Giới thiệu cho sinh viên - học sinh những kiến thức cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
34 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản vể bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Bài 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI * I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU Giới thiệu cho sinh viên - học sinh những kiến thức cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. * 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỂ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 1.1. Các khái niệm An ninh quốc gia(ANQG): là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt. Bảo vệ ANQG: phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm hại đến ANQG. * Hoạt động xâm phạm ANQG: là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN VN. Mục tiêu bảo vệ an ANQG: là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội cần được bảo vệ theo qui định của pháp luật. * Nhiệm vụ bảo vệ ANQG + Bảo vệ chế độ chính trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; + Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; + Bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; + Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động làm xâm hại đến ANQG. * Nguyên tắc bảo vệ ANQG + Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp; + Đảng CSVN lãnh đạo, Nhà nước quản lí thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt; + Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược; + Chủ động ngăn ngừa, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch. Cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG: cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị tình báo, cảnh sát, cảnh vệ của quân đội, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển. * Các biện pháp bảo vệ ANQG: vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang. Trật tự an toàn xã hội: trạng thái XH bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các qui phạm pháp luật, các qui tắc chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn XH gồm: chống tội phạm, giự gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn XH, bảo vệ môi trường... * 1.2. Nội dung bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội 1.2.1. Nội dung bảo vệ ANQG Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ: bảo vệ chế độ, Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, các cơ quan và người Việt Nam đang ở nước ngoài; Bảo vệ an ninh kinh tế: bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh nền kinh tế thị trường. Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh... ; Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng: bảo vệ sự ổn định, phát triển bền vững của văn hóa, tư tưởng trên nền tảng của CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM (bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM trong đời sống tinh thần của xã hội; bản sắc nền văn hoá dân tộc; * Bảo vệ an ninh dân tộc: bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình Việt nam đều phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; Bảo vệ an ninh tôn giáo: đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng; Bảo vệ an ninh biên giới: bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả trên đất liền và trên biển; Bảo vệ an ninh thông tin: là sự an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật trong quá trình xác lập, chuyển tải, thu nhận, xử lí và lưu giữ tin. * 1.2.2. Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Đấu tranh phòng chống tội phạm: là các biện pháp tiến hành loại trừ nguyên nhân và điều kiện, ngăn ngừa, hạn chế hậu quả, xử lí, giáo dục...tội phạm. Giữ gìn trật tự nơi công cộng: là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành, điều chỉnh bởi các qui tắc, qui phạm ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông công cộng mà mọi người phải tuân theo. * Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh. Bài trừ tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng (đây là cơ sở hình thành tội phạm). Bảo vệ môi trường: biện pháp giữ môi trường trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh thái... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. * 2. TÌNH HÌNH AN NINH QUỐC GIA VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 2.1. Một số nét về tình hình ANQG 2.2. Tình hình về trật tự, an toàn xã hội Tóm lại, tình hình về trật tự, an toàn xã hội trong thời gian qua đã và đang là vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà chúng ta phải quyết tâm khắc phục, giải quyết. * 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH AN NINH QUỐC GIA, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Tình hình quốc tế trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp hơn Các thế lực hiếu chiến lợi dụng việc chống khủng bố tiếp tục thực hiện chiến lược “đánh đòn phủ đầu” đe doạ chủ quyền các quốc gia dân tộc; Quan hệ giữa nước lớn tiếp tục đan xen cả hai mặt đấu tranh và thỏa hiệp; Phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc sẽ tiếp tục phát triển; Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế tiếp tục phát triển; Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục không ổn định. * 3.