Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán nhận được sự quan tâm của nhiều Tổ chức
quốc tế, các quốc gia và những nhà nghiên cứu bởi xuất phát từ ảnh hưởng lợi ích của các
bên liên quan. Việc áp dụng này đã không đồng nhất giữa các quốc gia bởi sự khác biệt
trong phương thức áp dụng. Để có thể nhìn nhận khái quát vấn đề này, bài viết đã tổng
quan các nghiên cứu có liên quan nhằm xem xét việc ảnh hưởng cũng như các yếu tố cấu
thành trong những nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia, trong
đó tập trung xem xét và đánh giá đối với quốc gia Việt Nam. Kết quả cho thấy, các yếu tố về
kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị đã tác động và ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng
chuẩn mực quốc tế của các quốc gia. Từ đó, Việt Nam cần có những giải pháp hoàn thiện
để phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) của Việt Nam để phù hợp và đáp ứng
với quá trình hội nhập với quốc tế.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán của các quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
79
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
ÁP DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN CỦA CÁC QUỐC GIA
#TS. Trần Quốc Thịnh
Khoa kế toán - Kiểm toán, Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán nhận được sự quan tâm của nhiều Tổ chức
quốc tế, các quốc gia và những nhà nghiên cứu bởi xuất phát từ ảnh hưởng lợi ích của các
bên liên quan. Việc áp dụng này đã không đồng nhất giữa các quốc gia bởi sự khác biệt
trong phương thức áp dụng. Để có thể nhìn nhận khái quát vấn đề này, bài viết đã tổng
quan các nghiên cứu có liên quan nhằm xem xét việc ảnh hưởng cũng như các yếu tố cấu
thành trong những nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia, trong
đó tập trung xem xét và đánh giá đối với quốc gia Việt Nam. Kết quả cho thấy, các yếu tố về
kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị đã tác động và ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng
chuẩn mực quốc tế của các quốc gia. Từ đó, Việt Nam cần có những giải pháp hoàn thiện
để phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) của Việt Nam để phù hợp và đáp ứng
với quá trình hội nhập với quốc tế.
Từ khóa: CMKT, nhân tố tác động, chuẩn mực quốc tế
Trong tiến trình phát triển, hệ thống kế toán của các quốc gia có sự đa dạng và phức
tạp, được hình thành những bản sắc riêng biệt. Sự khác biệt đó có thể phát sinh từ mỗi quốc
gia hay khu vực quốc gia tạo nên các trường phái kế toán khác nhau trên thế giới. Nhiều
nguyên do dẫn đến sự khác biệt trong đó phải kể đến các yếu tố từ môi trường (Alia &
Branson, 2010). Các nhân tố được hình thành đã tác động đến CMKT nói riêng và hệ thống
kế toán nói chung của các quốc gia. Các nhân tố đó không tách rời nhau mà kết hợp với nhau
để cấu thành những đặc trưng kế toán riêng (Tymothy & Hector, 2007). Điều này càng có ý
nghĩa hơn đối với những quốc gia đang phát triển trong việc xác định quan điểm, cách thức
hội nhập với chuẩn mực quốc tế Phan Thi Hong Duc (2010), Trần Quốc Thịnh (2014). Trong
xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam cần đánh giá và xem xét những nhân tố tác
động để có giải pháp và chiến lược phù hợp trong việc hoàn thiện và phát triển hệ thống
CMKT quốc gia.
Các nghiên cứu trước liên quan đến tác động của các nhân tố áp dụng IFRS
Những nhân tố tác động việc áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia nhận được nhiều sự
quan tâm và nghiên cứu của các tác giả. Nghiên cứu của Baker et al (2007) cho rằng sự khác
biệt kế toán của các quốc gia phải kể đến đó là yếu tố kinh tế và pháp lý. Đây là hai nhân tố
quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn chính sách, chiến lược phát triển của
hệ thống chuẩn mực của quốc gia. Tymothy & Hector (2007) nhìn nhận theo quá trình hình
thành và phát triển, các quốc gia và khu vực đã thiết lập, định hình những đặc trưng riêng.
