Đã có những bài viết về quá trình nhận thức xã hội dân sự về mặt lý luận. Bài này
chủ yếu nghiên cứu sự hình thành xã hội dân sự trong thực tiễn về mặt những điều
kiện, tiền đề khách quan và chủ quan. Lĩnh vực này ở còn rất ít bài nghiên cứu,
khảo sát (dù đã có một dự án nghiên cứu điều tra thực trạng về các tổ chức xã hội
dân sự ở VN do phối hợp với tổ chức nghiên cứu nước ngoài mấy năm trước đây).
Bài viết này tập trung làm rõ các khíạ canh ở góc nhìn triết học, như: 1-Bộ ba
trong xã hội hiện đại; 2-Cần hiểu rõ thực chất xã hội dân sự ở VN hiện nay, có số
lượng hoành tráng thiếu thực chất. Vấn đề “tổ chức phi chính quyền do chính
quyền tổ chức”?; 3-Sự hình thành, phát triển; 4-Những tiền đề, điều kiện cần tạo ra
có nhiều nhưng chung quy lại là gì: 5-Đâu là lực cản của các giai đoạn của quá
trình hình thành? Rõ ràng có tiền đề từ xã hội truyền thống và văn hóa truyền
thống.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những tiền đề và điều kiện hình thành phát triển xã hội dân sự hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những tiền đề và điều kiện hình thành phát triển
xã hội dân sự hiện nay ở Việt Nam
Đã có những bài viết về quá trình nhận thức xã hội dân sự về mặt lý luận. Bài này
chủ yếu nghiên cứu sự hình thành xã hội dân sự trong thực tiễn về mặt những điều
kiện, tiền đề khách quan và chủ quan. Lĩnh vực này ở còn rất ít bài nghiên cứu,
khảo sát (dù đã có một dự án nghiên cứu điều tra thực trạng về các tổ chức xã hội
dân sự ở VN do phối hợp với tổ chức nghiên cứu nước ngoài mấy năm trước đây).
Bài viết này tập trung làm rõ các khíạ canh ở góc nhìn triết học, như: 1-Bộ ba
trong xã hội hiện đại; 2- Cần hiểu rõ thực chất xã hội dân sự ở VN hiện nay, có số
lượng hoành tráng thiếu thực chất. Vấn đề “tổ chức phi chính quyền do chính
quyền tổ chức”?; 3-Sự hình thành, phát triển; 4-Những tiền đề, điều kiện cần tạo ra
có nhiều nhưng chung quy lại là gì: 5-Đâu là lực cản của các giai đoạn của quá
trình hình thành? Rõ ràng có tiền đề từ xã hội truyền thống và văn hóa truyền
thống.
1-Bộ ba trong xã hội hiện đại
Hiện nay khi nói về xã hội dân sợ vẫn có người sợ. Theo Nguyễn Ngọc Giao hơn
mười năm đã trôi qua, xã hội công dân, rồi xã hội dân sự xuất hiện trên báo chí, có
bài còn nói lên tại sao có người sợ nó… Trên các cuốn sách, bìa 1 vẫn mang tên
Nhà xuất bản, còn tên của “Công ti X” hay “Trung tâm Y” mà ai cũng biết mới
thực là người xuất bản, mới chỉ ở bìa 4 – đôi lần nó leo lên bìa 1 nhưng đã bị huýt
còi ngay (Nguyễn Ngọc Giao, Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí
Thời đại, Chungta.com). Còn Nguyễn Qaung A thì nhận xét: Hơn hai chục năm
trở về trước ít người dám nói đến cơ chế thị trường, đến khu vực kinh tế tư nhân:
những điều cấm kỵ và đáng sợ. Số ít người dám nói và dám (liều) làm, thì bị loại
bỏ, bị sa cơ lỡ vận. Rồi người ta hiểu dần, chấp nhận và ngày nay chúng không
những không đáng sợ mà còn được coi trọng (Xã hội dân sự đâu có đáng sợ, Lao
Động Cuối tuần).
Xã hội dân sự là một bộ phận cơ bản của đời sống xã hội. Nó cùng với kinh tế thị
trường và nhà nước pháp quyền tạo nên tam giác, bộ ba trong thiết chế cơ bản của
xã hội hiện đại.. Do vậy, xã hội dân sự hình thành cùng với các bộ phận tương
quan cơ bản ấy.
