Sự phát triển siêu tốc của các công nghệ kỹ thuật số trong một thập
kỷ gần đây đã dẫn đến cuộc cách mạng trong sáng tạo và truyền bá tri
thức. Cuộc cách mạng này đã tạo ra những khó khăn chưa từng xảy ra
đối với luật bản quyền. Mô hình luật bản quyền truyền thống bảo lưu
tất cả các quyền của tác giả (all rights reserved), cùng với những khái
niệm phức tạp và yêu cầu phải có sự chấp thuận của tác giả trong hầu
hết trường hợp sử dụng tác phẩm không còn phù hợp với môi trường
số, nơi mà sự sao chép và giao tiếp không chỉ là nhu cầu mà còn là một
đòi hỏi diễn ra hàng ngày hàng giờ. Trong môi trường số đầy tiềm năng,
trong nhiều trường hợp luật bản quyền trở thành rào cản đối với sự phát
triển khoa học, kỹ thuật và mở rộng giao lưu, vui chơi, giải trí, giáo dục,
đào tạo trong cộng đồng.
20 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Những rào cản của luật sở hữu trí tuệ tới sự phát triển của OER. Hệ thống giấy phép Creative Commons - Sự hỗ trợ ưu việt cho phát triển OER tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
CC-BY-NC-SA: cho phép người dùng phân phối tác
phẩm, tùy chỉnh và xây dựng trên tác phẩm gốc nhưng với mục đích
phi thương mại và tác phẩm mới phải sử dụng giấy phép CC giống hệt
tác phẩm gốc.
CC-BY-NC-ND: cho phép người dùng phân phối tác
phẩm, không được thay đổi tác phẩm hay sử dụng chúng với mục đích
thương mại.
3.2. Thực tế sử dụng giấy phép CC và giá trị pháp lý của giấy phép CC tại Việt Nam
Hệ thống giấy phép CC hiện tại đang được sử dụng trên quy mô
toàn cầu bởi các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu, tìm kiếm thông
tin hàng đầu thế giới như Google, Youtube, Adobe, Wikipedia, Flickr.
Trong lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến những cổng trực tuyến truy cập
miễn phí các tài liệu giáo dục mở của MIT Opensourceware với hơn
1550 tài liệu được cấp phép CC-BY. Tiếp đó, ngôi nhà Connecxions của
Đại học Rice University (CC-By-NC-SA), Khan Acadmy (CC BY-NC-
SA), The Saylor Foundation (CC BY), WikiEducator (CC BY-SA, CC
BY) và Project Euler (CC BY- SA & CC BY)1
Sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức văn hóa, giáo dục và
nghiên cứu đang hiện thực hóa sáng kiến về học liệu mở, và các tổ chức
đó hiện tại đều sử dụng hệ thống giấy phép thông dụng toàn cầu CC để
khuyến khích tác giả chia sẻ sáng tạo và người dùng được quyền truy
cập miễn phí.
Hơn nữa, ở cấp độ vĩ mô, trong những năm gần đây đang hình thành
một xu thế trong các ngành công nghiệp và các chính phủ theo hướng ủng
hộ sử dụng giấy phép truy cập mở liên quan đến các tài liệu thuộc lĩnh
vực văn hóa, giáo dục và nghiên cứu. Nhiều tổ chức quốc tế, như Tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation
and Development – OECD) và Tổ chức Liên hợp quốc về Văn hóa, giáo
dục và khoa học kỹ thuật (UNESCO) hiện tại đang thực hiện truy cập mở
1 Xem thêm tại: Wikipedia, List of major Creative Commons licensed works < https://
en.wikipedia.org/wiki/List_of_major_Creative_Commons_licensed_works>.
301PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở
các tài nguyên tri thức cũng đang sử dụng hệ thống giấy phép CC cho các
tác phẩm công bố của mình. Đáng chú ý, 21/1/2009, trên trang web của
Nhà Trắng, Tổng thống Obama yêu cầu các tài liệu được đăng tải trên
trang web phải sử dụng hệ thống giấy phép CC Attribution 3.0 và khẳng
định CC là hệ thống giấy phép quyền tác giả lớn nhất thế giới và hệ thống
này không làm mất đi các quyền tác giả của chủ sở hữu tác phẩm.1Tại
Việt Nam, hệ thống giấy phép CC được sử dụng từ năm 2007 khi Quỹ
Vietnam Foundation công bố các tài liệu, ấn phẩm tài nguyên giáo dục
mở. Sau đó, với sự nở rộ của các website chia sẻ thông tin, tài liệu, phim,
ảnh thì hệ thống giấy phép CC được sử dụng phổ biến khi tác giả chia sẻ
các tài liệu kỹ thuật số qua các website trên. Ở tầm vĩ mô, sự sử dụng hệ
thống giấy phép CC bắt đầu được quan tâm đến khi Bộ Giáo dục và Đào
tạo tổ chức cuộc thi xây dựng bài giảng e-learning với điều kiện các bài
giảng có sử dụng giấy phép CC.
