Khi xem các bài hướng dẫn về thủ thuật, cách sử dụng phần mềm bạn sẽ thấy một thành phần không thể thiếu là các ảnh minh họa đi kèm. Những hình này có thể được thực hiện bằng chính công cụ của Windows nhưng thực tế chủ yếu được thực hiện bởi các công cụ chuyên dụng. Hiện có rất nhiều phần mềm chuyên về lĩnh vực này nhưng Snagit của hãng TechSmith có thể nói là sự lựa chọn tốt nhất với đa số người dùng. Chuyên đề kỳ này sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng Snagit để chụp ảnh màn hình cũng như khai thác công cụ chỉnh sửa ảnh để có được những hình ảnh minh họa như ý muốn
42 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 1)
CHUYÊN ĐỀ — BY MẪN ENVY ON DECEMBER 27, 2010 AT 08:00
Khi xem các bài hướng dẫn về thủ thuật, cách sử dụng phần mềm bạn sẽ thấy một thành phần không thể thiếu là các ảnh minh họa đi kèm. Những hình này có thể được thực hiện bằng chính công cụ của Windows nhưng thực tế chủ yếu được thực hiện bởi các công cụ chuyên dụng. Hiện có rất nhiều phần mềm chuyên về lĩnh vực này nhưng Snagit của hãng TechSmith có thể nói là sự lựa chọn tốt nhất với đa số người dùng. Chuyên đề kỳ này sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng Snagit để chụp ảnh màn hình cũng như khai thác công cụ chỉnh sửa ảnh để có được những hình ảnh minh họa như ý muốn.
I. SỬ DỤNG SNAGIT 10 ĐỂ CHỤP ẢNH MÀN HÌNH1. GIỚI THIỆU GIAO DIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Để sử dụng bạn tải Snagit tại đây, dung lượng 26.8 MB, tương thích với Windows 7/Vista/XP. Có thể xem giao diện của chương trình gồm 8 phần chính
STT
Tên thành phần
Mô tả
1
Profile
Một Profile bao gồm các lựa chọn về đầu vào, đầu ra và các hiệu ứng sẽ được áp dụng cho hình chụp.
2
Profile Toolbar
Thanh công cụ giúp bạn quản lý, tạo mới cũng như chỉnh sửa Profile.
3
Profile Settings
Nơi bạn có thể chọn nhanh đầu vào, đầu ra và hiệu ứng cho hình. Các thành phần ở đây sẽ thay đổi tùy vào lựa chọn của bạn ở Profile.
4
Options
Thực hiện các lựa chọn như chụp hình có trỏ chuột, hẹn giờ chụp hình, chụp nhiều vùng…
5
Capture Mode
Chọn hình thức chụp hình với các lựa chọn là chụp từ màn hình, chỉ lấy chữ, từ từ video và chụp ở trang web.
6
Nút Capture
Bấm chuột vào nút này để chọn vùng chụp và chụp hình.
7
Quick Lauch
Mở nhanh công cụ chỉnh sửa hình ảnh Snagit Editor và truy cập đến thư mục chứa hình ảnh của Windows
8
Related Tasks
Dễ dàng thực hiện chuyển đổi hình, chụp hình với một lần nhấp chuột, xuất, nhập Profile…
2. CÁC PROFILE MẶC ĐỊNH
Để tiện cho việc sử dụng Snagit bạn cần tìm hiểu trước về ý nghĩa của các Profile mặc định
STT
Tên Profile
Mô tả
1
Cho phép tùy biến để chụp theo cửa sổ, vùng chọn hay chụp kiểu cuộn trang.
2
Chụp ảnh ở chế độ đầy màn hình.
3
Chụp ảnh rồi copy vào bộ nhớ clipboard mà không qua Snagit Editor.
4
Chụp hình trang web và xuất ra định dạng PDF.
5
Chụp và chỉ lấy phần chữ trong cửa sổ được chọn.
6
Chụp với vùng chọn được “vẽ” tự do.
7
Dành riêng cho việc chụp trình đơn
3. CHỤP Ở CHẾ ĐỘ ALL-IN-ONE
All-In-One là chế độ chụp hình mới được đưa vào Snagit 10 với khả năng tùy biến rất cao, bạn có thể chụp cửa sổ, chọn vùng chụp bằng chuột, cuộn trang… Để chụp, tại phần Profile bạn chọn All-In-One rồi bấm nút Capturehoặc nhấn phím Print Screen (tùy loại bàn phím mà có thể là prt sc, Print scr…nhưng vẫn có nghĩa là Print Screen).
