There have been many studies that have focused on factors affecting the
skills of professional helpers, but the study on factors that affect the
counseling skills of non-professional helpers has not been discussed. The
article presents the situation of factors affecting school counseling skills of
amateur helpers in Lam Dong province. The results show that sociodemographic factors like background knowledge of school counseling,
work experience, specialized subject, temperament characteristics, are
expected to affect school counseling skills at 57.6%; factors of the school
environment such as knowledge of school leaders about counseling, school
work pressure, policies for amateurs, participation in professional
counseling training courses, and the care and support of school leaders
affecting school counseling skills are forecasted at 44.6%.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tham vấn học đường của người trợ giúp không chuyên tại tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 7-11 ISSN: 2354-0753
7
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG
CỦA NGƯỜI TRỢ GIÚP KHÔNG CHUYÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Vũ Mộng Đóa
Trường Đại học Đà Lạt
Email: doavm@dlu.edu.vn
Article History
Received: 16/8/2020
Accepted: 10/9/2020
Published: 20/10/2020
Keywords
affecting, factors, non -
professonal helpers, school
counseling skills.
ABSTRACT
There have been many studies that have focused on factors affecting the
skills of professional helpers, but the study on factors that affect the
counseling skills of non-professional helpers has not been discussed. The
article presents the situation of factors affecting school counseling skills of
amateur helpers in Lam Dong province. The results show that socio-
demographic factors like background knowledge of school counseling,
work experience, specialized subject, temperament characteristics, are
expected to affect school counseling skills at 57.6%; factors of the school
environment such as knowledge of school leaders about counseling, school
work pressure, policies for amateurs, participation in professional
counseling training courses, and the care and support of school leaders
affecting school counseling skills are forecasted at 44.6%.
1. Mở đầu
Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều trường phổ thông triển khai hoạt động tham vấn tâm lí nhằm đáp ứng cho những
nhu cầu cần được trợ giúp của học sinh. Theo Phạm Thanh Bình (2014), hầu hết học sinh THCS trong mẫu nghiên
cứu đều có nhu cầu tham vấn với nhiều biểu hiện đa dạng ở cả mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Nhu cầu tham vấn
của các em đang ở mức độ cần và rất cần. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT (2017) đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-
BGDĐT ngày 18/12/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông,
trong đó có quy định “cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và
được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lí (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lí học đường
theo chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành)”. Hình thức này bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, đã kịp
thời giúp đỡ học sinh vượt qua một số khó khăn tâm lí mà các em gặp phải dựa trên những kinh nghiệm bản thân
của những giáo viên kiêm nhiệm, song cũng còn tồn tại nhiều những hạn chế như: giáo viên chưa có kiến thức về
tham vấn học đường (TVHĐ), một số nguyên tắc đạo đức chưa phù hợp, đặc biệt là còn thiếu kĩ năng tham vấn cơ
bản. Theo Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2019), thực trạng đội ngũ làm công tác TVHĐ hiện nay ở khu vực phía nam,
có 70,6% đội ngũ cán bộ làm kiêm nhiệm công tác TVHĐ, 29,4% được gọi là giáo viên TVHĐ - những người này
được đào tạo về Tâm lí học, Giáo dục học, Tâm lí giáo dục, Tâm lí học trường học. Đội ngũ làm công tác TVHĐ đa
phần chưa chuyên sâu vì họ được đào tạo từ những chuyên môn khác, nên khi chuyển sang làm tham vấn sẽ gặp phải
không ít khó khăn. Các chương trình bồi dưỡng, đào tạo về tham vấn cần quan tâm đến vấn đề này. Về việc tham
gia các lớp bồi dưỡng về tham vấn tâm lí cho học sinh, kết quả cho thấy, có 84,8% giáo viên được khảo sát chưa
tham gia các lớp bồi dưỡng về kĩ năng tham vấn tâm lí (Nguyễn Thị Trâm Anh và cộng sự, 2019, tr 495).
Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng TVHĐ của người trợ giúp tâm lí đã được các nhà tham
vấn trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Theo Yildirim (2008, tr 603-616), có mối quan hệ giữa các
nguồn hỗ trợ xã hội (người hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè, vợ chồng và gia đình) và sự kiệt sức của nhà TVHĐ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm nghiên cứu sự kiệt sức hay mệt mỏi của nhà TVHĐ thay đổi theo giới tính, tuổi
tác, tình trạng hôn nhân, và thâm niên công việc. Một quan điểm khác cho rằng, nhà TVHĐ chịu sự tác động bởi sự
hỗ trợ của người quản lí. Khi người quản lí hiểu biết, nắm bắt được chương trình tham vấn toàn diện được thực hiện
trong trường học, họ sẽ hỗ trợ cho nhà TVHĐ thực hiện vai trò của mình trong trường học và họ chỉ định những
công việc thuận lợi cho nhà TVHĐ (Lambie & Williamson, 2004, tr 124-131). Đồng thuận với quan điểm này,
Dodson (2009, tr 480-487) cho rằng, những nhà quản lí nhìn nhận người TVHĐ có một vai trò đáng kể trong việc
hợp tác với giáo viên, tham vấn cho học sinh với vấn đề bị kỉ luật, cung cấp cho giáo viên sự hỗ trợ cho việc quản lí
học sinh tốt hơn. Sự mơ hồ và xung đột vai trò cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện tham vấn của người trợ giúp.
Theo Bùi Thị Xuân Mai (2007), các yếu tố tác động đến kĩ năng tham vấn như: sự yêu thích công việc; thâm niên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 7-11 ISSN: 2354-0753
8
công tác và tuổi đời; chuyên môn được đào tạo và nền tảng kiến thức, kĩ năng tham vấn được đào tạo. Hoàng Anh
Phước (2014) chỉ ra có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tham vấn bao gồm: nhóm yếu tố thuộc về chủ thể
nhà tham vấn (bao gồm các yếu tố như: sự say mê, hứng thú với công việc; kinh nghiệm thực tiễn; giá trị, thái độ
đạo đức) và nhóm yếu tố bên ngoài như: nhận thức của cha mẹ học sinh, nhà trường và xã hội về tham vấn; cơ chế
chính sách đối với nhà tham vấn; cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tham vấn.
Phần lớn các nghiên cứu như đã phân tích ở trên chủ yếu tập trung xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng của
những người trợ giúp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về những yếu tố ảnh hướng đến kĩ năng tham vấn
của người trợ giúp không chuyên (NTGKC) vẫn chưa được đề cập. Chính vì vậy, bài báo tập trung tìm hiểu những
yếu tố tác động đến kĩ năng TVHĐ của những NTGKC tại tỉnh Lâm Đồng vì phần lớn họ là những người làm việc
TVHĐ trong các nhà trường hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Khách thể, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 200 NTGKC thuộc 32 trường THCS và THPT tại tỉnh
Lâm Đồng. Về trình độ chuyên môn: Trung cấp: 3 (1,5%), Cao đẳng: 126 (63,0%), Đại học: 71 (35,5%). Về thâm
niên công tác: Dưới 5 năm: 26, (chiếm 13,0%); từ 5 năm đến 10 năm: 74 (chiếm 37,0%); từ 10 năm đến 15 năm: 60
(chiếm 30,%); từ 15 năm đến 20 năm: 34 (chiếm 17,0%); trên 20 năm: 6 (chiếm 3,0%). Về lĩnh vực chuyên môn:
Khoa học tự nhiên: 50 (25%); Khoa học xã hội: 55 (27,5%); Ngoại ngữ: 24 (12,0%); Âm nhạc, kĩ thuật: 23 (11,5%);
Đoàn, Đội: 24 (12%); Thể chất: 24 (12%). Về kinh nghiệm làm công tác TVHĐ: Dưới 3 năm: 50 (25%); từ 3 năm
đến 6 năm: 68 (34,0%); trên 6 năm: 82 (41,0%).
- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng TVHĐ của NTGKC.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Số
liệu thu được từ điều tra bảng hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Kết quả nghiên cứu được tính
toán, xử lí dựa trên phép phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.
