Những tác động và sự ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao sinh viên chúng ta khi bước lên cảnh cửa đại học lại phải đi làm thêm?

Một câu hỏi mà làm cho nhiều bạn sinh viên nghi ngờ và đắn đo trong quyết định của mình có nên

đi làm thêm hay không. Nếu ai đã trải qua quãng đời sinh viên hay còn đang ngồi trên ghế nhà

trường sẽ thấy được những ý nghĩa to lớn của thời gian này ngay cả khi chúng ta rời khỏi giảng

đường và bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Làm thêm là một trải nghiệm cực kì thú vị khi bạn còn là

sinh viên. Nhưng vấn đề này vẫn còn vấp phải những ý kiến trái chiều. Và việc gì cũng có mặt tốt và

mặt trái của nó, nếu chúng ta có thể cân bằng tốt thì sẽ nhận được những lợi ích tối đa. Hãy cùng

nhóm chúng mình tìm hiểu những ý kiến xoay quanh vấn đề này nhé! Mỗi một hành động đều có

nguyên nhân của nó. Những ai ủng hộ hay không ủng hộ cho quyết định đi làm thêm của sinh viên

cũng có những lý do nhất định.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 3257 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những tác động và sự ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1184 NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM Trần Chí Bảo, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Huỳnh Thị Thanh Trúc, Đinh Nguyễn Cẩm Tú, Nguyễn Thị Thanh Hiền Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo TÓM TẮT Tại sao sinh viên chúng ta khi bước lên cảnh cửa đại học lại phải đi làm thêm? Một câu hỏi mà làm cho nhiều bạn sinh viên nghi ngờ và đắn đo trong quyết định của mình có nên đi làm thêm hay không. Nếu ai đã trải qua quãng đời sinh viên hay còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ thấy được những ý nghĩa to lớn của thời gian này ngay cả khi chúng ta rời khỏi giảng đường và bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Làm thêm là một trải nghiệm cực kì thú vị khi bạn còn là sinh viên. Nhưng vấn đề này vẫn còn vấp phải những ý kiến trái chiều. Và việc gì cũng có mặt tốt và mặt trái của nó, nếu chúng ta có thể cân bằng tốt thì sẽ nhận được những lợi ích tối đa. Hãy cùng nhóm chúng mình tìm hiểu những ý kiến xoay quanh vấn đề này nhé! Mỗi một hành động đều có nguyên nhân của nó. Những ai ủng hộ hay không ủng hộ cho quyết định đi làm thêm của sinh viên cũng có những lý do nhất định. Từ khóa: Ảnh hưởng, đại học, học tập, làm thêm, sinh viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đi làm thêm là một vấn đề khá quen thuộc đối với sinh viên qua nhiều thế hệ. Đa số các bạn sinh viên đã từng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Bởi đi làm thêm lúc đó đối với nhiều bạn sinh viên không chỉ để gia tăng thu nhập mà còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến, chẳng hạn như các bạn tận dụng cơ hội để học hỏi lấy kinh nghiệm, sau này xin việc sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, Các công việc làm thêm của hầu hết sinh viên hiện nay chủ yếu mang tính chất thời vụ như: gia sư, phát tờ rơi, phục vụ cafe, trực điện thoại, chở hàng, grab, tiếp thị, giúp họ kiếm thêm được ít tiền gánh vác các khoản chi tiêu, học phí . Đối với các bạn sinh viên tiềm năng, họ có thể kiếm được một môi trường làm việc chất lượng hơn, vì vậy áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế, trải nghiệm kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh, từ đó giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp của mình sau khi ra trường là điều tất nhiên. Từ những lợi ích trên, công việc làm thêm không những thu hút các sinh viên trên cả nước nói chung mà đây còn là nhu cầu của cả sinh viên TP.HCM nói riêng, trong đó phải kể đến Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, việc sinh viên đi làm thêm sẽ làm tiêu tốn 1185 quá nhiều thời gian dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút và sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, nghiên cứu về “Những tác động và sự ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn TP.HCM” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tế giúp cho trường có thêm căn cứ để hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vừa học vừa làm thêm, đồng thời giúp cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp có căn cứ để tuyển dụng và bố trí việc làm thêm cho sinh viên của trường. 