Những vấn đềcơ bản về tài chính

* Nguồn gốc ra đời và phát triển của tài

chính:

Tiền đề quyết định làm nảy sinh phạm

trù tài chính là sản xuất hàng hóa và tiền tệ.

Đồng thời, nhà nước ra đời làm cho hoạt

động tài chính ngày càng phát triển hơn.

pdf21 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những vấn đềcơ bản về tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 1. Khái niệm về tài chính 2. Nguồn tài chính 3. Chức năng của tài chính 4. Hệ thống tài chính 1. Khái niệm về tài chính * Nguồn gốc ra đời và phát triển của tài chính: Tiền đề quyết định làm nảy sinh phạm trù tài chính là sản xuất hàng hóa và tiền tệ. Đồng thời, nhà nước ra đời làm cho hoạt động tài chính ngày càng phát triển hơn. * Khái niệm: Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy hoặc tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. 2. Nguồn tài chính Nguồn tài chính là biểu hiện bằng tiền (giá trị) của toàn bộ của cải, tài sản xã hội của một quốc gia đạt được trong một thời kỳ nhất định. Nguồn tài chính bao gồm: - GDP do các ngành SX và DV tạo ra trong 1 năm. - Tài sản tích lũy trong quá khứ. - Tài nguyên thiên nhiên có thể mua bán, chuyển nhượng, cho thuê … - Tài sản từ nước ngoài chuyển vào lớn hơn tài sản trong nước chuyển ra. - Nguồn tài chính bao gồm: + Nguồn tài chính hữu hình và nguồn tài chính vô hình. + Nguồn tài chính trong nước và nguồn tài chính nước ngoài. 3. Chức năng của tài chính 3.1. Huy động nguồn tài chính Đây là chức năng thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Chức năng huy động vốn được thực hiện trên cơ sở tương tác giữa các yếu tố: - Chủ thể cần vốn. - Các nhà đầu tư. - Hệ thống tài chính bao gồm TTTC và ĐCTC. - Môi trường tài chính và kinh tế. Chính sách huy động vốn cần đáp ứng các yêu cầu về thời gian, kinh tế và pháp lý. 3.2. Chức năng phân phối Là chức năng mà nhờ đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. * Quá trình phân phối: - Phân phối lần đầu: Là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ. Toàn bộ giá trị sản phẩm xã hội trong khu vực sản xuất được phân chia thành các quỹ tiền tệ như sau: + Bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao. + Hình thành quỹ tiền lương. + Góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm. + Thu nhập cho các chủ sở hữu. - Phân phối lại: Là quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ hình thành từ quá trình phân phối lần đầu và có thể dẫn đến việc tạo lập các quỹ tiền tệ khác. 3.3. Chức năng giám đốc Là việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. 4. Hệ thống tài chính Hệ thống tài chính là một tổng thể các quan hệ tài chính trong các lĩnh vực KT- XH khác nhau nhưng thống nhất với nhau về bản chất, chức năng và quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để đáp ứng các yêu cầu của quá trình tái sản xuất xã hội. * Hệ thống tài chính bao gồm các bộ phận sau: Tài chính doanh nghiệp Tài chính cá nhân Tài chính công Thị trường tài chính & các TCTC trung gian Tài chính công được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực công gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động của các công ty, các đơn vị kinh tế trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tài chính cá nhân được đặc trưng bằng sự tồn tại của các quỹ tiền tệ được sở hữu bởi cá nhân. Trong quá trình hoạt động, các chủ thể kinh tế có thể rơi vào tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt về vốn. Luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu là chức năng của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian. Các định chế cung vốn 1. TCC 2. TCDN 3. TCCN Các định chế cần vốn 1. TCC 2. TCDN 3. TCCN Thị trường tài chính Các tổ chức tài chính trung gian Vốn Vốn Vốn Vốn Vốn TC trực tiếp TC gián tiếp Như vậy, các khâu của hệ thống tài chính hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống KTXH, mỗi khâu có vị trí, vai trò nhất định và có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch8_taichinhtiente.pdf