Xã hội dân sự là loại hình xã hội dân chủ, nhung là dân chủ pháp quyền. Trong
nghi quyết đại hội X của Đảng ta có nêu mục tiêu va nhiệm bị xây dựng “xã hội
dân chủ”. Nhưng xã hội dân chủ nay tất nhiên là hướng đến dân chủ xã hội chủ
nghĩa, hay mục tiêu là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa theo nghĩa xã hôi dân chủ, nghĩa rộng là gồm nền chính trị dân chủ, mà hạt
nhân là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên kinh tế dân chủ, tức kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.và xã hội dân sự (lĩnh vực xã hội- văn hóa),
cà xã hội dân sự là xã hội dân chủ hiện đại và cũng là lĩnh vực xã hội (xã hội theo
nghĩa hẹp).
Theo GSTS. Trần Ngọc Hiên, “trên thực tế, hiện nay đã hình thành rất nhiều các tổ
chức xã hội dân sự như các hội, các ngành kinh tế, các lĩnh vực khoa học và công
nghệ, các lĩnh vực dịch vụ. Sự thực, một khuôn mặt xã hội dân sự kiểu mới ở nước
ta đang hình thành, có thể coi đó là bước tiến của nền dân chủ, khác về bản chất
với xã hội trước đổi mới. Tuy vậy, về mặt thể chế, phạm trù xã hội dân sự chưa
được xác định trong văn bản, tức là chưa dám đặt viên gạch thứ ba (là xã hội dân
sự) tạo cơ sở đầy đủ cho mối quan hệ thể chế kinh tế chính trị nước ta.” (viên gạch
thứ ba: hai viên gạch đầu là kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền).
Xã hội dân sự là một xã hội chứa đựng mâu thuẫn, nhưng trong xã hội chủ nghĩa,
về bản chất sẽ là một xã hội hài hòa của những chủ nhân tự do liên hiệp lại (mâu
thuẫn hài hòa) trong bản thân nó và với cái khác của nó.
Không chỉ nhà nước mới có quyền mà xã hội dân sự cũng có quyền. Tất cả đều
bình đẳng trước pháp luật và được thể chế hóa bằng pháp luật. Không chỉ công
dân có nghĩa vụ thực thi pháp luật mà trong nhà nước pháp quyền thì trước hết nhà
nước phải tôn trọng và thực thi pháp luật nghiêm minh, không có ngoại lệ.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Phương, (Cộng hoà Liên bang Đức) trong bài viết “Nhà nước
pháp trị trong đời sống thường nhật”, thì tinh thần đó thể hiện trong dẫn chứng sau
đây: Gần 8 triệu ngoại kiều trên tổng số hơn 80 triệu dân Đức muốn nhập quốc
tịch phải vượt qua kỳ thi trắc nghiệm kiến thức xã hội nước Đức, trong đó có một
câu hỏi, nhà nước pháp trị là gì, với 4 câu trả lời sẵn sơ đẳng: 1- Nhà nước có
quyền, 2- Đảng có quyền, 3- Công dân quyết định luật pháp và 4- Nhà nước phải
tuân thủ pháp luật. Những ngoại kiều nhìn Nhà nước bằng con mắt của kẻ nô lệ
bao giờ cũng trả lời sai, đánh vào câu số 1, trong khi chỉ mỗi câu số 4 đúng - chính
là dấu hiệu đặc trưng của một nhà nước pháp trị, đòi bất cứ hoạt động nào của bất
kỳ cơ quan nhà Nước nào đều phải viện dẫn chuẩn mực pháp lý của những điều
khoản luật pháp điều chỉnh nó; cũng xuất phát từ đó, mọi vấn đề xã hội nảy sinh,
họ không thể không mổ xẻ văn bản luật liên quan, để cải cách nó. Xã hội họ phát
triển, hoàn thiện liên tục chính là kết quả tổng hợp từ những cải cách luật thường
