Nguồn gốc pháp luật
Bản chất và các mối liên hệ của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật
Chức năng của pháp luật
Hình thức pháp luật
63 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những vấn đề lý luận chung về pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬTNỘI DUNG Nguồn gốc pháp luậtBản chất và các mối liên hệ của pháp luậtThuộc tính của pháp luậtChức năng của pháp luậtHình thức pháp luật I. NGUỒN GỐC PHÁP LUẬT 1. Về phương diện khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật 2. Về phương diện chủ quan: pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.Luat Doanh Nghiep 2005.docII. BẢN CHẤT VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ CỦA PHÁP LUẬT Bản chất:Tính giai cấpTính xã hội Tính giai cấpPháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị;Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Tính xã hội Pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội.(Điều 2, Hiến pháp 1992) Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.- Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội Điều 122, Bộ Luật Dân Sự 2005: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.- Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con ngườiĐiều 102, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. - Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực.Điều 121, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 12, Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998Nhà nước khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư sau đây:1. Tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp;2. Đào tạo nghề, cán bộ kỹ thuật; bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và quản lý kinh tế;3. Cung cấp thông tin về thị trường, khoa học - kỹ thuật, công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;4. Tiếp thị, xúc tiến thương mại;5. Thành lập các hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội xuất khẩu.Định nghĩa pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.2. Các mối liên hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác - Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: + Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật.Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật;Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế quyết định tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật;Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của các thiết chế chính trị pháp lý. + Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế: theo 2 hướng Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hộiTác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội khi pháp luật phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội- Mối quan hệ pháp luật với chính trị + Sự tác động của pháp luật đối với chính trị: Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;Pháp luật là công cụ để chuyển hoá ý chí của giai cấp thống trị; biến ý chí của giai cấp thống trị trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người + Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. - Mối quan hệ pháp luật với Nhà nước + Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống+ Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật- Mối quan hệ pháp luật với các quy phạm xã hội khác+ Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, chính trị, thành quy phạm pháp luật;+ Phạm vi điều chỉnh của pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác có thể trùng hợp với nhau, mục đích điều chỉnh là thống nhất với nhau;+ Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.3. Thuộc tính của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến+ Pháp luật có tính quy phạm: Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể. Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà Nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật.+ Pháp luật có tính phổ biến: thể hiện ở phạm vi tác động của pháp luật, như: Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến và điển hình. Pháp luật tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã quy định.Điều 11, Luật Hôn nhân gia đình 2000 Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật.Điều 96, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức+ Nội dung của pháp luật phải được thể hiện trong những hình thức xác định, như: tập quán pháp, tiền lệ pháp hay văn bản pháp luật.+ Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý - cần rõ ràng, chính xác và một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp. + Tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật còn thể hiện ở phương thức hình thành pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về thủ tục, thẩm quyền ban hành.Yêu cầu về ngôn ngữ pháp lýa) Sử dụng thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) đúng với nội dung mà văn bản muốn thể hiệnVí dụ: Điều 147 (BLHS 1999): Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồngNgười nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.b) Chính xác về chính tả và trong việc sử dụng thuật ngữ+ khi nêu giả định nên sử dụng: nếu, khi, trong trường hợp, hoặc, hayĐiều 97 (BLHS 1999): Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. + Khi quy định nên sử dụng từ phải, có nghĩa vụ, cấm, không được + Khi quy định những cách xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thì nên dùng từ nên, cần+ Sử dụng tiếng Việt chuẩn, không sử dụng phương ngữ.c) Dùng câu ngắn với trật tự logicd) Xác lập thuật ngữ pháp lýXem thêm: Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và ngôn ngữ pháp lý Tính được đảm bảo bằng Nhà nước + Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc đảm đảm cho pháp luật thực hiện trên thực tế. + Nhà nước đảm bảo tính hợp lý và uy tín nội dung cho quy phạm pháp luật:+ Khả năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước, bằng những biện pháp: đảm bảo về kinh tế; đảm bảo về tư tưởng; đảm bảo về phương diện tổ chức; đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.4. Chức năng của pháp luật- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật: thể hiện 2 mặt+ Pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội;+ Pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. - Chức năng giáo dục của pháp luật: Thể hiện pháp luật tác động vào ý thức và tâm lý của con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. - Chức năng bảo vệ của pháp luật: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội trước các vi phạm.5. Hình thức pháp luậtTập quán phápTiến lệ phápVăn bản quy phạm pháp luậtTập quán phápLuật tập quán: pháp luật hay quy phạm xã hội?Luật tập quán là pháp luật một cách tự thân.Luật tập quán là pháp luật dựa trên cơ sở công nhận của nhà nước.Luật tập quán như một nguồn hỗ trợ cho pháp luật nhà nước.Luật tập quán không phải là pháp luật. Là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật.Mặt tích cực của luật tập quán:Việc áp dụng tập quán pháp như một trong những tiêu chuẩn đáp ứng về quyền con người. thông qua việc công nhận tập quán pháp, văn hóa cũng như tập quán của các dân tộc thiểu số được tôn trọng và bảo tồn vì tập quán pháp thường đề cập đến quyền của nhóm dân tộc và các quyền về văn hóa bản địa.