Khi đó trỏ chuột sẽ biến thành sợi tóc, bạn di chuyển trỏ chuột thì Snagit sẽ tự động nhận dạng vùng chụp. Tùy theo tính chất trang mà có thể có một vùng cửa sổ, toàn bộ cửa sổ hay cuộn trang theo phương ngang, theo chiều dọc và cả hai hướng hay toàn bộ màn hình desktop. Vùng chọn sẽ được đánh dấu bằng vùng sáng, phần còn lại sẽ có màu tối hơn. Để chụp theo phương ngang bạn bấm vào , muốn chụp theo chiều dọc trang bạn chọn và lựa chọn sẽ giúp chụp toàn bộ nội dung bị khuất theo hai hướng, khi cần chụp một vùng bạn bấm chuột trái để chụp.
Muốn chọn một vùng nào đó bằng chuột, bạn giữ chuột trái và di chuyển trỏ chuột để tạo vùng chụp. Chọn xong, bạn thả chuột trái ra thì Snagit sẽ thực hiện chụp.
Trường hợp xác định trước chụp một cửa sổ, một đối tượng trong cửa sổ thì ở Profile Settings bạn bấm vàoInput, chọn Advanced > Object.
Khi Snagit đã chọn vùng đúng như bạn cần thì bạn bấm Print Screen để chụp.
4. CHỤP Ở CHẾ ĐỘ ĐẦY MÀN HÌNH
Để chụp toàn bộ màn hình bạn có thể sử dụng chế độ All-In-One, nhưng chỉ giới hạn ở trường hợp chụp màn hình desktop và không có ứng dụng nào được mở đầy màn hình. Nếu muốn chụp khi có ứng dụng khác ở chế độ đầy màn hình, tại Profiles bạn chọn Full Screen rồi bấm Print Screen.
5. CHỤP MỘT TRÌNH ĐƠN
Có hai hình thức chụp trình đơn là trình đơn gắn liền với ngữ cảnh của chương trình và chỉ chụp riêng trình đơn. Muốn chụp trình đơn gắn liền với chương trình, tại phần Input bạn chọn Full Screen hoặc Windows tùy vào cửa sổ ứng dụng sẽ chụp. Sau đó, bạn mở trình đơn ra rồi nhấn phím Print Screen để chụp.
Khi chỉ muốn chụp riêng trình đơn, trong phần Profiles bạn chọn Menu with time delay.
Mặc định, Snagit sẽ cho bạn 10 giây để thực hiện thao tác mở trình đơn ra rồi mới chụp, muốn điều chỉnh thời gian này bạn bấm vào biểu tượng ở mục Options. Bạn điều chỉnh thời gian ở Delay (seconds) rồi bấmApply > OK để lưu lại.
Sau đó, bạn bấm Print Screen thì đồng hồ đếm ngược sẽ hiện lên ở gần khay hệ thống, bạn thực hiện mở trình đơn cần chụp lên và giữ trạng thái cần chụp đến khi đồng hồ về 0 thì Snagit sẽ chụp.
Ngoài ra, khi chụp các đối tượng khác bạn có thể hẹn giờ bằng cách vào trình đơn Capture > Timer Setup hoặcTool > Timer Setup rồi đánh dấu vào Enable delayed/scheduled capture và hẹn giờ chụp như ở trên.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính
(Còn nữa)
Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 2)
CHUYÊN ĐỀ — BY MẪN ENVY ON DECEMBER 30, 2010 AT 08:00
6. CHỤP TOÀN BỘ CHỮ TRÊN CỬA SỔ
Một tính năng rất hay khác của Snagit là chỉ nhận dạng và chụp toàn bộ chữ trên tập tin được mở, trên cửa sổ của ứng dụng. Tại Profiles bạn chọn Copy text to clipboard rồi nhấm Print Screen và chọn cửa sổ để chụp.