Những đặc điểm này về cơ bản có thể xuất phát từ các yếu tố kinh doanh, môi trường pháp lý
và môi trường văn hóa. Chính những nhân tố từ các môi trường đã ảnh hưởng, chi phối đến hệ
thống kế toán các quốc gia và đã tạo những khác biệt nhất định, hình thành sự đa dạng và
phong phú đối với kế toán quốc tế. Nghiên cứu của Alia & Branson (2010) cho rằng sự đa
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
80
dạng trong kế toán của các quốc gia phát xuất từ nhóm các môi trường như môi trường kinh
tế, chính trị, luật và thuế, kinh doanh, nghề nghiệp và các yếu tố môi trường luôn có sự kết
hợp và tác động lẫn nhau. Fatma Zehri & Jamel Chouaibi (2013) đã đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng IAS/ IFRS của 74 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng
trưởng kinh tế, giáo dục đào tạo, hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến việc áp dụng
IAS/IFRS. Phan Thi Hong Duc, Bruno Mascitelli & Meropy Barut (2014) đã nghiên cứu
những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi áp dụng IFRS. Tại việt
Nam, các nhân tố về môi trường tác động đến hệ thống kế toán Việt Nam được quan tâm của
các nghiên cứu điển hình trước đây như Vũ Hữu Đức (1999), Tăng Thị Thanh Thủy (2009),
Trình Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Phan Thi Hong Duc (2010), Trần Quốc
Thịnh (2014)... Mỗi tác giả có những nhận định riêng về các yếu tố tác động nhưng tựu chung
đều cho rằng các yếu tố môi trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình
thành và phát triển hệ thống kế toán cũng như việc áp dụng VAS.
Các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các quốc gia
Có thể thấy việc lựa chọn áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do trong đó bốn yếu tố cơ bản liên quan đến kinh tế, pháp
lý, chính trị và văn hóa đã tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia.
Một là, Nhân tố kinh tế
Nhóm này bao gồm nhân tố liên quan đến nền kinh tế nói chung và đặc điểm của
doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia được đề cập trong các nghiên cứu của Enthoven
(1965), Tweedie & Whittington (1984), Nobes & Parker (1995), Robert et al (2008), Bikki,
Alessandra, Francesca (2016). Sự phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán. Một nền
kinh tế phát triển đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch cũng như
sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965). Hệ thống kế toán phát triển theo định hướng phù hợp
với xu thế phát triển của nền kinh tế quốc gia. Ví dụ hệ thống kế toán của Úc trước đây rất
gần với Anh do mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ nhưng ngày càng tách biệt do những
giao dịch thương mại tăng lên của Úc với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á (Robert et al,
2008). Lạm phát ảnh hưởng đến hệ thống kế toán quốc gia thông qua việc phát triển hay
không các phương pháp kế toán đối phó với sự thay đổi lớn về chỉ số giá (Tweedie &
Whittington, 1984). Nguồn cung cấp tài chính tác động đến cách thức và mức độ cung cấp
thông tin kế toán. Tại một số các quốc gia mà nguồn tài chính cho doanh nghiệp chủ yếu từ
thị trường vốn, hệ thống kế toán hướng đến việc công bố thông tin nhiều hơn, kiểm toán và
trình bày hợp lý (Nobes & Parker, 1995). Cấu trúc doanh nghiệp cũng được xem là một nhân
tố có ảnh hưởng đến kế toán. Khi quy mô kinh doanh và mức độ phức tạp của hoạt động
doanh nghiệp tăng lên, hệ thống kế toán đòi hỏi phát triển những công cụ tương ứng (Bikki,
Alessandra, Francesca, 2016). Báo cáo tài chính tập đoàn, hợp nhất kinh doanh, công cụ tài
chính là những ví dụ chứng minh cho luận điểm trên.
Như vậy có thể thấy yếu tố kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế
quốc gia và điều này ảnh hưởng đến chiến lược áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Một
nền kinh tế phát triển với thị trường vốn phát triển, cấu trúc doanh nghiệp đa dạng sẽ dễ dàng
áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy đối với một số quốc
gia đang phát triển sẽ khó khăn hơn bởi các điều kiện để thỏa mãn áp dụng của thị trường tài
chính chưa phát triển, các giai dịch còn hạn chế.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
81
Hai là, Nhân tố pháp lý
Pháp lý cũng là những nhân tố được ghi nhận sớm về ảnh hưởng đến hệ thống kế toán
quốc gia liên quan đến các nghiên cứu của Nobes & Parker (1995), Robert et al (2008), Ajit,
Han, Mike, Gökhan (2015). Hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố tác động lớn đến hệ
thống kế toán. Các quốc gia thuộc nhóm thông luật (common law) thường ít ban hành những
quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển luật (code law) (Nobes &
Parker, 1995). Hệ thống thuế cũng như quan hệ giữa thuế và kế toán là một nhân tố tác động
đáng kể đến hệ thống kế toán. Robert et al (2008) chia thành ba nhóm quốc gia là nhóm có hệ
thống kế toán và hệ thống thuế hoàn toàn độc lập như Hoa Kỳ, Anh; nhóm có hệ thống kế
toán và hệ thống thuế chung một hệ thống, trong đó hệ thống thuế quy định chi tiết và kế toán
phải theo các quy định của thuế, ví dụ như Pháp, Đức và nhóm có hệ thống thuế đơn giản
được dựa trên thông tin của hệ thống kế toán như các quốc gia đang phát triển trong khối
thịnh vượng chung. Ajit, Han, Mike, Gökhan (2015) cho rằng tính pháp lý đã tác động đến
các quốc gia ở châu Âu sử dụng IFRS.
