Trong thời kỳ này, bà Bầu thường cảm thấy mệt mỏi và gặp
nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy làm sao để biết được những
biểu hiện nào là bình thường và bất bình thường trong 3
tháng cuối của thai kỳ?
Những cơn đau, tức vùng xương chậu và âm đạo: Những
cơn đau này thường xuất hiện âm ỉ từ tháng thứ 6 của thai
kỳ và đau nhiều hơn đến lúc bạn sinh em bé. Nguyênnhân
là do trọng lượng thai nhi đè vào vùng xương chậu. Bên
cạnh đó, việc các xương vùng dưới đang giãn nở chuẩn bị
cho việc em bé được sinh ra cũng khiến bạn đau, tức. Bạn
thường cảm thấy đau về đêm, khi trở mình, khi đang ngồi
hoặc nằm mà đứng dậy đột ngột, khi thay quần áo, bước từ
giường xuống, khi bước đi,
Đây là hiện tượng bình thường, bạn không nên quá lo lắng.
Bạn có thể hạn chế đau bằng cách: nằm nghiêng khi ngủ,
khi trở mình nhớ chụm 2 đầu gối lại để tránh xương mu của
âm đạo bị tác động gây đau nhiều hơn. Bạn nên đứng dậy
từ từ để cơn đau không đến đột ngột. Khi thay quần áo, bạn
nên ngồi ở mép giường và thay từ từ, tránh việc thay quần
áo đứng vì cơn đau có thể làm bạn không kiểm soát được
và ngã.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những lưu ý 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu ý 3 tháng cuối
Trong thời kỳ này, bà Bầu thường cảm thấy mệt mỏi và gặp
nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy làm sao để biết được những
biểu hiện nào là bình thường và bất bình thường trong 3
tháng cuối của thai kỳ?
Những cơn đau, tức vùng xương chậu và âm đạo: Những
cơn đau này thường xuất hiện âm ỉ từ tháng thứ 6 của thai
kỳ và đau nhiều hơn đến lúc bạn sinh em bé. Nguyên nhân
là do trọng lượng thai nhi đè vào vùng xương chậu. Bên
cạnh đó, việc các xương vùng dưới đang giãn nở chuẩn bị
cho việc em bé được sinh ra cũng khiến bạn đau, tức. Bạn
thường cảm thấy đau về đêm, khi trở mình, khi đang ngồi
hoặc nằm mà đứng dậy đột ngột, khi thay quần áo, bước từ
giường xuống, khi bước đi,…
Đây là hiện tượng bình thường, bạn không nên quá lo lắng.
Bạn có thể hạn chế đau bằng cách: nằm nghiêng khi ngủ,
khi trở mình nhớ chụm 2 đầu gối lại để tránh xương mu của
âm đạo bị tác động gây đau nhiều hơn. Bạn nên đứng dậy
từ từ để cơn đau không đến đột ngột. Khi thay quần áo, bạn
nên ngồi ở mép giường và thay từ từ, tránh việc thay quần
áo đứng vì cơn đau có thể làm bạn không kiểm soát được
và ngã.
Bé đạp nhiều, nhức mỏi toàn thân: Trong những tháng cuối,
bé đã quay đầu xuống dưới và chân bé hướng lên trên phía
cơ hoành của bạn nên cũng dễ hiểu khi bạn thường phải
chịu chứng khó thở khi bé đạp.
Cách khắc phục duy nhất là tâm lý của bạn phải thật thoải
mái, hãy nghĩ rằng bé đang đạp có nghĩa là bé rất khỏe
mạnh. Bạn cũng tránh đi xe máy vào chỗ có ổ gà, tránh
ngồi lâu trên ghế hoặc ngồi gập bụng (ngồi gội đầu, giặt
quần áo,…) vì bé sẽ khó chịu và thúc mạnh hơn.
Bạn nên bắt đầu tập thói quen theo dõi cử động của bé 2 lần
mỗi ngày. Nếu trong khoảng 1 giờ mà bạn không thấy bé
có cử động nào, hoặc trong vòng 2 giờ mà chỉ có dưới 10
cử động thì bạn phải báo cho bác sĩ theo dõi.
