Những nét cơbản nhất của lịch sửhình thành phép biện chứng

Lịch sử phát triển của triết học là lịch sửphát triển của tưduy triết học

gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tưduy biện chứng và siêu

hình. Lịch sửphép biện chứng đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và đã có

lúc bịphép siêu hình thống trị. Song với tính chất khoa học và cách mạng của

mình, phép biện chứng mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật đã khẳng định

vịtrí của mình là học thuyết vềsựphát triển dưới hình thức hoàn bịnhất, sâu

sắc nhất và không phiến diện.

Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng chỉkhi nào con người nắm

vững những lý luận vềphép biện chứng và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc

phương pháp luận của nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sửcụthểthì quá trình cải

tạo tựnhiên và biến đổi xã hội mới thực sựmang tính cách mạng triệt để.

Ngược lại, quan điểm siêu hình luôn xem xét sựvật trong trạng thái biệt lập với

lối tưduy cứng nhắc sẽdẫn tới những hạn chếvà sai lầm không thểtránh khỏi

trong tiến trình phát triển xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình hình thành

và phát triển của phép biện chứng, trên cơsở đó vận dụng sáng tạo vào thực

tiễn cách mạng được đặt ra nhưmột nhu cầu cần thiết và tất yếu.

Tiến trình cải tổnền kinh tếvà đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ởnước ta

trong giai đoạn hiện nay hơn lúc nào hết cần phải quán triệt tưduy biện chứng

triệt đểdựa trên lập trường duy vật vững vàng. Lý luận vềphép biện chứng duy

vật nói riêng, chủnghĩa Mác-Lênin và tưtưởng HồChí Minh nói chung là kim

chỉnam đưa cách mạng nước ta giành được thắng lợi trên con đường công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa.

Sựhình thành và phát triển phép biện chứng duy vật là một quá trình lâu

dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với các trình độphát triển

cao thấp khác nhau. Trong khuôn khổcủa bài tiểu luận triết học này, em xin

được trình bày nhận thức của mình vềnhững nét cơbản nhất của lịch sửhình

thành và phát triển phép biện chứng.

