Những nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ

Vùng văn hóa bao gồm:

+ các tỉnh, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái

Bình;

+ thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng;

+ phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc

Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà

Tĩnh.

Vùng Đồng bằng sông Hồng về hành chính gồm: các

tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên,

Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh

Bình

pdf35 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 7709 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Bắc bộ Việt Nam DHTM_TMU Những nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ Nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ Nét khác biệt so với các tiểu vùng khác Đặc trưng về tự nhiên xã hội Đặc trưng về văn hóa Tự nhiên Xã hội Nét khác biệt so với các tiểu vùng khác Giải thích DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ • 1.Nét đặc trưng về tự nhiên và xã hội. a) Đặc điểm tự nhiên: Vùng văn hóa bao gồm: + các tỉnh, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; + thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; + phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng Đồng bằng sông Hồng về hành chính gồm: các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. DHTM_TMU Môi trường nước Khí hậu Địa hình Vị trí địa lý Đặc điểm tự nhiên PGS.TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.” DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ • b) Nét đặc trưng về xã hội: Phương thức canh tác chính: trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực) và còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa. DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ • b) Nét đặc trưng về xã hội: Do đất đai không nhiều, dân đông, tận dụng thời gian rảnh rỗi, làm thêm nghề thủ công. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. DHTM_TMU a b Ăn uống c 2. Nét đặc trưng văn hóa: d Trang phục I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ e Văn hoá dân gian f Văn hoá tín ngưỡng Văn hoá bác học g Sự ứng xử với thiên nhiên Nhà ở DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ 2. Nét đặc trưng văn hóa: A, Sự ứng xử với thiên nhiên: Chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê. Như hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình. DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ 2. Nét đặc trưng văn hóa: B, Nhà ở: Loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. Sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền. Xây dựng ngôi nhà theo kiểu bền chắc, to đẹp, hòa hợp với cảnh quan. DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ 2. Nét đặc trưng văn hóa: c) Ăn uống: Như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá là loại cá nước ngọt. Hải sản giới hạn ở các làng ven biển. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh Ít sử dụng các gia vị như cay, chua, đắng. DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ 2. Nét đặc trưng văn hóa: D, Trang phục: Chủ yếu là màu nâu. Khi đi làm: đàn ông là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sống; đàn bà là chiếc váy thâm, chiếc áo nâu Ngày hội hè, lễ tết: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm: thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét: hát quan họ (Bắc Ninh), hát xoan (Phú Thọ),hát chèo (Thái Bình), hát trống quân, hát chầu văn, múa rối E, Văn hóa dân gian: DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ F, Văn hóa tín ngưỡng: Tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề Lễ hội - một loại sinh hoạt văn hoá tổng hợp, mật độ dày. DHTM_TMU I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Là “nơi phát sinh nền văn hoá bác học” * Năm 1070, Văn Miếu đã xuất hiện * Năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén trọn người hiền tài *Đội ngũ tri thức này tiếp nhận vốn văn hoá dân gian, văn hoá bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây tạo ra dòng văn hoá bác học. Ví dụ như : chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính * Văn học nghệ thuật với các tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương -Quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra lâu dài và nội dung phong phú -Tiếp nhận Phật giáo: Phật giáo chịu ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian bản địa, bản địa hoá thành Phật giáo dân gian -Là cội nguồn văn hoá của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ với vai trò “hướng đạo”. G, Văn hóa bác học: DHTM_TMU Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hoá Đông Sơn, Thăng Long –Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hoá, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tai cũng là vùng văn hoá bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hoá này vẫn có những tiềm năng nhất định. I, Nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ DHTM_TMU Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, không thể không thừa nhận tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội. Điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội của mỗi vùng không giống nhau. Những nét khác nhau của các vùng đất về các phương diện ấy sẽ tạo ra sự phát triển của văn hóa có những điểm khác nhau. DHTM_TMU 1, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác: Sự thích nghi với thiên nhiên và nhà ở: Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan. II, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác và giải thích: DHTM_TMU 1, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác: Trong khi đó vùng Tây Bắc lại đặc trưng với những ngôi nhà sàn của người Thái DHTM_TMU 1, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác: Việt Bắc Nam Bộ Tây nguyên Người Tày và người Nùng có 2 loại nhà chính là nhà sàn và nhà đất. Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất,đây là một loại nhà đặc biệt,vừa có tính chất nhà đất vừa mang tính chất nhà sàn. Người dân dựa vào chế độ thủy triều, hệ thống thủy lợi ở Nam Bộ để đưa nước ngọt từ sông lớn vào sông nhỏ,vào kênh rạch rồi lên mương lên vườn. Nghĩa là thái độ ứng xử với thiên nhiên của Nam Bộ khác hoàn toàn so với vùng châu thổ Bắc Bộ. Con người Tây Nguyên tự tin vào mối quan hệ bền vững của mình với môi trường.Họ không có những động tác cúi rạp mình khi hành lễ và cũng không xó những câu khấn cầu kiểu “con cắn rơm cắn cỏ lạy ngài”. DHTM_TMU 1, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác: • Về ăn uống : Ở châu thổ Bắc Bộ, mô hình bữa ăn gồm : Cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển còn các làng ở sâu trong đồng bằng,hải sản vẫn chưa là loại thức ăn chiếm ưu thế. DHTM_TMU Tây Bắc Việt Bắc Về việc chế biến món ăn của cư dân Tày Nùng một mặt có những sáng tạo khá độc đáo,một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Tây Nguyên Trung Bộ Nam Bộ Sau khi lúa bắt đầu chín, dân làng thường có lễ ăn cốm.Mỗi gia đình đem một hũ rượu cần và một rá cốm thơm đến nhà rông,dân làng cùng nhau uống rượu và ăn cốm. Bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản,đồ biển. Các món ăn chế biến từ thủy sản cũng nhiều hơn về số lượng, chất lượng so với các vùng khác. Ăn uống Cá được coi là món ăn thể hiện sự hiếu khách bởi thế mà món dâng cúng trong lễ cơm mới của người dân Tây Bắc bao giờ cũng có xôi và cá nướng. DHTM_TMU 1, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác: • Về trang phục: Ở Bắc Bộ : Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lụa, áo cánh màu nâu còn đàn bà mặc chiếc váy thâm,chiếc áo nâu. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà mặc áo dài mớ ba mớ bảy,đàn ông với chiếc quần trắng,áo dài the,chít khăn đen. Nhưng ngày nay,y phục của người Việt Bắc Bộ cũng có khá nhiều thay đổi. DHTM_TMU Trang phục: Tây Bắc Việt Bắc Tây Nguyên Người Tây Bắc có sở thích trang trí trang phục ,chăn màn,đồ dung với các sắc độ của gam màu nóng. Còn các họa tiết,bố cục,phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú. Trang phục người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính,địa vị,lứa tuổi, theo nhóm địa phương. Trang phục phụ nữ Tây Nguyên rất đẹp vì có nhiều hoa văn và làm nổi bật lên những đường nét kín đáo của cơ thể. Nhưng nét đặc sắc nhất của các dân tộc Tây Nguyên là ở trang phục nam giới. Khác với vùng châu thổ Bắc Bộ, các tiểu vùng còn lại có nét đặc sắc riêng biệt về trang phục DHTM_TMU 1, Nét khác biệt giữa vùng châu thổ Bắc Bộ với các tiểu vùng khác: • Về văn hóa dân gian: Ở Bắc Bộ : văn hóa dân gian Bắc Bộ được xem là rất quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết,từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn mang nét riêng. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần thoại.ca dao xứ Bắc trau chuốt và tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. DHTM_TMU Về văn hóa dân gian: • Ở Việt Bắc : khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, câu đô, đồng dao, dân ca. Riêng dân ca, loại phong phú là loại khác riêng biệt, được viết trên nề giấy vải công phu. • Ở Tây Bắc : mỗi dân tộc trong vùng đều có một vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng giao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong tang lễ, lễ hội • Ở Tây Nguyên : Văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên. DHTM_TMU Về văn hóa tín ngưỡng Tây Bắc Việt Bắc Tây Nguyên Những dòng suối đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người Ở người Thái, tâm thức đó được “thể chế hóa “ bằng hình tượng thần nước dưới dạng thuồng luồng và bằng các lễ cụ thể. Tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày-Nùng hướng niềm tin của con người tới bản mệnh, trời đất, tổ tiên. Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở của người Chăm. Ở châu thổ Bắc Bộ : Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ thành hoàng làng ,thờ mẫu,thờ các ông tổ nghề có mặt trên hầu khắp làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội-một loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp. DHTM_TMU 2, Giải thích: PGS-TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: "Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc". Văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ mang một sắc thái riêng biệt so với các vùng khác phần lớn là do môi trường tự nhiên. Điều đó được thể hiện qua vị trí địa lí, khí hậu, địa hình và sông ngòi nơi đây. DHTM_TMU Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc thái văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ Vị trí địa lý Sông ngòi Khí hậu Địa hình DHTM_TMU Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc thái văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ Đây là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo 2 trục chính: tây bắc- đông nam. Vị trí này khiến nơi đây trở thành vị trí dồn điền để tiến tới các vùng khác không những trong nước mà cả vùng Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí này đã tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Vị trí địa lý DHTM_TMU Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc thái văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong đó, vùng Bắc Bộ có khí hậu rất độc đáo, khác hẳn so với những vùng khác. Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18°, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường. Gió mùa đông bắc vừa lạnh, vừa ẩm, rất khó chịu. Gió mùa hè nóng và ẩm. Khí hậu DHTM_TMU Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc thái văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ Thuộc địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ tây bắc đến đông nam, từ độ cao 10-15m, giảm dần đến độ cao mặt biển. Địa hình DHTM_TMU Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc thái văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ Châu thổ Bắc Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, gồm: sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã cùng số lượng lớn mương máng. Chính yếu tố nước đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình. Sông ngòi DHTM_TMU Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra một nền văn hóa đặc trưng của vùng châu thổ Bắc Bộ: Các yếu tố Hát chèo Người dân Sống quần tụ Nền giáo dục DHTM_TMU Lời kết • Vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt Nam, nơi khai sinh của các vương triều đại việt đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn ,Thăng Long- Hà Nội. • Vùng châu thổ bắc bộ là môt vùng văn hóa đúng như PGS,PTS Ngô Đức Thịnh nhận xét: "trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đác sắc". DHTM_TMU Con đường gốm sứ Ca trù Múa rối nước DHTM_TMU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-bai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_dh_thuong_mai_4_0681.pdf
Tài liệu liên quan