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định Chủ nghĩa khủng bố vẫn còn hoạt động ở một số nước, mâu thuẩn về sắc tộc, tôn giáo ngày càng gay gắt, sự tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng tăng; Tổ chức ASEAN tiếp tục sẽ là nhân tố quan trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. * 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới 3.3.1. Thuận lợi Tiềm lực và vị thế quốc tế của Việt nam được tăng cường; Đảng cộng sản Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối đúng đắn, được nhân dân tinh tưởng; Việt nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng; Lực lượng vũ trang cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. * 3.3.2. Khó khăn Thách thức lớn nhất đối với an ninh trật tự: tụt hậu về kinh tế, chệch hướng XHCN, tham nhũng, quan liêu; Yếu kém trong công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong quản lí kinh tế - xã hội, mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân vẫn còn nhiều tìm ẩn; Hoạt động DBHB, BLLĐ của thế lực thủ địch sẽ gia tăng; Các hoạt động xâm hại đến độc lập chủ quyền vẫn sẽ tiếp diễn. * 4. ĐỐI TÁC VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐẤU TRANH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ ANQG, GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI Chúng ta cần thống nhất nhận thức vấn đề đối tác và đối thượng theo nguyên tắc: - Đối tác: những ai có chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi ích với dân tộc VN. - Đối tượng: các thế lực có âm mưu, hành động chống phá mục tiêu CMVN. Mặt khác, chúng ta cũng phải có nhận thức biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ hợp tác; trong một số đối tác có thể có những mặt khác biệt, mâu thuẩn với lợi ích của dân tộc VN. - Căn cứ vào nhiệm vụ và đối tượng đấu tranh cách mạng trong từng giai đoạn; - Căn cứ vào nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ của phong trào cách mạng Việt Nam; - Căn cứ vào thực tế hoạt động của các loại đối tượng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của đất nước. * 4.1. Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia Gián điệp: cá nhân - tổ chức chịu sự chỉ huy trực tiếp từ nước ngoài tham gia hoạt động điều tra, thu thập tình báo, gây cơ sở bí mật và phá hoại nước ta; Phản động: cá nhân - tổ chức chịu sự chỉ huy trực tiếp từ nước ngoài có âm mưu hoạt động phản cách mạng. Chúng ta cần tập trung đấu tranh với những đối tượng cụ thể: các tổ chức cá nhân phản động ở nước ngoài, bọn phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc chống phá ta, bọn phản động trong chế độ cũ không chịu cải tạo, bọn có tư tưởng quan điểm sai trái, những phần tử thoái hóa biến chất trở thành lực lượng phản động, cơ hội chính trị... * 4.2. Đối tương xâm hại về trật tự, an toàn xã hội Là những người có hành vi phạm tội gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, danh dự con người, trật tự an toàn xã hội nhưng không có mục đích chống lại Nhà nước. Đối tượng gồm các loại tội phạm: xâm hại trật tự xã hội (tội phạm hình sự), xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và chức vụ (tội phạm kinh tế), các đối tượng về ma túy (tội phạm ma tuý).. Chúng ta cần tập trung đấu tranh với những đối tượng cụ thể: bọn tội phạm kinh tế, nhất là bọn tham nhũng, buôn lậu, sản xuất tàn trữ và tiêu thụ tiền giả; bọn tội phạm ma túy; bọn tội phạm hình sự, tập trung vào bọn hoạt động có tổ chức, lưu manh chuyên nghiệp, sử dụng bạo lực, tội phạm có quan hệ với nước ngoài. * 4.3. Các tai nạn, tệ nạn xã hội Phòng ngừa và làm giảm đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại do các tai nạn xã hội gây ra. Đẩy lùi tiến đến bài trừ các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý, cờ bạc. * 5. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG - NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 5.1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Phát huy quyền làm chủ của dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Công an là lực lượng nòng cốt. * 5.2. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phát huy truyền thống của dân tộc “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; Xây dựng là cái góc của bảo vệ, bảo vệ là bộ phận hợp thành xây dựng. * 5.3. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ trật tự an toàn xã hội; Trật tự, an toàn xã hội được giữ vững sẽ tạo điều kiện củng cố an ninh quốc gia. * 6. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN - HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ ANQG, GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 6.1. Qui định pháp luật về quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992: qui định tại Điều 11-44-79; Luật thanh niên Nước CHXHCNVN: qui định tại Điều 11-16; Luật an ninh quốc gia năm 2004: qui định tại Điều 4-8-9-17; Luật Hình sự năm 1999; Luật Tố tụng hình sự năm 2003: qui định tại Điều 25. * 6.2. Trách nhiệm của sinh viên - học sinh trong bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nhận thức đúng cuộc đấu tranh để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gây go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài; Tích cực tham gia các hoạt động cụ thể: + Phát hiện những tổ chức, cá nhân có hành vi tuyên truyền lôi kéo sinh viên - học sinh tham gia các hoạt động trái với pháp luật; + Tham gia xây dựng nếp sống văn minh; + Tham gia các hoạt động xã hội; + Nhận thức được các nguy hại của tệ nạn xã hội; tham gia các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; + Học tập nâng cao trình độ chính trị, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn có liên quan; + Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn giáo dục quốc phòng - an ninh, góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu… để cống hiến cao nhất những khả năng của mình góp phần xây dựng thành công CNXH. * Kết luận Bảo vệ Tổ quốc XHCN, giữ gìn gìn trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh của cả nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Sinh viên - học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, với trách nhiệm công dân của người thanh niên trong thời đại mới chúng ta phải tích cực học tập và tham gia các hoạt động để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. * I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ ANQG & GIỮ GÌN TTATXH II.TÌNH HÌNH ANQG&TTATXH III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH ANQG&TTATXH IV. ĐỐI TÁC VÀ ĐỐI TƯỢNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ ANQG & GIỮ GÌN TTATXH V. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VI. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA SVHS * I.1 CÁC KHÁI NIỆM ANQG: ổn định, phát triển bền vững đất nước Bảo vệ ANQG: phòng, chống các hoạt động xâm hại đến lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc… Mục tiêu bảo vệ ANQG Nhiệm vụ bảo vệ ANQG Nguyên tắc bảo vệ ANQG Cơ quan chuyên trách Biện pháp bảo vệ ANQG TTATXH: trạng thái XH bình yên, mọi người sống theo hiến pháp, pháp luật và những chuẩn mực đạo đức * II.2- NỘI DUNG BẢO VỆ ANQG Chính trị nội bộ Kinh tế Văn hóa. Tư tưởng Dân tộc, tôn giáo Biên giới Thông tin GIỮ GÌN TTATXH Đấu tranh ngăn ngừa tội phạm Giữ gìn trật tự công cộng Bảo đảm TTATGT Phòng ngừa tai nạn lao động, thiên tai, dịch họa Bài trừ tệ nạn XH Bảo vệ môi trường * II. TÌNH HÌNH ANQG-TTATXH TÌNH HÌNH ANQG Các tổ chức phản động thực hiện DBHB An ninh TT-KT còn nhiều bất cập bị lộ hoặc mất thông tin về kinh tế An ninh biên giới An ninh trật tự xuất hiện nhiều điểm nóng TÌNH HÌNH TTATXH Tội phạm xâm hại đến TTXH diễn biến phức tạp (kinh tế, ma túy) TNXH, tai nạn, ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp * III.1+2- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI & KHU VỰC QT diễn biến phức tạp Các thế lực hiếu chiến Quan hệ đang xen nước lớn Phong trào ĐLDT tiếp tục phát triển Xu thế toàn cầu hóa Kinh tế TG mất ổn định KV tiềm ẩn nhân tố mất ổn định CN khủng bố, mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo ngay gắt Vai trò của ASEAN * III.3- THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN Thuận lợi Tiềm lực và vị thế VN Đảng CSVN Truyền thống dân tộc Truyền thống của LLVT Khó khăn Thách thức Yếu kém Họat động DBHB Họat động xâm hại đến độc lập chủ quyền * IV.1- Đối tượng xâm phạm ANQG Gián điệp Phản động Biện pháp đấu tranh IV.2- Đối tượng xâm hại về TT ATXH Đối tượng Cụ thể là các lọai TP: kinh tế, hình sự, ma túy IV.3- Các tai nạn, TNXH Phòng ngừa thiệt hại do tai nạn Đẩy lùi bài trừ TNXH * V. QUAN ĐIỂM Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị … LLCA nòng cốt bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược Bảo vệ ANQG phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn TTATXH * Qui định của PL quyền và nghĩa vụ công dân HP năm 1992 Luật ANQG 2004 Luật hình sự 1999 Luật TTHS 2003 Trách nhiệm SVHS Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh bảo vệ ANQG, TTANXH Tích cực học tập và tham gia các họat động VI. VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM CỦA SVHS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b6_anqg_ttatxh_2137.ppt