Tài chính toàn diện (financial inclusion) hiểu khái quát nhất là việc cung cấp dịch vụ tài
chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị
tổn thương nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội
sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007-2008, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nêu bật tầm
quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ
cột chính trong định hướng phát triển của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009.
Bài viết sau sẽ đề cập đến những nội dung cơ bản về tài chính toàn diện, vai trò và các yếu tố
ảnh hướng đến tài chính toàn diện, sau đó trình bày thực trạng và đề xuất các kiến nghị nhằm cải
thiện và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến lược chung để phát triển tài chính toàn diện. Việt Nam
chỉ mới dừng lại ở giai đoạn tập trung phát triển tài chính vi mô qua Đề án xây dựng và phát triển
hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày
6/12/2011. Theo đó Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài
chính vi mô (TTVM) an toàn bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp,
các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước về đảm bảo an sinh xã hội.
Việt Nam hiện có 2 tổ chức TTVM được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép và 75
chương trình dự án TCVM tại 23 tỉnh thành phố của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội. Ngoài ra còn có Ngân hàng chính sách xã
hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là hai tổ chức tín dụng của
Nhà nước cung cấp chương trình tín dụng nghèo.
Hoạt động TCVM với đặc điểm là các dịch vụ tiết kiệm hoặc khoản vay tín dụng nhỏ,
không cần tài sản thế chấp và dịch vụ cung cấp phục vụ tận thôn xóm, thủ tục nhanh gọn, kịp thời
24
phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức toàn thể. Dịch vụ chủ yếu cung cấp cho
những người nghèo, dân nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn tiếp cận được nguồn tiền để phát triển kinh tế gia đình. TCVM tại Việt Nam đã tiếp cận
được nhóm đối tượng không thể tiếp cận nguồn tín dụng khác.
Chương trình đã xác định 4 yêu cầu chính Việt Nam còn thiếu và cần được giải quyết như sau:
(i) Môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi. Để phát triển ngành tài chính vi mô phổ
cập và bền vững cần có một môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi, bao gồm các chính sách
phát triển quan trọng và các quy định của ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển ngành tài
chính vi mô
(ii) Tăng cường năng lực giám sát để đảm bảo công tác quản lý và giám sát hoạt động
TCVM hiệu quả. Để nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, năng lực giám sát cần được tăng
trưởng. Điều này có thể được thông qua việc đào tạo về kỹ năng và quy mô giám sát, đảm bảo đủ
số lượng giám sát
(iii) Tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính tham gia hoạt động tài chính vi mô.
Ngành tài chính vi mô sẽ được phát triển vững mạnh khi củng cố 3 loại hình tổ chức tài chính
đang hoạt động tài chính vi mô, bao gồm NHCSXH đang hướng tới hoạt động tự vững, hệ thống
Quỹ tín dụng nhân dân với sự hỗ trợ của một tổ chức ổn định và các tổ chức TCVM đang nỗ lực
tăng cường năng lực hoạt động
(iv) Cơ sở hạ tầng tài chính phát triển TCVM. Để phát triển một ngành TCVM vững mạnh
cần có cơ sở hạ tầng tài chính thuận lợi, bao gồm trung tâm đào tạo nâng cao năng lực cho toàn
ngành, một hệ thống trao đổi thông tin tín dụng vi mô để đảm bảo chất lượng danh mục khoản
vay và chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức về tài chính vi mô và bảo vệ
khách hàng.
Kết quả thu được sau khi triển khai các chương trình hỗ trợ TCVM
- Kết quả 1: Xây dựng được một môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi cho một ngành
tài chính vi mô mở rộng, phát triển bền vững và theo định hướng thị trường. Cơ quan thanh tra
giám sát NHNN đã xây dựng các quy định về hoạt động tài chính vi mô an toàn, cấu trúc quản trị
và bảo hệ người tiêu dùng. NHNN đã ban hành Thông tư quy định về Quỹ TDND để hướng dẫn
các Quỹ thực hiện tài chính vi mô an toàn cho khách hàng thuộc khu vực thấp với các dịch vụ tài
chính chất lượng và đáp ứng nhu cầu trong khuôn khổ thực hiện các chương trình. Bên cạnh đó,
Thông tư của NHNN liên quan đến cấp phép, sở hữu, quản trị của tổ chức TCVM và Thông tư về
các yêu cầu đảm bảo an toàn đối với tổ chức TCVM cũng đã được xây dựng và tham vấn ý kiến
đóng góp của các cơ quan liên quan trước khi được thông qua và ban hành.
- Kết quả 2: Tăng cường năng lực quản lý và giám sát các cơ quan quản lý ngành tài chính
vi mô
Năng lực giám sát của NHNN và Bộ Tài chính đối với hoạt động TCVM cần được tăng
cường thông qua việc đào tạo các cán bộ quản lý giám sát trên cơ sở các quy định mới ban hành
về TCVM. Đã có nhiều chương trình được triển khai để nâng cao năng lực giám sát qua các
chương trình đào tạo phù hợp.
- Kết quả 3: Tăng cường năng lực cho tổ chức tín dụng có hoạt động tài chính vi mô giúp
cung cấp dịch vụ giá cả hợp lý và bền vững cho người nghèo. Có 3 loại hình tổ chức tài chính
cung cấp tài chính vi mô lớn nhất tại Việt Nam: Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), Quỹ
tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mô (TCVM).
4. Một số định hướng cho Việt Nam để triển khai và thúc đẩy chính sách tài chính
toàn diện
4.1. Định hướng để triển khai chính sách tài chính toàn diện
- Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính đồng thời khuyến khích sự đổi mới và quản lý rủi ro.