Yếu tố pháp lý đã ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán bởi các
chuẩn mực này mang tính xét đoán nhiều hơn, được xem xét trên cơ sở nguyên tắc
(principles) hơn là các qui định (rules). Do đó các quốc gia thông luật như Anh, Mỹ, Úc có xu
hướng áp dụng dễ dàng hơn bởi tính linh hoạt, trong khi các quốc gia điển luật như Pháp, Đức
thì việc vận dụng sẽ gặp những khó khăn nhất định bởi hệ thống luật ràng buộc.
Ba là, Nhân tố chính trị
Nhân tố chính trị liên quan đến vai trò của Nhà nước. Một số tác giả đề cập đến nhân
tố này dưới dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh
tế (Robert et al, 2008). Một số khác nhìn nhận chúng như một sự liên quan chặt chẽ trong mối
quan hệ chính trị - kinh tế như quan hệ giữa Hoa Kỳ với Canada và Mexico hoặc giữa Anh
với các thuộc địa cũ (Doupnik & Perera, 2007). Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị
được nhắc tới dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế nhằm bảo
đảm lợi ích quốc gia. Kees & Zeff (2007) phân tích quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và
IASB trong việc ra quyết định về hội tụ kế toán. Ramanna (2011) phân tích cách thức ba quốc
gia Canada, Trung quốc và Ấn độ trong việc lựa chọn chiến lược tiếp cận và ghi nhận chiến
lược này phụ thuộc vào quan hệ sức mạnh giữa quốc gia với IASB.
Yếu tố chính trị được xem là đã tác động mạnh trong việc áp dụng chuẩn mực quốc tế
về kế toán. Yếu tố này thể hiện sự ảnh hưởng trong định hướng, chiến lược phát triển gắn với
quá trình hội nhập quốc tế. Những quốc gia chủ động, tích cực hội nhập toàn cầu có xu hướng
áp dụng một cách nhanh chóng hơn, trong khi một số quốc gia thận trọng trong đường hướng
nên việc áp dụng còn hạn chế. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những quốc gia với tiềm lực
vốn lớn sẽ có sức ảnh hưởng và chi phối nhiều hơn trong việc áp dụng.
Bốn là, Nhân tố văn hóa
Lý thuyết Gray dựa trên nền tảng nghiên cứu của Hofstede (1984) về các khuynh
hướng văn hóa. Trong nghiên cứu này, Hofstede đã xác định có bốn khuynh hướng văn hóa
của các quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đó là: chủ nghĩa cá nhân/tập thể,
khoảng cách quyền lực, né tránh/không né tránh những vấn đề chưa chắc chắn. Trên cơ sở đó,
Gray đã phát triển và hình thành nhóm nhân tố ảnh hưởng đến các giá trị kế toán bao gồm
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
82
phát triển nghề nghiệp/kiểm soát theo luật định, thống nhất/linh hoạt, thận trọng/lạc quan và
bảo mật/công khai. Lý thuyết của Gray được nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng điển hình
như Nobes (1998), Haniffa & Cooke (2002), Noravesh et al (2007), Borker (2012).
Yếu tố văn hóa đã ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia.
Do đó những quốc gia có khuynh hướng thận trọng, né tránh những điều chưa chắc chắn,
kiểm soát theo luật định, tính thận trọng sẽ ít chấp nhận áp dụng ngay đối với chuẩn mực quốc
tế về kế toán mà sẽ thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, những quốc gia mà tính linh hoạt, có sự
phát triển của nghề nghiệp kế toán, đảm bảo tính công khai sẽ có xu hướng thích nghi
nhanh và dễ dàng áp dụng hơn.
