Những vấn đề cơ bản về giới và bình đẳng giới

+ Mục đích yêu cầu:

Trang bị những kiến thức cơ bản về giới và bình đẳng giới, mối liên hệ vai trò giới và bình đẳng giới trong công cuộc phát triển đất nước; bình đẳng giới trong quân đội. Từ cơ sở đó, nâng cao nhận thức về giới cho học viên, góp phần tích cực thực hiện bình đẳng giới trong quân đội và ở nước ta hiện nay.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về giới và bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 5 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI + Mục đích yêu cầu: Trang bị những kiến thức cơ bản về giới và bình đẳng giới, mối liên hệ vai trò giới và bình đẳng giới trong công cuộc phát triển đất nước; bình đẳng giới trong quân đội. Từ cơ sở đó, nâng cao nhận thức về giới cho học viên, góp phần tích cực thực hiện bình đẳng giới trong quân đội và ở nước ta hiện nay. + Kết cấu: 2 phần I. Những vấn đề cơ bản về giới II. Mối liên hệ vai trò giới, bình đẳng giới + Thời gian: 2 tiết + Phương pháp: phân tích diễn giảng + Tài liệu: Tập bài giảng dân số - môi trường, phát triển và nâng cao nhận thức giới. Khoa KHXH&NV, Học viện Chính trị quân sự. Bắc Ninh năm 2007. NỘI DUNG I. Những vấn đề cơ bản về giới 1. Sơ lược về sự phát triển khoa học giới Vấn đề giới hay địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới đã xuất hiện sớm trong lịch sử. Vì vậy cũng từ rất lâu có cuộc đấu tranh và vận động ủng hộ phụ nữ giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Từ cơ sở thực tiễn đó nảy sinh thuyết nữ quyền và lý thuyết giới. Qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau dẫn tới ra đời khoa học giới vào những năm 70 của thế kỷ XX. a. Phong trào nữ quyền và thuyết nữ quyền - Nữ quyền là một phong trào xã hội của phụ nữ ở Tây Âu và Mỹ nhằm đấu tranh để bảo vệ và mở rộng các quyền của phụ nữ và xoá bỏ cái mà họ gọi là chế độ nam trị. - Phong trào nữ quyền là phong trào đấu tranh đòi quyền cơ bản của con người; tập trung làm rõ nguyên nhân của việc phụ nữ bị áp bức; là lực lượng xã hội để thay đổi quan hệ giới nhằm nâng cao địa vị phụ nữ. Các thuyết nữ quyền cơ bản gồm: Bao gồm các lý thuyết xã hội khác nhau: + Thuyết nữ quyền tự do -chủ nghĩa nữ quyền tự do. Bắt nguồn từ tập quán, pháp lý cho rằng phụ nữ kém hơn nam giới về thể chất, trí tuệ. Bởi vậy có sự ngăn cản phụ nữ vào công việc cộng đồng. + Thuyết nữ quyền mác xít. Thuyết này cho rằng bất cứ ai, đặc biệt phụ nữ đều không đạt được cơ hội bình đẳng trong xã hội có giai cấp khi của cải vật chất sản xuất ra bởi số đông không có quyền hành lại nằm trong tay một số ít đầy quyền lực. Theo Ph. Ăng ghen, họ luận giải sự áp bức phụ nữ bắt nguồn từ việc nảy sinh chế độ tư hữu. + Thuyết nữ quyền triệt để hoặc cấp tiến. Theo các tác giả của thuyết này, chính hệ thống nam trị chứ không phải ai khác đã áp bức phụ nữ. Theo họ: về mặt lịch sử phụ nữ là nhóm bị áp bức đầu tiên. Sự áp bức phụ nữ là hết sức phổ biến, tồn tại trong gần như mọi xã hội đã biết. Sự áp bức phụ nữ là hết sức sâu xa vì nó là hình thức áp bức khó xoá bỏ nhất và không thể triệt tiêu bằng các biến đổi xã hội khác nhau, như sự thủ tiêu xã hội có giai cấp. Sự áp bức phụ nữ làm cho nạn nhân của nó hết sức đau khổ, dù rằng người ta có thể không nhận ra những đau khổ đó do những định kiến mang đậm tính chất áp bức giới tính của cả kẻ áp bức và nạn nhân. Sự áp bức phụ nữ tạo một mô hình quan niệm để hiểu các hiện tượng áp bức khác. + Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa. Cho rằng sự áp bức phụ nữ là do sự phân công lao động theo giới tính dưới CNTB và sự phân chia thị trường và gia đình. Sự thống trị của nam đối với nữ giải thích bởi sự kiểm soát của họ đối với tái sản xuất sức lao động của phụ nữ (quan hệ tình dục, sinh sản, công việc gia đình). Muốn xoá bỏ sự