Những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những cơ hội và thách thức của cơ chế thị trường và toàn

cầu hóa. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại một số kết quả tích cực; như chương

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua đã góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, thay đổi tỷ trọng giữa các ngành. Song song đó, tiến trình hội nhập và sự tham gia ngày

càng sâu rộng của Việt Nam vào các tổ chức, diễn dàn quốc tế, đòi hỏi từng doanh nghiệp cần phải

có chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng những đòi hỏi của

cạnh tranh.

Ra đời từ sự thay đổi về tư duy kinh tế sau chính sách Đổi mới năm 1986, doanh nghiệp nhỏ

và vừa (DNNVV) hiện là quy mô doanh nghiệp chiếm đa số, và là bộ phận quan trọng tạo ra tổng

sản phẩm quốc nội (GDP). Sự thay đổi và vận động không ngừng của nền kinh tế đã tạo nhiều điều

kiện DNNVV mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh, đồng thời cũng mang đến không ít khó

khăn thử thách. Do đó, đầu tư đổi mới là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của DNNVV.

Nội dung bài viết tập trung nghiên cứu các vấn đề mà DNNVV đang phải đối mặt đồng thời

nhận diện vấn đề cốt lõi nhất mà doanh nghiệp đang gặp phải. Do khó khăn về mặt số liệu, nghiên

cứu sẽ chỉ sử dụng số liệu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hồ Chí Minh để thực

hiện việc phân tích. Điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu vì thành phố

Hồ Chí Minh là địa phương có nền kinh tế phát triển, đóng góp vào GDP cao nhất cả nước và số

lượng doanh nghiệp cũng nhiều nhất cả nước. Cuối cùng, một số giải pháp sẽ được đề xuất nhằm

giúp DNNVV vượt qua khó khăn để phát triển bền vững, góp phần vào sự tăng trưởng chung của