- Mục đích của áp dụng tập quán pháp trước hết là vì quyền lợi của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn đối với đất nước có nhiều sắc dân. Mặt tiêu cực của luật tập quán:Thứ nhất, việc áp dụng tập quán pháp có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật.Thứ hai, vấn đề trao quyền cho nhóm hay cá nhân là quan trọng hơn.- Thứ ba, một điều cần quan tâm khác là tập quán được cho là có sự phân biệt về dân tộc, giới tínhvà đây là sự khác biệt lớn nhất giữa tập quán pháp và pháp luật chung của nhà nước.- Thứ tư, tập quán pháp hầu hết không được luật hóa (bất thành văn) và chính điều này rất dễ gây ra sự mâu thuẫn giữa các tập quán cũng như gây ra sự khó khăn trong việc áp dụng vì chúng không rõ ràng.Tiền lệ pháp Theo Black’s Law Dictionary thì khái niệm tiền lệ pháp (precedent) được ghi nhận như sau: “1) Tiền lệ pháp là việc làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử; 2) Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này”.Các giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật Việt Nam Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể (trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ) và lấy đó làm căn cứ pháp lý để áp dụng các vụ việc xảy ra tương tự sau này.Một số nguyên tắc trong việc xây dựng án lệ Mỗi tòa án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của tòa án cấp cao hơn trong cùng hệ thống hoặc của chính tòa án đã ra tiền lệ;Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống khác chỉ có giá trị tham khảo;Chỉ có những phần quyết định dựa trên chứng cứ pháp lý (ratio decidendi) của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc để ra quyết định cho vụ án sau này; Những nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án không dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên cơ sở bình luận của thẩm phán (obiter dictum) sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân thủ;Yếu tố thời gian không làm mất đi tính hiệu lực của tiền lệ Ưu điểm của tiền lệ pháp: - Thứ nhất, các đối tượng liên quan trong vụ án có thể biết trước các hậu quả pháp lý của vụ việc vì họ biết các quyết định này không phải là các quyết định tùy tiện của các thẩm phán mà các thẩm phán đã dựa vào các quyết định của các vụ việc trước đó.- Thứ hai, tiền lệ được đưa ra từ thực tiễn, trong khi các đạo luật lại ít nhiều căn cứ vào lý thuyết và suy luận mang tính lô gích; tiền lệ hình thành từ các hoàn cảnh khác nhau trong đời sống do đó nó điều chỉnh được hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh.- Thứ ba, tiền lệ tạo điều kiện cho thẩm phán đưa ra nhiều tư tưởng mới trong lĩnh vực áp dụng pháp luật tùy theo điều kiện, hoàn cảnh xã hội phát sinh ra các quan hệ pháp luật.- Thứ tư, đó là tính linh hoạt của tiền lệ pháp, thuộc tính này phụ hợp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Trong khi sự thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần phải một thời gian nhất định thì tiền lệ pháp lại đáp ứng ngay những đòi hỏi của thực tiễn.Hạn chế của tiền lệ pháp:- Thứ nhất, do các quyết định và bản án quá nhiều và liên tục tăng theo thời gian nên gây rất nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng.- Thứ hai, bên cạnh tính linh hoạt thì nó cũng chứa đựng sự cứng nhắc vì thẩm phán buộc phải tuân thủ theo những tiền lệ mà họ cho rằng không đầy đủ hoặc không mang giá trị pháp lý cao. - Thứ ba, thẩm phán sẽ khó khăn khi nhận định trong những điều kiện hoàn cảnh như nhau nhưng tình tiết vụ việc lại hoàn toàn khác nhau; trong trường hợp này, thẩm phán phải so sánh và hình thành nên một tiền lệ mới, và như vậy sẽ làm phức tạp thêm khi áp dụng luật.- Thứ tư, nó không mang tính hệ thống và tính khái quát vì án lệ được hình thành theo những tình tiết của mỗi vụ việc.Văn bản pháp luật Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành ban hành trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Ưu điểm của văn bản quy phạm pháp luật:- Văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức pháp luật mà trong đó, các quy định của nó được trình bày thành văn bản nên thường rõ ràng, cụ thể, đảm bảo có thể hiệu rõ và được thực hiện thống nhất ở phạm vi rộng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế.- Văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể đáp ứng được kịp thời các yêu cầu của cuộc sống.- Văn bản quy phạm pháp luật có ưu điểm là rõ ràng trong việc chuyển tải nội dung; nhất quán về kết cấu; thống nhất đồng bộ được biểu hiện qua việc văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng lĩnh vực, từng vấn đề; tính thống nhất của việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật lập pháp trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật.- Văn bản quy phạm pháp luật còn có tính ổn định (ở mức độ nào đó, pháp luật được xem là mẫu số chung cho các hành vi xử sự của các cá nhân trong xã hội) và tính dự đoán trước.Hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật- Thứ nhất, các quy phạm pháp luật được xây dựng trên cơ sở khái quát các mô hình của hành vi của các chủ thể trong xã hội, do đó nội dung của pháp luật không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ hiểu và hoàn toàn phù hợp với tình huống phát sinh trong cuộc sống. Các quy định của nó thường mang tính khái quát cao nên nhiều khi không dự kiến hết các tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xẩy ra trong cuộc sống để điều chỉnh, vì thế có thể dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật hoặc tạo ra những lỗ hổng, khoảng trống trong pháp luật.- Thứ hai, có sự hạn chế về tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Phần lớn các văn bản luật, pháp lệnh nhìn chung đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự mâu thuẫn, không thống nhất do hai kiểu quy định: “các văn bản trước đây trái với quy định của luật này đều bị bãi bỏ” (không có sự liệt kê) và “chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật (pháp lệnh) này” mà không quy định thời hạn chính phủ phải có văn bản quy định chi tiết.- Thứ ba, đó là những hạn chế về kỹ thuật soạn thảo và hình thức trình bày văn bản quy phạm pháp luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_1_nhung_van_de_ly_luan_chung_ve_phap_luat_364.ppt