nhật như vậy; thiếu nó, mọi chủ trương, chính sách dù thần kỳ mấy cũng không
thể trở thành hiện thực.…(Xã hội dân sự đâu có đáng sợ, Lao Động Cuối tuần số
15 Ngày 12/04/2009).
Hiện thế giới hiện đại không còn ai bàn cãi về Nhà nước pháp trị, nhưng hệ dẫn
của nó, Nhà nước phải tuân thủ pháp luật, kể cả Thượng viện, một cơ quan lập
pháp tối cao trong thể chế lưỡng viện, cũng phải chịu phán quyết của toà, thì
không phải ai cũng hiểu, chừng nào họ vẫn chưa thay đổi được quan niệm coi Nhà
nước mới có quyền, kể cả ngoại kiều sống trong xã hội đó nếu không hoà nhập đủ.
(Tuần Việt Nam).
Đã có lần chúng tôi nói về quyền lực xã hội dân sự nhưng có người không tán
thành và có vẻ ngạc nhiên. Đó là một nhận thức không đúng. Quyền lực là quyền
lực của dân, tất cả quyền lực là của nhân dân. Một phần lớn quyền lực ấy trở thành
quyền lực nhà nước, nhưng phẩn khác trở thành quyền lực xã hội dân sự thông qua
các tổ chức của nó. Không có quyền đó thì làm sao họ có quyền giám sát xã hội,
phản biện xã hội và ngay nhà nươc có việc cũng phải trưng cầu ý dân. Trưng cầu
dân ý không phải tranh thủ sự đồng tính của dân mà là họ có quyền quyết định.
Cần thấy sự khác nhau về đặc trưng của ba loại hình tổ chức kinh tế, nhà nước và
xã hội dân sự.
Theo Nguyễn Quang A, Trong nhiều đặc trưng của các tổ chức nhà nước, thì đặc
trưng quan trọng mang tính khu biệt là chúng được tổ chức theo kiểu dọc, từ trên
xuống; chúng đòi hỏi sự tuân thủ; chúng có quyền lực ép buộc đối với mọi người
và mọi tổ chức trong các vùng lãnh thổ mà nhà nước đó cai trị. Đặc trưng quan
trọng của các tổ chức kinh tế (kể cả hộ gia đình) là chúng tạo ra sự giàu có về vật
chất; chúng đòi hỏi sự có đi có lại (trao đổi, chi trả); chúng hoạt động vì lợi nhuận.
Còn các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trên cơ sở những mối quan tâm chung;
thường theo cách tự nguyện; thường không vì lợi nhuận; chúng tạo ra sự giàu có
về tinh thần. Đấy là nhưng nét đặc trưng chính có thể dùng để phân biệt các loại tổ
chức với nhau. Lưu ý rằng tổ chức ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, chúng có thể
có tư cách pháp nhân, nhưng cũng có thể không có. Thí dụ về một số tổ chức hay
hoạt động tạo thành xã hội dân sự là: các nhóm công dân hoạt động theo những
mối quan tâm chung (từ các nhóm tập luyện thể dục, các nhóm tình nguyện giúp
đỡ nhau của người có HIV, các hội đồng hương, các tổ chức cộng đồng khác); các
hội nghề nghiệp như các hội tin học, hội kiến trúc, hội nuôi ong, v.v...; các tổ chức
phi chính phủ; các tổ chức tôn giáo; các tổ chức nghiên cứu; các tổ chức giáo dục
và đào tạo; báo giới; v.v..
2- Cần hiểu rõ thực chất xã hội dân sự ở VN hiện nay, có số lượng hoành tráng
thiếu thực chất. Vấn đề “tổ chức phi chính quyền do chính quyền tổ chức”?
