Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam

Bài nghiên cứu xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích tại Việt Nam

thông qua kết quả nghiên cứu định tính và định lượng. Trên cơ sở kết quả định tính

về xác định các nhân tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành khảo sát trên quy mô mẫu là

206 nhân viên kế toán, nhà quản lý và các đối tượng có liên quan khác đang làm

việc tại các công ty dịch vụ công ích. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy đa biến sau

khi đã tiến hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá

EFA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố bao gồm: (1) công nghệ thông tin, (2)

trình độ lao động, (3) công bố thông tin, (4) kiểm soát nội bộ và (5) môi trường pháp

lý tác động cùng chiều tới chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công

ích ở Việt Nam. Đồng thời dựa trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó, bài viết

đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các công ty

dịch vụ công ích ở Việt Nam.

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các biến độc lập đều < 2 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Với giá trị kiểm định F= 169,002, với Sig.=0,000, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy trên 99%. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy, hệ số phóng đại phương sai của các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 2 và độ chấp nhận của biến lớn hơn 0,1. Như vậy mô hình hồi quy phù hợp với các dữ liệu và các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%, do vậy theo Bảng 8, các giá trị Beta lớn hơn 0 nên tất cả các biến độc lập trong phân tích hồi quy đều ảnh hưởng cùng chiều tới biến phụ thuộc CLTTKT. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết được chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính bội của các nhân tố được biểu thị như sau: CLTTKT = - 0,853 + 0,432*TĐLĐ + 0,233*CBTT + 0,436*CNTT + 0,005*MTPL + 0,131*KSNB 5. Kết luận và kiến nghị Kết quả của bài nghiên cứu đã xác định được mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố đến chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam. Cụ thể, yếu tố công nghệ thông tin có sự ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng TTKT, tiếp đó là trình độ lao động. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Adballa (2013), Barney & Wright (1998) và Alshbiel và Al-Awaqleh (2011). Nhân tố công bố thông tin ảnh hưởng thứ ba, kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu tham khảo trước đó của Adballa (2013) và Phan Minh Nguyệt (2014). Kiểm soát nội bộ tuy chỉ ảnh hưởng ở mức độ thứ tư nhưng cũng có vai trò quan trọng trong quản lý công ty dịch vụ công ích. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các chính sách cũng đã ngày càng linh hoạt hơn đối với công ty dịch vụ công ích nên yếu tố môi trường pháp lý có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến chất lượng TTKT. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất những kiến nghị sau nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam. Với yếu tố công nghệ thông tin: Kết quả khảo sát cho thấy công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích, do đó các công ty dịch vụ công ích cần chú trọng đến việc sử dụng một phần mềm kế toán chuyên nghiệp như MISA, SAP, để có thể đảm bảo tính phù hợp cho hoạt động kế toán tại đơn vị. Bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tạo việc sử dụng phần mềm để cán bộ làm công tác tài chính, kế toán sử dụng thành thạo và áp dụng tin học hóa trong công tác quản lý tài chính. Để đáp ứng và bảo đảm về việc tổng hợp báo cáo tài chính theo quy định thì ngoài việc nộp báo cáo tài chính theo truyền thống bằng mẫu biểu giấy sẽ phát triển hơn hình thức truyền các báo cáo qua mạng. Với yếu tố trình độ của người lao động: Kết quả khảo sát cho thấy, vai trò trong việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết, do vậy các công ty dịch vụ công ích cần chú trọng các quy định phù hợp về quyền hạn, trách nhiệm của kế toán đồng thời đưa ra giải pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm những quy định liên quan đến kế toán, vi phạm đạo đức nghề Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021 nghiệp. Khi có những thay đổi trong chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán thì trình độ kế toán viên cần được nâng cao hơn thông qua việc đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên. Ngoài ra, các công ty dịch vụ công ích cũng nên chú trọng đến việc huấn luyện, hướng dẫn nhân viên kế toán sử dụng thành tạo các phần mềm kế toán và các phần mềm tin học văn phòng. Với yếu tố mức độ công bố thông tin: Kết quả khảo sát chỉ ra mức độ công bố thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng TTKT, vì vậy các công ty dịch vụ công ích cần thống nhất về việc công bố thông tin, chuẩn hóa các biểu mẫu và nội dung thông tin cần công bố công khai. Xác lập quy trình và làm rõ quyền hành trách nhiệm trong việc thực hiện công bố công khai các thông tin, xây dựng trên nguyên tắc hệ thống hóa và đảm bảo tính kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, giám sát việc công bố các thông tin đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch của thông tin công bố. Với yếu tố kiểm soát nội bộ: Nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố kiểm soát nội bộ tác động tới chất lượng TTKT. Do đó, các công ty dịch vụ công ích cũng cần chú trọng việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng cá nhân, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, ban hành quy