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1 Những ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm mang lại cho sinh viên Nếu như trước kia, chủ yếu sinh viên ở tỉnh xa, có hoàn cảnh gia đình khó khăn mới đi làm thêm, thì nay việc vừa đi học vừa đi làm đã trở thành nhu cầu của đa phần sinh viên. Về mặt tích cực, có thể coi công việc ngoài giờ của sinh viên là một môi trường học tập mà nhà trường không thể dạy được.Những công việc đó không chỉ tạo cơ hội để em hoàn thiện về vốn kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem nó ra thực hành. Các công việc được sinh viên tìm kiếm chủ yếu mang tính thời vụ, có thể đi làm ngoài giờ học, như: Bán hàng, làm gia sư, trực điện thoại, chở hàng, xe ôm, phát tờ rơi, trông trẻ Ví dụ như sinh viên nghành ngoại ngữ làm nhân viên trong một số nhà hàng, quán ăn, trung tâm ngoại ngữ, được giao tiếp với người nước ngoài. Trong quá trình làm việc, họ có thể thực hành luôn khả năng nghe nói và giao tiếp. Hay như sinh viên trong các ngành kinh tế chẳng hạn, họ sẽ hiểu biết hơn về tâm lý khách hàng, cách điều hành của các ông chủ sao cho đem lại hiệu quả nhất 2.2 Những mặt còn hạn chế của việc làm thêm mang lại cho sinh viên Đi làm thêm trong quá trình học tập giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, vốn sống và có thêm thu nhập là những mặt “được”, song hệ lụy cũng không ít. 2.2.1 Không tập trung cho việc học Vì ham muốn số tiền làm thêm trước mắt mà nhiều bạn sẵn sàng giảm thời gian lên lớp để đi làm kiếm tiền hoặc nếu có lên lớp họ cũng sẽ dễ mất tập trung khi học. 2.2.2 Sức khỏe các bạn sinh viên bị ảnh hưởng và những nguy hiểm rình rập Việc đổ dồn thời gian và tâm trí cho việc làm thêm khiến cho các bạn sinh viên không có thời gian cho việc tự học đồng thời sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không kém. Hiện nay, tại địa bàn TP.HCM các bạn sinh viên đăng ký chạy grab để kiếm thêm nguồn thu nhập rất nhiều. Công việc không đòi hỏi nhiều yêu cầu, chỉ cần có xe máy và thời gian, song vài lần bị khách “bùng” tiền hàng, lại hay phải đi sớm, về khuya ở những địa bàn xa khiến các bạn về nhà mệt mỏi, ít dành thời gian cho việc 1186 tự học của bản thân. Khi đọc báo chúng ta lại thường thấy những mẫu tin về việc các tài xế grab bị cướp tiền, cướp tài sản nên sự an toàn cho các bạn sinh viên cũng khó được đảm bảo. 2.2.3 Không có thời gian cho việc tự học Công việc đòi hỏi cường độ rất cao (chưa nói là khắc nghiệt) mà lương thì vô cùng sinh viên. Với cường độ lao động như vậy, họ có thể nằm lăn ra ngủ khi về nhà trọ. Bài vở vì thế cũng đành phải xếp sau. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân mà số sinh viên phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ. 