Sau những trận đòn roi “nhớ đời”, những câu quát mắng và
đay nghiến của người lớn, hầu hết teens thường rơi vào tình
trạng khủng hoảng tâm lý. Không chỉ đơn giản là thu mình
lại, u lì hay ít nói, nhiều bạn còn có biểu hiện của bệnh tâm thần.
Khi những người thân yêu cũng là “thủ phạm”
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những vết thương tâm hồn khó lành!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vết thương tâm
hồn khó lành!
Sau những trận đòn roi “nhớ
đời”, những câu quát mắng và
đay nghiến của người lớn, hầu
hết teens thường rơi vào tình
trạng khủng hoảng tâm lý.
Không chỉ đơn giản là thu mình
lại, u lì hay ít nói, nhiều bạn còn
có biểu hiện của bệnh tâm thần.
Khi những người thân yêu cũng
là… “thủ phạm”
Số lượng teens và tweens đến
khám và điều trị về tâm thần tại các chuyên khoa thần kinh
không ngừng gia tăng. Nguyên nhân chính theo các bác sĩ
là do những chấn thương hay khủng hoảng về mặt tâm lý.
Ảnh: Inmagine
Điều đáng nói ở đây là chính những người gẫn gũi nhất với
teens lại trở thành thủ phạm.
Một nghiên
cứu ở Mỹ
cho thấy có
53% trẻ bị
lạm dụng
hay bỏ rơi
khi còn bé
có thể bị bắt
khi vào tuổi
vị thành
niên, 38%
dễ bị bắt khi
thành người
lớn và 30%
dễ bị bắt vì
các tội bạo
lực. (Theo
UNICEF,
N.Anh (12t) không chịu tiếp xúc với ai, cả
ngày chỉ quay mặt vào tường, khóc lóc và
có ý định tử tự. Đã nhiều lần N.Anh dùng
dao cứa vào tay nhưng may mắn được
người nhà phát hiện kịp thời. Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ
phát hiện nguyên nhân là do bố N.Anh nát rượu, mỗi khi
say thường đánh đập hai mẹ con. Trên người N.Anh còn
vết sẹo to, chạy dọc ở sống lưng do có lần bố cầm dao
chém hụt.
T.Dũng (VP) từ một học sinh ngoan bỗng có nhiều biểu
hiện bất thường đối với thầy cô và bạn bè. Dũng hay gây sự
với mọi người, nổi nóng vô cớ. Có lần Dũng đã tát thẳng
vào mặt một bạn học cùng lớp vì cho rằng “nó nhìn đểu”.
Được biết, Dũng có những thay đổi như vậy kể từ khi về ở
cùng mẹ và dượng. Mẹ Dũng bán hàng ngoài chợ nên rất
bận. Vì vậy, hầu hết khoảng thời gian trong ngày Dũng
được dượng và hai anh con riêng của dượng “chăm sóc”.
Chỉ cần làm sai một
việc nhỏ như: quét nhà còn sót rác hay làm không đúng ý
dượng và hai anh, Dũng đều bị ăn bợp tai, đấm đá vào
Tuổi vị
thành niên,
2002).
bụng. Chưa kể đến việc hàng ngày Dũng phải ôm cái bụng
gần như là trống rỗng đến lớp, tiền học hoặc tiêu vặt đều bị
hai anh “trấn” hết. Dũng không dám nói với ai vì sợ bị
dượng “trả thù”.
Dũng và N.Anh chỉ là hai trong số vô vàn trường hợp teens
và tweens bị chính những người thân yêu của mình hành hạ
về cả thể xác và tinh thần. Có những bậc phụ huynh hoặc
thầy cô giáo sau khi đánh các bạn thâm tím mặt mày còn
“lý luận” rằng : Đó chỉ là “dạy bảo”.
Những bạn rơi vào trường hợp như vậy thường không biết
“bấu víu”, dựa dẫm vào ai, phải âm thầm chịu đựng trong
một quãng thời gian dài. Chưa kể nhiều bạn bị đánh đập và
mắng chửi ngay từ khi còn quá nhỏ dẫn tới tình trạng các
bạn cho đó như một điều “hiển nhiên”.