7. CHỤP ẢNH THEO HÌNH DẠNG NHẤT ĐỊNH
Vì mục đích nghệ thuật hay muốn tạo điểm nhấn đặc biệt bạn có thể chụp màn hình như chỉ giữ lại một phần có dạng hình tròn, chữ nhật, tam giác…Bạn bấm vào Input, chọn Shape rồi chọn dạng hình Shape với 5 loại là Free Hand (chọn hình dạng bất kỳ bằng chuột), Elipse (chụp hình giới hạn trong hình elip), Rounded Rectange (chụp hình trong hình chữ nhật đã được bo tròn các góc), Triangle (chụp giới hạn trong hình tam giác) và Polygon(chụp hình giới hạn trong một hình đa giác). Với các lựa chọn Elipse, Rounded Rectange và Triangle bạn chỉ cần bấm Print Screen rồi đưa chuột đến vị trí cần chụp để nhận dạng vùng chụp và bấm chuột trái vào là xong.
Trường hợp chọn Polygon hoặc Free Hand thì bạn bấm Print Screen rồi giữ chuột trái để chọn vùng chụp. Chọn xong bạn thả chuột ra chương trình sẽ thực hiện chụp.
8. XUẤT ẢNH TÍCH HỢP TRONG MỘT ỨNG DỤNG
Bạn cần lấy icon của ứng dụng nào đó nhưng lại băn khoăn về cách tìm kiếm, hãy khai thác ngay Snagit để thực hiện. Bạn vào Input rồi chọn Advanced > Program File.
Sau đó, bạn bấm Print Screen thì sẽ sang bước chọn chọn đường dẫn chứa tập tin thực thi của ứng dụng (.exe hoặc .dll).
Ở phần Type bạn chọn loại hình ảnh là Bitmaps, Icons hay Cursors, tùy vào mỗi ứng dụng mà có thể các thành phần này không đầy đủ. Bên dưới là các hình được Snagit tìm thấy, bạn bấm vào hình sẽ được cung cấp các thông tin về kích cỡ, độ sâu của màu. Cuối cùng, bạn chọn hình cần lấy rồi bấm OK.
9. CHỤP CÙNG LÚC NHIỀU ĐỐI TƯỢNG, NHIỀU CỬA SỔ
Để chụp nhiều đối tượng thì Profile bạn chọn chế độ chụp hình, ở Input bạn chọn Window, Region, Fixed Region hoặc Object. Ở Options bạn bấm vào để chọn chụp nhiều vùng và sau đó vào Input > Properties để mở phần thiết lập lên.
Tại thẻ General bạn chọn màu nền cho hình ở phần Canvas color rồi bấm Apply > OK.
Tiếp theo, bạn bấm Print Screen rồi thực hiện chọn vùng chụp, điểm khác so với khi chụp thông thường là khi bạn bấm chuột trái vào vùng chọn thì Snagit sẽ ghi nhớ vùng đó. Để loại vùng đã chọn thì bạn nhấn phím Alt và bấm chuột trái vào, khi chọn xong những vùng cần chụp bạn bấm chuột phải và chọn Finish để kết thúc. Muốn thực hiện lại từ đầu thì bạn chọn Restart.
10. CHỤP ẢNH CÓ TRỎ CHUỘT
Muốn minh họa tốt hơn cho hình chụp thì trong một số trường hợp bạn có thể cho chụp cả trỏ chuột, bằng cách vào Input > Include cursor hoặc chọn qua trình đơn Capture > Include cursor.
Sau đó, ở Input bạn chọn Full Screen hoặc vào Advanced > Active Windows tùy vào việc chụp toàn màn hình hay riêng một cửa sổ. Cuối cùng, bạn đưa trỏ chuột đến vị trí cần minh họa rồi bấm Print Screen.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính
(Còn nữa)
Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 3)
CHUYÊN ĐỀ — BY MẪN ENVY ON DECEMBER 30, 2010 AT 08:00
11. CHỤP ẢNH TỪ TRANG WEB
Để chụp hình từ trang web bạn vào trình đơn Capture > Mode > Web Capture.
Kế đến, bạn vào Input > Fixed Address rồi bấm vào Fixed Address, chọn Properties. Bạn nhập địa chỉ trang cần chụp vào và bấm Apply > OK.
Bạn cũng có thể chọn Prompt for Address và ứng với mỗi lần nhấn Print Screen sẽ phải thực hiện nhập địa chỉ cần chụp vào.
Sau đó bạn bấm vào Effects > Properties để thiết lập các thành phần sẽ “chộp”.