2.2.4 Sinh viên dễ ham mê vật chất nhất thời mà quên mất mục tiêu trong việc học Các bạn sinh viên chọn các công việc làm thêm trái ngành học chỉ để kiếm tiền dễ khiến các bạn sa ngã. Cái nguy hiểm nhất chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải sinh viên nào cũng biết được (hoặc có biết được nhưng khó có thể tránh) - những cám dỗ vật chất! Nó có thể làm cho người ta tự đưa chân mình vào vũng bùn lúc nào không hay... Những cám dỗ vật chất tạm thời khiến cho các bạn bỏ bê, không hứng thú trong học tập chỉ lo kiếm tiền trước mắt. 3 GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN LÀM THÊM CẢI THIỆN ĐƯỢC KẾT QUẢ HỌC TẬP 3.1 Giải pháp về vấn đề tập trung để học tập Qua khảo sát các bạn sinh viên cho biết khi họ đi làm thêm dễ gây cho họ sự mất tập trung vào việc học tập. Do đó, sinh viên đi làm thêm cần nhận ra vấn đề đi làm thêm hiện tại chỉ mang tính nhất thời còn việc học là việc lâu dài có ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này. Để làm được điều đó, các bạn phải có lập trường vững vàng “giờ nào việc đó”. Khi đi làm các bạn nên cố gắng tập trung, hoàn thành công việc để các bạn không còn mối quan tâm nào đến công việc khi về nhà. Rời khỏi chỗ làm các bạn chỉ còn nghỉ đến việc học mà thôi. Để tăng thêm sức lôi kéo cho các bạn làm thêm chú tâm đến công việc thì các bạn nên chia sẻ với người thân và bạn bè những khó khăn trong công việc và nhờ họ giúp đỡ bạn bằng cách thường xuyên nhắc nhở các bạn nên chú tâm vào việc học, như vậy, bạn sẽ có động lực và điều kiện chú tâm hơn đến việc học mà ít có cơ hội phân tâm. Cần thu xếp một khoản thời gian riêng tư vào mỗi ngày cho việc học. Vì vậy, việc trước tiên cần làm là các bạn nên gác hết những việc không liên quan đến bài học hiện tại lại. Hãy gạt những suy nghĩ về công việc ra khỏi đầu trong thời gian học bài, đừng để những lo toan chi phối sự tập trung của các bạn. Khi có một nguyên nhân nào đó khiến bạn mất tập trung, hãy nỗ lực dừng những suy nghĩ ngoài luồng đó lại và kéo sự chú ý của bản thân vào bài học trở lại một cách nhanh nhất có thể. Việc tập trung sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề của bài học nhanh chóng hơn rất nhiều. Tập trung trong giờ học trên lớp: Cần phải tập trung cao độ để nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp, muốn vậy cần có ý thức phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Sinh viên nên chọn vị trí ngồi ở những bàn gần giáo viên đang giảng bài, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặt câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì sinh viên hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu. 1187 3.2 Giải pháp về vấn đề cải thiện sức khỏe cho sinh viên đi làm thêm Đa số các bạn sinh viên khi đi làm thêm phần lớn đều phản ảnh công việc các bạn đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy cần phải cải thiện sức khỏe đối với những bạn sinh viên làm thêm, để tránh ảnh hưởng lớn đến việc học dẫn đến kết quả học tập đi xuống. Nhóm nghiên cứu cố gằng tìm ra giải pháp cho sức khỏe đối với các bạn làm thêm như sau: Các bạn sinh viên làm thêm, ngay bây giờ nếu thấy sức khỏe có vấn đề hoặc bệnh tật thì phải đến các trung tâm y tế để kiểm tra hoặc chữa bệnh ngay, nếu để lâu quá tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi lúc đó sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để cải thiện hơn. Dù là việc gì thì các bạn nên cân nhắc lại vì sức khỏe là thứ quý giá nhất của con người, hơn ai hết các bạn sinh viên phải hiểu điều đó. Vì vậy nên tránh những công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian và phải thức khuya để dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy các bạn sinh viên có thể tham khảo những cách chăm sóc sức khỏe sau đây để các bạn có được một tình trạng sức khỏe tốt cho việc học và việc làm: Thứ nhất, chú ý đến chế độ ăn uống. Thứ hai, các bạn sinh viên đi làm thêm, hơn ai hết các bạn cần phải ngủ đủ giấc, khoảng 7 - 8 giờ mỗi ngày thì mới có đủ sức khỏe để có thể vừa học vừa làm được. Buổi trưa dù bận cách mấy cũng nên chợp mắt ít nhất nửa giờ vì người ta nhận thấy giấc ngủ buổi trưa dù ngắn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiếp thu kiến thức vào