Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh Yên Bái. Thành phố Yên Bái gồm 7 phường 4 xã, gắn với mục tiêu chung về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố trong những năm qua Thành phố cũng đã quan tâm chỉ đạo công tác tổ chức bộ máy đảm bảo theo hướng tinh gọn và hoạt động có hiệu quả, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ công chức các cấp.
Trước đây Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái có 16 phòng ban chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương.
31 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội Thành phố Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động
công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và
xã hội thành phố yên bái
những vấn đề chung về tình hình kết quả hoạt động công tác xã hội
tại phòng tổ chức - lao động thương binh xã hội.
I. đặc điểm tình hình của phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội:
1. Sơ lược lịch sử Thành lập và phát triển:
Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh Yên Bái. Thành phố Yên Bái gồm 7 phường 4 xã, gắn với mục tiêu chung về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố trong những năm qua Thành phố cũng đã quan tâm chỉ đạo công tác tổ chức bộ máy đảm bảo theo hướng tinh gọn và hoạt động có hiệu quả, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ công chức các cấp.
Trước đây Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái có 16 phòng ban chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương.
Trong đó:
+ Văn phòng Uỷ ban nhân dân
+ Phòng Thanh tra
+ Phòng Tư pháp
+ Phòng Tổ chức chính quyền
+ Phòng công nông nghiệp
+ Phòng Lao động TBXH
+ Phòng Địa chính
+ Phòng Tài chính
+ Phòng Văn hoá Thông tin
+ Phòng Giáo dục đào tạo
+ Đài Truyền thanh
+ Hội Chữ Thập đỏ
+ Hội đồng thi đua khen thưởng
+ Uỷ ban BVCSTE
Tuy nhiên trước sự tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa có sự tập trung thống nhất cao trong quản lý, sự chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập, hiệu qủa chưa cao, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tuy đã quy định xong chưa cụ thể, chưa rõ còn chồng chéo.
Vì vậy trước tình hình đó Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái đã tiến hành sắp xếp tổ chức lại bộ máy.
Đến năm 2002 Uỷ ban nhân dân Thành phố đã tiến hành sát nhập Phòng Tổ chức chính quyền và Phòng Lao động - TBXH Thành phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội. Vì công tác Tổ chức và Lao động thương binh xã hội có nhiệm vụ chủ yếu gắn với chính quyền cơ sở và nhằm tập chung lực lượng cán bộ trong hoạt động chung.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Chức năng:
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân và giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước về công tác Tổ chức chính quyền và Lao động Thương binh xã hội.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân về công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức thuộc diện quản lý.
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân về việc đề bạt, thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận, kỷ luật cán bộ công chức.
- Thực hiện quản lý cán bộ xã, phường theo Nghị định 09/CP của Chính phủ.
- Tham mưu cho Hội đồng nhân dân., Uỷ ban nhân dân về công tác bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân công tác xây dựng củng cố chính quyền.
- Quản lý địa giới hành chính.
- Thường trực công tác cải cách hành chính, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Giúp Uỷ ban nhân dân xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của địa phương về Lao động Thương binh Xã hội.
- Hướng dẫn kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách, chế độ lao động, tiền lương - tiền công, việc làm, bảo hộ lao động, nghĩa vụ, điều kiện về lao động công ích, an toàn lao động, hợp đồng lao động, dạy nghề, xoá đói giảm nghèo.
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, quân nhân phục viên, chuyển ngành, chế độ ưu đãi đối với học sinh - sinh viên theo Nghị định 28/ CP của Chính phủ. Các chính sách đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người là nạn nhân chiến tranh, người nhiễm chất độc màu da cam, các đối tượng lang thang cơ nhỡ và các đối tượng khác, việc tổ chức cứu trợ xã hội khi có thiên tai địch hoạ.
- Chủ trì cùng các ngành chỉ đạo, xây dựng các chương trình toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội.
- Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra Nhà nước về việc thi hành chính sách pháp luạt thuộc lĩnh vực Lao động Thương binh Xã hội.
3. Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của phòng:
Để hoàn Thành tốt hơn nhiệm vụ được giao Phòng tổ chức - Lao động thương binh xã hội Thành phố Yên Bái bao gồm 8 cán bộ mỗi người giữ vai trò và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn riêng phù hợp với trình độ chuyên môn. Từ đó ban lãnh đạo đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ phòng như sau:
a, Đồng chí: Phạm Văn An- trưởng phòng.
Là người đứng đầu của phòng. Phụ trách chung các mặt của phòng, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ và công tác quản lý nguồn kinh phí uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Thành phố và ngành dọc cấp trên, quản lý cán bộ và lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của phòng.
Xây dựng các chương trình kế hoạch hàng tuần, tháng, quý, năm. Được xử lý các công việc chuyên môn thuộc thẩm quyền chuyên môn.
b. Đồng chí: Trần Đình Thắng- Phó trưởng phòng:
Là người giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng phòng phân công phụ trách một lĩnh vực và được giao một công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng đối với các lĩnh vực được phân công.
- Phụ trách phòng và quản lý và điều hành công việc theo sự phân công của trưởng phòng.
- Phụ trách về lĩnh vực Lao động – Thương binh xã hội và được ký giải quyết một số thủ tục về hành chính.
- Theo dõi chương trình xuất khẩu lao động, công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành uỷ Yên Bái quản lý.
- Giúp trưởng phòng trong công tác đánh giá, phân xếp loại cán bộ, công chức hàng năm. Theo dõi về công tác thi đua, phong trào của phòng.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tuần, tháng, quý, năm.
- Thực hiện các công việc đột xuất, công việc khác khi được phân công.
- Phụ trách phòng khi được Trưởng phòng uỷ quyền.
c. Đồng chí: Vũ Mạnh Hải - cán bộ:
- Giúp heo dõi công tác xoá đói giảm nghèo, công tác bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn mại dâm, quản lý con nghiện sau cai.
- Theo dõi, tổng hợp lao động nghĩa vụ công ích, tuần lễ an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Công tác tổ chức cứu trợ xã hội khi có thiên tai địch hoạ.
- Theo dõi, quản lý đối tượng nghiện ma tuý, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Thủ tục hành chính về chế độ ưu đãi đối với học sinh - sinh viên, đối tượng lang thang cơ nhỡ.
- Chịu trách nhiệm trong công tác hành chính giao dịch của các đối tượng, công tác thanh tra, kiểm tra.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
d. Đồng chí: Bùi Thị Phương - Cán bộ:
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng về công việc, giúp trưởng phòng xây dựng kế hoạch kinh phí, giải quyết chế độ bảo đảm xã hội, chế độ của các đối tượng chính sách, người có công.
- Thực hiện việc đảm bảo kính phí cho nhu cầu chi trả tại phòng Nội vụ - LĐTBXH và phối hợp với Ban chi trả xã, phường và sở Lao động - TBXH tỉnh Yên Bái với kho bạc, phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố.
- Thanh quyết toán kịp thời đung luật ngân sách.
- Chịu trách nhiệm lưu giữ về hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán.
- Theo dõi Bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người có công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
đ.Đồng chí: Phạm Thị Mai Hương - Cán bộ.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng về công việc và phó phòng phụ trách lĩnh vực lao động - TBXH theo chuyên môn cụ thể.
- Thực hiện công tác về giải quyết việc làm.
- Theo dõi, tổng hợp lao động nghĩa vụ công ích, tuần lễ an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nỏ, quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Theo dõi, hướng dẫn, quản lý các đối tượng vay vốn làm dự án, làm thủ tục cần thiết trong vay vốn, thẩm định dự án.
- Tham mưu về xây dựng kế hoạch vốn vay hàng năm, vấn đề giải quyết việc làm đảm bảo kế hoạch được giao.
- Theo dõi công tác dạy nghề, đào tạo nghề.