Như vậy, có thể kết luận rằng, hệ thống giấy phép CC là hệ thống
giấy phép phổ biến khắp thế giới và đang được sử dụng khá rộng rãi tại
Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: tính pháp lý của hệ thống giấy phép?
CC là một hệ thống giấy phép tự do lựa chọn do một tổ chức phi
lợi nhuận ở Mỹ sáng tạo ra mà không phải là hệ thống giấy phép có tính
pháp lý thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Hệ thống giấy phép được thực thi
trên cơ sở mong muốn chia sẻ sáng tạo của tác giả và sự tôn trọng tác
giả từ phía người dùng khi sử dụng tác phẩm. Việc sử dụng các loại giấy
phép này là sự tuyên bố từ bỏ một số độc quyền của tác giả đối với sản
phẩm sáng tạo của mình, điều này không trái với pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, câu hỏi ngược lại là: “nếu người sử dụng không tuân
thủ các cam kết được ghi nhận trong giấy phép CC thì xử lý thế nào”
lại là vấn đề phải bàn. Tại Mỹ, một tranh chấp về việc người sử dụng
vượt quá quyền sử dụng ghi nhận trong giấy phép CC, vụ Drauglis v.
Kappa Map Group, LLC,2 đã được Tòa án đưa ra xem xét. Trong vụ
1 Wiki, “Case Study/Whitehouse.gov” < https://wiki.creativecommons.org/wiki/Case_
Studies/Whitehouse.gov>.
2 No. 1:2014cv00143 – Document 39 (D.D.C.2015) <
federal/district-courts/district-of-columbia/dcdce/1:2014cv01043/166825/39/>.
302 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
tranh chấp này, nguyên đơn, Drauglis là một nhiếp ảnh gia, đã đăng
tải một số bức ảnh của mình trên trang web Flickr sử dụng gấy phép
CC BY-SA 2.0, trong dó có bức ảnh “Swain’s Lock, Montgomery Co.,
MD”. Bị đơn, Tập đoàn bản đồ Kappa, đã tải bức ảnh này của Draugis
và sử dụng trong một tuyển tập có tên “Montgomery Co. Maryland
Street Atlas” trong đó phía dưới bức tranh cũng có ghi tên bức ảnh và
tên nhiếp ảnh gia Drauglis kèm theo ký hiệu giấy phép CC BY-SA.
Tuyển tập bản đồ này được bày bán trong khi tác giả cuốn Atlas này
phát hành dựa trên giấy phép cho phép sử dụng mang tính thương mại,
và bức ảnh của Drauglis cũng được sử dụng theo cách đó. Drauglis đã
kiện Kappa vào tháng 6/2014 vì vi phạm bản quyền, vi phạm giấy phép
và đòi bồi thường thiệt hại, trả phí bản quyền. Cụ thể Kappa đã không
xuất bản tác phẩm tái sinh với giấy phép CC BY-SA của tác phẩm gốc
Drauglis; Kappa không trình bày Đường dẫn nguồn của giấy phép
(Uniform Resource Identifier – URI); và Kappa đã không có ghi công
phù hợp tác phẩm. Khi giải quyết vụ này, tòa án đồng ý giải thích giấy
phép theo quy tắc truyền thống về giải thích hợp đồng. Tòa án đồng ý
rằng cuốn sách của Kappa đã không phát hành sử dụng giấy phép CC.
Tuy nhiên tòa án cho rằng, giấy phép CC BY – SA chỉ áp dụng với tác
phẩm phái sinh, trong khi cuốn sách bản đồ lại không phải là tác phẩm
phái sinh. Về trích dẫn Đường dẫn nguồn giấy phép CC, tòa án khẳng
định không có định nghĩa Đường dẫn nguồn trong luật và sự giải thích
rộng nhất là chỉ cần cung cấp thông tin để cho phép người dùng tìm
thấy các điều kiện của giấy phép CC là đủ. Với ký hiệu CC BY-SA đã
đủ rõ ràng để hiểu những điều kiện của giấy phép này. Về ghi công tác
phẩm mới, giấy phép CC BY – SA 2.0 không bắt buộc người sử dụng
sau phải ghi công giống hệt như tác giả trước. Sự ghi công tác giả phải
đặt trong sự phù hợp với toàn bộ tác phẩm mới. Sự ghi công tác giả đặt
ở cuối mỗi trang bản đồ là đủ. Với những lý do đó, tòa án đã bác đơn
kiện của Drauglis.