Về số lượng. Theo Nguyễn Ngọc Giao tại Trung Quốc, theo ước tính chính thức
thì năm 2005, có khoảng 300 000 tổ chức phi chính quyền (NGO), thêm vào đó là
120 000 tổ chức mà Hán ngữ gọi là “dân biện phi xí nghiệp đơn v ị” ( ),
tức là những tổ chức không có quy chế hội đoàn đăng kí ở Bộ nội vụ mà là “đơn
vị” đăng kí ở Bộ Công thương, hoạt động vô vị lợi… Bên cạnh số đó, có vô số hội
đoàn “tự phát”, không có tư cách pháp nhân, không được thừa nhận. Theo một ước
tính của các NGO, tổng số những hội đoàn đủ loại này có thể lên tới 3 triệu. Tại
Việt Nam “đến nay, có 320 hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc và hơn 2.150
hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng hàng
nghìn hội ở các cơ sở. Các hội cũng rất đa dạng: có hội do tổ chức thành lập, có
hội do cá nhân, doanh nghiệp, có hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhưng có hội lại
lỏng lẻo… Với sự đa dạng như thế, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Nguyễn Xuân
Hướng (đại biểu Hà Tĩnh) đã dí dỏm ví, dân gian có câu ‘đông như hội’”. Ấn
tượng hơn nữa là những chỉ số về sự tham gia: “Ở Việt Nam, trung bình mỗi
người là thành viên của 2,33 tổ chức, cao hơn nhiều nếu so với những nước trong
khu vực châu Á, như Trung Quốc (0,39) và Singapore (0,86). Theo khảo sát này,
tỷ lệ những người thuộc ít nhất một tổ chức là 73,5%, một tỉ lệ tương đối cao”..
Nhưng chất lượng thế nào?
Tất nhiên, các con số không nói lên thực chất vấn đề. Nếu trong thập niên 1980,
sau cuộc đại cải cách 1979 của ông Đặng Tiểu Bình, ở Trung Quốc đã nở rộ
những tổ chức NGO, về kinh tế, xã hội, kể cả những viện nghiên cứu độc lập (dân
biện nghiên cứu sở) – nổi tiếng nhất là trung tâm của Trần Tự Minh (Chen Zimin,
nhà nghiên cứu triết học) – thì sau sự kiện Thiên An Môn (1989), chính quyền ban
hành Quy chế đăng kí và quản lí các đoàn thể xã hội (tháng 10.1989), rồi 10 năm
sau: Quy chế tạm thời về đăng kí và quản lí các đơn vị nhân dân phi thương mại,
theo đó các NGO phải đăng kí tại Bộ dân sự vụ và đặt dưới sự chủ quản của một
cơ quan chính quyền hay tương đương. Cơ quan chủ quản này thường được gọi là
“mẹ chồng”, “mẹ chồng” có quyền và nhiệm vụ coi chừng “con dâu”. Thực chất
mà nói, đó không phải là những NGO mà là GONGO (Government Organized
Non Governmental Organisations): những “tổ chức phi chính quyền do chính
quyền tổ chức”. Theo quy định, mỗi NGO được phép hoạt động trong một lãnh
vực nhất định và trong phạm vi một đơn vị hành chính nhất định, nó không được
phép hoạt động ra khỏi khu vực địa lí đó, và trong phạm vị một đơn vị hành chính
đó, không thể có hai NGO được phép hoạt động trong cùng một lãnh vực. Phí
đăng kí cũng rất “lụa”: 30 000 nhân dân tệ. Nói như nhiều tác giả, “xã hội dân sự”
ở Trung Quốc thực chất vẫn là “xã hội dân sự do Nhà nước lãnh đạo”.
Nguyễn Ngọc Giao, còn cho rằng, có lẽ về cơ bản, giữa hai “xã hội dân sự” Trung
Quốc và Việt Nam, cũng mặc nhiên có một mối quan hệ “16 chữ vàng”. Ở Việt
Nam, bộ luật về hội đoàn vẫn chưa được thông qua. Dự án vẫn duy trì chế độ “mẹ
chồng con dâu” mà ta gọi là “cơ quan chủ quản”. Đây là vấn đề cốt lõi, vì nó liên
quan tới thực chất quan niệm về tổ chức xã hội dân sự: đó là những tổ chức tự lập
của xã hội dân sự, của công dân, hay chỉ là tổ chức để chính quyền “nắm” từng bộ
phận nhân dân, và nếu vậy, ở thời đại hiện nay, nó chỉ có thể là môt tổ chức có
trên giấy tờ. Chỉ cần nêu ra hai thí dụ: những cuộc gặp gỡ xuân thu nhị kì giữa đại
biểu Quốc hội với “đại diện” cử tri (ít nhất các đại biểu quốc hội cũng đã được bầu
ra, còn các “đại diện” cử tri thì chỉ được ai đó chỉ định), và việc từ nhiều năm nay,
chưa hề có một cuộc đình công nào do công đoàn khởi xướng hay chủ
trương.(Nguyễn Ngọc Giao, Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí
Thời đại)
Như vậy, thì để có xã hội dân sự thật sự, dân chủ, văn minh thì phải được xây
dựng lại, làm cho nó hình thành và phát triển hợp quy luật.