buổi chiều và tạo sự sảng khoái trong học tập. Thứ ba, là các bạn nên hạn chế dùng những loại thuốc uống không cần thiết. Thứ tư, là các bạn sinh viên đi làm thêm cần có ý thức luôn giữ trạng thái tâm lý tốt. 3.3 Giải pháp về vấn đề thời gian cho sinh viên làm thêm Trước hết nếu những bạn nào thấy công việc của mình chiếm quá nhiều thời gian thì nên xem xét lại, có thể giảm giờ làm hoặc chuyển sang công việc khác ít thời gian hơn. Bên cạnh đó để có được cách sử dụng thời gian hợp lý thì các bạn cần tổng kết và cập nhật chương trình sau mỗi tuần, lập danh sách những việc cần làm, việc gì quan trọng hơn thì làm trước. Ghi ra giấy những điều cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài. Cần có quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần tháng: đánh dấu các buổi đi làm thêm, đi học, họp nhóm trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu. Lịch ghi kế hoạch lâu dài: sử dụng một bảng cho mỗi tháng để có thể lên kế hoạch trước. Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để sử dụng tốt quỹ thời gian. 3.4 Giải pháp cho vấn đề tìm công việc làm thêm phù hợp với ngành học Các bạn nên lựa chọn những công việc mang tính chất bán thời gian hoặc tạm thời, liên quan trực tiếp đến những gì đang học tại trường đại học và cao đẳng, coi công việc đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Qua đó, các bạn không chỉ có cơ hội tích lũy được những kinh nghiệm đầu tay, mà còn đạt được một vị trí nào đó, bắt đầu những mối quan hệ mà giá trị của nó là điều chính bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên. Sinh viên nếu biết chọn công việc làm thêm đúng với ngành học của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ cọ xát với nghề. Sau khi 1188 ra trường ít bỡ ngỡ trước môi trường mới và có khả năng được tuyển dụng cao hơn. Nếu các bạn sinh viên đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm là mục tiêu chính, các bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện, các chương trình công chúng, hoặc các trung tâm xã hội như: dạy thêm cho các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, tham gia tuyên truyền ngày lễ của trường, của đất nước Không ít sinh viên đã tích lũy được kinh nghiệm và có cơ hội việc làm tốt khi ra trường nhờ vào các hoạt động đó. 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Để cho những giải pháp cải thiện kết quả học tập của sinh viên làm thêm nhanh chóng được thực hiện tốt hơn thì nhóm nghiên cứu của chúng em có những đề xuất đối nhằm có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên để họ áp dụng được những giải pháp một cách tốt nhất, cụ thể là: 4.1 Đối với các trường đại học, cao đẳng Tất cả các trường đại học, cao đẳng hiện nay trên cả nước cũng đã có ít nhiều các biện pháp hỗ trợ Sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ còn quá ít mà số lượng Sinh viên thì khá đông. Rõ ràng đi kèm theo với việc tăng học phí ở mức hợp lý, ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải tính đến việc điều chỉnh các chính sách hỗ trợ sinh viên trong diện ưu tiên và sinh viên nghèo. Điều chỉnh chế độ học bổng nói chung và học bổng đặc biệt cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc để khuyến khích các bạn sinh viên có động lực để học tập. Nên thành lập một trung tâm hỗ trợ về công việc bán thời gian cho sinh viên có nhu cầu làm thêm. Với tính pháp lý và uy tín của trường sẽ được nhiều đơn vị tuyển dụng lao động quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi hơn. Mặt khác, sinh viên cũng sẽ yên tâm với công việc và nhà tuyển dụng vì qua đó sẽ hạn chế được sinh viên bị lợi dụng hay lừa gạt. 4.2 Đối với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Các tổ chức đoàn thể và chi hội nên liên kết với các trung tâm