2

Đềtài: Những nét cơbản nhất của lịch sửhình thành phép biện chứng

pdf31 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những nét cơbản nhất của lịch sửhình thành phép biện chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy biện chứng và siêu hình. Lịch sử phép biện chứng đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và đã có lúc bị phép siêu hình thống trị. Song với tính chất khoa học và cách mạng của mình, phép biện chứng mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật đã khẳng định vị trí của mình là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng chỉ khi nào con người nắm vững những lý luận về phép biện chứng và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc phương pháp luận của nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì quá trình cải tạo tự nhiên và biến đổi xã hội mới thực sự mang tính cách mạng triệt để. Ngược lại, quan điểm siêu hình luôn xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập với lối tư duy cứng nhắc sẽ dẫn tới những hạn chế và sai lầm không thể tránh khỏi trong tiến trình phát triển xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng được đặt ra như một nhu cầu cần thiết và tất yếu. Tiến trình cải tổ nền kinh tế và đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay hơn lúc nào hết cần phải quán triệt tư duy biện chứng triệt để dựa trên lập trường duy vật vững vàng. Lý luận về phép biện chứng duy vật nói riêng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung là kim chỉ nam đưa cách mạng nước ta giành được thắng lợi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự hình thành và phát triển phép biện chứng duy vật là một quá trình lâu dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với các trình độ phát triển cao thấp khác nhau. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận triết học này, em xin được trình bày nhận thức của mình về những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành và phát triển phép biện chứng. 2 Đề tài: Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng Tuy đã rất cố gắng song bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các đồng chí học viên lớp cao học Văn hoá học. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2006 I. PHÂN BIỆT PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH Biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong tư duy. Phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển vô cùng với tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Trái lại, phương pháp siêu hình là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong trạng thái cô lập, phiến diện với tư duy cứng nhắc. Lịch sử đấu tranh giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã thúc đẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần với thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật. Hạn chế của phương pháp siêu hình thể hiện ở chỗ chỉ thấy những sự việc cá biệt mà không thấy mối liên hệ giữa những sự vật ấy, chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà không rhấy sự ra đời và biến đi của sự vật, chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà không thấy trạng thái động của nó. Quan điểm biện chứng đã khắc phục được những hạn chế của phương pháp siêu hình bằng cách xem xét các sự vật trong mối liên hệ qua lại với nhau, không chỉ thấy sự tồn tại mà còn rhấy cả sự hình thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái vận động biến đổi không ngừng của sự vật. Tuy nhiên, Ăngghen cũng khẳng định rằng thế giới quan siêu hình là điều không thể tránh khỏi và sự ra đời của nó là hợp quy luật đối với một giai đoạn nhất định trong lịch sử phát triển của nhận thức khoa học – giai đoạn nghiên cứu các chi tiết của bức tranh toàn cảnh về thế giới tự nhiên. Muốn nhận thức được các chi tiết ấy, người ta buộc phải tách chúng ra khỏi những mối liên hệ 3 tự nhiên, lịch sử của chúng để nghiên cứu riêng từng chi tiết một theo đặc tính của chúng, theo nguyên nhân, kết quả riêng của chúng. Thời kỳ này kéo dài từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu tiến từ giai đoạn sưu tập sang giai đoạn chỉnh lý, nghiên cứu về các quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng thì phương pháp siêu hình không còn đáp ứng được yêu cầu của nhận thức khoa học. Cuộc khủng hoảng Vật lý học cuối thế kỷ XIX do ảnh hưởng của quan niệm siêu hình là một minh chứng cho hạn chế của phương pháp siêu hình. Những kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học và sinh học đã đòi hỏi và chứng tỏ rằng cần phải có một cách nhìn biện chứng về thế giới và khi đó, phép siêu hình đã bị phủ định nhường chỗ cho phép biện chứng. Trong lịch sử triết học, phương pháp biện chứng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cao thấp khác nhau, trong đó phép biện chứng duy vật là thành quả phát triển cao nhất và khoa học nhất của