trình quản lý cụ thể, rõ ràng và truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty. Đồng thời, các công ty cần hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu- chi tài chính, củng cố và hoàn thiện các quy định trách nhiệm giải trình về tài chính, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính. Cuối cùng, các công ty dịch vụ công ích cần tích cực xây dựng một loạt các tiêu chí để đánh giá về mức độ thực hiện tuân thủ nghĩa vụ về thuế, hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm tra tính tuân thủ, và tiến hành đánh giá các rủi ro tiềm ẩn. Với yếu tố môi trường pháp lý: Ngoài ra kết quả khảo sát còn cho thấy được mức độ ảnh hưởng nhỏ của yếu tố môi trường pháp lý tới chất lượng TTKT tại các công ty dịch vụ công ích, do đó Nhà nước và các công ty dịch vụ công ích cần có những rà soát, đánh giá về những chính sách quản lý ngân sách và tài chính. Cần sửa đổi hệ thống pháp luật về NSNN và các văn bản có liên quan theo hướng tăng cường tính tự chủ linh hoạt về sử dụng vốn cho các đơn vị công, tăng cường kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương. Các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán khu vực công sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính, do đó Bộ Tài chính cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán công và sửa đổi chế độ và chính sách cho phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế, mang lại sự minh bạch hơn trong chế độ kế toán công. Các cơ quan ban hành nên thường xuyên triển khai hỗ trợ hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra giúp đỡ các đơn vị công nhằm tăng cường chất lượng TTKT. Hạn chế của bài nghiên cứu là tập trung phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà chưa đánh giá thực trạng chất lượng thông tin kế toán tại các công ty dịch vụ công ích ở Việt Nam. Ngoài ra qui mô mẫu cũng gây hạn chế tính tổng quát cao của nghiên cứu ■ Tài liệu tham khảo Abernathy & Guthire (1994), ‘An Empirical Assessment Of The “Fit” Between Strategy And Management Information System Design’. Accounting & Finance, 34(2), 49-66. Alshbiel & Al-Awaqleh (2011), ‘Factors affecting the applicability of the computerized accounting system’. American TRẦN QUỲNH HƯƠNG - NGÔ THỊ HỒNG DIÊN 63Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Journal of Economics, 3(1), 27-31. Barney và Wright (1998), “On becoming a strategic partner: The role of human resources in gaining competitive advantage”, Human Resource Management, 37(6), 31-46. Chính Phủ (2019), Theo Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về Dịch vụ công ích, Hà Nội. Truy cập ngày 28/7/2021, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-32-2019-ND-CP-dau-thau-cung-cap-san- pham-dich-vu-cong-su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-361768.aspx Choi & Mueller (1984), ‘International Accounting’. The International Journal of Accounting, 34(4), 617-621. Eppler, N. and Muenzenmayer.P. (2002), ‘Measuring information in the web context: A survey of state of the Art instruments and an Application Methodology’. Truy cập ngày 28/7/2021, từ https://citeseerx.ist.psu.edu/ viewdoc/download?doi=10.1.1.477.4680&rep=rep1&type=pdf IASB (2018), “Conceptual Framework for Financial Reporting” Komala (2012), ‘The Influence of The Accounting Managers Knowledge and The Top Managements Support On The Accounting Information System and Its Impact On The Quality Of Accounting Information’. Journal of Financial and Accounting Studies, 5(1), 1697-2222 . Mouzhi Ge and Markus Helfert (2003), ‘Information Quality Assessment: Validating Measurement Dimensions And Processes’. Truy cập ngày 26/7/2021, từ https://core.ac.uk/download/pdf/301351489.pdf. Nguyễn Bích Liên (2012), “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam Tp. HCM”. Luận án tiến sĩ kinh tế- Chuyên ngành Kế toán, Đại học kinh tế Tp. HCM. Nguyễn Thị Hồng Duyên (2020), Hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam. Truy cập ngày 5/8/2021, từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/he-thong-thong-tin-ke-toan-quan-tri-tai-cac- nuoc-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-329130.html Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), “Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế- Chuyên ngành Kế toán, Đại học kinh tế Tp. HCM. Phan Minh Nguyệt (2014), “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ Kinh tế- Chuyên ngành Kế toán, Đại học kinh tế TP. HCM Rapina (2014), ‘Factors Influencing The Quality Of Accounting Information System And Its Implications On The Quality Of Accounting Information’. Journal of Financial and Accounting Studies, 5(2), 2222-2847. Romney & Steinbat (2009), ‘The effects of Preventive and Detective Controls on Employee Peformance and Motivation’, Wiley Online Library, 108(26), 432-452. Syaifulla (2014), ‘Influence Organizational Commitment on The Quality of Accounting Information System’, International journal of scientific & technology reseach, V3(9), 2277- 8616. Tabachnick & Fidell (1996), Using Multivariate Statistics. Truy cập ngày 5/8/2021 từ https://www.scirp.org/ (S(czeh2tfqyw2orz553k1w0r45))/reference/ReferencesPapers.aspx?ReferenceID=1887286. Trần Thị Tùng (2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương’. Luận văn Thạc sĩ- Chuyên ngành Kế toán, Đại học Công nghệ TP.HCM. Xu & ctg (2003), Key Issues Accounting Information Quality Management, International Conferences on Info-Tech and Info-Net. Proceedings, 103(7), 407-686.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_nhan_to_anh_huong_toi_chat_luong_thong_tin_ke_toan_tai.pdf