3- Sự hình thành, phát triển.
Sự hình thành xã hội dân sự nó phụ thuộc vào nhiều tiền đề và điều kiện khách
quan và chủ quan, tiền đề kinh tế xã hội, chính trị và pháp lý nhất định. Nó có
phần ấtt yêu, tự phát, tự nhiên của nó, tức là một sự hình thành mà không thể
cưỡng lại được. Nhưng nếu tự phát thì nó hình thành, phát triển chậm chạp và có
khi bị méo mó. Nhưng nếu chủ thể lãnh đạo, quản lý hay quản trị xã hội chủ động
tạo tiền đề và điều kiện cho nó, nhất là về mặt môi trường pháp lý, phù hợp, đúng
đắn thì nó hình thành nhanh hơn, có mục đích rõ ràng hơn. Tuy nhiên, tác động
chủ quan ấy không phải khi nào cũng đúng.
Có quan niệm cho rằng cứ để xã hội tự hình thành lấy xã hội dân sự, không cân
thiết đảng và nhà nước tác động định hướng, vì nếu thế thì mất tính chất tự quản.
Nó nói đúng một phần nhưng chứng tỏ rằng quan niệm ấy không thấy tính ràng
buộc các hiện tượng xã hội, những tác động từ nhà nước pháp quyền. Không đựợc
áp đặt nhưng phải tạo môi trường pháp lý cho nó, nói rộng ra là phải tạo mọi tiền
dề và điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát huy, phát triển xã hội dân sự
trong tương tác bộ ba- xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền và thị trường (xem
thêm Hồ Bá Thâm, Xã hội dân sự, vấn đề và tính đặc thù, Tạp chí Sinh hoạt lý
luận, số 1(92) 2009 và trên chungta.com.).
Do vậy, điều quan trọng là làm rõ những tiền đề nào, điều kiện nào tạo nên và thúc
đẩy sự hình thành xã hội dân sự ở nước ta hiện nay.
Tiền đề và điều kiện ở đây là cơ sở vật chất- tinh thần xã hội và cơ sở pháp lý như
những nhân tố, môi trường tác động đến sự hình thành, phát triển của xã hộ dân sự
và trên ý nghĩa nhất định nó cũng tham gia vào bản thân xã hội dân sự với các
mức độ khác nhau theo quy luật nhân- quả.
Trước hết cần thấy rằng xã hội dân sự với hệ thống các tổ chức xã hội của nhân
dân ở nước ta đã hình thành và phát huy nhất định vai trò của nó, nhưng, cũng
phải thừa nhận rằng, nó chưa có đầy đủ tính chất, vai trò, chức năng thật sự của xã
hội dân sự đúng nghĩa. Không ít mặt, vai trò của nó còn bị hành chính hóa, nhà
nước hóa, thụ động, chưa thể hiện được đúng thực chất xã hội dân sự. Có thể nói
nó còn sơ khai, méo mó và nhiều mặt cần cải tạo lại, cấu trúc lại, xây dựng lại.
Chúng tôi đã có một số bài viết cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác nói về đặc
trưng chung của xã hội dân sự và đặc đển hệ thống “xã hội dân sự”ở VN hiện nay.
Tất nhiên, nhận thức cho rõ đặc điểm ưu khuyết của xã hội dân sự ở VN và các
yêu cầu khách quan của xã hội dân sự hiện đại, từ đó căn cứ vào thực tế nước ta để
tạo tiền đề, điều kiện thích hợp, thúc đẩy sự hình thành tiếp tục và phát huy, phát
triển xã hội dân sự ở VN là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Tiền đề và điều kiện vừa giống nhau vừa khác nhau. Trong trình bày của chúng tôi
xin sử dụng chung. Chỉ khi thật cần thiết, chúng tôi mới phân biệt.