nền kinh tế.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ngắn hạn (dưới 6 tháng) (20 – 30%), đại đa số chỉ quản lý doanh nghiệp thông qua quá trình thực tiễn. Bên cạnh đó, đối với các DNNVV, văn hóa doanh nghiệp cũng không được chú trọng. – Thách thức xuất phát từ hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin DNNVV muốn tồn tại và phát triển cần vận hành theo đúng xu thế thị trường. Do đó, đòi hỏi DN phải nắm bắt tốt được các thông tin về khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hiện tại, giá cả, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất mới, các chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước Tuy nhiên, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng các tri thức mới, do chưa hình thành được bộ phận chuyên trách về thu thập và xử lý thông tin, liên quan đến các hạn chế về tài chính và nhân lực. Hiện hệ thống TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 Trang 49 thông tin nước ta mặc dù được phổ biến rộng rãi hơn so với trước đây, với rất nhiều kênh thông tin, nhưng nhìn chung tính chất nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đồng thời, DNNVV cũng gặp khó khăn trong việc kiểm chứng độ tin cậy của chúng. Đây cũng là một thách thức đối với DNNVV. Chung quy, hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp là tri thức và công nghệ. Về tri thức, đấy là hạn chế của chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý và hạn chế của người lao động. Điều này dẫn đến những hạn chế về mặt công nghệ: Công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý. Những hạn chế này là hạn chế cốt lõi. Vì bản thân các DNNVV là các thực thể có tính thích nghi rất cao, những khó khăn từ bên ngoài hoàn toàn có thể được biến thành những cơ hội. Tuy nhiên, tri thức là yếu tố bên trong, là sức mạnh nội tại quan trọng nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi doanh nghiệp không làm chủ được tri thức, họ hoàn toàn có thể phá sản trước các biến động của môi trường kinh doanh. Do vậy, điều cần thiết là phải đánh giá lại khả năng làm chủ tri thức của doanh nghiệp, sự sẵn sàng hấp thụ các tri thức mới của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó, hiểu rõ hơn về khối doanh nghiệp này, khối doanh nghiệp đã và đang là động lực chính để phát triển nên kinh tế. 6. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DNNVV Sau khi phân tích về những thực trạng mà DNNVV phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững, cụ thể như sau: – Tăng cường mở rộng liên kết hợp tác Năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng sau khi các doanh nghiệp thực hiện liên kết trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công tác phân công lao động sẽ giải quyết khó khăn về nguồn lực tài chính, do tiết giảm chi phí đầu tư máy móc thiết bị. Chất lượng sản phẩm gia tăng từ kết quả của hoạt động chuyên môn hóa cao. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, tận dụng mạng lưới phân phối và thế mạnh của nhau để gia tăng thị phần, cũng sẽ giúp các DNNVV đối mặt với các thách thức về thị trường. Mặt khác, cần nâng cao hơn nữa vai trò đặc biệt quan trọng của các hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ doanh nhân trong việc kết nối các doanh nghiệp, giao lưu trao đổi thông tin, hỗ trợ phát triển chuyên môn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. – Nâng cao trình độ và năng lực nhà quản lý Quá trình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi phải tăng cường đào tạo về kiến thức, trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho chủ doanh nghiệp. Nhà quản lý của các DNNVV phải nỗ lực rèn luyên kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các loại thông tin kinh tế trị trường; để đề ra những quyết định và chiến lược đúng đắn kịp thời; cũng như điều hành, giám sát tốt hoạt động của doanh nghiệp. – Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao DNNVV cần đẩy mạnh công tác đào tạo công nghệ – kỹ thuật tiên tiến và nâng cao tay nghề người lao động. Chất lượng đội ngũ nhân sự gia tăng sẽ đưa đến nhiều thuận lợi trong việc đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như triển khai phát triển sản phẩm mới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Song song đó, chế độ lương thưởng và đãi ngộ đối với nhân tài cần nhận được sự quan tâm đúng mức. – Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước Để giúp các DNNVV duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, các ngành, các Science & Technology Development, Vol 17, No.Q2 - 2014 Trang 50 cấp chính quyền cần hoàn thiện các hành lang pháp lý, và đề ra các chủ trương, biện pháp hỗ trợ cụ thể. Một số chính sách có thể kể đến như tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ lãi vay, ưu đãi thuế suất,. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần đơn giản, quy trình hóa và công khai các thủ tục hỗ trợ này đối với DNNVV. – Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, tri thức mới của DNNVV Khả năng tiếp cận thông tin là yếu tố quan trọng để DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó cần xây dựng và phát triển một hệ thống cung cấp thông tin hoàn thiện. Trong đó, hệ thống này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như phương pháp hoạch định chiến lược, ra quyết định đầu tư; thông tin về việc thay đổi hoặc ban hành chính sách và pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh; thông tin về trình tự, thủ tục hành chính, tư pháp; thông tin về những cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế Ngoài ra, tự bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc hình thành và phát triển bộ phận thu thập và xử lý thông tin chuyên nghiệp. Kết luận và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo DNNVV có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình khác không có được, như tính linh hoạt năng động, khả năng thích nghi nhanh chóng với các biến động của thị trường, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quả đầu tư tương đối cao, bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ. Sự gia tăng mạnh về số lượng DNNVV trong thời gian qua đã minh chứng cho điều đó. DNNVV ngày càng khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế. Song song đó, chính bởi các đặc điểm quy mô nhỏ, vốn ít, cấu trúc tổ chức không hoàn chỉnh, thiếu định hướng chiến lược phát triển dài hạn, trình độ đội ngũ lao động thấp, DNNVV đối mặt với không ít thách thức. Nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển ổn định trong bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ, giúp DNNVV vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Vai trò cầu nối của các hiệp hội ngành nghề cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ các đơn vị khác, nỗ lực của DNNVV mới chính là yếu tố quyết định. Bản thân DNNVV phải có sự tự vận động cải tiến, đầu tư khoa học – công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực nhà quản lý và trình độ người lao động, gia tăng năng suất lao động và khả năng cạnh trạnh Đặc biệt, DNNVV cần phải ý thức đúng mức về tầm quan trọng của tri thức, nhằm tiếp cận và ứng dụng tri thức đó vào quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó đồng nghĩa DNNVV phải sẵn sàng trong hấp thụ tri thức mới. Bài báo được thực hiện trên cơ sở dữ liệu chủ yếu là về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung trong giai đoạn 2006-2012. Mặc dù, với trên 150.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm 2013), Thành phố Hồ Chí Minh được xem là địa bàn có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất của cả nước; tuy nhiên, một nghiên cứu với quy mô mở rộng trên phạm vi cả nước và với các số liệu cập nhật cho năm 2013 và nửa đầu năm 2014 sẽ giúp mang lại cái nhìn toàn diện và cập nhật hơn về chủ đề nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu sâu về từng đối tượng lĩnh vực, ngành nghề quan tâm cũng sẽ giúp mang lại những kết quả chính xác hơn cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 Trang 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Thị Thu Hà (2011), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Hội thảo khoa học Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh, Trường Đại học Thương mại và trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, trang 588 – 598. [2]. Cao Sỹ Kiêm (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013, Tạp chí số 2 năm 2013. [3]. Tổng cục Thống kê (2009), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [4]. Tổng cục Thống kê (2010), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [5]. Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Võ Phước Tân (2011), Doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục tiêu chiến lược cạnh tranh bằng sản phẩm mới, Hội thảo khoa học Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh, Trường Đại học Thương mại và trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, trang 245 – 255.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_thach_thuc_dat_ra_cho_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua_viet.pdf