- Theo dõi công tác triển khai thực hiện Bộ luật lao động.
- Phối hợp triển khai công tác xoá đói giảm nghèo.
- Kiêm công tác thủ quỹ của phòn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
e. Đồng chí: Phạm Thị Mơ - Cán bộ.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp cảu trưởng phòng về công việc, thực hiện công ác tổ chức cán bộ, đánh giá, phân xếp loại cán bộ, mã ngạch công chức, xét duyệt nâng lương hàng năm.
- Tham mưu cho trưởng phòng giúp UBND Thanh phố Yên Bái kiện toàn các đơn vị thuộc diện quản lý.
- Nghiêm túc thực hiện giữ bí mật thuộc về tổ chức nói cung và các lĩnh vực riêng trong công tác cán bộ.
- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Nhà nước của Thành phố Yên Bái.
- Phối hợp công tác bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc diên quản lý, công tác cải cách hành chính.
- Quản lý, theo dõi công văn đi, đến của phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
f. Đồng chí: Nguyễn Đình Hưng - Cán bộ.
- Chịu sự chỉ đạo tực tiếp của trưởng phòng, thực hiện công tác tổ chức cán bộ máy chính quyền cơ sở xã, phường.
- Giúp trưởng phòng trong công tá giải quyết, quản lý các chế độ đối với cán bộ, công chức xã, phường theo quy định.
- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức xã, phường theo Nghị định 114/2003/NĐ - CP của Chính Phủ.
- Quản lý địa giới hành chính thuộc Thành phố Yên Bái.
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan tổng kết báo cáo phong trào thi đua xây dựng cính quyền vững mạnh hàng năm cho các đơn vị xã, phường và Thành phố.
- Giúp trưởng phòng trong công tác tham mưu cho HĐND - UBND Thành phố xây dựng củng cố Chính quyền cơ sở, công tác bầu cử.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
g. Đồng chí: Vi Thị Minh Hường - Cán bộ.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách trong công tác thương binh, liệt sỹ, người có công.
- Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Theo dõi thực hiện 5 phong trào chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công.
- Giải quyết chế độ chất độc màu da cam cho các đối tượng theo quy định.
- Phối hợp theo dõi mua thẻ BHYT cho đối tượng chính sách, tăng giảm đối tượng ( chết, chuyển đi, hết tuổi) với kế toán của phòng. Công tác tổ đo khám và trả dụng cụ chỉnh hình, ché độ điều dưỡng của đối tượng, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ, tết.
- Theo dõi thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi thương binh, liệt sỹ, người có công.
- Theo dõi tổng hợp công tác tu sửa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà bia ghi tên liệt sỹ.
- Phối hợp thực hiện công tác cứu trợ xã hội, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
4. Thuận lợi và khó khăn của phòng:
4.1 Thuận lợi:
- Cán bộ nhân viên trong phòng nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Phần lớn là đội ngũ cán bộ còn rất trẻ tuổi đầy năng lực, nhiệt huyết.
- Người lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao trong công tác quản lý, tổ chức công việc.
- Hệ thống cơ sơ vật chất khá đầy đủ có 3 máy tính và máy in tạo điều kiện thuận lợi trong công việc.
- Sự đoàn kết của cán bộ, công nhân viên trong phòng tạo nên một sức mạnh to lớn giúp phòng đạt được nhiều két quả, thành tích trong các cuôc thi đua của Uỷ ban Thành phố và Tỉnh.
4.2 Khó khăn.
- Số cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn ít, trong đó:
Có 3 cán bộ có trình độ Đại học.
Có 1 cán bộ có trình độ Cao đẳng.
Có 4 cán bộ có trình độ Trung cấp ( Hiện nay có 3 cán bộ đã và đang đi học nâng cao trình độ chuyên môn).
- Cơ sở vật chất đã cũ cần có sự đầu tư và nâng cấp.
- Một số cán bộ còn làm việc chưa đạt yêu cầu.