4-Những tiền đề, điều kiện cần tạo ra có nhiều nhưng chung quy lại như sau:
1)-Kinh tế thị trường cần có xã hội dân sự để khống chế thế lực thị trường và cũng
cần thiết để hộ trợ cho thị trường. Nhưng chính kinh tế thị trường đã chủ thể hình
thành là tiền đề kinh tế của xã hội dân sự. Các quyền và nhu cầu- lợi ích kinh tế xã
hội đa dạng của nhiều chủ thể từ đó hình thành. Nhưng thị trường không thể bao
quát và tay thế đời sống xã hội rộng lới đa dạng nhiều sắc màu của xã hội dân sự.
Lĩnh vực xã hội và lĩnh vực kinh tế dù có đan xen nhau nhưng không phải là một,
chúng là tiền dề cho nhau cùng phát triển trong một mâu thuẫn biện chứng kinh tế
-xã hội.. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dân chủ, tạo nên thể chế kinh tế tư
do kinh doanh và tự chủ tự chịu trách nhiệm theo pháp luật. Nhưng nền kinh tế
này cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội mà bản thân nó không thể tự giải quyết hết
được, phải nhờ dến xã hội dân sự và nhà nước. Và nhờ nhà nước và xã hội dân sự
mới khắc phục được sự lạm quyền của quyền lực thị trường. Không có nền kinh té
thị trường không thể có xã hội dân sự hiện đại và năng động.
2)- Nhà nước pháp quyền là lĩnh vực chính trị- pháp lý. Không c1o tác động, định
hướng của nhà nước pháp quyền và tạo môi trường pháp lý thích hợp thì xã hội
dân sự cũng không thể hình thành và phát huy tác dụng của nó. Xã hội dân sự cần
có mặt thống nhất- mâu thuẫn của nó là nhà nước pháp quyền và ngược lại. Hai
mặt này cũng không thể thay thế lẫn nhau mà là bổ sung cho nhau, hợp tác với
nhau và cả “đối trọng nhau” thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội và
hệ thống luật pháp, thông qua hệ thống pháp luật ấy. Xã hội dân sự là cơ sở xã hội
của nhà nước pháp quyền. Không có xã hội dân sự thì không có nhà nước pháp
quyền vững chắc. Ngược lại, không có thể chế nhà nước pháp quyền thì cũng
không thể hình thành xã hội dân sự, tức thể chế xã hội dân chủ pháp quyền đúng
nghĩa và hiện đại. Mỗi bên đều có giới hạn của nó. Cái gì xã hội tự giải quyết được
thì nhà nước không nên làm. Và cái gì là nhiệm vụ của nhà nước thì xã hội dân sự
cũng phải biết giới hạn của mình.
3)- Sự trưởng thành và trình độ phát triển xã hội của các công dân, các tổ chức xã
hội về dân trí, về dân chủ, dân quyền và nhân quyền. Nghĩa là nhu cầu xã hội, lợi
ích và năng lực thực hiện nó của các tổ chức xã hội đủ sức làm vao trò và chức
năng xã hội dân sự, đại diện, thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và
hợp pháp của công dân, các tổ chức xã hội (xã hội nghề nghiệp xã hội dân cư, xã
hội dân tộc, xã hội tôn giáo, xã hội tinh thần, xã hội chính trị, xã hội dân sinh…).
Việc thiết lập và tự tổ chức của các tổ chức đa dạng và phong phú theo nhu cầu và
lợi ích xã hội là thể hiện sự trưởng thành của xã hội, quyền tự do và dân chủ, trong
xã hội và cũng là sự trưởng thành, hiệu quả của nhà nước pháp quyền, một nhà
nước thực sự dân chủ và dân chủ gắn với kỷ cương với vai trò tối thượng của Hiến
pháp và pháp luật, mà thực chất đó là ý chí của nhân dân đã thành văn thành luật.
4)- Các chủ thể xã hội và môi trường tâm lý xã hội cùng các yếu tố liên quan tới
kinh tế chính trị xã hội tạo nên tính pháp lý và văn hóa tổng hợp nhằm khuyến
khích và đảm bảo cho xã hội dân sự ra đời, hình thành, đảm bảo sự tồn tại và phát
triển cũng như phát huy tác dụng của nó. Đây là nhân tổ chủ động và tổng hợp,
liên kết, kết nối và có chiều sâu văn hóa cũng như pháp lý trực tiếp của 3 loại nhân
tố, tiền đề và điều kiện nói trên.