Nhận định những nhân tố môi trường tác động đến hệ thống VAS
Như trên đã trình bày, các quốc gia có sự khác biệt đáng kể về môi trường kinh tế,
pháp lý, chính trị và văn hóa và điều này đã tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về
kế toán. Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển trong khu vực và quốc tế cũng đã
chịu tác động bởi các yếu tố môi trường trongquá trình hình thành và phát triển CMKT.
Một là, Nhân tố kinh tế
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù Nhà nước chủ trương
đa dạng hóa các thành phần kinh tế nhưng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế đã nêu rõ Việt Nam cần phát triển nhanh, hài
hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, đồng thời phải tăng cường tiềm lực
và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng
vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay là DNNVV. Duy Phương (2015) doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 97% tổng số doanh
nghiệp của cả nước và các doanh nghiệp này đóng góp 50% GDP và tạo ra 62% việc làm cho
người lao động. Đối với thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những
biến chuyển tích cực, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã có những tiến triển nhất định.
Trong giai đoạn 2000 - 2005 vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 1% GDP nhưng đến năm 2006 quy
mô thị trường đã đạt 22,7% GDP và tiếp tục đạt mức trên 43% GDP vào năm 2007. Do khủng
hoảng kinh tế thế giới, mức vốn hóa trong những năm sau có giảm, tuy nhiên mức vốn hoá thị
trường năm 2013 tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỉ đồng (tăng 199 nghìn tỉ đồng
so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa thị trường
chứng khoán Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia có mức độ phục hồi mạnh nhất thế
giới. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trong năm 2014 tăng 54% và giá trị danh mục
tăng khoảng 3,8 tỉ USD so với cuối năm 2015. Số tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu
tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55% (Vũ Trọng, 2015).
Với thị trường tài chính được lành mạnh cũng như thị trường chứng khoán ổn định thì ngày
càng có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước do đó đòi hỏi chất lượng thông tin phải hợp
lý để đáp ứng nhu cầu ra quyết định kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa các nguyên tắc,
phương pháp kế toán cần phải được chuẩn hóa theo hệ thống CMKT. Vấn đề này cũng tương
tự như quan điểm của Robert et al (1998) cho rằng hệ thống kế toán phát triển phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
83
Hai là, Nhân tố pháp lý
Nhìn chung các hoạt động kinh tế được điều hành bởi các Luật và các qui định pháp
lý. Luật Kế toán (2015) quy định khá chi tiết về kế toán so với các quốc gia theo thông luật.
Hệ thống CMKT do Bộ Tài chính là một cơ quan Nhà nước ban hành. Các qui định trong
Luật Kế toán đã ảnh hưởng và chi phối đến các nguyên tắc và phương pháp của CMKT.
Trong môi trường pháp lý như trên, các tổ chức nghề nghiệp không có chức năng lập quy.
Năm 2005, theo Quyết định 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã giao bổ sung những quyền
hạn cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong đó chỉ dừng lại ở việc Hội cử cán bộ
chuyên môn tham gia Hội đồng Kế toán quốc gia, các ban soạn thảo CMKT, chuẩn mực kiểm
toán hoặc soạn thảo Chế độ kế toán (Bộ Tài chính, 2005). Điều này phù hợp với nhận định
của Robert et al (1998) cho rằng hệ thống Luật, các qui định liên quan cũng như vai trò của tổ
chức nghề nghiệp sẽ tác động đến hệ thống kế toán quốc gia.
Ba là, Nhân tố chính trị
Nhóm nhân tố chính trị có tác động mạnh mẽ đến quá trình hội tụ kế toán quốc tế và
điều này khá đúng với Việt Nam. Quá trình hình thành các CMKT Việt Nam phản ảnh ý chí
của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu
chính trị và kinh tế. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard (2011) cho rằng Việt Nam ban
hành các CMKT xuất phát từ áp lực để được chấp nhận là thành viên của WTO. Khi chuẩn bị
gia nhập WTO và thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã dứt
khoát và mạnh mẽ thực hiện quá trình hình thành CMKT với xuất phát điểm hầu như bằng
không. Một lần nữa, khi Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các CMKT Việt
Nam được khởi động bằng việc ban hành 8 dự thảo CMKT và các chuẩn mực này tương tự
như chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS). Điều này cũng phù hợp với giải thích của
Ramanna (2011) về tác động của chính trị đối với quá trình hội tụ kế toán quốc tế.