Mặc định, Snagit chỉ lấy dữ liệu ở địa chỉ bạn chọn mà không truy cập vào các trang liên kết bên trong, bạn có thể thay đổi bằng cách tại thẻ General bạn đặt lại “độ sâu” liên kết mà Snagit sẽ quét ở Link search depth. Muốn Snagit bỏ qua website nào, bạn bấm rồi nhập địa chỉ vào.
Qua thẻ Image bạn chọn các tiêu chí để lấy hình ảnh như chọn định dạng tại Types of files, đặt kích thước ở File size, đặt độ phân giải tại Dimensions (pixels).
Sang thẻ Audio, Video bạn cũng thực hiện chọn định dạng cũng như giới hạn kích thước tập tin âm thanh, video tương tự ở thẻ Images.
Với các định dạng khác thì Snagit sẽ bỏ qua nên ở thẻ Custom bạn bấm để thêm vào (doc, xls, pdf…). Xong, bấm OK để lưu toàn bộ thiết lập đã làm lại.
Cuối cùng, bạn bấm Print Screen để Snagit truy cập và lấy hình, và các tập tin khác theo yêu cầu, lúc này máy tính phải được kết nối Internet.
12. QUAY VIDEO BẰNG SNAGIT
Không phải chương trình chuyên quay video màn hình như Snagit vẫn tích hợp tính năng quay video để người dùng ghi lại những video có thời lượng ngắn và xuất ra tập tin .avi tối đa 1 GB. Bước đầu tiên, bạn vào Capture > Mode > Video Capture để chuyển sang chế độ chụp video.
Bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + P rồi chọn vùng cần quay, Snagit sẽ đưa ra bản thông tin cơ bản về video, bạn bấm Start để bắt đầu quay. Ở đây, còn có thể ghi lại âm thanh nếu bạn cần.
Khi nào quay xong bạn nhấn Ctrl + Shift + P rồi chọn Stop để dừng lại và chọn nơi lưu cho video.
13. CHỤP TRANG WEB VÀ LƯU THÀNH TẬP TIN PDF
Việc lưu trang web lại bằng trình duyệt thường dẫn đến việc hiển thị nội dung không chính xác nên nhiều người chọn lưu dưới dạng PDF để đọc dễ dàng hơn. Từ Snagit bạn chọn Web page as PDF with links rồi mở trang web ra và tiến hành chụp. Khi lưu lại, tập tin này sẽ có định dạng PDF. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng với các tập tin thông thường.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính
(Còn nữa)
Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 4)
CHUYÊN ĐỀ — BY MẪN ENVY ON DECEMBER 30, 2010 AT 08:00
14. XÂY DỰNG CÁC PROFILE CHO SNAGIT
Khi đã thực hiện thành thục các thao tác chụp hình ở Snagit thì bạn cần làm thêm một bước nữa là tạo các profile để thao tác cho nhanh. Một profile bao gồm chế độ chụp (chụp ảnh, chụp chữ…), thành phần chụp (cửa sổ, toàn màn hình, trình đơn…), hiệu ứng và “đầu ra” (xuất ra Snagit Editor, bộ nhớ clipboard, gửi qua e-mail, đưa sang Word, Excel…). Việc tạo sẵn các profile sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi rất nhiều vì không phải thực hiện các thành phần ở trên nhiều lần. Đầu tiên, bạn chọn một profile có sẵn tại phần Profiles rồi ở Input bạn chọn thành phần “đầu vào” và chọn “đầu ra” tại Output. Snagit hỗ trợ xuất sang Snagit Editor để chỉnh sửa hình hoặc sang bộ nhớ clipboard, Word, Excel… Phần Effects cho bạn nhiều lựa chọn hiệu ứng nhưng bạn nên thực hiện chỉnh sửa ở Snagit Editor để có kết quả tốt hơn.
Muốn tạo mới profile bạn bấm vào nút để mở thuật sĩ lên, bạn chọn chế độ chụp rồi bấm Next.
Ở bước tiếp theo bạn chọn “đầu vào” cho profile tại phần Input rồi bấm Next.
Tại Output bạn chọn “đầu ra” cho hình ảnh (video, text) và bấm Next lần nữa.
Qua bước tiếp bạn chọn chế độ chụp hình có kèm trỏ chuột hoặc không, xem trước hình bẳng Snagit Editor, chụp nhiều vùng…rồi tiếp tục bấm Next.