xúc tiến việc làm hoặc các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng để thông tin cho sinh viên có nhu cầu làm thêm. Ngoài ra, để hạn chế những tác động tiêu cực của việc làm thêm đặc biệt là việc bị lừa hoặc lợi dụng khi làm thêm thì Đoàn/ Hội nên có những buổi thảo luận, trao đổi với các bạn sinh viên về những hành vi này để các bạn có thể nhận biết và không vấp phải; tổ chức cũng nên liên hệ với các tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu về nhân viên thời vụ, làm thêm ngoài giờ (ưu tiên cho sinh viên) để giúp các bạn sinh viên có nhu cầu làm thêm có được công việc phù hợp mà không sợ bị lừa gạt... 4.3 Đối với các đơn vị tuyển dụng lao động Các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động nên liên kết với các Trường Đại học và Cao đẳng, các Khoa, liên kết với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên để thông tin tuyển dụng và yêu cầu công việc nhằm giúp sinh viên có được thông tin rõ ràng và tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành của các bạn. 5 KẾT LUẬN Qua bài nghiên cứu trên, nhóm tác giả cũng đã đưa ra được những tác động của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học bao gồm cả 1189 việc học ở lớp, tự học và cả những giờ học bài. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của phần lớn sinh viên. Ngoài ra có một số sinh viên do đi làm thêm bởi tính chất của công việc và số giờ làm thêm gây cho sinh viên bị phân tâm, khó tập trung và đảm bảo được việc học. Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên cân đối được giữa việc học và việc làm thêm khá tốt. Qua đó, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp giúp cho sinh viên cải thiện được kết quả học tập của mình bằng cách phải nỗ lực tập trung cho việc học, giải quyết vấn đề về thời gian và cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với chuyên ngành đang theo học. Song song đó, sinh viên cũng cần áp dụng một số giải pháp khác như cần xây dựng phương pháp học tập hợp lý, tham gia học nhóm, thực hiện đầy đủ những việc cần phải làm trước và trong khi học ở lớp và xây dựng thời khóa biểu thật cụ thể cho việc học và việc làm thêm. Một số trường trên địa bàn TP.HCM, trong đó có Đại học Công nghệ TP.HCM cũng đã thành lập trung tâm để hỗ trợ về công việc bán thời gian cho sinh viên có nhu cầu làm thêm. Với tính pháp lý và uy tín của Trường sẽ được nhiều đơn vị tuyển dụng lao động quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi hơn. Mặt khác, sinh viên cũng sẽ yên tâm với công việc và nhà tuyển dụng vì qua đó sẽ hạn chế được sinh viên bị lợi dụng hay lừa gạt. Vì vậy sinh viên cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn việc làm thêm và lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy tiếp cận để bản thân cân bằng được việc có công việc làm thêm ổn định đồng thời đuy trì được kết quả học tập ở mức tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Ngọc Phiên ( 2012) “ Bí quyết thành công sinh viên” NXB Tổng hợp TP.HCM. [2] Võ Thị Tâm , Nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. [3] Ajzen, I. & Fishbein, M. (1980), Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior, Englewood Cliff, NJ: Prentice-Hall. [4] Ali N., Jusoff K., Ali S., Mokhtar N. and Salamat A.S.A. (2009), “The Factors Influencing Students’ Performance at Universiti Teknologi MARA Kedah, Malaysia”, Management Science and Engineering, Vol.3 No.4, pp. 81-90. [5] Phạm Hồng Quang ( 2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), “ Thái độ học tập các môn chung của đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN”, Tạp chí Giáo dục, kỳ 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_tac_dong_va_su_anh_huong_cua_viec_lam_them_doi_voi_ket.pdf
Tài liệu liên quan