MỤC LỤC
1. Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động
2. Khái niệm, đối tượng và chức năng của Bảo hiểm xã hội
3. Tính chất của Bảo hiểm xã hội
4. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
5. Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội
6. Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội
7. Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội
8. Tạo nguồn
9. Sử dụng nguồn
10. Cơ quan tổ chức thực hiện
Tham gia đóng góp
32 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm sút hoặc mất hẳn.
+ Rủi ro kinh tế: Loại rủi ro này cũng làm giảm hoặc mất thu nhập do sức lao động
không được sử dụng. Đó là trường hợp thất nghiệp.
+ Làm giảm mức sống vì những chi tiết bất thường: Đây là loại rủi ro liên quan đến sử
dụng thu nhập. Thu nhập của người lao động trong các trường hợp này không phải do
giảm hay mất đi mà do phải sử dụng thu nhập để chi cho các khoản chi bất thường như
chi phí thuốc men, chữa bệnh hoặc các đảm phụ gia đình.
- Theo hậu quả:
Về biểu hiện, có nhiều loại rủi ro khác nhau nhưng đều có hậu quả là đe doạ sự an toàn
về kinh tế của người lao động cũng như gia đình họ. Những rủi ro này cũng bao gồm cả
rủi ro về thể chất và rủi ro về kinh tế.
Tuy nhiên, không phải tất cả những rủi ro nêu trên đều thuộc đối tượng của BHXH
(chẳng hạn như tai nạn chiến tranh,...). Ngay cả những rủi ro được gọi là đối tượng của
BHXH không phải lúc nào cũng được bảo hộ, được đền bù. Trong lịch sử phát triển của
mình, ban đầu các trường hợp được BHXH là những rủi ro liên quan đến quá trình lao
động của người làm công ăn lương như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Dần dần ý niệm về Bảo hiểm xã hội hiểm xã hội được mở rộng nên các trường hợp được
BHXH cũng được mở rộng dần cả trong và ngoài quá trình lao động .
Ngoài những quy định về rủi ro, còn có các quy định về tuổi đời và thời gian tham gia
BHXH. Quy định về tuổi đời nhằm xác lập mức chi trả trợ cấp, quy định về thời gian
20/30
tham gia nhằm xác lập mức độ dóng góp. Hai điều kiện này là một trong những biện
pháp cân đối thu chi của BHXH và thực hiện nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng ít
hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều.
Một vài ví dụ :
Với chế độ ốm đau: Thời gian đóng BHXH trước khi được hưởng trợ cấp ốm đau ở
Mianma quy định là 6 tháng, Iran là 3 tháng...
Với chế độ thai sản: Thời gian đóng BHXH trước khi được hưởng trợ cấp thai sản đối
với Mianma là 26 tuần, Đài loan: 10 tháng, Ấn độ: 18 tuần...
Với chế độ hưu trí: Thời gian tham gia đóng BHXH trước khi nghỉ hưu ở các nước
thường là 60 cho nam và 55 cho nữ ( một số nước có quy định khác: Ôxtrâylia: 65 cho
nam, 60 cho nữ; Sri lanka: 55 cho nam và 50 cho nữ ). Thời gian tham gia BHXH trước
khi hưởng chế độ hưu trí thường là từ 20 đến 30 năm.
Xác định mức trợ cấp
Theo quan điểm của BHXH, mức trợ cấp phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm,
nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Nhưng mức trợ cấp là bao nhiêu ?. chúng ta
biết rằng mục đích của BHXH là bù đắp lại một phần thu nhập đã bị mất và góp phần ổn
định cuộc sống cho người lao động. Do đó, để xác định mức trợ cấp người ta dựa vào:
• Mức giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. Khi những
rủi ro xảy ra, mức độ suy giảm khả năng lao động khác nhau dẫn tới việc giảm
thu nhập khác nhau. Do đó, mức trợ cấp BHXH phải căn cứ vào mức suy giảm
thu nhập để có thể bù đắp một cách hợp lý. Tuy nhiên đối với cả một tập hợp
người lao động với những mức độ suy giảm khả năng lao động khác nhau và do
đó mức suy giảm thu nhập khác nhau thì cần phải tính toán những “ thiếu hụt
có tính xã hội ” chung, có khả năng đại diện cho mọi người lao động trong các
trường hợp cụ thể.