Bước chọn hiệu ứng bạn có thể bấm Next để bỏ qua vì việc thiết lập hiệu ứng ở Snagit Editor sẽ tiện hơn nhiều. Bước cuối cùng, bạn chọn nơi lưu, đặt tên cho profile ở Name, đặt phím tắt để mở ở Hotkey và bấm Finish nữa là xong.
Các profile được tạo mới sẽ được sắp xếp riêng để bạn tiện sử dụng.
15. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI PROFILE
Khi cài đặt hoặc khôi lại hệ điều hành từ các cấu hình sao lưu thì profile đã tạo cũng sẽ mất đi, bạn có thể lưu lại để sử dụng về sau. Muốn sao lưu profile nào, bạn bấm chuột phải vào đó và chọn Export rồi chọn nơi lưu. Qua trình đơn chuột phải bạn cũng có thể thực hiện xóa, đổi tên hay đặt phím tắt cho profile tương ứng với các lựa chọn Delete, Rename và Set Hotkey. Nếu cần cần sao lưu toàn bộ profile bạn bấm chuột phải vào vùng trống rồi chọn Export All Profiles.
Khi cần phục hồi, bạn cũng bấm chuột phải và chọn Import để tìm đến tập tin đã lưu.
16. THAY ĐỔI PHÍM TẮT ĐỂ CHỤP ẢNH
Muốn thay đổi phím tắt của Snagit, trước tiên bạn vào trình đơn Tools > Program Preferences.
Trong hộp Program Preferences bạn vào thẻ Hotkeys và thực hiện chọn tổ hợp phím tắt mới thay cho Print Screen ở phần Global capture. Xong, bấm Apply > OK để xác nhận.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi các tổ hợp ở Show/hide Snagit và Repeat last capture nếu như có “động chạm” đến các ứng dụng khác.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính
(Còn nữa)
Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 5)
CHUYÊN ĐỀ — BY MẪN ENVY ON DECEMBER 30, 2010 AT 08:00
II. CHỈNH SỬA ẢNH ĐÃ CHỤP BẰNG SNAGIT EDITOR
Snagit Editor là công cụ chỉnh sửa ảnh đi kèm với Snagit để xử lý hình ảnh. Mặc định, sau khi chụp hình sẽ được chuyển sang Snagit Editor để bạn thực hiện các chỉnh sửa cần thiết. Để dễ dàng sử dụng bạn phải tìm hiểu sơ lượt về giao diện của chương trình.
STT
Mô tả
1
Nút Snagit Editor, tương tự như ở Microsoft Office 2007.
2
Hệ thống thanh Ribbon của Snagit Editor.
3
Thanh công cụ Quick Access và các điều chỉnh.
4
Vùng thực hiện các chỉnh sửa trên hình ảnh.
5
Vùng quản lý, tìm kiếm hình ảnh dựa trên phân loại nguồn chụp hình, tag…
6
Thanh công cụ để tag hình nhanh chóng hơn.
7
Truy cập nhanh vào thư viện hình ảnh của Windows.
8
Thanh zoom giúp phóng to và thu nhỏ hình ảnh.
9
Nơi hiển thị hình ảnh thu nhỏ của các hình đã được chụp hay được mở bằng Snagit Editor.
1. THÊM ĐỐI TƯỢNG VÀO ẢNHMuốn thêm đối tượng vào hình ảnh như vẽ hình, đánh dấu, thêm chú thích…bạn thực hiện tại thẻ Draw.
2. CẮT MỘT PHẦN ẢNH
Để cắt một phần hình, trong thẻ Draw bạn bấm rồi dùng chuột để chọn vùng. Sau đó, bạn bấm chuột phải và chọn Crop.
Muốn lưu phần hình đã chọn ra thành một tập tin riêng thì bạn chọn Save Selection As và tìm đến nơi lưu, đặt tên cho hình mới. Ngoài ra, ở thẻ Image bạn bấm Crop thì cũng có tác dụng tương đương.
3. THÊM BÌNH LUẬN VÀO ẢNH
Bạn có thể dùng công cụ Text hoặc Callout trong thẻ Draw để thực hiện ghi chú, bình luận vào hình ảnh. Để sử dụng công cụ Text, tại thẻ Draw bạn bấm rồi dùng chuột chọn vùng sẽ viết chữ. Bạn thực hiện định dạng chữ thông qua thanh công cụ và chọn hiệu ứng tại nhóm Styles.
