử dụng để giải thích thực
trạng của cơ chế thị trường. Lý thuyết cung-cầu chỉ ra rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến lượng
cung, cầu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các yếu tố thuộc về khách hàng, thuộc về nhà cung
cấp và cả cơ chế thị trường. David Begg (1991), S.Pindkyck và L.Rubinfied (2000) cũng như
nhiều nhà kinh tế học khác chỉ ra rằng lượng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi
giá cả, giá của hàng thay thế, hàng bổ trợ, thu nhập, thương hiệu, sở thích, nhận thích của người
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
293
tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa còn bị ảnh hưởng bởi
hệ thống phân phối và thông tin bất cân xứng (Jansen, 2002).
Có rất nhiều mô hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn như
mô hình nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010) nhằm để chỉ ra và phân tích nhận
thức của người tiêu dùng tiềm năng tại Việt Nam đối với thực phẩm an toàn bằng cách sử dụng
phương pháp suy diễn từ nguyên nhân thông qua nghiên cứu khảo sát. Kết quả được tìm thấy như
sau: độ tuổi có ảnh hưởng đến tiềm năng mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tiềm năng
Việt Nam, nhận thức về sức khỏe và an toàn cũng vậy. Giới tính không ảnh hưởng đến tiềm năng
mua. Tuy nhiên, người tiêu dùng nữ coi trọng giá trị dinh dư�ng hơn. Sự quan tâm đến môi
trường không ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Người Việt Nam không nhạy cảm
với giá thực phẩm an toàn vì họ xem trọng chất lượng hơn. Đây là một nghiên cứu có giá trị tuy
nhiên còn thiếu nghiên cứu định tính và chỉ nghiên cứu tập trung vào một số biến nhân khẩu. Đối
tượng nghiên cứu cũng giới hạn trong khách hàng tiềm năng đó là những người chưa mua thực
phẩm an toàn.
Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005) được thực hiện ở Phần Lan với mục
đích kiểm định việc áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch trong bối cảnh mua thực phẩm an
toàn bằng cách xem xét mối quan hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe, thái độ đối với thực phẩm
an toàn, chuẩn mực chủ quan, nhân thức về giá bán và nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm đến ý
định mua thực phẩm an toàn từ đó ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên mua thực phẩm an toàn.
Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng ý định mua thực phẩm an toàn có thể được dự đoán bằng
thái độ của người tiêu dùng với thực phẩm an toàn. Và thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm
này lại phụ thuộc vào chuẩn mực chủ quan của mỗi người. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy
sự quan tâm đến sức khỏe tới thái độ cũng như sự ảnh hưởng của nhân thức về giá bán và nhận
thức về sự sẵn có của sản phẩm đến ý định mua thực phẩm an toàn.
Nghiên cứu của Victoria Kulikovski và Manjola Agolli (2010) đo lường ảnh hưởng của một số
nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại Hy Lạp. Nghiên cứu đã thực
hiện bằng phương pháp định lượng với mẫu là 190 người tại Hy Lạp. Các nhân tố được nghiên
cứu là sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng, nhân thức về giá trị, sự quan tâm đến
an toàn thực phẩm, sự quan tâm đến đạo đức, giá bán và sự tin tưởng vào nhãn hiệu. Kết quả
nghiên cứu đã tìm ra rằng ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Hy Lạp bị ảnh
hưởng chính bởi các nhân tố sự nhân thức về chất lượng, sự quan tâm đến an toàn thực phẩm và
nhận thức về giá trị. Thực phẩm an toàn được cho là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng quan
tâm đến an toàn thực phẩm và chất lượng. Hạn chế của nghiên cứu là mẫu được lựa chọn ở một
địa điểm là thành phố Thessaloniki của Hy Lạp. Mẫu này chủ yếu được chọn là những người đã
thường xuyên mua thực phẩm an toàn (68%). Như vậy ảnh hưởng của những nhân tố này có thể
không được rõ nét nữa do bị ảnh hưởng bởi thói quan mua hàng.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
294
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả
Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời cho những câu hỏi mang tính định
tính. Từ những dữ liệu đã thu thập, tiến hành tổng hợp, mô tả thực trạng của các yếu tố: thông tin
bất cân xứng, thị hiếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn TPTSAT của người tiêu dùng.
Khảo sát và phân tích định lượng bằng cách xây dựng mô hình
Nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đến đối tượng
nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện. Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa và xử lí để đưa ra kết
quả nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews.