• Những chi phí cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động: Đó
là các khoản chi phí để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như: nhu cầu ăn, ở,
mặc, đi lại, nhu cầu chữa bệnh, nhu cầu học tập... Đây là những khoản chi phí
cần thiết khách quan và phải tuỳ thuộc vào khả năng của nền kinh tế quốc dân
cũng như khả năng tài chính của cơ quan BHXH mà có thể xác định những chi
phí cần thiết đó, đáp ứng mức độ nhất định nhu cầu đòi hỏi.
• Mức và thời gian đóng BHXH: Mối liên hệ giữa mức đóng và mức hưởng liên
quan chặt chẽ với nhau, và mặc dù những chi phí như đã nêu trên là khách quan
và chính đáng nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu đó lại phụ thuộc rất nhiều vào
lượng vất chất (tiền) của quỹ BHXH. Quỹ này lại được tạo ra từ sự đóng góp
của các đối tượng tham gia. Để thực hiện sự tương đương giữa đóng và hưởng
21/30
BHXH, các mức trợ cấp và thời hạn hưởng trợ cấp phải căn cứ vào mức và thời
gian đóng phí BHXH của người lao động và, về nguyên tắc, ai đóng cao hơn và
lâu hơn sẽ được hưởng mức trợ cấp cao hơn và dài hơn.
Theo công ước 102 của ILO: khoản trợ cấp BHXH cho thai sản không thể thấp hơn 2/
3 thu nhập trước khi sinh và khuyến cáo các nước nên tăng mức trợ cấp thai sản bằng
100% mức thu nhập trước khi sinh; Mức hưởng trợ cấp ốm đau bằng 45% mức lương
(tuy nhiên đa số các nước quy định trợ cấp ốm đau bằng 50-70% mức lương ) ; Và với
chế độ hưu trí, mức hưởng trợ cấp thường là 70-80% mức tiền lương bình quân của một
số năm trước khi nghỉ hưu.
Phương thức chi trả trợ cấp BHXH
Nói chung các tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thông qua một mạng
lưới chi trả do mình thành lập ra hoặc là ký kết hợp đồng với các cơ sở làm đại lý chi
trả, việc thực hiện chi trả thường được tiến hành theo tháng, tuần... một cách định kỳ.
Cơ quan quản lý BHXH và Vụ Phúc lợi xã hội New Zrealand đã xắp xếp việc thanh toán
chi trả trợ cấp theo từng giai đoạn ( tháng, tuần ) để giảm bớt khối lượng công việc phát
sinh trong quá trình tiến hành thanh toán theo đòi hỏi của khách hàng. Ở Nam phi, hơn
400.000 người về hưu nhận trợ cấp chế độ thông qua máy rút tiền tự động của ngân
hàng hay ở Ireland, Cục Các Vấn đề Xã Hội, Cộng đồng và gia đình ( DSCFA ) đã hợp
đồng chi trả trợ cấp ngắn hạn với ngành Bưu điện (với mạng lưới 2000 trạm bưu điện
địa phương).