II. thưc trạng tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động - thương binh và xã hội.
1. Về công tác Cứu trợ xã hội:
Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi còn chậm phát triển về kinh tế - xã hội. Bởi vậy đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong sinh hoạt. Trước tình hình đó Đảng và Chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - kinh tế - xã hội nhằm góp phần xây dựng Yê Bái thành một tỉnh miền núi vững mạnh, đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc. Đó cũng là quan điểm cảu Đảng và Nhà nước chủ trương lấy việc phát triển con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng cá nhân và cả cộng đồng dân tộc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoa, xã hội. Coi phát triển kinh tế là cơ sở là tiền đề thực hiện các chính sách xã hội.
Bằng các chính sách cụ thể, các văn bản ban hành đầy đủ củng cố việc thực hiện bảo đảm đời sống cho những người yếu thế, những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay gặp phải bất hạnh rủi ro trong cuộc sống đồng thời được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, UBND tỉnh sự phối hợp giúp đỡ sở LĐTBXH tỉnh và các ban ngành liên quan, các đơn vị, sự chủ động tích cực của các cấp các ngành từ thành phố tới cơ sở đã có nhiều hoạt động cụ thể giúp đỡ, hỗ trợ cho các đối tượng địa bàn thành phố về tinh thần vật chất để họ khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy công tác cứu trợ xã hội là một công việc có vai trò quan trọng và cấp bách, đươqcj sự chỉ đạo của UBND Thành phố mà trong những năm qua thành phố đã thực hiện được các biện pháp cụ thể cho người dân như: Cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất, chăm sóc người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác XĐGN, phòng chống các tệ nạn xã hội...
1.1 Về thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà dột nát:
a) Công tác thực hiện:
Từ các chính sách, mục tiêu công tác cụ thể của Quốc gia, tỉnh uỷ Yên Bái cũng đã nhất quán phấn đấu tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đi đôi với XĐGN, giải quyết công ăn việc làm cho dân, chỉ có con đường này mới phát triển bền vững. Từ đó một loạt các chính sách phục vụ cho công tác XĐGN đã được triển khai đồng bộ trong đó công tác xoá nhà dột nát cho người dân cũng là mục tiêu cụ thể tong công tác XĐGN của Thành phố cho người dân. Thực hiện Kế hoạch số 61/KH - TW ngày 10 thang 6 năm 2004 của thnàh uỷ về vận động ủng hộ '' ngày vì ngời nghèo'' và xoá nhà dột nát cho các hộ chính sách, hộ người nghèo cua thành phố và căn cứ vào tiêu chí loại nhà dột nát cần xoá. Qua điều tra năm 2004 toàn thành phố có 177 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có nhà dột nát cần phải sửa chữa và làm mới trong đó:
+ Hộ chính sách số hộ cần làm mới là 29 hộ, số hộ cần sửa chữa là 25 hộ.
+ Hộ gia đình nghèo: Số hộ làm mới là 60 hộ, số hộ cần sửa chữa là 63 hộ. Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình chính sách;
+ Cho một hộ làm nhà mới là 8.000.000 đồng.
+ Cho một hộ sửa chữa nhà là 4.000.000 đồng.
Mức hỗ trợ đối với hộ nghèo.
+ Cho một hộ làm nhà mới là 3.000.000 đồng.
+ Cho một hộ sửa chữa nhà là 1.500.000 đồng.
Nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc sửa chữa làm nhà mới cho các hộ chính sách, hộ nghèo chủ yếu là từ ngân sách tỉnh và nguồn ngân sách Thành phố, còn lại từ các xã, phường và sự huy động trong cộng đồng.
Đến cuối năm 2004 theo kết quả từ số hộ, gia đình đã làm mới và sửa chữa là 173 hộ như vậy số hộ, gia đình chưa triển khai, thực hiện còn 4 hộ.
