Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi: phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

I. Khái niệm

Loại trừ tính nguy hiểm, loại trừ tính có lỗi, hầu như không có loại trừ tính trái

pháp luật, những dấu hiệu của tội phạm không được đầy đủ nữa à những tình tiết

loại trừ tính chất phạm tội của hành vi.

Tình tiết loại trừ lỗi: không có năng lực TNHS, chưa đủ tuổi chịu TNHS, sự kiện

bất ngờ.

Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, các

tình tiết khác (chỉ mới thừa nhận về mặt khoa học: bắt người phạm pháp, thi hành

mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi ro trong nghiên cứu

khoa học và trong sản xuất)

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi: phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI: PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT I. Khái niệm Loại trừ tính nguy hiểm, loại trừ tính có lỗi, hầu như không có loại trừ tính trái pháp luật, những dấu hiệu của tội phạm không được đầy đủ nữa à những tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Tình tiết loại trừ lỗi: không có năng lực TNHS, chưa đủ tuổi chịu TNHS, sự kiện bất ngờ. Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, các tình tiết khác (chỉ mới thừa nhận về mặt khoa học: bắt người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi ro trong nghiên cứu khoa học và trong sản xuất). Ý nghĩa:  Là cơ sở xác định có tội hay không có tội.  Là cơ sở để khuyến khích công dân thực hiện hành vi ngăn chặn tội phạm. II. Phòng vệ chính đáng 1. Khái niệm Điều 15. Phòng vệ chính đáng 1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng a. Các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ  Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật (người, tình thế cấp thiết bao gồm người và…): thế nào là nguy hiểm đáng kể, chỉ nguy hiểm đáng kể thôi, không cần phải cấu thành tội phạm, trái pháp luật, tấn công hợp pháp như CA truy bắt TP thì không làm phát sinh quyền phòng vệ.  Sự tấn công này phải xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác.  Sự tấn công phải đang hiện hữu: đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc, đặc biệt hành động ngăn chặn xảy ra khi hành vi đã kết thúc nếu hành động ngăn chặn đi liền ngay sau hành vi tấn công và có khả năng khắc phục thiệt hại o (người bị cướp giật TS đuổi dành người PT để lấy lại TS) (đe dọa xảy ra khó xác định, chưa xảy ra: phòng vệ quá sớm, đã xảy ra: phòng vệ quá muộn, quá sớm hay quá muộn thì không được xem là phòng vệ chính đáng và phải chịu TNHS) b. Nhóm điều kiện về phạm vi và mức độ phòng vệ  Hành vi phòng vệ phải nhắm vào, hướng vào người có hành vi tấn công (các TH trẻ em, người không có NLTNHS thì chỉ được áp dụng phòng vệ chính đáng, còn lại chống trả tùy nghi: phòng vệ chính đáng và các biện pháp khác)  Hành vi phòng vệ phải trong mức độ giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công  Gây thiệt hại nhỏ hơn hành vi tấn công: ok  Gây thiệt hại bằng với hành vi tấn công: ok  Gây thiệt hại lớn hơn hành vi tấn công: còn dựa vào sức mãnh liệt của hành vi tấn công, khả năng phòng vệ, tính chất của QHXH bị xâm hại, công cụ phương tiện, phương pháp thủ đoạn....... 3. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Điều 15. Phòng vệ chính đáng  1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.  Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.  2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại => phải chịu TNHS.  Phòng vệ chính đáng cơ quan tư pháp cấp tỉnh thụ lý giải quyết 4. Phòng vệ tưởng tượng Như những trường hợp sai lầm khác, vẫn phải chịu TNHS. III. Tình thế cấp thiết: Điều 16. Tình thế cấp thiết 1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 1. Điều kiện về tính chất nguy hiểm  Có sự nguy hiểm đáng kể do các nguồn nguy hiểm khác nhau, sự nguy hiểm này không chỉ do con người gây ra mà còn có thể do thiên nhiên bão lũ hạn hán…  Sự nguy hiểm này phải đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác  Sự ngy hiểm phải đang hiện hữu: đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc 2. Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục  Việc gây ra thiệt hại là biện pháp cuối cùng và duy nhất  Lợi ích bị gây thiệt hại nhỏ hơn lợi ích cần được bảo vệ, không yêu cầu phải nhỏ nhất, không lấy mạng người ra đánh đổi. IV. Các trường hợp khác (tập BG)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100_6971.pdf
Tài liệu liên quan