Chân tay bủn rủn: Các bà Bầu mang thai 3 tháng cuối
thường gặp tình trạng này. Nguyên nhân là do chế độ ăn
uống của bạn không hợp lý khiến bé phải lấy các chất từ cơ
thể mẹ để phát triển. Kết quả là thai phụ bị thiếu chất khiến
xương, cơ bủn rủn, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
Với tình trạng này, bạn không thể chần chừ mà hãy bổ sung
ngay các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Nếu
không, bạn sẽ không đủ sức để trải qua cuộc vượt cạn và bé
sinh ra sẽ bị thiếu cân.
Các loại thực phẩm bổ sung nhanh chất dinh dưỡng giúp bé
tăng đủ số cân cần thiết trong 3 tháng cuối của thai kỳ như:
thịt bò, sữa, trứng vịt lộn,…
Dị ứng, mẩn ngứa: Đây là thời kỳ da bạn dễ bị dị ứng nhất
trong toàn bộ thai kỳ. Bạn hãy lưu ý không ăn những đồ ăn
lạ. Nếu thấy có những nốt dị ứng hay ban, mụn nổi lên, bạn
hãy đi khám bác sĩ để được chữa trị ngay, tránh để vết ban
lan rộng, ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ.
Phù chân (xuống nước): Nhiều người cho rằng, khi nào bà
mẹ "xuống nước" 3 lần là sẽ sinh. Khi chân bị phù lên, bạn
không nên đi giầy dép quá chật, hãy ngâm chân với nước
ấm khoảng 15 phút trước khi đi ngủ và khi ngủ thì kê chân
cao hơn đầu.
Chuột rút: Ban đêm hoặc lúc thức dậy, bạn có thể giật bắn
người vì đau đớn do chuột rút. Chuột rút thường do thiếu
vitamin B và magiê.
Tạm thời, để làm dịu cơn đau, bạn chỉ cần giơ cao chân bị
căng cứng lên, sau đó kéo bàn chân về phía người mình
thành một góc 900 rồi giữ nguyên tư thế đó, chuột rút sẽ
dần biến mất. Cách khắc phục là bạn hãy đi khám bác sĩ để
được bổ sung vitamin B và magiê hoặc ăn bổ sung ngay
các loại thực phẩm giàu vitamin B (thịt, đậu, đỗ, sữa, súp lơ
xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạch, các loại rau xanh,…) và
giàu magiê (ngũ cốc, chuối, đậu nành, dưa, khoai tây, khoai
lang, các loại hoa quả khô, cam, bánh mì,…).
Bạn vẫn có thể đi bộ, tập thể dục, làm việc bình thường và
phải nghỉ ngay khi bạn thấy mệt. Đừng cố gắng làm gì quá
sức.
Nhu cầu tình dục: Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi
về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh
hưởng đến thai trừ một số trường hợp nên tránh như: đang
bị ra máu, ra nước (nghi do tổn thương màng ối), nhiễm
khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế quan
hệ thích hợp trong 3 tháng cuối thai kỳ để không ảnh hưởng
đến thai, nên thật nhẹ nhàng và không quá sâu.
Ba tháng cuối là thời kỳ quan trọng đối với các bà Bầu. Bạn
tuyệt đối không được vươn vai, với lên cao, phơi quần áo
hay lấy bát đĩa trên tủ cao. Hãy đến bệnh viện ngay nếu có
một trong các triệu chứng sau: đau bụng, chảy máu, rỉ ối,
thai máy yếu, huyết áp tăng cao đột ngột, đau đầu kèm
choáng váng,…
Thận trọng:
Phù là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu sau
vài ngày không hết phù hoặc phù trầm trọng hơn, bạn hãy
thông báo cho bác sĩ của bạn để được làm xét nghiệm nước
tiểu, tránh nguy cơ tiền sản giật..
Bảo Ly (Theo Pregnancy)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 97_725.pdf