2.2. Một số khái niệm cơ bản
- Người trợ giúp không chuyên:
Theo Trần Thị Minh Đức (2011, tr 12-13), “NTGKC là những người không qua đào tạo, huấn luyện chính thức
về các kĩ năng trợ giúp chuyên nghiệp. Sự trợ giúp của họ chỉ xảy ra nhất thời trong mối quan hệ tạm thời với đối
tượng của họ”. Như vậy, sự trợ giúp của người không chuyên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân và thông
qua việc tham gia một số các khóa tập huấn cơ bản về lĩnh vực trợ giúp. Hoạt động trợ giúp này không diễn ra thường
xuyên, liên tục mà có tính nhất thời với đối tượng mà họ trợ giúp.
- Kĩ năng TVHĐ:
Theo Hoàng Anh Phước (2014, tr 38-39), “kĩ năng TVHĐ là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức chuyên môn của
nhà tham vấn vào trợ giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan
hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp, phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp
trong nhà trường”. Tác giả đã chia thành hai nhóm kĩ năng tham vấn: kĩ năng tham vấn cơ bản và kĩ năng tham vấn
chuyên biệt. “Trong các kĩ năng tham vấn nói chung, có một số kĩ năng cơ bản được sử dụng chủ yếu trong các buổi
TVHĐ bao gồm: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hỏi, kĩ năng phản hồi, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng hóa giải im lặng, kĩ
năng thách thức và kĩ năng cung cấp thông tin” (Trần Thị Minh Đức, 2016, tr 81).
- Kĩ năng TVHĐ của NTGKC:
Từ những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Kĩ năng TVHĐ của NTGKC là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức
chuyên môn của TVHĐ vào trợ giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
học tập, quan hệ xã hội, sự phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp.
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng tham vấn của người trợ giúp không chuyên
Việc tìm hiểu yếu tố dự báo tác động đến kĩ năng TVHĐ của NTGKC là cần thiết và đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp đỡ họ nâng cao kĩ năng tham vấn của mình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một số yếu tố
dự báo sự tác động đến kĩ năng TVHĐ theo hai nhóm yếu tố như: yếu tố thuộc về NTGKC bao gồm: nền tảng kiến
thức về TVHĐ, kinh nghiệm làm việc, lĩnh vực chuyên môn, đặc điểm khí chất (kiểu người), trình độ chuyên môn
giảng dạy, thâm niên công tác, hứng thú đối với công việc tham vấn; nhóm yếu tố thuộc về môi trường học đường
bao gồm: sự hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về hoạt động TVHĐ, áp lực công việc tại trường, chế độ và chính
sách của nhà trường dành cho NTGKC, sự tham gia các khóa tập huấn, sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường
đối với hoạt động TVHĐ. Chúng tôi đã tiến hành phân tích theo hai bước: (1) Tìm hiểu sự tác động đến kĩ năng
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 7-11 ISSN: 2354-0753
9
TVHĐ của NTGKC theo từng biến độc lập riêng lẻ nhằm tìm kiếm vai trò nổi trội của từng yếu tố được coi là ảnh
hưởng đến kĩ năng TVHĐ của họ; (2) Xem xét mức dự báo của tổng thể các yếu tố tác động đến kĩ năng TVHĐ của
NTGKC để thấy được khả năng dự báo khi các yếu tố này kết hợp lại với nhau.