thống trị ấy cần thay đổi nền tảng kinh tế xã hội, thể chế khác, mối quan hệ xã hội. b. Chủ nghĩa Mác Lê nin với sự phát triển khoa học giới. - Chủ nghĩa Mác- Lê nin chỉ rõ nguồn gốc của sự tồn tại bất bình đẳng về mặt xã hội giữa nam và nữ. Chẳng hạn như giai đoạn đầu lịch sử trong xã hội thị tộc mẫu hệ phụ nữ có vai trò quyết định trong gia đình thị tộc. Người phụ nữ được đề cao trong sản xuất cũng như tái sản xuất con người. Tuy nhiên, vị trí ấy đã bị thay bậc, đổi ngôi khi chế độ tư hữu xuất hiện và phát triển, lúc đó thì ngược lại nam giới được đề cao vai trò. Sở dĩ địa vị xã hội của phụ nữ thấp hơn nam giới bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. - Chỉ ra nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới: Chủ nghĩa Mác – Lênin đã phân tích một cách khoa học về nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới + Trước hết là về nguyên nhân sâu xa nguyên nhân kinh tế (khi cơ sở kinh tế biến đổi thì tính chất quan hệ nam – nữ về mặt xã hội cũng biến đổi theo. + Nguyên nhân về nhận thức chính trị, văn hoá, tôn giáo đối với gia đình và sự bất bình đẳng giới. - Chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ ra con đường và giải pháp thực hiện giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới. + Cần phải xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu nhằm xoá bỏ sự lệ thuộc về kinh tế của người phụ nữ đối với nam giới Cần phải giải phóng phụ nữ ra khỏi sự áp bức, bất công, bóc lột và bất bình đẳng trong nền sản xuất xã hội. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng nam nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội + Cần phải giải phóng người phụ nữ thoát khỏi ràng buộc gia đình (việc nhà, bếp núc) . Tạo những điều kiện và cơ hội để phụ nữ tham gia nền sản xuất xã hội. Xã hội cần giúp người phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình bằng cách phát triển các hệ thống dịch vụ công cộng, nhà gửi trẻ, trường học. + Cần phải tiến tới xoá bỏ các phong tục tập quán, định kiến giới và tâm lý coi thường phụ nữ trong các nhóm xã hội. Việc tuyên truyền giáo dục và vận độnh cộng đồng xã hội nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao bình đẳng nam nữ và góp phần thúc đẩy gia đình ổn định và xã hội phát triển bền vững. + Xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hoà thuận; quan hệ hôn nhân cần dựa trên cơ sở tình yêu chân chính. c. Tư tưởng về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt nam - Quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới Cương lĩnh chính trị 1930; Hiến pháp 1946, 1992Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Lao độngLuật Bình đẳng giới, gần đây có Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Cũng như văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc. Ví dụ điều 63 của Hiến pháp quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đìnhnghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ”. Đại hội Đảng X xác định: Đối với phụ nữ “nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới” và “tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người mẹ, người lao độngbồi dưỡng phụ nữ để tham chính, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ; đấu tranh với các hành vi bạo lực, xâm hại xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. (trang 120) + Vị trí vai trò của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước. + Tôn trọng phụ nữ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ví dụ: Phong tục thờ Mẫu các vị nữ tướng anh hùng, nữ tướng có công với làng, nước được tôn vinh là Thành Hoàng dù nam hay nữ. + Thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam đã trở thành cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng thế giới. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam ký công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) ngày 29/7/1980. Điều 7 của Công ước tuyên bố một cách rõ ràng việc bảo đảm quyền bầu cử tham gia lãnh đạo của các cơ quan nhà nước và quyền thực thi trách nhiệm xã hội của phụ nữ. - Từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. - Thực hiện bình đẳng giới ở Việt nam đã trở thành cam kết của chính phủ Việt nam với cộng đồng thế giới. 2. Đối tượng nghiên cứu và các khái niệm cơ bản của khoa học giới a. Đối tượng nghiên cứu của khoa học giới - Nghiên cứu sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ: Đó là sự khác biệt tự nhiên, khi con người được sinh ra đã có, như: Bộ phận sinh dục (Đàn bà có chức năng mang thai, sinh sản, nuôi con bằng sữa mẹ; đàn ông có tinh trùng để làm thụ thai); hệ thống gien (đàn bà là:XX, đàn ông là:XY). Sự khác biệt này tồn tại ở nam và nữ là cố định không thay đổi. Chính nhờ sự khác nhau này mà tạo nên sự kết hợp, bổ sung cho nhau để bảo tồn nòi giống một cách tự nhiên. - Mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ: Bao gồm mối quan hệ về vị trí xã hội trong gia đình và xã hội, quyền lực xã hội, mức độ thu nhập, tổ chức công việc. Trong đó về vị trí xã hội trong gia đình và xã hội là vị thế - chỗ đứng của nam nữ được thừa nhận; quyền lực xã hội như: quyền tham mưu, quyền quản lý, lãnh đạo; tổ chức công việc được xác định bởi các yếu tố: nặng, nhẹ, giá trị. - Nghiên cứu các nguyên nhân về sự bất bình đẳng giới trong các nền văn hoá, trong các giai đoạn lịch sử: khách quan, chủ quan; nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội - Nghiên cứu những điều kiện giải pháp và con đường xoá bỏ sự bất bình đẳng. Trong đó về điều kiện, giải pháp bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; về con đường: Tiến hành các cuộc cách mạng xã hội trên các lĩnh vực. b. Các khái niệm cơ bản của khoa học giới - Giới tính Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Ví dụ: Phụ nữ xưa và nay ở tất cả các châu lục đều giống nhau: mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹvà tương tự, đàn ông trên thế giới đều: có khả năng sản xuất tinh trùng và làm thụ thai - Giới Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm giới không tự nhiên sinh ra và không phải là đặc điểm sinh học. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau, và thông thường, mọi người phải chịu nhiều áp lực và buộc phải tuân thủ các quan niệm xã hội đó. Ví dụ, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta cho rằng phụ nữ phải phụ thuộc vào nam giới. Nhưng ở một số nơi khác, phụ nữ lại là người ra quyết định hoặc việc nam nữ tham gia bình đẳng vào quá trình ra quyết định là điều bình thường. Như vậy, giới hoàn toàn khác với giới tính, nó không phải là yếu tố bẩm sinh như giới tính mà là yếu tố xã hội - do xã hội và gia đình quan niệm, thừa nhận mà có. - Định kiến giới Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Định kiến giới: Mang tính tuyệt đối hoá thành chuẩn mực cứng nhắc. Nó tác động đến cơ hội phát triển cuộc sống của phụ nữ và nam giới, nhất là phụ nữ một cách tiêu cực. Qua đó, tác động đến sự phát triển của xã hội nói chung. Định kiến giới là nguyên nhân gây nên và duy trì bất bình đẳng giới. Do vậy, rất cần thay đổi các định kiến giới. - Vai trò giới: Vai trò giới là những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới. Các vai trò giới đa dạng, tuỳ theo cộng đồng và các nơi khác nhau trên thế giới. Các vai trò giới thay đổi theo thời gian, tương ứng với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi của cộng đồng (ví dụ, trong thời chiến, nhiều phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo). Các vai trò giới cũng thay đổi tương ứng với sự thay đổi về quan niệm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận các hành vi ứng