Qua vụ tranh chấp này cho thấy, các điều kiện mô tả trong CC rất
đơn giản, nhưng khi có tranh chấp và phải xem về tính pháp lý của giấy
phép CC thì động chạm đến nhiều khái niệm pháp lý đằng sau nó cần
phải được làm rõ.
303PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM
4.1. Hoàn thiện các điều khoản ngoại lệ, hạn chế trong Luật SHTT theo mô hình
fair use của Mỹ
Các điều khoản hạn chế ngoại lệ của Việt Nam hiện đang xây dựng
theo hướng tiếp cận đóng (fair dealing) là liệt kê chi tiết các trường hợp
được phép chứ ko mang tính khái quát, mềm dẻo và mở. Vì vậy, để tái
cân bằng hệ thống pháp luật qua các điều khoản hạn chế và ngoại lệ thì
luật Việt Nam nên xây dựng theo hướng mở, mềm dẻo theo mô hình
fair use của Mỹ, tức là chỉ đưa ra những tiêu chí khái quát để xác định
các trường hợp ngoại lệ và hạn chế trong luật, ví dụ như fair use của
Mỹ quy định: Việc sao chép, sử dụng tác phẩm cho mục đích minh họa,
bình luận, thông tin, giảng dạy, học tập, nghiên cứu là không vi phạm
bản quyền. Để quyết định việc sử dụng tác phẩm cho một mục đích cụ
thể có phải là hợp pháp hay không phải dựa trên 4 yếu tố sau:
(1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, liệu sử dụng cho mục
đich thương mại hay mục đích giáo dục phi lợi nhuận;
(2) Bản chất của tác phẩm
(3) Số lượng và tỷ lệ sử dụng trong sự liên hệ với toàn bộ tác phẩm
(4) Ảnh hưởng của việc sử dụng đến thị trường tiềm năng hoặc giá
trị của tác phẩm.
Việc quy định khái quát này sẽ tạo cơ hội cho việc giải thích pháp
luật trong quá trình áp dụng cũng như mở rộng phạm vi điều khoản khi
cần thiết đáp ứng kịp với sự thay đổi của đời sống xã hội trong kỷ nguyên
kỹ thuật số. Có thể sẽ có những ý kiến cho rằng quy định này tạo sự mơ
hồ trong pháp luật, khó khăn trong áp dụng tại Việt Nam. Chúng ta phải
thừa nhận rằng, những quy định khái quát kiểu này không phải lần đầu
xuất hiện trong pháp luật Việt Nam. Việc chi tiết các quy định còn là
nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật dưới quyền với các thủ tục
nhanh, gọn hơn, vì thế sẽ dễ dàng thay đổi hơn trong luật. Hơn nữa, việc
chung chung mềm dẻo như vậy sẽ tạo ra sự áp dụng mở cho dân chúng
để từ đó họ chủ động trong việc tiếp cận những cách tiếp cận riêng mà họ
cho là hợp pháp mặc dù pháp luật chưa nhắc đến. Có thể những cách tiếp
304 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
cận riêng đó tạo ra cơ hội cho một nhà sáng tạo tiềm năng tiếp cận được
với tri thức mới để rồi sáng tạo ra những tri thức, sản phẩm mới hơn có
lợi cho sự phát triển của đất nước và nhân loại. Có thể có những lo lắng
về trình độ của cơ quan xét xử trong xử lý những tranh chấp liên quan.
Lo ngại này là có cơ sở vì thực tế trình độ chuyên môn về sở hữu trí tuệ
của cán bộ xét xử còn chưa cao, nhưng với những yêu cầu ngày càng cao
về trình độ thẩm phán cũng như sự phân công công việc thẩm phán theo
hướng chuyên môn hóa thì việc đào tạo thẩm phán chuyên sâu về sở hữu
trí tuệ ngang tầm quốc tế cũng không phải là điều quá khó khăn.