2.3.1. Các yếu tố nhân khẩu - xã hội ảnh hưởng đến kĩ năng tham vấn học được của người trợ giúp không chuyên
- Ảnh hưởng độc lập của các yếu tố nhân khẩu - xã hội: Trong phân tích này, kĩ năng TVHĐ của NTGKC được
coi là biến phụ thuộc, các yếu tố nền tảng kiến thức về TVHĐ, kinh nghiệm làm việc, lĩnh vực chuyên môn, đặc
điểm khí chất của NTGKC là biến độc lập. Sau đây là kết quả mà chúng tôi thu được sau khi xử lí dữ liệu (bảng 1):
Bảng 1. Các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến kĩ năng TVHĐ của NTGKC
Các yếu tố ảnh hưởng Beta T P R2 F VIF
Nền tảng kiến thức về TVHĐ 0.683 16.257 0.000 0.467 264.277 1
Kinh nghiệm làm việc TVHĐ 0.638 14.384 0.000 0.407 206.903 1
Đặc điểm khí chất (kiểu người) -0.517 -10.486 0.000 0.267 109.964 1
Lĩnh vực chuyên môn (được đào
tạo và làm việc chính thức)
-0.166 -2.924 0.004 0.028 8.348 1
Thâm niên công tác 0.589 12.665 0.000 0.347 160.391 1
Hứng thú đối với công việc
TVHĐ
0.663 15.401 0.000 0.440 237.186 1
Kết quả phân tích hồi quy đơn biến ở bảng 1 cho thấy, tất cả các yếu tố đều có khả năng dự báo tác động đến kĩ
năng TVHĐ của NTGKC. Yếu tố có khả năng dự báo tác động cao nhất đó là nền tảng kiến thức về TVHĐ (46,7%,
R2= 0,467 và p<0.001).
Liên quan đến khía cạnh này, Anthony (1993) cho rằng, những người thực hiện tham vấn cần được trang bị kiến
thức về tham vấn một cách bài bản, hệ thống. Những kiến thức nền tảng mà người trợ giúp cần có là kiến thức về xã
hội, đặc biệt là kiến thức về hành vi con người, về phát triển tâm lí con người và những đối tượng mà họ trợ giúp,
những hiểu biết về sự định hướng nghề nghiệp.
Sau đây là chia sẻ của một NTGKC về vấn đề này: “Khi làm thực tế, tôi nhận thấy mình còn thiếu hụt khá nhiều
về kiến thức chuyên môn cũng như những thông tin liên quan đến tham vấn. Tôi nhận thấy rằng, bản thân còn phải
học và đọc rất nhiều các tài liệu liên quan về TVHĐ. Tôi hi vọng sẽ được tham dự nhiều các đợt tập huấn để hiểu
hơn về lĩnh vực này cũng như giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong quá trình làm việc” (NTGKC - Trường
THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng).
Những yếu tố tiếp theo có khả năng dự báo tác động đến kĩ năng TVHĐ như là yếu tố “hứng thú đối với công
việc TVHĐ” (44,0%) với R2= 0,44 và p<0.001.
Neukrug (2012, tr 149) cho rằng, sự nhiệt tình hay yêu thích công việc như một khía cạnh của đặc điểm nhân
cách mà người trợ giúp cần có để thực hiện công việc này có kết quả.
Để tìm hiểu sâu về khía cạnh này, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu, kết quả thu được như sau: “Tôi cảm thấy
rất vui vì các em học sinh đã tin tưởng và chia sẻ với tôi rất nhiều vấn đề, từ chuyện học tập đến chuyện gia đình, từ
chuyện về mối quan hệ bạn bè đến chuyện tình cảm yêu đương. Tôi cũng cảm thấy vui vì mình đã giải đáp được
những thắc mắc về sự phát triển của bản thân cũng như những vấn đề các em gặp phải trong cuộc sống” (NTGKC
- Trường THCS Lam Sơn, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Yếu tố kinh nghiệm làm việc (40,7%) với R2= 0,407 và p<0.001 và thâm niên công tác (34,7%) với R2= 0,347
và p<0.001. Yếu tố kinh nghiệm làm việc tham vấn cũng có khả năng tác động không nhỏ đến kĩ năng tham vấn của
NTGKC. Theo Carl Roger (1962), những nhà tham vấn càng có kinh nghiệm thì họ càng có khả năng thấu hiểu.
Những yếu tố có khả năng dự báo tác động ở mức độ thấp đối với kĩ năng TVHĐ của NTGKC bao gồm đặc
điểm khí chất (kiểu người) và trình độ chuyên môn với con số là 26,7% (R2= 0,267 và p<0.001) và 2,8% ((R2= 0,028
và p<0.001).