22/30
Cơ quan tổ chức thực hiện
Cơ quan tổ chức thực hiện
Việc tiến hành tổ chức thực hiện có thể do nhà nước đảm nhận và cũng có thể do tư nhân
tiến hành và đôi khi cùng tồn tại một lúc hai hệ thống thành phần. Nhà nước được lợi từ
BHXH nhưng như thế không có nghĩa là nhà nước phải trực tiếp đứng ra thực hiện mà
chỉ cần đóng vai trò của một bên tham gia và thực hiện chức năng quản lý. Với hệ thống
bảo hiểm xã hội do nhà nước lập ra, quỹ BHXH có sự bù đắp thêm của Ngân sách nhà
nước và nó không hoạt động theo phương thức kinh doanh đối với người lao động. Còn
hệ thống bảo hiểm xã hội do tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện theo quy định của
pháp luật và có sự bảo trợ của nhà nước thì hoạt động theo phương thức kinh doanh và
trong phí bảo hiểm được thêm một phần gọi là lãi định mức cho tổ chức bảo hiểm xã hội
( Plđm, khi đó Ptp=Ptt+Phc+Pdp+Plđm ).
Liệu rằng, quản lý Nhà nước hay quản lý tư nhân các hệ thống bảo hiểm xã hội có hiệu
quả hơn ? Chúng ta thử so sánh hai hình thức này thông qua việc lập quỹ hưu trí:
Bảng : Quản lý Nhà nước và tư nhân các hình thức quỹ BHXH.
23/30
Theo cách tiếp cận này, chúng ta thấy quản lý tư nhân và quản lý nhà nước đều có những
ưu và nhược điểm riêng. Xét về khía cạnh kinh tế, quản lý tư nhân sẽ có hiệu quả hơn
do khả năng tham gia vào thị trường trong hoạt động đầu tư. Thế nhưng, BHXH lại là
một chính sách xã hội và do đó, quản lý nhà nước các hình thức quỹ BHXH sẽ có hiệu
quả hơn trong việc bảo đảm đời sống người lao động cũng như ổn định tình hình kinh
tế- chính trị và xã hội của đất nước.
Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quỹ bảo hiểm xã hội
a, Chu trình quỹ của một hệ thống bảo hiểm xã hội
24/30
b, Các biện pháp giải quyết khi quỹ mất cân đối
Một cách đơn giản nhất, công thức cơ bản đối với cân đối tài chính của một hệ thống
BHXH được viết:
Thu = Chi ( hoặc thu nhập = chi tiêu )
Và, với tỷ lệ đóng góp được xác định trước, công thức được biểu thị:
Thu có thể xảy ra = Chi phí có thể xảy ra
Và, đó là điều mà các nhà làm công tác BHXH mong muốn nhất. Tuy nhiên điều đó
không phải lúc nào cũng xảy ra, do những sai lệch trong tính toán hay những thay đổi
trong tương lai mà nhiều khi quỹ BHXH có thể bội thu hay bội chi (mà thường là bội
chi), vậy thì biện pháp để đối phó với tình trạng này là gì ?
Thông thường, khi xảy ra mất cân đối giữa thu và chi, một cách đơn giản nhất, người
ta tìm ra những nguyên nhân gây ra sai lệch đó và tác động vào chúng. Chẳng hạn như
với chế độ TNLĐ-BNN, khi có một sự gia tăng về tỷ lệ TNLĐ -BNN dẫn đến bội chi
BHXH thì người ta sẽ tìm cách giảm tỷ lệ này bằng các biện pháp tăng cường công tác
25/30
an toàn lao động, vệ sinh lao động hay chăm lo đến sức khoẻ của người lao động hơn.
Tuy nhiên cách làm này hết sức thụ động vì an toàn lao động và vệ sinh lao động không
phải là nhiệm vụ của BHXH. Hơn nữa, đối với một vài chế độ, biện pháp này dường
như không hợp lý, chúng ta không thể làm giảm tỷ lệ sinh đẻ khi chính sách dân số của
quốc gia là khuyến khích tăng dân số. Hay với chế độ hưu trí, khi tuổi thọ tăng lên dẫn
đến bội chi BHXH thì chúng ta cũng không thể tìm cách nào đó để làm giảm tuổi thọ vì
tăng tuổi thọ là mối quan tâm của các nhà khoa học, là mong muốn của mỗi xã hội và là
mục đích của toàn nhân loại.