tư duy biện chứng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành phép biện chứng qua từng thời kỳ lịch sử nhất định, bắt đầu từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phục hưng và cận đại, tiếp đó hình thành phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và sau cùng hoàn chỉnh ở phép biện chứng duy vật Mácxít. II. SỰ HÌNH THÀNH PHÉP BIỆN CHỨNG THỜI KỲ CỔ ĐẠI Ba nền triết học tiêu biểu của thời kỳ cổ đại được biết đến là nền triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại. 1. Phép biện chứng trong triết học Ấn Độ cổ đại Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc nam châu Á có điều kiện khí hậu hết sức khắc nghiệt và địa hình tách biệt với các quốc gia, do đó Ấn Độ cổ đại trở thành một nền văn minh khép kín. Các tư tưởng tôn giáo rất phát triển trong xã hội Ấn Độ thường xuyên đan xen vào triết học làm nên nét đặc thù riêng của triết học Ấn Độ cổ đại. Có thể nói, triết học Ấn Độ tuy còn ở trình độ sơ khai song nó đã chứa đựng các yếu tố về bản thể luận và những tư duy biện chứng. Các tư tưởng biện chứng mộc mạc, thô sơ được tập trung thể hiện trong một số 4 trường phái triết học Ấn Độ cổ đại sau: a. Triết học Samkhya Theo phái Samkhya, Prakriti là vật chất đầu tiên ở dạng tinh tế, trầm ẩn, vô định hình và trong nó chứa đựng khả năng tự biến hoá. Prakriti không ngừng biến hoá, phát triển trong không gian theo luật nhân quả dẫn tới xuất hiện tính đa dạng của giới tự nhiên. Tuy nhiên, về bản thể luận, phái Samkhya theo quan điểm nhị nguyên luận khi thừa nhận sự tồn tại hai bản nguyên của vũ trụ là bản nguyên vật chất Prakriti và bản nguyên tinh thần Prusa. b. Triết học Jaina Tư tưởng biện chứng của phái Jaina thể hiện ở học thuyết tương đối. Theo đó, tồn tại vừa bất biến, vừa biến chuyển. Cái vĩnh hằng là bản thể còn cái không vĩnh hằng luôn biến đổi là các dạng của bản thể. Điều đó có nghĩa là thế giới bao quanh con người vừa vận động lại vừa đứng im, đó là một mâu thuẫn mà con người cần phải chấp nhận. c. Triết học Lokayata Theo phái Lokayata, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới được tạo ra từ bốn nguyên tố vật lý: đất, nước, lửa và không khí. Các nguyên tố này tự tồn tại, tự vận động trong không gian mà tạo thành tất cả các sự vật, kể cả con người. Đây là trường phái duy vật và vô thần triệt để nhất trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại. Nó ra đời từ phong trào đấu tranh chống sự thống trị của chủ nghĩa duy tâm trong Veda và giáo lý của đạo Bàlamôn đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội. d. Triết học Phật giáo Khi luận giải những vấn đề thuộc thế giới quan và nhân sinh quan triết học, Phật giáo đã đề cập tới hàng loạt những vấn đề thuộc phạm vi của phép biện chứng, với tư cách là học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và sự biến đổi của mọi tồn tại. Thế giới quan triết học phật giáo và những tư tưởng biện chứng của nó được thể hiện qua một số phạm trù cơ bản là: vô ngã, vô thường và nhân quả. 5 - Vô ngã là không có cái tôi bất biến. Cách nhìn này hoàn toàn đối lập với cách nhìn siêu hình về tồn tại. Cũng từ cách nhìn này, triết học Phật giáo đưa ra những nguyên lý về mối liên hệ tất định, phổ biến: không có cái nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác, tất cả đều hoà đồng nhau. - Vô thường nói lên sự biến đổi không ngừng của vạn vật, không có cái gì đứng im. Quy luật vô thường của mọi tồn tại là Sinh - Trụ - Dị - Diệt. Đây là một phỏng đoán biện chứng về sự biến đổi của tồn tại. - Quy luật nhân quả cho rằng sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới đều có nguyên nhân tự thân, đó là quy luật nhân quả, một định lý tất định và phổ biến của mọi tồn tại, dù đó là vũ trụ hay nhân sinh. Triết học ấn Độ là một trong những nôi triết học vĩ đại của loài người thời kỳ cổ đại. Nó chứa đựng những yếu tố duy vật, vô thần và đã manh nha hình thành các tư tưởng biện chứng sơ khai. Tuy nhiên, tư duy triết học thời kỳ này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: coi linh hồn con người là bất tử (đạo Phật) hay phán đoán về thế giới hiện tượng của phái Jaina. 2. Phép biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và có lịch sử phát triển lâu đời vào bậc nhất thế giới. Đó là một trong những trung tâm tư tưởng lớn nhất của nhân loại thời cổ. Triết học Trung Quốc cổ đại chịu sự chi phối trực tiếp của những vấn đề chính trị xuất phát từ hiện trạng xã hội biến động đương thời. Chính vì vậy trong thời kỳ này, các triết gia Trung Quốc thường đẩy sâu quá trình suy tư về các vấn đề thuộc vũ trụ quan và biến dịch luận. Song cần phải khẳng định rằng, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại là chủ nghĩa duy vật chất phác và phép biện chứng tự phát. Có thể thấy một số tư tưởng biện chứng nổi bật của triết học Trung Quốc cổ đại qua một số trường phái triết học sau: a. Trường