- Ảnh hưởng tổng hợp các yếu tố nhân khẩu - xã hội (bảng 2):
Bảng 2. Các yếu tố tổng hợp thuộc về NTGKC tác động đến kĩ năng tham vấn
Các yếu tố ảnh hưởng Beta T P R2 F VIF
Nền tảng kiến thức về TVHĐ 0.333 4.580 0.00
0.538 57.624
1
Kinh nghiệm làm việc TVHĐ 0.064 0.850 0.396 1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 7-11 ISSN: 2354-0753
10
Lĩnh vực chuyên môn (được đào tạo và làm việc
chính thức)
0.301 0.764 0.446 1
Đặc điểm khí chất (kiểu người) -0.093 -1.782 0.076 1
Hứng thú đối với công việc TVHĐ 0.259 3.808 0.000 1
Thâm niên công tác 0.86 1.389 0.166 1
Bảng 2 cho thấy, các yếu tố nền tảng kiến thức về TVHĐ, hứng thú đối với công việc TVHĐ của NTGKC có
thể dự báo được 53,8% (R2= 0.538 và p<0.001) mức độ ảnh hướng đến kĩ năng TVHĐ của họ. Các yếu tố còn lại
như “kinh nghiệm làm việc TVHĐ”, “lĩnh vực chuyên môn”, “đặc điểm khí chất”, “thâm niên công tác” không có ý
nghĩa dự báo ảnh hưởng đến kĩ năng TVHĐ của NTGKC (p>0.05).
2.3.2. Các yếu tố của môi trường học đường dự báo tác động đến kĩ năng tham vấn học đường
- Các yếu tố độc lập dự báo thay đổi có liên quan tới kĩ năng TVHĐ: Trong phân tích này, chúng tôi sử dụng hồi
quy đơn biến để xem xét từng yếu tố có khả năng dự báo tác động đến kĩ năng tham vấn của NTGKC. Biến kĩ năng
tham vấn được coi là biến phụ thuộc, các yếu tố hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về tham vấn, áp lực công việc tại
trường, chế độ chính sách dành cho NTGKC, sự tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng chuyên môn tham vấn, sự
quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường là biến độc lập. Sau đây là kết quả mà chúng tôi thu được sau khi xử lí dữ
liệu (bảng 3):
Bảng 3. Các yếu tố độc lập thuộc về môi trường học đường tác động đến kĩ năng tham vấn của NTGKC
Các yếu tố ảnh hưởng Beta T P R2 F VIF
Hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về tham vấn 0.559 11.704 0.000 0.312 136.987 1
Áp lực công việc tại trường -0.329 -6.046 0.000 0.108 36.560 1
Chế độ, chính sách nhà trường dành cho hoạt
động tham vấn
0.059 13.017 0.000 0.359 169.433 1
Tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng chuyên
môn về TVHĐ
0.429 8.256 0.000 0.184 68.155 1
Quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường 0.563 11.852 0.000 0.317 140.459 1
Kết quả phân tích hồi quy đơn biến ở bảng 3 cho thấy, tất cả các yếu tố đều có khả năng dự báo tác động đến kĩ
năng TVHĐ của NTGKC. Nhóm yếu tố có khả năng dự báo tác động cao nhất đó là “chế độ, chính sách của nhà
trường dành cho NTGKC” (35,9%) với R2= 0,359 và p<0.001; yếu tố tiếp theo là “sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo
nhà trường” (31,7%) với R2= 0,317 và p<0.001; yếu tố “hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về hoạt động TVHĐ”
(31,2%) với R2= 0,312 và p<0.001. Nhóm yếu tố tiếp theo có khả năng dự báo tác động đến kĩ năng TVHĐ như là
yếu tố “tham gia các khóa tập huấn chuyên môn về TVHĐ” (18,4%) với R2= 0,184 và p<0.001.
- Các yếu tố tổng hợp dự báo sự thay đổi về kĩ năng TVHĐ: Nghiên cứu này đã sử dụng hồi quy đa biến để phân
tích các yếu tố dự báo tác động đến kĩ năng tham vấn của NTGKC. Sau đây là kết quả thu được sau khi xử lí dữ liệu
(bảng 4).