Vậy là đến nay thành phố Yên Bái đã cơ bản xoá xong nhà ở dột nát cho các hộ chính sách và hộ người nghèo theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh công tác xoá nhà dột nát thành phố đã rất quan tâm với công tác việc làm cho người lao động, kết quả đã giải quyết việc làm và ổn định việc làm từ chương trình tăng trưởng kinh tế - xã hội và tự tạo việc làm cho 2.500 lượt lao động đạt 100% kế hoạch trong đó:
+ Số lao động được giải quyết việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội là 830 người.
+ Số người lao động được giải quyết việc làm và cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làmlà 1.000.000.
+ Số hộ lao động cung ứng đi lao động trong nước và XKLĐ là 150 người đạt 100% kế hoạch ( trong đó cung ứng lao động ngoài tỉnh là 111 người, XKLĐ là 39 người.
+ Số lao động tự giải quyết việc làm là 520 người.
Đồng thời phối kết hợp với công ty chế biến làm nông sản Tỉnh Yên Bái tuyển chọn được 48 lao động làm việc tại nhà máy gia công giấy xuất khẩu. Hướng dẫn làm hủ tục đăng ký hợp đồng lao động cho 65 cơ sở lao động với 325 lao động trong các ngành nghề như: Vận tải, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống...
Nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 75 - 77%.
Trong năm qua Phòng Tổ chức phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố đã cho người nghèo vay 1,137 tỷ đồng để người nghèo phát triển sản xuất và ổn định chính sách với dự án, chương trình cụ thể như: Mô hình trồng đỗ tương xuân trên đất dốc thu hoạch 17 tạ/ha, trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi cho trâu bò đem lại 170 tấn/ha/năm, mô hình chăn nuôi bò vừa là nguồn canh tác cung cấp thịt phong phú...
Cùng với các mô hình mới Thành phố còn lồng ghép nhiều chính sách trong hỗ trợ sản xuất, phát tiển ngành nghề để tiến hành đồng bộ nhiều mục tiêu XĐGN 36 dự án nhỏ đã tạo việc làm cho 12.000 người lao động.
Về giáo dục - y tế Thành phố có những chính sách ưu tiên cho ngời nghèo như được khám chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú miễn phí, thuốc cấp không mất tiền cho người dân ở các vùng sâu. Hơn 12.000 thẻ khám bệnh được phát cho người nghèo và gần 1500 thẻ cữa bệnh, khám cho cá nhân khẩu thường trú ở các xã, phường đặc biệt khó khăn là sự cố gắng lớn của ngành y tế Thành phố đặc biệt đến vấn đề là chăm lo sự nghiệp giáo dục, hỗ trợ học sinh nghèo tại thành phố, gần 3.600 học sinh nghèo được miễn giảm học phí, được cấp học bổng, cấp sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Đó là sự động viên tinh thần rất lớn cho các em học sinh nghèo vượt khó.
Nhiều xã, phường đã có đường bê tông đến tận nhà nối gần chợ gần trường học và cuộc sống văn minh là đã có điện. Trên địa bàn thành phố không có xã nào là chưa có điện.
Để đạt được những thành tựu trên là nhờ vào chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của tỉnh uỷ với người dân, không chỉ có sự tham gia của các cấp chính quyền, các đoàn thể cùng vào mặt trận XĐGN. Mặt trận Tổ quốc thành phố lập quỹ vì người nghèo, Hội nông dân thúc đẩy phong trào chuyển giao kỹ thuật, hội Phụ nữ dấy lên phong trào lá lành đùm lá rách, Đoàn thanh niên trong đó các đội thanh niên tình nguyện về sửa chữa nhà, dạy trẻ em học và làm vệ sinh môi trường.
b) Nhận xét và đánh giá:
* Thuận lợi.
- Công tác XĐGN, xoá nhà dột nát là một chủ trương lớn của Tỉnh uỷ, của Hội đồng nhân dân Tỉnh Yên Bái. Các cấp chính quyền từ thành phố đến xã, phường xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng năm 2004 nên đã quan tâm tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai, tích cực đạt hiệu quả cao đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.
- Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, đoàn thể, các xã, phường triển khai thực hiện. Nhiều phường, xã, thôn, tổ dân phố đã rất tích cực huy động nguồn lực từ cộng đông dân cư, khai thác tiềm năng trong dân một cách có hiệu quả.
- Người dân đã có ý thức vươn lên làm giàu, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, dạy nhau làm ăn nhằm xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu.
* Khó khăn:
- Các chương trình, dự án giảm nghèo theo lối thực hiện từ trên xuống nên chưa có sự tham gia của người dân và các bên hữu quan nên dẫn đến hạn chế tính khả thi và hiệu quả của các chương trình, dự án không thực tiễn.
- Các hộ gia đình đều rất khó khăn một số hộ vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
1.2 Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội:
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa, giao lưu họi nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì sự học hỏi những tinh hoa văn hoá, văn minh tiến bộ của nhân loại đã giúp Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước. Nhưng bên cạnh đó sự tràn nhập của các loại văn hoá đen, đồi trụy, buôn bán lậu ngày càng phát triẻn nhiều hơn trước. Trước sự cám dỗ của đồng tiền thì con người không sao thoát vòng quay của đồng tiền từ đó tệ nạn xã hội nảy sinh và diễn biến phức tạp, đa dạng hơn trước.
Cũng như các tỉnh khác trong cả nước, tỉnh Yên Bái cũng đang đứng trước những nguy cơ đe doạ đó bởi các tệ nạn xã hội: Sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan, cờ bạc, số đê và nổi bạt hơn tất cả là tệ nạn ma tuý mại dâm. Đây cũng là một trong những vấn đề bức xúc trong tỉnh cũng như trong cả nước trước sự gia tăng đột biến của số lượng người nghiện và buôn bán ma tuý và số ngưòi tham gia hoạt động mại dâm đây là vấn đề không chỉ Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm mà với tất cả những người dân đang sinh sống đều rất phẫn nộ trước sự gia tăng của hai tệ nạn xã hội này bởi nó không những làm suy thoái nền kinh tế của gia đình, xã hội mà còn làm băng hoại truyền thống, đạo đức, nhân cách của con người.
Trước tình hình đó, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tránh xa các tệ nạn xã hội và đề ra các văn bản, quy định hiện hành về phòng chống tệ nạn xã hội trên. Đồng thời thực hiện các hoạt động cụ thể để nhân dân giác ngộ được sự huỷ hoại của ma tuý về thể chất và kinh tế cũng như nhân cách con người và công tác đó đã đem lại những kết quả nhất định.
1.2.1 Về ma tuý:
Thực trạng ma tuý tại thành phố Yên Bái.
Ma tuý đang trở thành hiểm họa đối với mỗi gia đình, nó đang gõ cửa vào từng nhà, từng xã hội, không từ bỏ một quốc gia nào. Nó đã và đang lan rộng khắp thế giới với số lượng người buôn bán ''cái chết trắng'' ngày càng nhiều hơn trước với đủ loại thuốc khác nhau. Hiện nay, trong tỉnh Yên Bái thì thành phố Yên Bái đứng thứ tư về số lượng người nghiện ma tuý toàn tỉnh. Đó là con số báo động với 176 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý ( số liệu tại thời điểm 30/4/2004), như vậy số người nghiện ma tuý còn có thể lên tới hơn 200 người ( kể cả những đối tượng chưa được xác nhận và quản lý).