Chẳng hạn, ở nông thôn, theo GS.VS.Đào Thế Tuấn, vấn đề quan trọng nhất của
phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Các tổ chức phi
chính phủ đến Việt Nam đều nói rằng nông thôn Việt Nam không có cộng đồng.
Tôi nghĩ không hoàn toàn như vậy. Ngày xưa, chúng ta đã có cộng đồng làng xã,
thôn xóm đấy thôi, mà đại diện là những lý trưởng, xã trưởng.
Bây giờ thì chỉ còn mấy ông bà cán bộ - ông bí thư, chủ tịch xã, chủ tịch hợp tác
xã, bà tổ trưởng phụ nữ… Người dân chẳng được tham gia gì cả. Chúng ta cần
phải hướng dẫn, phải tạo cơ chế để giúp nông dân tổ chức lại được với nhau, xây
dựng các doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur). Nhà nước không thu thuế đối
với họ. Dĩ nhiên, họ cũng có một mức lãi nào đó, nhưng về bản chất, họ là một hệ
thống các tổ chức chăm lo phát triển xã hội. Hệ thống đó là một phần của xã hội
dân sự. Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động
từ thiện, cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không
lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự
tham gia của xã hội, của quần chúng. Tóm lại, điều quan trọng chúng ta cần làm ở
nông thôn bây giờ là xây dựng xã hội dân sự. ( GS. VS. Đào Thế Tuấn “Phải xây
dựng xã hội dân sự ở nông thôn”, TuanVietNam).
5)- Vấn đề đặt ra truớc hết ở VN là đảng cầm quyền có thật sự hiểu dúng và chấp
nhận xã hội dân sự hay không. Thực tế thấy rằng ý kiến còn khác nhau nhiều
người lãnh đạo cìn e ngạu như thờ e ngại kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường,
mặc dù báo chí, các nhà nghiên cứu đã và đang nghiên cúu và đặt ra. Nếu nghị
quyết của Đảng nêu ra và thể chế nhà nước sớm ban hành thì sẽ đẩy nhanh hình
thành xã hội dân sự. Nghĩa là không dừng lại thể cế đoàn thể quần chúng và Mặt
trận Tổ quốc VN mà phải hình thành theo đúng yêu cầu , vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của xả hội dân sự.
Khi nói đến lĩnh vực xã hội, chúng ta không chỉ xem xét cơ cấu xã hội- giai cấp-
tiầng lớp mà còn xem xét nó dưới hình thức thể chế tự quản và làm chủ của nhân
dân ngoài nhà nước, nhưng trong khuôn khổ pháp luật..
Đúng là bên cạnh vai trò của nhà nước, rõ ràng là “cần phải có vai trò bổ sung của
xã hội dân sự nhằm phát huy các mặt tích cực của nhà nước, đồng thời bổ sung
cho nhà nước, giám sát và hạn chế các hành vi tư lợi, lạm dụng chức quyền của
nhà nước…” (Tiến sĩ, Lê Đăng Doanh- Viện Nghiên cứu phát triển., Một số vấn
đề về trách nhiệm xã hội ở doanh nghiệp Việt Nam, Nguồn: Tạp chí Triết học).
6)- Hội nhập quốc tế không chỉ về kinh tế mà còn về xã hội, nhất là xét về mặt thể
chế, chẳng hạn thể chế tổ chức phi chính phủ, một bộ phận của xã hội dân sự, hơn
nữa xã hội dân sự không chỉ là thể chế quốc gia mà đã thành thể chế toàn cầu, thì
mổi nước khi hội nhập dù có độc lập về đường lối thì cũng không thể bỏ quan thể
chế xã hội dân sự đươc. Hơn nữa xã hội dân sự là xã hội tự quản hôm nay- một thể
chế cấu thành dân chủ xã hội chủ nghĩa và hướng tới xã hội tự quản cao sau này
khi là một xã hội chủ nghĩa chín muồi cao, nhà nước tiêu vong, trở thành chủ
nghĩa cộng sản.