Nếu dùng Callout thì bạn bấm vào rồi tại nhóm Styles bạn chọn hình dạng cho callout.
Sau đó, bạn bấm vào Outline bạn chọn lại màu, kiểu đường viền, độ dày của nét…
Qua Fill bạn chọn nền cho callout, khi muốn xóa bỏ nền đi bạn chọn No Fill.
Tiếp theo, bạn bấm vào Effects để chọn hiệu ứng cho callout.
Cuối cùng, bạn nhập nội dung comment vào trong callout và định dạng tương tự như ở phần Text.
Các bước làm ở trên là nguyên tắc chung cho các phần vẽ đoạn thẳng, mũi tên, chèn con tem …và không nhất thiết phải theo thứ tự đó. Khi đã tạo callot, bạn có thể bấm chọn callout và thực hiện thay đổi thuộc tính.
4. VẼ ĐOẠN THẲNG, ĐOẠN CONG, MŨI TÊN VÀO ẢNH
Để thêm các đoạn thẳng, đoạn cong vào hình, từ thẻ Draw bạn bấm rồi chọn hình dạng ở Styles để vẽ. Tại Outline bạn chọn màu, kiểu nét, độ dày nét và chọn hiệu ứng ở Effects.
Trường hợp muốn thêm mũi tên, bạn chọn rồi chọn kiểu mũi tên, đường nét, màu sắc, hiệu ứng như với trường hợp vẽ đoạn thẳng.
5. VẼ HÌNH SHAPE, CHÈN CON TEM LÊN ẢNH
Để vẽ hình shape bạn bấm vào rồi chọn hình dạng cần vẽ tại phần Styles, tương tự như trên bạn thực hiện các bước chọn ở Outline, Fill, Effects rồi vẽ hình.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính
(Còn nữa)
Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 6)
CHUYÊN ĐỀ — BY MẪN ENVY ON DECEMBER 30, 2010 AT 08:00
6. CÁC CÔNG CỤ VẼ MÀU Snagit Editor có 4 công cụ vẽ màu là Pen, Hightlight Area, Fill và Erase, cách sử dụng cũng theo các nguyên tắc đã trình bày.
STT
Tên
Biểu tượng
Tác dụng
1
Pen
Làm bút để bạn vẽ lên hình
2
Hightlight Area
Đánh dấu một vùng hình bằng màu sắc
3
Fill
Nhận dạng vùng ảnh và tô màu vào đó
4
Erase
Tẩy bớt một vùng hình
7. XOAY, CẮT, THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC ẢNH
Để xoay hình, tại thẻ Image bạn bấm vào Rotate rồi chọn Left 900, Right 900 hoặc 1800 tương ứng với việc xoay 900 theo góc trái, phải và xoay 80 độ. Ở đây có tiện ích khá hay nữa là Flip, sẽ giúp xoay ảnh đối xứng theo phương thẳng đứng (Vertical) hoặc phương ngang (Horizontal).
Muốn thay đổi kích thước hình, bạn vào thẻ Image rồi bấm Resize > Resize Image. Sau đó, bạn chọn Scale to specific size rồi nhập kích thước rồi nhập kích thước chiều cao hoặc chiều ngang vào, chiều còn lại sẽ được tự động điều chỉnh. Xong, bấm Close để đóng lại.
Nếu muốn thay đổi theo tỉ lệ thì bạn chọn Scale by percentage rồi nhập chỉ số phần trăm vào.
8. GÁN HIỆU ỨNG VÀO ẢNH
Với Snagit Editor bạn có thể gán nhiều hiệu ứng vào ảnh xin giới thiệu nhóm hiệu ứng đầu tiên là tạo vùng cắt trên hình. Trong thẻ Image, bạn bấm vào Cut Out rồi chọn kiểu cắt ở Horizontal hoặc Vertical. Lúc đó sẽ xuất hiện đường chia theo phương đã chọn, bạn đưa chuột đến vị trí cần cắt rồi bấm chuột trái để cắt. Hình ảnh sẽ được cắt theo hình sóng, răng cưa…
Ngoài ra, tại phần Image Style bạn có thể sử dụng nhiều hiệu ứng rất đẹp mắt. Bạn chỉ việc mở danh sách ra rồi chọn hiệu ứng mình cần.