phái triết học Âm Dương gia Về căn bản, những kiến giải về vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại mang tinh thần biện chứng sâu sắc (nếu hiểu theo nguyên tắc: phép biện 6 chứng là học thuyết triết học về sự biến đổi). Điển hình cho tư duy này là học thuyết Âm - Dương. Nội dung triết học căn bản của phái Âm -Dương là lý luận về sự biến dịch, được khái quát thành những nguyên lý phổ biến, khách quan và tất yếu. Một là, phái Âm - Dương nhìn nhận mọi tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối. Trái lại, tất cả đều bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập, gọi là sự thống nhất của Âm và Dương. Nói cách khác, Âm -Dương là đối lập nhau nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Hơn nữa, học thuyết Âm - Dương còn thừa nhận mọi thực tại trên tinh thần biện chứng là trong mặt đối lập này đã bao hàm khả năng của mặt đối lập kia. Đây là một cách lý giải biện chứng về sinh thành, về vận động. Hai là, nguyên lý của sự sinh thành và vận động là có tính quy luật, chu kỳ và chu kỳ đó được bảo đảm bởi nguyên tắc cân bằng Âm - Dương. Ba là, nguyên lý phân đôi cái thống nhất trong lôgíc của sự vận động là một nguyên lý tất định. Nguyên lý đó được khái quát bằng một lôgíc như sau: Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái tương thôi sinh vô cùng (vạn vật). Về bản thể luận, phái Âm - Dương quy thế giới về những dạng vật chất cụ thể và coi chúng là nguồn gốc sinh ra vạn vật. Theo phái này, nguyên thuỷ của thế giới bao gồm Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ. b. Triết học của phái Đạo gia Người khởi xướng triết học phái Đạo gia là Lão Tử. Những ý kiến luận giải về Đạo, coi Đạo là nguyên lý duy nhất và tuyệt đối trong sự vận hành của vũ trụ đã thể hiện rất sâu sắc quan điểm biện chứng của Lão Tử. Trong đó nổi bật lên hai quan điểm về phép biện chứng của ông là quan điểm về luật quân bình và quan điểm về luật phản phục. Luật quân bình để giữ cho sự vận hành của vạn vật được cân bằng, không thái quá mà cũng không bất cập. Phản phục là nói lên tính tuần hoàn, tính chu kỳ trong quá trình biến dịch của vạn vật. Sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập cũng là một tư tưởng biện 7 chứng độc đáo của Lão Tử. Ông cho rằng: có và không sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau. Trong đó, mỗi mặt đều trong mối quan hệ với mặt đối lập, không có mặt này thì cũng không có mặt kia và giữa chúng chỉ là tương đối. Tuy nhiên, sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng không theo khuynh hướng phát triển, xuất hiện cái mới mà theo vòng tuần hoàn của luật phản phục. Hơn nữa, Lão Tử không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh của các mặt đối lập mà ông chủ trương lấy cái tĩnh, cái vô vi để tạo thành sự chuyển hoá theo luật quân bình. Chính vì thế, phép biện chứng của ông mang tính chất máy móc, lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn. Trang Tử cũng là một nhà tư tưởng lớn của phái Đạo gia. Học thuyết của Trang Tử có những yếu tố duy vật và biện chứng tự phát, nhưng thế giới quan của ông về cơ bản nghiêng về chủ nghĩa duy tâm. Khi quan niệm về vũ trụ (về Đạo), Trang Tử cho rằng Đạo trời là tự nhiên vốn có không ai sinh ra. Vạn vật đều sinh ra từ Đạo và biến hoá một cách tự nhiên. c. Triết học của phái Danh gia Các tư tưởng biện chứng của phái Danh gia trước hết được thể hiện qua thuyết tương đối của Huệ Thi. Huệ Thi quan niệm vạn vật trong vũ trụ luôn biến đổi, chúng có tính tương đối và hàm chứa trong đó những mặt đối lập liên hệ chuyển hoá qua lại với nhau. Nhưng do tuyệt đối hoá tính chất tương đối của sự vật, thực tại, tách rời nó với những điều kiện, những mối liên hệ cụ thể nên về cơ bản, triết học của Huệ Thi mang tính ngụy biện và tương đối luận. Một biện giả khác của phái Danh gia là Công Tôn Long. Tư tưởng biện chứng tự phát của Công Tôn Long thể hiện ở quan điểm về tính chất mâu thuẫn của sự vận động, sự thống nhất biện chứng giữa cái vô hạn và hữu hạn, giữa đồng nhất và khác biệt. Trong đó, Công Tôn Long đưa ra những mệnh đề có tính chất ngụy biện, chiết trung như: ngựa trắng không phải là ngựa, trứng có lông, bóng chim bay không hề động đậy. Nếu Huệ Thi chỉ chú trọng đến tính chất tương đối, sự luôn biến đổi của sự vật, hiện tượng trong hiện thực, phóng 8 đại một cách phiến diện mặt tương đối của sự vật và đưa đến kết luận tương đối chủ nghĩa thì Công Tôn Long lại nhấn mạnh tính tuyệt đối, tính không biến đổi và sự tồn tại độc lập của những khái niệm so với cái được phản ánh trong khái niệm ấy. Công Tôn Long đã tách rời cái chung, cái phổ biến ra khỏi những cái riêng, cái cá biệt đi tới phủ nhận sự tồn tại của những cái cụ thể trong hiện thực. d. Triết học của phái Pháp gia Hàn phi là một đại biểu của phái Pháp gia. Kiên quyết phủ nhận lý luận chính trị thần quyền, Hàn Phi được coi là một nhà vô thần