Đánh giá độ giá trị thang đo: Phương pháp hồi qui tuyến tính được dùng để kiểm định sự thay
đổi của biến phụ thuộc (việc tiêu dùng TPTSAT) theo sự thay đổi của các biến độc lập (Giá cả,
chất lượng, thương hiệu, hệ thống phân phối, thông tin bất cân xứng và các biến thuộc về nhân
khẩu học).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng A: Thống kê về việc lựa chọn TPTS ở TP.HCM
Trong thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu dựa vào khảo sát để làm rõ một số vấn đề sau:
Bảng 1 : việc sản xuất và tiêu thụ TPTSAT sẽ làm cho chi phí của nó
Cao hơn TPTS bình
thường
Bằng TPTS bình thường Không biết vì không
tìm hiểu
Số người lựa chọn 109 16 25
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu
Để thực phẩm tươi sống được sạch sẽ từ khâu kiểm tra nguyên liệu thực phẩm tươi sống an
toàn đến tay người tiêu dùng thì quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, bắt buộc đảm bảo
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
295
không nhiễm bẩn và buộc phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ theo quy định. Vì
thế, có 109 người lựa chọn việc sản xuất và tiêu thụ TPTSAT sẽ làm cho chi phí của nó cao
hơn TPTS bình thường. Còn lại 16 người lựa chọn bằng TPTS bình thường. Số còn lại là 25
người không biết vì không tìm hiểu.
Bảng 2: người tiêu dùng nghĩ về giá bán của TPTSAT như thế nào?
Cao Trung bình Chấp nhận được
Số người 75 35 40
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu
Khâu kiểm tra đầu vào tại nơi quy trình sản xuất và tiêu thụ TPTSAT vô cùng chặt chẽ. Vì vậy,
sẽ làm giá thành của nó cao hơn các loại TPTS ở các khu chợ truyền thống. Quả vậy, kết quả
thống kê cho thấy có đến 75 người cho rằng điều này đúng.
Bảng 3: Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát quan điểm của người tiêu dùng về các loại TPTS mang
nhãn hiệu an toàn ở các siêu thị, hệ thống bán lẻ uy tín?
Chất lượng tốt Không tin là chất lượng tốt
Số người lựa chọn 72 88
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu
Ngày 8/2/2015 Phóng viên Pháp Luật TPHCM đã theo đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực
phẩm Tết Ất Mùi đến kiểm tra một số siêu thị ở Hà Nội. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện nhiều
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
296
sai phạm liên quan đến nhãn mác, nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Tại siêu thị Vinmart Royal
City (Thanh Xuân), đoàn kiểm tra ATTP đã phát hiện 13 loại rau bán tại siêu thị không có nhãn
mác. Siêu thị không giải trình được nguồn gốc rau được siêu thị cho là sạch. Đặc biệt, đoàn
kiểm tra đã phát hiện 12 kg đùi gà không đủ tiêu chuẩn, thịt trâu, bò chưa có dấu hiệu kiểm dịch
thú y. Tại thời điểm kiểm tra, siêu thị chưa xuất trình hợp đồng mua bán thực phẩm với nhà cung
cấp. Đoàn đã tịch thu toàn bộ các lô hàng trên để chờ xử lý.
Vì thế, những thông tin này khiến người tiêu dùng hoang mang, họ không tin TPTS mang nhãn
hiệu an toàn ở các siêu thị, hệ thống bán lẻ là uy tín trong 150 người có 88 người và số còn lại tin
tưởng vào TPTS ở các siêu thị, hệ thống bán lẻ uy tín.
Bảng 4: Nhóm khảo sát khi mua TPTS của người tiêu dùng?
Luôn chọn những
nơi bán TPAT
Mua ở chỗ nào
thuận tiện
Mua ở chỗ nào
giá rẻ
Không tin vào người bán hàng nên mua
ở đâu giá rẻ và nhìn thấy tươi ngon
61 39 32 18
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu
Nhiều người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm ngoài đường bằng cách vào các siêu thị, vì
họ tin rằng hàng siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Tại TP.HCM có rất
nhiều các siêu thị, hệ thống bán lẻ uy tín như Co.op Mart, Vinmart, Mega Market, Big C cung
cấp các loại thực phẩm tươi sống và rau sạch để phục vụ đến người tiêu dùng. Có 61 người trong
150 người lựa chon luôn mua TPTSAT ở các siêu thị, 39 người mua ở chỗ nào thuận tiện vì họ
không muốn mất quá nhiều thời gian để đi mua TP miễn là chỗ nào có thể cung cấp những loại
thực phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Có 32 người lựa chọn mua TPTS ở chỗ có giá rẻ và còn lại
18 người không tin vào người bán hàng nên mua ở đâu giá rẻ và nhìn thấy tươi ngon.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
297
Bảng B: Kết quả hồi quy
Variable Hệ số ước lượng(B) Mức ý nghĩa Exp(B) Tác động biên
T – ĐỘ
T – NHẬP
GIAMUA
PPHOI
N – THUC
C– LUONG
T – HIEU
2.602981
0.449324
1.845038
2.958507
-1.251830
0.418649
3.959330
0,0003
0,0961
0,0013
0,0131
0,3536
0,6728
0,0134
13,50393
1,567252
6,32834
19,26918
0,285981
1,519907
52,42219
0,629661
0,108691
0,446315
Biến giả
Biến giả
Nguồn tin: Kết quả chạy
Hai biến N_THUC và C_LUONG không có ý nghĩa về mặt thống kê vì mức ý nghĩa của nó lớn
hơn 0.1.