4.2. Tăng cường ưu tiên truy cập cho thư viện
Những điều khoản hạn chế và ngoại lệ nên được mở rộng theo hướng
cho phép thư viện được quyền sao chép và phổ biến các tài liệu, tác phẩm
với một tỷ lệ hợp lý dưới dạng bản điện tử hay dưới bất kỳ định dạng nào
cho mục đích học tập, nghiên cứu. Đồng thời, cũng nên cho phép các thư
viên được quyền liên kết trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử, giao tiếp với
độc giả của các thư viện khác qua các dữ liệu điện tử.
Cũng cần thiết cho phép thư viện tự mình tìm kiếm, xây dựng và
lưu trữ những nội dung tri thức được đăng tải trên mạng dựa trên nhu
cầu và lợi ích của cộng đồng địa phương và phân phối chúng đến cho
người dân địa phương. Với quy định này, thư viện có quyền tự do tìm
kiếm các tài liệu đăng tải miễn phí đầy đủ nội dung và có sử dụng các
giấy phép mở để từ đó truyền bá miễn phí đến người dân hay các tổ
chức giáo dục. Làm được như vậy, hệ thống thư viện sẽ thực sự là cổng
trao đổi thông tin hiệu quả thu hút nhân dân đến với thư viện để tự
giáo dục, đào tạo, vui chơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, cũng cần cho phép thư viện được quyền chuyển định dạng của
tác phẩm khi tác phẩm được lưu trữ dưới các định dạng đặc biệt hoặc
trong trường hợp tác phẩm không còn được tái bản trên thị trường.
4.3. Thừa nhận giá trị pháp lý của hệ thống giấy phép mở
Luật SHTT Việt Nam không đề cập tới khái niệm về “giấy phép
mở” và cũng không cung cấp cơ hội trao quyền sử dụng tài nguyên tri
thức theo các giấy phép mở. Tuy nhiên, việc sử dụng các giấy phép mở
305PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở
CC vào tài liệu, tác phẩm là được phép và được coi như là một lời tuyên
bố đơn phương của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cho phép người dùng
một số quyền sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, khi
có tranh chấp xảy ra về phạm vi cho phép sử dụng quyền tác giả thông
qua giấy phép thì hậu quả pháp lý sẽ rất khó dự đoán. Khi Luật SHTT
chưa ghi nhận sự tồn tại của giấy phép mở CC, tranh chấp có thể được
coi là các bên vi phạm cam kết trong hợp đồng mẫu hoặc điều kiện giao
dịch chung trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm theo
quy định Điều 405, 406 của Bộ luật Dân sự 2015 (hiệu lực 1/1/2017).
Tuy nhiên, vì không được thừa nhận giá trị pháp lý nên các điều khoản
của giấy phép cũng không được quan tâm giải thích chính thức, điều đó
sẽ tạo ra sự không rõ ràng trong cách giải thích và tạo ra rủi ro pháp lý
cho cả hai bên chủ thể quyền và người sử dụng. Hiện tại, pháp luật 1 số
nước như, Đức, Brazil, Nhật, Nga đã luật hóa hệ thống giấy phép của
mình. Theo đó các nước này thừa nhận giá trị pháp lý của giấy phép CC
và xử lý người dùng trong các trường hợp sử dụng vượt quá quyền cho
phép của giấy phép CC. Chẳng hạn như Luật Dân sự của CHLB Nga
sửa đổi tháng 10/2014 đã cho phép người nắm giữ bản quyền được công
khai tuyên bố cho phép người sử dụng sử dụng tác phẩm theo những
điều kiện nhất định. Các điều khoản và điều kiện của giấy phép CC sẽ
được dẫn chiếu theo cách thức mà người sử dụng có thể kiểm tra chúng
trước khi sử dụng tác phẩm đó. Sự chấp nhận giấy phép mở được thực
hiện bằng các hành động được chỉ định trong giấy phép (ví dụ: click
chuột) và như vậy được coi là hai bên đã giao kết hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng với các điều kiện của giấy phép mở.1
Như vậy, để cho hợp pháp hóa việc sử dụng các giấy phép mở,
đồng thời tạo ra hành lang pháp lý an toàn, lành mạnh cho việc phát
triển tài nguyên mở và bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tài
nguyên mở, pháp luật Việt Nam cần thiết phải thừa nhận giá trị pháp lý
của hệ thống giấy phép mở và đặt ra các trình tự, thể thức giao kết hợp
đồng dành cho loại hợp đồng đặc biệt này.
1 Xem thêm Fengchun Miao, Sanjaya Mishra & Rory McGreal, Open Educational
Resource: Policy, Cost and Transformation <
0024/002443/244356e.pdf>.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_rao_can_cua_luat_so_huu_tri_tue_toi_su_phat_trien_cua.pdf