Như vậy, chủ nghĩa xã hội là chính quyền của nhân dân cộng với kinh tế thị
trường và xã hội dân sự, hướng tới một xã hội dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh và con người tự do, hạnh phúc.
7)- Luật hóa các tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền của xã hội dân sự, nhât là
các cơ chế động lực, cơ chế tạo động lực cho xã hội dân sự hình thành và phát
triển, chăng hạn như quyền tự do lập hội, tự do báo chí- quyền lực dư luận xã hội-
quyền lực thứ tư- một phần quan trọng của quyền lực xã hội dân sự.
Cơ chề nào để xã hội dân sự phối hợp với nhà nước và cơ ché nào để xã hội dân sự
đấu tranh với sự lạm quyền của nhà nước. Và làm sao để xã hội dân sự cũng
không thể lạm quyền đúng ra ngoài luật pháp. Hai loại thể chế này không phải là
chống đối nhau mà là hợp átc với nhau nhưng là hợp tác có đấu tranh. Hợp tác là
chính và đấu tranh để hợp tác, đấu tranh tring hợp tác.
Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của xã hộu dân sự là giám sát xã hội và phản
biện xã hội, Nhưng muốn thực hiện được phải co thể chế và cơ chế đồng thời phải
luật hóa ở cấp độ về Luật chứ không dừng lại pháp lệnh hay nghị định.
Từ khi có nghị quyết của Đảng về vấn đề này, đã gần hết nhiệm kỳ nhưng vẫn
chưa ra được thể chế, chưa luật hóa được 2 chức năng- nhiệm vụ cơ bản và mới
mẻ, rất có tác dụng này. Bao nhiêu dự thảo, kiến nghị của Mặt trận tổ quốc VN
vẫn còn trên giấy, nằm yên trong ngăn kéo. Thế mới biết từ nhận thức, thành cơ
chế, luật pháp và đi vào cuộc sống trần ai làm sao.
8) Nhưng quan trọng nhất và trực tiếp là phải sữa đổi Hiến pháp hiện nay theo
hướng Hiến pháp văn minh tiến bộ thật sự mang ý nghĩa pháp quyền, đảm bảo cho
sự ra đời hợp pháp của xã hội dân sự. “Và cũng chỉ bằng một bản Hiến pháp mà
quyền lực Nhà nước bị giới hạn thực sự, thì khi đó một xã hội dân sự hợp pháp,
phi chính trị, phi lợi nhuận, mới có cơ sở để hình thành”.
Theo Nguyễn Minh Tuấn, gần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra
vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này
là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến
lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ
của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh
hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới. Hiến pháp bao giờ cũng là văn bản có
hiệu lực pháp lý cao nhất ở mỗi một quốc gia, khi ra đời về nguyên lý để đảm bảo
tính pháp quyền, nó còn được đặt cao hơn cả Nhà nước, để nhằm giới hạn quyền
lực của Nhà nước. Tất cả việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải được đặt
trên cơ sở Hiến pháp. Và cũng chỉ bằng một bản Hiến pháp mà quyền lực Nhà
nước bị giới hạn thực sự, thì khi đó một xã hội dân sự hợp pháp, phi chính trị, phi
lợi nhuận, mới có cơ sở để hình thành. Chính xã hội dân sự đó mới là động lực
phản biện đẩy Nhà nước và xã hội cùng tiến bộ. Hiến pháp bao giờ cũng là văn
bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở mỗi một quốc gia, khi ra đời về nguyên lý để
đảm bảo tính pháp quyền, nó còn được đặt cao hơn cả Nhà nước, để nhằm giới hạn
quyền lực của Nhà nước. Tất cả việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải
được đặt trên cơ sở Hiến pháp. Và cũng chỉ bằng một bản Hiến pháp mà quyền lực
Nhà nước bị giới hạn thực sự, thì khi đó một xã hội dân sự hợp pháp, phi chính trị,
phi lợi nhuận, mới có cơ sở để hình thành. Chính xã hội dân sự đó mới là động lực
phản biện đẩy Nhà nước và xã hội cùng tiến bộ.(Nguyễn Minh Tuấn, Cộng hòa
Liên bang Đức, Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam,Tạp chí Tia Sáng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 101_5386.pdf