Vậy thì biện pháp nào là thích hợp ?
• Cân đối lại giữa mức đóng và mức hưởng BHXH: Khi quỹ BHXH bị thâm hụt,
có thể buộc các đối tượng đóng góp phải đóng góp thêm một khoản đủ để bù
đắp sự thiếu hụt đó. Giảm mức hưởng trợ cấp BHXH cũng là cách cân đối quỹ
và cũng có thể sử dụng cả hai biện pháp trên ( vừa tăng mức đóng góp và vừa
giảm mức hưởng). Khi tăng mức đóng góp phải xem xét đến khả năng tham gia
của người lao động và khi giảm mức hưởng phải xem xét ảnh hưởng của quyết
định đó đến việc ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ.
• Đánh giá lại hiệu quả hoạt động BHXH: Các chi phí cho hoạt động sự nghiệp
đôi khi lớn quá mức cần thiết, hoặc chi phí với mức không tương xứng cũng sẽ
là nguyên nhân ảnh hưởng đến quỹ BHXH. Tuy nhiên đó không thường là nhân
tố mang tính quyết định đến sự thâm hụt quá lớn quỹ BHXH song cũng cần đưa
vào đánh giá để tăng cường hiệu quả hoạt động quỹ BHXH. Khía cạnh khác
cần quan tâm là vấn đề đầu tư quỹ BHXH. Đôi khi thâm hụt quỹ BHXH không
phải do bội chi hay do sự đóng góp quá ít của đối tượng tham gia vì chúng ta
biết rằng theo thời gian quỹ BHXH sẽ bị giảm giá trị và nếu như không có các
biện pháp bảo toàn giá trị cho quỹ thì thâm hụt quỹ là điều không thể tránh
khỏi. Trách nhiệm này thuộc về các nhà làm công tác BHXH.
• Sự tài trợ của Ngân sách nhà nước: Với nhiều quốc gia, mức đóng góp tối đa và
mức hưởng trợ cấp tối thiểu được ấn định bởi những quy định của nhà nước và
nếu như đó là nguyên nhân thâm hụt quỹ BHXH thì sự tài trợ của Ngân sách
nhà nước là hết sức cần thiết. Và nếu như không phải vì điều đó thì, vì mục
đích an toàn xã hội chung, nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần.
Một điển hình
Đối với chế độ ốm đau, thai sản ở Mông cổ. Theo luật 1994, tỷ lệ hưởng tối đa đã giảm
xuống từ 80% xuống còn 70% và tỷ lệ hưởng tối thiểu đã giảm xuống từ 60% xuống
45%. Các mức hưởng này được giảm xuống nhằm (i) Cắt giảm chi phí, (ii) Tin tưởng
rằng sự chênh lệch lớn giữa lương và mức hưởng trợ cấp sẽ ngăn cản được tình trạng
nghỉ việc.
26/30
Cũng tại Mông cổ, Luật chế độ dài hạn năm 1997 đã đưa ra những thay đổi nhằm gảm
mức hưởng như sau:
- Tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu cho nam lên 55 và nữ lên 50 đối với những người làm việc
ở hầm lò hoặc trong các điều kiện nóng bức, độc hại;
- Tăng mức độ tàn tật tối thiểu cho phép hưởng trợ cấp MSLĐ dài hạn ở mức 50%;
- Ngừng chi trả chế độ dài hạn cho những người dưới tuổi hưu quy định nếu họ vẫn làm
việc.
27/30
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm xã hội
Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Khái niệm, đối tượng và chức năng của Bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Tính chất của Bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
28/30
Giấy phép:
Module: Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Tạo nguồn
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Sử dụng nguồn
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Cơ quan tổ chức thực hiện
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
29/30
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
30/30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_co_ban_ve_bao_hiem_xa_hoi_va_quy_bao_hiem_xa_ho.pdf