Những “vết sẹo” khó mờ…
Teens thường được
đưa đến bệnh viện khi
có những dấu hiệu khá
nặng về chấn thương
Trong trường hợp bị nhẹ hơn, các
bạn ấy thường có biểu hiện: Mệt
mỏi, ít nói, chậm chạp hơn
thường ngày, thay đổi những thói
quen sinh hoạt của bản thân, ăn
không ngon, buồn nôn, sút cân…
Nếu được các bác sĩ, chuyên gia
tư vấn can thiệp và giúp đỡ kịp
thời teens có thể hoà đồng trở lại
với mọi người ít nhất là sau vài
tháng. Có những trường hợp nặng
chấn thương, khủng hoảng về mặt
tâm lý phải điều trị trong nhiều
năm, có khi là cả đời bằng các
liệu pháp mặt tâm lý và thuốc.
Nhưng dù có được “chạy chữa”
như thế nào đi chăng nữa thì
những tháng ngày bị bố mẹ, thầy
cô, những người lớn khác đánh
tâm lý:
- Hay lo lắng, sợ hãi,
khóc cười vô cớ.
- Không ngủ được.
- Dễ bị kích động vì
những hành động và lời
nói của người khác.
- Thường xuyên nổi
giận, tàn ác khi đối xử
với mọi người hoặc thú
nuôi.
- Trốn tránh đi học,
trộm cắp, đi lang thang.
- Có những biểu hiện
muốn tự tử.
- Đe doạ, không cho
người khác lại gần.
đập, mắng mỏ, sỉ vả mãi mãi là kỉ niệm đau buồn khó quên
đối với teens.
Những bạn không được phát hiện và điều trị kịp thời
thường có dấu hiệu của các bệnh tâm thần, phát triển lệch
lạc về mặt tâm hồn, nhìn cuộc sống theo ý nghĩa tiêu cực
hay có những hành vi kì quái gây hại cho những người
khác.
Bạo hành - một trong những nguyên nhân của việc giết
người hàng loạt
Một trong những nguyên nhân của việc giết người hàng
loạt là do hung thủ đã phải chịu nhiều tổn thương thời thơ
ấu, bị lạm dụng tâm lý, sinh lý, thể lý một cách tồi tệ.
Những hành động tàn bạo, lạm dụng của bố mẹ đối với con
cái là một trong những nguyên nhân chính yếu tạo nên
những hành vi man rợ sau này khi đến tuổi trưởng thành.
Trong tác phẩm Serial killer của mình, Joel Norris đã mô tả
“chu trình bạo hành” mang tính chất liên thế hệ như sau:
“Khi các bậc cha mẹ lạm dụng con cái mình về mặt thể lý
hoặc tâm lý, dần dần sẽ làm thấm ngấm nơi chúng một sự
lệ thuộc gần như mang tính bản năng vào bạo lực và xem
bạo lực như là khuôn mẫu hành vi khi đứng trước những
thách thức, khó khăn trong cuộc sống”.
Những người bị chấn thương tâm lý cũng dễ bị mắc
phải hội chứng hậu chấn thương tâm lý (PTSD):
Triệu chứng của PTSD chia làm 3 dạng chính: hồi tưởng,
né tránh và bị kích động ngày càng tăng.
Các triệu chứng của bệnh hồi tưởng gồm: nhớ lại, gặp ác
mộng và các phản ứng cực đoan của cơ thể và cảm xúc
trước những ký ức về sự kiện. Phản ứng về cảm xúc có thể
bao gồm cảm giác có tội, lo sợ bị hại một cách cực đoan,
vô cảm. Các phản ứng của cơ thể có thể gồm run lên một
cách không kiểm soát, ớn lạnh hay tim đập nhanh, đau đầu
dữ dội.
Các triệu chứng của bệnh né tránh gồm: xa lánh những
hoạt động, những địa điểm, những suy nghĩ hay cảm xúc
liên quan đến những việc đã xảy ra trong quá khứ. Hoặc
cũng có thể là cảm giác bị tách biệt hay xa lạ đối với mọi
người.
Các triệu chứng của bệnh bị kích động gồm: cảnh giác
một cách thái quá hay dễ hoảng hốt, khó ngủ, cáu kỉnh,
giận dữ và thiếu tập trung.
Các triệu chứng khác liên quan đến PTSD gồm: lo sợ bị
tấn công, chán nản, có suy nghĩ và cảm giác muốn tự vẫn,
lạm dụng ma tuý, không có khả năng hoàn tất công việc
hàng ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_vet_thuong_733.pdf