Những rối loạn tâm thần khi mang thai

Stress xảy ra ở bất cứ thời điểm

nào trong thờigian phụ nữ

mang thai cũng làm tăng nguy

cơ tử vong sơ sinh.

Khảo sát gần đây về một số bệnh

tâm thần tại TPHCM cho thấy tần

suất chung các loại bệnh tâm thần

là 16% dân số

Trong nhóm này có khoảng 56%

là nữ giới mà đa số nằm trong lứa

tuổi sinh sản. Đặc biệt, những rối loạn tâm thần ở phụ

nữ biểu hiện nhiều nhất trong giai đoạn mang thai

nhưng trong thực tế ít ai quan tâm đến những ảnh

hưởng của tình trạng tinh thần thai phụ đến thai kỳ

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những rối loạn tâm thần khi mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những rối loạn tâm thần khi mang thai Stress xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian phụ nữ mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh. Khảo sát gần đây về một số bệnh tâm thần tại TPHCM cho thấy tần suất chung các loại bệnh tâm thần là 16% dân số Trong nhóm này có khoảng 56% là nữ giới mà đa số nằm trong lứa tuổi sinh sản. Đặc biệt, những rối loạn tâm thần ở phụ nữ biểu hiện nhiều nhất trong giai đoạn mang thai nhưng trong thực tế ít ai quan tâm đến những ảnh hưởng của tình trạng tinh thần thai phụ đến thai kỳ. Các bà bầu nên sống trong tâm trạng vui vẻ Thai phụ stress dễ gây tác hại cho con Các nghiên cứu cho thấy stress trong thời gian mang thai có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai. Phụ nữ có thai với thời gian thai kỳ ngắn hơn, tỉ lệ thai chết lưu cao hơn và tác động này rõ nét nhất nếu bị stress ở ba tháng đầu thai kỳ. Còn nếu stress xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ cao nhất là thai nhẹ ký. Dù stress xảy ra ở bất cứ thời điểm nào cũng làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh. Còn tần suất rối loạn stress sau chấn thương trong thời gian thai kỳ ước tính vào khoảng 3,5% và các phụ nữ này có nguy cơ cao bị thai lạc chỗ, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm. Tần suất rối loạn trầm cảm chủ yếu trong thời gian mang thai ở phụ nữ khoảng từ 13% - 20%. Ngoài ra, trầm cảm còn liên quan đến các tai biến khác như sẩy thai, chảy máu trong thời gian thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao hơn và gia tăng nguy cơ sinh mổ. Thai nhi của các bà mẹ trầm cảm cũng biểu lộ sự khác biệt về hành vi trong tử cung. Nhịp tim của chúng cũng khác biệt nếu so với thai nhi của nhóm bà mẹ không bị trầm cảm. Trầm cảm có thể dẫn đến các hành vi có hại cho sức khỏe thai nhi ở bà mẹ như hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy và tăng cân. Họ cũng ít khi khám thai định kỳ, ăn kém dẫn đến tình trạng không tăng đủ trọng lượng cần thiết ở người mẹ và khả năng tự chăm sóc bản thân cũng kém. Các rối loạn tâm thần thường gặp Ngoài tình trạng stress và rối loạn trầm cảm thường gặp ở các phụ nữ mang thai, khảo sát còn ghi nhận phụ nữ thường bị các rối loạn tâm thần kèm theo như lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn hoảng loạn, rối loạn ăn uống... cũng ảnh hưởng không tốt lên thai nhi. Nếu bệnh nhân rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn hưng cảm mà mang thai thì có thể có các hành vi nguy cơ cao như gia tăng hoạt động tình dục, hoạt động thể lực quá mức hay lạm dụng ma túy, rượu. Rối loạn lưỡng cực cũng thường kết hợp với các bất thường về nhau thai và chảy máu trong thời gian mang thai. Còn rối loạn hoảng loạn trong thời gian thai kỳ có tỉ lệ khoảng 1% - 2%. Phụ nữ bị rối loạn hoảng loạn trong thời gian thai kỳ có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm và sinh non, thời gian mang thai tương đối ngắn, nhiều nước ối và thiếu máu. Về các rối loạn ăn uống trong thời gian thai kỳ ước tính vào khoảng 1,4% đối với chứng chán ăn tâm thần, 1,6% đối với chứng ăn vô độ và 3,7% đối với dạng hỗn hợp của hai loại rối loạn này. Bệnh nhân đang mắc chứng ăn vô độ nếu có thai có nguy cơ sẩy thai cao gấp hai lần, nguy cơ sinh non tăng gấp ba và gấp sáu lần về đái tháo đường trong thai kỳ. Họ cũng có tỉ lệ cao bị nôn ói trong thai kỳ. Còn bệnh nhân đang mắc chứng chán ăn tâm thần mà có thai thì có nguy cơ cao bị đái tháo đường trong thai kỳ và thai nhẹ ký. So với phụ nữ bình thường thì phụ nữ bị tâm thần phân liệt thường có thời gian thai kỳ không suôn sẻ, tỉ lệ sinh con còn sống rất thấp. Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường hay bị các bệnh lý mãn tính khác như cao huyết áp và đái tháo đường. Ước tính 1/2 bệnh nhân tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác có lạm dụng rượu hay ma túy. Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần phân liệt còn có nguy cơ cao bị sinh non, tuổi có thai quá trẻ, thai nhẹ ký, thai chết lưu, bất thường nhau hay khiếm khuyết về tim mạch ở thai nhi. Có đến 2/3 phụ nữ loạn thần nặng không hề đi khám thai định kỳ. Đang điều trị bệnh tâm thần vẫn có thể mang thai Trong thực tế, có không ít phụ nữ đang điều trị một số bệnh về tâm thần muốn sinh con, những trường hợp này cần phải thảo luận trước với bác sĩ tâm thần đang theo dõi và điều trị cho mình. Nếu có thể được thì nên ngừng sử dụng thuốc khi muốn có thai và phải có thời gian an toàn ít nhất là một tháng kể từ lần uống thuốc cuối cùng đến thời điểm có thể thụ thai. Phần lớn các loại bệnh tâm thần không xuất hiện trở lại ngay lập tức sau khi ngưng thuốc. Nếu bác sĩ điều trị đồng ý thì nên tránh sử dụng thuốc ít nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời kỳ quan trọng nhất liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong bào thai. Nếu tình trạng bệnh lý bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc hướng thần thì tốt nhất nên sử dụng những loại thuốc đã lưu hành lâu năm vì nhà sản xuất có điều kiện ghi nhận tương đối đầy đủ các tác dụng phụ có thể xuất hiện ở loại thuốc này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_roi_loan_tam_than_016.pdf
Tài liệu liên quan