25
- Đảm bảo các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm đáp ứng đủ yêu cầu của
hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối của khu vực tài chính (bao gồm thanh
toán điện tử và ngân hàng đại lý) để tăng cường mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhiều
người dân.
- Tiến hành các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ tài chính.
- Đảm bảo rằng dịch vụ tài chính cung cấp giá trị cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ bằng
phương thức minh bạch, có tính trách nhiệm đồng thời có các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
- Tích hợp tài chính toàn diện là một trụ cột chính trong chính sách phát triển chung của
quốc gia.
- Xây dựng chính sách tài chính toàn diện có tính bao phủ rộng.
- Chủ trương tăng cường nhận thức về thị trường để cung cấp các dịch vụ phù hợp.
4.2. Một số giải pháp để thúc đẩy tài chính toàn diện
Nâng cao hiệu quả của thị trường chuyển tiền
Hiện nay tính cạnh tranh của thị trường chuyển tiền của một số nước khu vực ASEAN còn
bị hạn chế bởi các thỏa thuận đặc biệt giữa Cơ quan điều phối chuyển tiền quốc tế và nhà cung
cấp dịch vụ chuyển tiền quốc gia. Để xây dựng thị trường chuyển tiền an toàn và hiệu quả tăng
cường mối liên kết giữa tài chính toàn diện và hoạt động chuyển tiền, Nhà nước cần triển khai
các giải pháp sau:
- Lập bảng đánh giá về thị trường chuyển tiền quốc gia trong tương quan với Nguyên tắc
chung về dịch vụ chuyển tiền quốc tế của World Bank. Bản đánh giá cần xác định những thách
thức và khuyến nghị chính sách cho cơ quan quản lý cũng như các nhà cung cấp dịch vụ chuyển
tiền. Từ đó bản đánh giá sẽ có vai trò quan trọng trong việc cải cách quy định chuyển tiền quốc
gia, hài hòa với quy định khu vực.
- Nhà nước cần hỗ trợ và cùng với ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền phi
ngân hàng trong việc mở và sử dụng tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm cho người nhận và
chuyển tiền.
- Tăng cường nhận thức tài chính giữa người nhận và người chuyển tiền. Khi hiểu biết
về các dịch vụ tài chính, người gửi tiền sẽ có nhiều lựa chọn về sản phẩm và phương thức
chuyển tiền.
- Đổi mới hệ thống dịch vụ bán lẻ để khắc phục những khuyết điểm của dịch vụ chuyển
tiền, đặc biệt khu vực nông thôn còn thiếu nhiều nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền truyền thống.
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nhà nước cần xác định các mục tiêu rõ ràng và các chỉ số đo lường để điều phối tài trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ vì doanh nghiệp vừa và nhỏ là một động lực quan trọng để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và xóa đói nghèo.
- Nhà nước cần đi đầu trong việc hướng dẫn và điều phối triển khai tài trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Nhà nước cần tôn trọng chức năng kết nối cung cầu về tài trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ của thị trường. Trong khi Chính phủ giúp tạo lập điều kiện thị trường và khắc phục
những thất bại thị trường, chỉ có thị trường tài chính mới có thể tự động điều chỉnh nhu cầu
tài trợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, Nhà nước không nên can thiệp một cách trực
tiếp vào việc thu hẹp khoảng cách cung và cầu mà chỉ cần tạo động lực và lợi ích cho các chủ
thể tham gia trên thị trường.
26
Kết luận:
Tài chính toàn diện có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế xã hội của đất nước, là tiền đề quan
trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững. Chính phủ nhiều quốc gia trên
thế giới trong đó có nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh đang triển khai
các chương trình quốc gia về tài chính toàn diện như là một phương cách để đạt được mục tiêu
tăng trưởng toàn diện, trong đó tất cả mọi người trong xã hội, không loại trừ bất cứ ai đều được
hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế và xã hội. Các tổ chức quốc tế trong những năm gần đây
đã đặt tài chính toàn diện là trọng tâm trong các chương trình hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các
quốc gia trên thế giới.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, những nội dung của tài chính toàn diện
đã và đang được thực hiện trong nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam nhưng còn
mang tính phân tán nên hiệu quả chưa thật sự như mong đợi. Việc xây dựng một Chiến lược quốc
gia về tài chính toàn diện là cần thiết để có thể tập trung và phát huy nỗ lực của tất cả mọi người
hướng tới mục tiêu chung của tăng trưởng toàn diện. Do đó, xây dựng và triển khai thành công
một Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cần có sự phối hợp và tham gia của các Bộ,
ngành, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, nhất là các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Bên
cạnh đó, công nghệ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thư tư đang diễn ra mạnh mẽ. Điều quan trọng là phải có
được một hành lang pháp lý đồng hành với sự phát triển của công nghệ và bảo về người tiêu dùng
hướng tới thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB (2014), “Report anh Recommendation of the President to the Board of Directors -
Proposed Policy - Based Loan for Subprogram 2 - Socialist Republic of Viet Nam: Microfinance
Development Program”
2. Eduardo Cabral Jimenez (2014), “Role of smart policies anh regulation in financial
inclusion”, Alliance for Financial Inclusion (AFI), Bangkok, Thailand.
3. Nguyễn Phương Linh, “Chuyên đề 32: Một số vấn đề chung về tài chính toàn diện”, Vụ
Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_co_ban_ve_tai_chinh_toan_dien_va_thuc_day_tai_c.pdf