Như vậy, dựa vào kết quả hồi quy, mô hình có Pi =0,41. Kết quả hồi quy được giải thích như sau:
Ảnh hưởng của trình độ: Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa trình độ của
người tiêu dùng và xác suất chọn TPS. Cụ thể, hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê; nếu
trình độ của người tiêu dùng nâng lên 1 bậc thì xác suất chọn TPS sẽ tăng 62.97%.
Ảnh hưởng của thu nhập: Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa thu nhập bình
quân hộ gia đình và xác suất chọn TPS. Cụ thể, hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê; nếu thu
nhập bình quân hộ gia đình tăng thêm 1 triệu thì xác suất chọn TPS sẽ tăng 10.87%.
Ảnh hưởng của giá mua: Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa giá mua và xác
suất chọn TPS. Cụ thể, hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê; nếu giá mua tăng thêm 1 bậc thì
xác suất chọn TPS của người tiêu dùng ở TP.HCM sẽ tăng 44.63%.
Ảnh hưởng của phân phối: Hệ thống phân phối có vai trò quan trọng trong việc quyết định lựa
chọn TPS của người tiêu dùng. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa hệ thống
phân phối và xác suất chọn TPS. Nếu hệ thống phân phối của cửa hàng TPS là thuận tiện thì xác
suất chọn TPS của người tiêu dùng sẽ tăng 19.27%.
Ảnh hưởng của thương hiệu: Thương hiệu là 1 trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết
định lựa chọn TPS của người tiêu dùng. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa
thương hiệu và xác suất chọn TPS. Nếu người tiêu dùng Tp.HCM tin vào thương hiệu thì xác suất
chọn TPS của họ sẽ tăng 52.42%.
KẾT LUẬN
Dựa vào bảng thống kê mô tả và kết quả hồi quy đã được trình bày có 4 biến ảnh hưởng đến việc
lựa chọn TPTSAT như trình độ, thu nhập, giá mua, phân phối, thương hiệu. Khi trình độ và thu
nhập của người tiêu dùng tăng lên họ sẽ có xu hướng lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn hơn
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
298
và khi người tiêu dùng tin vào thương hiệu họ sẽ chọn thực phẩm tươi sống an toàn cao hơn mức
bình thường. Tuy nhiên việc tin tưởng vào chất lượng cũng như nhận thức sản phẩm tươi sống an
toàn của người tiêu dùng chưa được xác định rõ vì thế việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn
không thể xác định thông qua số liệu thống kê (cụ thể hai biến C-LUONG, N-THUC không có ý
nghĩa thống kê theo kết quả chạy)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS. Trần Minh Đạo (2006), “Giáo trình Makerting căn bản” NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
[2] Phạm Thiên Hương (2011), “An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ
đầu mối”, nghiên cứu thuộc dự án hợp tác VECO-IPSARD
[3] Shuchi Rai Bhatt (2010), Impact Analysis of knowledge Practice for Food Safety in Urban
Area of Varanasi, Pakistan Journal of Nutrution.
[4] Olsen, S.O (2003) – Understanding the Relationship Between Age and Seafood –
Consumption: The Mediating of Attitude, Health Involement and Convenience, Food
Quality and Preference, 14, 199 – 209.
FACTORS AFFECTING THE SELECTION OF FOOD SAFETY LIVE
IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
This study was conducted on the basis of factors such as: income, level, purchase price,
distribution system, perception, quality, brand influence on the choice of fresh food live safely.
Conducted a survey of 150 consumers in Ho Chi Minh City through a questionnaire. The results
from the Eviews software analysis show that the two most influential factors in choosing safe and
healthy fresh foods are their level (62.97%) and the brand (52.42%), followed by the such as
purchase price (44.63%), distribution (19.27%), income (10.87%).
Keywords: Fresh food, meat, fish, vegetables, fresh clean, dirty food.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_to_anh_huong_den_viec_lua_chon_thuc_pham_tuoi_song.pdf