luận nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại. Các tư tưởng triết học của ông biểu hiện rõ tính chất duy vật và biện chứng tự phát về lịch sử và phương pháp trị nước. Về lịch sử, Hàn Phi cho rằng lịch sử xã hội loài người luôn biến đổi, từ trước tới nay không có chế độ xã hội nào vĩnh viễn tồn tại. Mặt khác, ông cho rằng động lực căn bản quyết định sự biến đổi của lịch sử là do sự thay đổi dân số và của cải xã hội nhiều ít. Do vậy, khi bàn về phương pháp trị nước, ông cho rằng kẻ thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, tuỳ đặc điểm, hoàn cảnh thời thế mà lập ra chế độ, đặt chính sách và phương pháp trị nước mới cho phù hợp. Không có thứ luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại. Tuy Hàn Phi chưa thấy được động lực thực sự của lịch sử, nhưng ông đã cố gắng đi tìm nguyên nhân biến đổi của đời sống xã hội trong điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tóm lại, do sự hạn chế của trình độ hoạt động thực tiễn và trình độ nhận thức, triết học Trung Quốc cổ đại mới chỉ dừng lại ở chủ nghĩa duy vật chất phác, cảm tính và phép biện chứng tự phát, sơ khai. Song với các quan điểm biện chứng trong cách kiến giải về vũ trụ quan, có thể nói triết học Trung Quốc cổ đại đã đặt cơ sở rộng lớn cho sự phát triển các tư tưởng biện chứng của triết học nhân loại. 3. Phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển vào thế kỷ thứ VI trước CN. Cơ sở kinh tế của nền triết học đó là quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất 9 và người nô lệ. Khoa học lúc đó chưa phân ngành, các nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học,... Nhìn chung, triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Đời sống chính trị của Hy Lạp bấy giờ sôi động, những quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau trên Địa Trung Hải, sự tiếp xúc với điều kiện sinh hoạt và những tri thức muôn vẻ của nhân dân các nước ấy, sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách trực tiếp như một khối duy nhất và lòng mong muốn giải thích chúng một cách khoa học đã góp phần quy định và làm phát triển thế giới quan duy vật và biện chứng sơ khai của Hy Lạp cổ đại. Có thể tìm hiểu các tư tưởng biện chứng nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại qua một số đại diện tiêu biểu sau đây: a. Talét Thành tựu nổi bật của Talét là quan niệm triết học duy vật và biện chứng tự phát. Ông cho rằng nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi vật trong thế giới. Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại biến thành nước. Theo Talét, vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó sinh ra thì biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, trong đó mọi vật biến đổi không ngừng mà nền tảng là nước. Tuy nhiên, các quan điểm triết học duy vật của Talét mới chỉ dừng lại ở mức độ mộc mạc, thô sơ, cảm tính. Ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ khi ông cho rằng thế giới đầy rẫy những vị thần linh. b. Anaximăngđrơ Ông là người Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu nghiêm túc vấn đề phát sinh và phát triển của các loài động vật. Theo ông, động vật phát sinh dưới nước và sau nhiều năm biến hoá thì một số giống loài dần thích nghi với đời sống trên cạn, phát triển và hoàn thiện dần; con người hình thành từ sự biến hoá của cá. Phỏng đoán của ông còn chưa có căn cứ khoa học song đã manh nha thể hiện yếu tố biện chứng về sự phát triển của các giống loài động vật. Khi giải quyết vấn đề bản thể luận triết học, Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ trụ là từ một dạng vật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh 10 viễn mà người ta không thể trực quan thấy được. Nếu so với Talét thì Anaximăngđrơ có bước tiến xa hơn trong sự khái quát trừu tượng về phạm trù vặt chất. c. Hêraclít Theo đánh giá của các nhà kinh điển Mác-Lênin, Hêraclít là người sáng lập ra phép biện chứng, hơn nữa, ông là người xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật. Phép biện chứng của Hêraclít chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học như sau này, nhưng hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được ông đề cập dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Các tư tưởng biện chứng của ông thể hiện trên các điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Hêraclít, không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại. Thứ hai, quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự trao đổi của những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập. Thứ ba, theo Hêraclít, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (logos) quy định. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người. Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan. Lý luận nhận thức của Hêraclít còn mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai, nhưng về cơ bản là đúng đắn. Ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thống triết học khác không có tư tưởng biện chứng nào sâu sắc như vậy. Heraclít đã đưa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bước mới với những quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông đã được nhiều nhà triết học cận đại, hiện đại kế thừa và phát triển sau này. Mác và Ăngghen đã đánh 11 giá một cách đúng đắn giá trị triết học của Hêraclít, coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, Mác và Ăngghen cũng vạch rõ những hạn chế, sai lầm của Hêraclít về mặt chính trị. Đó là tính chất phản dân chủ, thù địch với nhân dân và ông chủ trương dùng chính quyền để dập tắt nhanh chóng phong trào dân chủ. d. Pácmênít Khái niệm trung tâm trong triết học của Pácmênít là tồn tại hết sức trừu tượng song cũng chứa đựng những yếu tố biện chứng tự phát. Ông cho rằng với cách nhìn cảm tính thì thế giới vô cùng đa dạng, phong phú, biến đổi không ngừng và vô cùng sinh động. Nhưng bằng con đường cảm tính đơn thuần không thể khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Chỉ với cách nhìn triết học phù hợp với trí tuệ lý tính mới khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Ông cho rằng bản chất của mọi vật trong thế giới là tồn tại. Học thuyết về tồn tại của Pácmênít đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, hạn chế trong học thuyết về tồn tại của ông là ở chỗ ông đã đồng nhất tuyệt đối giữa tư duy và tồn tại và mang tính chất siêu hình vì ông cho rằng tồn tại là bất biến. e. Dênông Dênông là học trò của Pácmênít. Công lao của ông là đã đặt ra nhiều vấn đề biện chứng sâu sắc về mối liên hệ giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ của thế giới, giữa vận động và đứng im, giữa tính gián đoạn của thời gian và không gian, giữa tính hữu hạn và tính vô hạn, và về sự phức tạp trong việc thể hiện quá trình vận động biện chứng của sự vật vào tư tưởng, vào lôgíc của khái niệm. Tuy nhiên, những nghịch lý Apôria của ông chỉ có thể được giải quyết nếu đứng trên lập trường duy vật biện chứng trong nhận thức sự vật. f. Empêđôcơlơ Empêđôcơlơ cho rằng nguồn gốc vận động của mọi sự vật là do sự tác động của hai lực đối lập là Tình yêu và Căm thù. Quan điểm này là một bước thụt lùi so với Hêraclít, bởi vì triết học Hêraclít giải thích nguồn gốc vận động 12 của vật chất là do sự xung đột của những mặt đối lập nội tại của sự vật. tuy nhiên, Empêđôcơlơ cũng có một số phỏng đoán thiên tài về sự tiến hoá của giới hữu cơ. Sự giải thích này của ông tuy còn ngây thơ nhưng đã manh nha hình thành tư tưởng biện chứng về quá trình tiến hoá của sinh vật theo con đường từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. g. Đêmôcrít Đêmôcrít là một trong những người đã phát triển thuyết nguyên tử lên một trình độ mới. Một mặt, ông tán thành lý thuyết tồn tại duy nhất và bất biến của Pácmênít khi coi các nguyên tử là bất biến, mặt khác, ông kế thừa quan điểm của Hêraclít cho rằng mọi sự vật biến đổi không ngừng. Đêmôcrít đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ học. Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở lý luận nguyên tử về cấu tạo của vật chất, thấm nhuần tinh thần biện chứng tự phát và có một ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử triết học. Đêmôcrít khẳng định: vũ trụ là vô tận và vĩnh viễn, có vô số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và bị tiêu diệt. Quan điểm của Đêmôcrít về vận động gắn liền với vật chất là một phỏng đoán có giá trị đặc biệt. Theo ông, vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, và ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận động của nguyên tử ở bản thân nguyên tử, ở động lực tự thân, tự nó. Tuy nhiên ông đã không lý giải được nguồn gốc của vận động. Dựa trên học thuyết nguyên tử, Đêmôcrít đã đi tới quan điểm quyết định luận. Đó là thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả, tính tất nhiên và khách quan của các hiện tượng tự nhiên. Đây là một quan điểm có giá trị của Đêmôcrít đóng góp cho nền triết học Hy Lạp cổ đại. Về mặt bản thể luận, Đêmôcrít đã có công đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước mới. Khác với nhiều nhà triết học trước đó, phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã chia nhận thức thành hai dạng là nhận thức cảm tính và nhận thức chân lý. Mặc dù triết học của Đêmôcrít còn mang tính chất thô sơ, chất phác song những đóng góp của ông về các tư tưởng biện chứng và thế giới quan duy vật là rất đáng ghi nhận. h. Xôcrát và Platôn 13 Xôcrát và Platôn là hai đại diện tiêu biểu của hệ thống triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại. Triết học Xôcrát có đóng góp quan trọng vào việc tạo ra bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Nếu các nhà triết họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdft093_9822.pdf
Tài liệu liên quan