Bảng 4. Các yếu tố tổng hợp thuộc về môi trường học đường tác động đến kĩ năng tham vấn của NTGKC
Các yếu tố ảnh hưởng Beta T P R2 F VIF
Hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về tham vấn 0.485 5.382 0.000
44.6 33.986
1
Áp lực công việc tại trường -0.008 -0.130 0.897 1
Chế độ, chính sách nhà trường dành cho hoạt
động tham vấn
0.326 4.417 0.000 1
Tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng chuyên
môn về TVHĐ
-0.115 -1.618 0.107 1
Quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường 0.222 2.710 0.007 1
Kết quả từ bảng 4 cho thấy, các yếu tố “hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về hoạt động TVHĐ” cũng như là các
yếu tố “chế độ chính sách của nhà trường”, “sự quan tâm hỗ trợ của nhà trường dành cho công tác TVHĐ” có thể dự
báo được 44,6% (R2= 0.446 và p<0.05) mức độ ảnh hướng đến kĩ năng TVHĐ của những NTGKC. Trong khi đó,
các yếu tố còn lại như “áp lực công việc tại trường”, “sự tham gia các khóa tập huấn chuyên môn TVHĐ” không có
ý nghĩa dự báo ảnh hưởng đến kĩ năng TVHĐ của họ (p>0.05).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 7-11 ISSN: 2354-0753
11
3. Kết luận
Nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tham vấn của NTGKC, bao gồm những yếu tố thuộc
nhân khẩu - xã hội (nền tảng kiến thức về TVHĐ, kinh nghiệm làm việc, lĩnh vực chuyên môn, đặc điểm khí chất)
và các yếu tố thuộc về môi trường học đường (bao gồm hiểu biết của lãnh đạo nhà trường về tham vấn, áp lực công
việc tại trường, chế độ chính sách dành cho NTGKC, sự tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng chuyên môn tham
vấn, sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường). Các yếu tố thuộc nhân khẩu - xã hội có khả năng dự báo sự tác
động đến kĩ năng tham vấn ở mức 57,6%, trong khi các yếu tố thuộc về môi trường học đường có khả năng dự báo
tác động đến kĩ năng tham vấn ở mức 44,6%.
Tài liệu tham khảo
Anthony Yeo (1993). Counseling - A Problem solving Approach. Amour, Publishing.
Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn
tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông.
Bùi Thị Xuân Mai (2007). Kĩ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Học viện Khoa
học xã hội.
Carl Roger (1961). On becoming a person. Houghton Mifflin Company Boston.
Dodson, T. (2009). Advocacy and impact: A comparison of administrators' perceptions of the high school counselor
role. Professional School Counseling, 12(6), 480-487.
Hoàng Anh Phước (2014). Kĩ năng tham vấn học đường - Những vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.
Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ, Nguyễn Thị Diễm My, Đặng Hoàng An (2019). Thực trạng đội ngũ làm công tác
tham vấn học đường hiện nay. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 01, tập 49, tr 145-153.
Lambie, G. W., & Williamson, L. L. (2004). The challenge to change from guidance counseling to professional
school counseling: A historical proposition. Professional School Counseling, 8(2), 124-131.
Neukrug E.D (2012). The world of the Counselor. An Introduction to the Counseling Profession. Brooks/Cole,
Cengage Learning.
Nguyễn Thị Trâm Anh, Lê Quang Sơn, Hồ Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019). Chương trình tập huấn
nâng cao kĩ năng tư vấn tâm lí cho giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở Kiên Giang. Hội thảo quốc tế
“Tâm lí học và đạo đức nghề tâm lí học”. NXB Lao động - Xã hội.
Phạm Thanh Bình (2014). Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Tâm lí
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trần Thị Minh Đức (2011). Giáo trình tham vấn tâm lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Thị Minh Đức (2016). Tham vấn học đường (Tài liệu dành cho cán bộ tham vấn học đường). NXB Hồng Đức.
Yildirim, I. (2008). Relationships between burnout, sources of social support and sociodemographic variables.
Social Behavior and Personality, 36(5), 603-616.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_to_anh_huong_den_ki_nang_tham_van_hoc_duong_cua_ng.pdf