Sau đó, bạn bấm Border để chọn màu đường viền và độ lớn của nét. Xong, bạn bấm Effects rồi tiếp tục thêm hiệu ứng về 3D, cuộc trang, xoay hình…qua các phần Shadow, Page Curl, Perspective và Shear.
Qua nút Edges bạn có thêm nhiều lựa chọn về hiệu ứng đường viền bên ngoài cho hình.
Ngoài ra, ở những phần cần che bớt nội dung lại (tên đăng nhập, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, địa chỉ e-mail…) bạn có thể sử dụng công cụ Blur. Việc đầu tiên, bạn chọn vùng hình cần làm mờ rồi vào thẻ Image, bấmBlue rồi chọn tỉ lệ làm mờ (tỉ lệ càng lớn thì càng mờ).
Ngoài ra, khi cần sử dụng các hiệu ứng về màu sắc, trong thẻ Image bạn bấm vào Color Effect rồi lựa chọn hiệu ứng mình cần. Ở đây, bạn chỉ cần đưa chuột đến hiệu ứng nào thì lập tức ở hình sẽ thay đổi để bạn tiện theo dõi trước khi chọn.
9. TẠO WATERMARK CHO ẢNH
Watermark là đặc điểm thể hiện bản quyền riêng trên ảnh, trong thẻ Image bạn bấm vào nút Watermark để mở hộp Watermark lên. Bạn bấm để chọn hình ảnh dự định làm watermark. Ở Display effect bạn chọn vị trí hiển thị cho watermark là chìm sau hình (Underlay) và nằm trên hình (Overlay). Sau đó, bạn bấm Advanced settings để thực hiện các thiết lập nâng cao.
Tại phần Position bạn kéo thanh trượt ở Horizontal offset và Vertical offset để điều chỉnh vị trí của watermark so với hình. Việc thay đổi kích thước của watermark sẽ được thực hiện nhờ thanh trượt ở Watermark size. Làm xong bạn bấm Close để đóng lại và xem kết quả, nếu cảm thấy chưa được thì bạn tiếp tục điều chỉnh.
10. QUẢN LÝ ẢNH TRONG SNAGIT EDITOR
Có thể nói công cụ quản lý hình ảnh của Snagit Editor rất tiện lợi, mặc định chương trình sẽ phân loại sẵn hình dựa vào nguồn gốc, các hình ảnh chụp từ một ứng dụng, một website sẽ được phân loại riêng ra. Mặc định panel quản lý sẽ được thu lại để bạn có không gian làm việc, bạn bấm vào mũi tên điều khiển để mở ra hoặc thu vào. Trong panel điều khiển bạn chọn thẻ Tags thì sẽ thấy phân loại theo ứng dụng được chụp hình, theo website với con số thống kê chi tiết. Để mở hình ở mục nào bạn chỉ cần bấm chọn mục tương ứng là được.
Với một hình ảnh, bạn có thể đánh dấu bằng cách vào thẻ Tags và nhập từ khóa vào trường Key Words, khi cần tìm kiếm bạn chỉ việc gõ từ khóa vào ô tìm kiếm để tìm. Ngoài ra, công cụ flag cũng giúp bạn quản lý hình bằng cánh phân loại theo mức độ quan trọng, lĩnh vực…trong phần Flags bạn bấm vào biểu tượng bất kỳ để gán thuộc tính cho hình.
Cũng trong panel điều khiển, bạn có thể theo dõi hình chụp theo ngày tại thẻ Dates.
11. XÓA MỘT TẬP TIN
Để xóa tập tin trong Snagit Editor bạn bấm chuột phải vào hình thu nhỏ của tập tin đó và chọn Delete hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Delete.
Khi có thông báo hiện ra bạn chọn Delete this file (move to the Recycle Bin) để xóa ảnh đi, muốn giữ lại ảnh bạn chọn Only remove the file from the Sangit Library để loại ra khỏi thư viện.
Những nội dung nêu trên là phần giới thiệu các tính năng cơ bản nhất về Snagit, phần mềm này còn có nhiều tính năng rất hay chờ bạn khám phá.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_thu_thuat_chup_anh_man_hinh_bang_snagit.doc