xử và vai trò nào đó. Các vai trò và đặc điểm giới có ảnh hưởng đến mối quan hệ quyền lực giữa phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ, có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội và thụ hưởng thành quả đối với một số nhóm người. - Nhu cầu giới: Nhu cầu giới là khái niệm thể hiện nguyện vọng mà mỗi giới mong muốn đạt được để cải thiện đời sống cũng như địa vị xã hội của mỗi người trong tương quan với giới kia. Biểu hiện thành các mong muốn hàng ngày của con người như: ăn, uống, mặc, ngủ, nghỉ cùng những mong muốn lâu dài gắn với các quyền cơ bản của công dân. - Bình đẳng giới: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. - Nhạy cảm giới Nhạy cảm giới là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của nam giới và phụ nữ. Hiểu được rằng những khác biệt này có thể dẫn đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực: Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực. Mức độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lực và thành quả phát triển. Quá trình này diễn ra bởi: nhận thức và hiểu. - Trách nhiệm giới Trách nhiệm giới là việc nhận thức được các vấn đề giới, khác biệt giới và nguyên nhân của những khác biệt, từ đó, đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục bất bình đẳng trên cơ sở giới. - Phân tích giới Phân tích giới là một quá trình phân tích địa vị kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của phụ nữ và nam giới bằng cách xem xét: Những hoạt động mà phụ nữ và nam giới làm; các nguồn và lợi ích mà họ có; khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định; tìm ra nhu cầu của phụ nữ và nam giới. Những hoạt động mà phụ nữ và nam giới làm; các nguồn và lợi ích mà họ có; khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định; tìm ra nhu cầu của phụ nữ và nam giới. Hay nói cách khác, phân tích giới là hoạt động nghiên cứu giúp chúng ta hiểu một cách cặn kẽ về thực trạng tình hình của nam giới và phụ nữ và mối tương quan giữa họp, các mặt hạn chế, nhu cầu, vấn đề ưu tiên và mối quan tâm của họ. Thông tin phân tích giới (kết quả của hoạt động phân tích giới) là rất cần thiết để có thể thiết kế chính sách hiệu quả - bởi chúng cho ta biết tại sao lại có sự khác biệt, nghĩa là cho biết các nguyên nhân. Phân tích giới là một phân quan trọng của phân tích chính sách nhằm xác định xem các chính sách, chương trình hoặc dự án của nhà nước tác động khác nhau như thế nào tới nam giới và phụ nữ. Phân tích giới đòi hỏi các kỹ năng phân tích giới và xã hội tốt, thường do các nhà nghiên cứu xã hội học hoặc chuyên gia giới được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm tiến hành. Ngoài các khái niệm cơ bản trên trong nghiên cứu về giới còn có các khái niệm có liên quan như: Phân công lao động giới, các quan hệ giới, công bằng giới, dòng chảy chủ đạo và lồng ghép giới, thống kê giới. c. Phương pháp nghiên cứu của khoa học giới - Phương pháp luận của khoa học giới là chủ nghĩa Mác Lê nin, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu các khoa học liên quan. Nghiên cứu xem xét một cách toàn diện, khách quan, lịch sử, cụ thể Phương pháp liên ngành (Dân số học, Tâm lý học, Tôn giáo học) Giúp cho việc nhận thức quy mô, mức độ hình thức áp bức phụ nữ theo nền văn hoá, từng trình độ phát triển trong từng quốc gia dân tộc. - Phương pháp nghiên cứu Xã hội học Làm rõ thực trạng, nguyên nhân, năng lực, nhu cầu sự tham gia thụ hưởng của hai giới trong xã hội. Phương pháp toán học, sử học,. Có cơ sở dữ liệu hữu ích trong nghiên cứu giới theo phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu dân tộc học, tôn giáo học giúp cho việc nhận thức mức độ, qui mô và hình thức áp bức phụ nữ theo từng nền văn hoá, từng trình độ phát triển, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo trong từng quốc gia dân tộc. - Phương pháp Thống kê và toán học cung cấp số liệu và cách thức xử lý những số liệu, dữ liệu về giới để tìm ra các thông số hữu ích cho nghiên cứu, khắc phục bất bình đẳng giới theo phạm vi nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu giới đặt phụ nữ trong mối tương quan với nam giới nhằm xoá đi các quan niệm chủ quan về giới. - Vận dụng phù hợp và hiệu quả phương pháp nghiên cứu xã hội học và các phương pháp khác như: Toán học, sử học, dân tộc học, tôn giáo học 3. Các công cụ phân tích giới a. Phân công lao động theo giới: là việc thực hiện các vai trò giới của nam và nữ trong gia đình và xã hội theo 24 tiếng đồng hồ cũng như suốt cuộc đời của từng người, bao gồm tái sản xuất của con người và nội trợ, sản xuất, công việc cộng đồng. b. Tiếp cận và kiểm soát: Nhằm làm rõ ai được tiếp cận cơ hội và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là các nguồn lực: Kinh tế, chính trị, văn hoá,các nguồn lực chính thức và không chính thức. c. Ra quyết định: Nhằm làm rõ khả năng và quyết định những vấn đề có liên quan đến sự phát triển của bản thân gia đình và xã hội. d. Các nhu cầu giới: là thông số về mong muốn trước mắt (thực tế) và lâu dài (chiến lược) thể hiện lên vai trò giới. II. Mối liên hệ vai trò giới, bình đẳng giới 1. Mối liên hệ giữa vai trò giới, bất bình đẳng giới trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội a. Vai trò sản xuất: Công việc mang lại thu nhập (việc làm, kinh doanh) được quy thành hoạt động sản xuất. Giữa nam và nữ tham gia và có quyền quyết định vào sản xuất khác nhau, do nhiều nguyên nhân. b. Vai trò tái sản xuất: Là những công việc chăm sóc gia đình sinh đẻ, nuôi dưỡng của nam và nữ. Sự phân công xã hội trong mối quan hệ với công việc này cũng khác nhau do quan niệm và định kiến xã hội dẫn tới bất bình đẳng giới về vai trò xã hội. c. Các hoạt động cộng đồng: Là các hoạt động hội họp lễ hội, môi trường sinh thái, trong đó việc tham gia vào quản lý lãnh đạo cộng đồng là thể hiện rõ nhất. Nam và nữ đều tham gia nhưng phạm vi, mức độ và tính chất khác nhau do các nguyên nhân truyền thống và chính sách xã hội. 2. Mối liên hệ vai trò giới, bình đẳng giới trong quân đội. a. Đặc điểm, yêu cầu bình đẳng giới trong quân đội - Đặc điểm bình đẳng giới trong quân đội: Cán bộ chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng xuất thân từ các thành phần xã hội khác nhau nhưng không có sự khác biệt lớn về mặt xã hội. Vì vậy, trong quân đội bất bình đẳng về giới không lớn. Do tính đặc thù của tổ chức và hoạt động quân sự, nhiều lĩnh vực ngành nghề phụ nữ có thể làm được, nhưng có những hoạt động cụ thể phụ nữ sẽ gặp khó khăn. - Yêu cầu bình đẳng giới trong quân đội: Đòi hỏi trong quy hoạch và thực hiện chính sách trong quân đội phải chú ý đến sự khác biệt khách quan về giới. b. Giải pháp cơ bản thực hiện bình đẳng giới trong quân đội. - Xác định rõ trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới là nhiệm vụ của các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong toàn quân. - Đưa nội dung giới vào chư ơng trình giáo dục chính trị tư tưởng cho các đối tư ợng trong toàn quân. - Kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung hình thức hoạt động của Hội phụ nữ trong toàn quân. - Thực hiện tốt chương trình lồng ghép giới trong quân đội, phê phán mọi biểu hiện sai trái về bình đẳng giới. Kết luận Khoa học về giới có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Quân đội là một bộ phận hữu cơ của xã hội, bình đẳng giới có những điểm chung và nét riêng. Để phát huy vai trò của phụ nữ trong quân đội cần nắm vững và thực hiện tốt các giải pháp cơ bản, đấu tranh với những quan niệm sai trái để thực hiện bình đẳng giới ngày càng tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb_cd5_398 (1).doc