Bốn là,Nhân tố văn hóa
Sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những
nghiên cứu chính thống. Trong hệ thống đo lường các khuynh hướng văn hóa của Hofstede,
Việt Nam được đánh giá với mức điểm tương ứng: chủ nghĩa cá nhân (70), khoảng cách
quyền lực (20), né tránh những vấn đề chưa chắc chắn (40), định hướng dài hạn (30) và nam
tính (80) (Hofstede, 2016). Với các thông số trên, áp dụng lý thuyết của Gray (1988), trong hệ
thống kế toán Việt Nam tính chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui
định, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán. Điều này tỏ ra mâu thuẫn với thực tế Việt
Nam nhanh chóng ban hành các CMKT dựa trên chuẩn mực quốc tế.
Kết luận
Những đặc điểm liên quan đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp lý và văn hóa đã
ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của các quốc gia, không riêng quốc gia Việt Nam. Tuy
nhiên trong xu hướng hội nhập và phát triển, Việt Nam cũng cần có những chiến lược phù
hợp, giải pháp hữu hiệu đồng bộ nhằm điều chỉnh cho thích hợp các đặc điểm của Việt Nam
để có thể hoàn thiện và phát triển hệ thống VAS tương thích với quốc tế. Đây là khó khăn, thử
thách trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về kế toán nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam
thu hút nguồn vốn cho phát triển kinh tế.
--------------------------
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
84
Tài liệu tham khảo
Ajit Dayanandan, Han Donker, Mike Ivanof, Gökhan Karahan. (2015). IFRS and accounting quality: legal
origin, regional, and disclosure impacts. International Journal of Accounting & Information Management, Vol.
24 Iss: 3, pp.296 – 316
Alia Muiz & Branson Joël .(2010). The Illusion of Comparable European IFRS Financial Statements-The View
of Auditors, Analysts and Other Users
Baker et al .(2007). Evolution of research on international accounting harmonization: A historical and
institutional perspective. Socio-Economic Review.
Bikki Jaggi, Alessandra Allini, Francesca Manes Rossi. (2016). Impact of Accounting Traditions, Ownership
and Governance Structures on Financial Reporting by Italian Firms. Review of Pacific Basin Financial Markets
and Policies, Volume 19, Issue 01,
Borker .(2012). Accounting, Culture And Emerging Economies: IFRS In Central And Eastern Europe.
International Business & Economics, 11(9).
Bộ Tài chính .(2005). Quyết định 47/2005/ QĐ-BTC về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số
nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán.
Enthoven .(1965). Economic development and accountancy. Journal of Accountancy, (August).
Fatma Zehri & Jamel Chouaibi, 2013. Adoption determinants of the International Accounting Standards
IAS/IFRS by the developing countries.
Gray .(1988). Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally.
Abacus, March
Hofstede G. (2016). Cultural Demesion of Vietnam. [on line] Available at: <
hofstede.com/vietnam.html> [Accessed October 4, 2016].
Kees & Zeff . (2007). Financial Reporting and Global Capital Markets: A history of the International
Accounting Standard Committee, 1973 – 2000. Oxford University Press.
Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard .(2011). Economic Transition and Accounting System Reform in
Vietnam. European Accounting Review.
Noravesh et al .(2007). The impact of culture on accounting: does Gray’s model apply to Iran? Review of
Accounting and Finance, 6(3).
Nobes .(1998). Towards a general model of the reasons for international differences in financial reporting.
Abacus
Nobes & Parker (1995). Comparative International Accounting, Prentice Hall.
Ramanna (2011). The international politics of IFRS harmonization. Harvard Business School Accounting
Phạm Thị Thanh Hà .( 2009). Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.
Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Quốc hội. (2015). Luật kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Robert et al .(2008). International Financial Accounting: A Comparative Approach. Financial Times Pitman
Publishing
Tăng Thị Thanh Thủy .(2009). Quá trình hòa hợp – hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng giải pháp cho Việt
Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Trần Quốc Thịnh. (2014). Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế
toán quốc tế. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh Tế Tp.HCM
Vũ Hữu Đức .(1999). Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia để xác định phương
hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của Việt Nam. Chuyên đề Tiến sĩ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_nhan_to_tac_dong_den_viec_ap_dung_chuan_muc_quoc_te_ve.pdf