Bảng tổng hợp số người nghiện ma tuý tại thành phố Yên Bái
STT
Tên đơn vị
Số người nghiện ma tuý (người)
Tỷ lệ %
1
Phường Nguyễn Phúc
22
12,5
2
Phường Hồng Hà
35
19,9
3
Phường Nguyễn Thái Học
17
9,7
4
Phường Minh Tân
9
5,1
5
Phường Yên Ninh
15
8,5
6
Phường Đồng Tâm
7
3,9
7
Phường Yên Thịnh
18
10,2
8
Xã Tuy Lộc
11
6,3
9
Xã Nam Cường
17
9,7
10
Xã Minh Bảo
19
10,8
11
Xã Tân Thịnh
6
3,4
Tổng
176
100
Từ bảng số liệu trên ta thấy phường có nhiều người nghiện ma tuý nhất là phường Hồng Hà với 35 người, chiếm 19,9%, đây là nơi tâpj trung trung nhiều tệ nạn xã hội bởi đây là khu vực buôn bán lớn trong thành phố đồng thời lại có '' xóm liều'' với số lượng người thất nghiệp nhiều. Vì vậy đây cũng là tụ điểm của bọn buôn bán ma tuý. Ma tuý được đưa tới các đối tượng dưới nhiều hình thức như: Quán nước, cổng trường, trên đường phố, thậm chí giờ đây Công viên Yên Hoà cũng được bọn chúng sử dụng làm nơi trao đổi và tiêm chích ma tuý vào các buổi tối gây nên sự sợ hãi cho dân chúng khi đi qua khu vực này.
Hình thức dùng ma tuý của các đối tượng nghiện ma tuý là trích, hút, tiêm, uống, hít... những phổ bién nhất vẫn là trích ma tuý bởi vì cách sử dụng này thuận tiện, rẻ tiền, phù hợp cho các đối tượng.
Trong danh sách tổng hợp số lượng các đối tượng nghiện ma tuý cho thấy số người ở tuổi vị thành niên đã bắt đầu gia tăng trong đó:
- Dưới 15 tuổi: 9 người
- Từ 15 tuổi đến 20 tuổi: 38 người
- Từ 20 đến 35 tuổi: 101 người
- Từ 35 tuổi đến 55 tuổi: 28 người
Như vậy số người nghiện ma tuý lại tập trung củ yếu là lứa tuổi thanh niên với số lượng rất lớn là 1001 người, theo điều tra cho thấy số người nghiện này chủ yếu là rơi vào những người không nghề nghiệp, không được học hành đầy đủ và một số ít là cán bộ Nhà nước do bị bạn bè lôi kéo, kích động đã không làm chủ yếu được bản thân rơi vào nghiện ngập.
Trước tình hình đó Sở LĐTBXH đã phối hợp với các tổ chức, ban ngành đề ra kế hoạch cai nghiện ma tuý chó các con nghiện nhằm phục hồi nhân cách và giúp họ với gia đình và cộng đồng.
b) Kế hoạch cai nghiện ma tuý:
Căn cứ Quyết định số 156/2000/QĐ - TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005;
Thực hiện Kế hoạch số 06/ KH - UB ngày 20/3/2002 của UBND tỉnh Yên Bái về xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và các giải pháp cho công tác cai nghiện ma tuý giai đoạn 2001 -2005.
Căn cứ tình hình nghiện ma tuý và kết quả nghiện ma tuý giai đoạn 2002 - 2004.
Căn cứ tình hình tệ nạn nghiện ma tuý và kết quả công tác cai nghiện từ năm 2001 - 2004, Sở LĐTBXH xây dựng kế hoạch cai nghiện ma tuý năm 2005. Đã có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý, áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiên ma tuý, tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng khuyến khích tổ chức cá nhân và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý. Từ đó thành phố Yên Bái đã đề ra chỉ tiêu cai nghiên ma tuý cho các đối tượng từ phường, xã như sau:
Chỉ tiêu cai nghiện ma tuý năm 2005 là 176 người, trong đó:
- Cai nghiện tai trung tâm cai nghiện tỉnh là 102:
- Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là 74 người
Kế hoạch cai nghiện cụ thể của từng phường, xã theo biểu sau:
STT
tên đơn vị
Số người nghiện ma tuý và hồ sơ quản lý
Chỉ tiêu cai nghiện năm 2005
Tổng số
Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cai nghiện tỉnh
Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng
1
Phường Nguyễn Phúc
22
22
12
10
2
Phường Hồng hà
35
35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 78.doc