Một vài doanh nghiệp cho rằng, thiết kế được một mẫu logo đẹp
là tất cả những gì cần thiết để biến sản phẩm hay dịch vụ của
doanh nghiệp trở thành một “thương hiệu”.
Đây là cách suy nghĩ quá đơn giản, tuy nhiên trong những yếu tố
tạo dựng nên một hình ảnh thương hiệu mạnh, thì mẫu logo
thường được cho là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những liên tưởng thương hiệu không chỉ bắt nguồn từ logo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những liên tưởng thương hiệu
không chỉ bắt nguồn từ logo
Một vài doanh nghiệp cho rằng, thiết kế được một mẫu logo đẹp
là tất cả những gì cần thiết để biến sản phẩm hay dịch vụ của
doanh nghiệp trở thành một “thương hiệu”.
Đây là cách suy nghĩ quá đơn giản, tuy nhiên trong những yếu tố
tạo dựng nên một hình ảnh thương hiệu mạnh, thì mẫu logo
thường được cho là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất.
Một trong những lý do đó là mẫu logo thương hiệu phần lớn đều
luôn hàm chứa tên thương hiệu, do vậy chỉ trong một đơn vị thể
hiện duy nhất, song mẫu logo chứa đựng cả hai yếu tố nhận diện
được sử dụng rộng rãi nhất về mặt ngôn ngữ và hình ảnh. Các
yếu tố nhận diện cốt lõi khác của thương hiệu, như màu sắc
thương hiệu, kiểu chữ thương hiệu, hay thậm chí mẫu dàn trang
cũng phải được lựa chọn sao cho phù hợp và tương thích với
logo của thương hiệu. Chính vì vậy, không khó hiểu khi logo lại
được coi là trung tâm cốt lõi cho việc thể hiện thương hiệu.
Tuy nhiên, một số thương hiệu vẫn thành công trong việc xây
dựng được một hình ảnh thương hiệu mạnh mà không cần quá
nhấn mạnh mẫu logo. Điều này cho chúng ta thấy rằng, mặc dù
mẫu logo đóng vai trò quan trọng đối với một thương hiệu, song
để tạo được một hình ảnh thương hiệu mạnh, thì yêu cầu còn
nhiều hơn thế.
Hiện nay, một trong những nhà khoa học hàng đầu nước Anh –
Tiến sỹ Gemma Calvert thuộc trường Đại học Oxford và chuyên
gia thương hiệu Martin Lindstrom, đã đưa ra được những minh
chứng khoa học qua những nghiên cứu về vấn đề này.
Những nghiên cứu nói trên được tiến hành dựa trên việc vận
dụng một điều kiện xã hội đặc biệt – đó là hoàn cảnh kết hợp
giữa tính gây nghiện của thuốc lá, việc nghiêm cấm các hình thức
quảng cáo thuốc lá trong nhiều thập kỷ trước đây và kết quả tìm
kiếm của các công ty thuốc lá về các cách thức tiếp cận thị
trường khác ngoài phương thức quảng cáo.
Nhiều năm trước khi lệnh cấm quảng cáo thuốc lá được ban
hành, Marlboro sử dụng hình ảnh chàng cao bồi để định vị bản
thân như một thương hiệu “đầy nam tính”. Gần đây, thương hiệu
này tài trợ cho giải đua ô tô Công thức một của châu Âu và sự kết
hợp thương hiệu Marlboro với những chiếc xe đua thể thao
Ferrari màu đỏ đã tạo ra một hình ảnh mang tính biểu tượng khác
cho thương hiệu.
Sau khi bị hạn chế cấm hút thuốc trong vòng khoảng 2 giờ,
những người hút thuốc tình nguyện, những người đã từng hút
thuốc và cả những người không hút thuốc lá được người ta cho
xem các hình ảnh lướt qua rất nhanh về chiếc xe Ferrari đỏ và
anh chàng cao bồi đang cưỡi ngựa mà không thể hiện bất kỳ yếu
tố nhận diện thương hiệu nào.
Sau đó, những đối tượng này tiếp tục được xem các hình ảnh rõ
ràng về thương hiệu, trong đó có logo Marlboro và hộp thuốc lá
của thương hiệu. Trong khi những hình ảnh này được trình bày
cho những người tham gia nghiên cứu, não bộ của họ được máy
chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Image) chụp lại
một khu vực nhỏ có chức năng kiểm soát cảm giác dễ chịu và
ham mê.
Đúng như dự kiến, khi hình ảnh bao thuốc lá và mẫu logo thương
hiệu Marlboro được đưa ra, xung động não bộ diễn ra mạnh mẽ
hơn ở khu điều khiển ham muốn trên não bộ của những người đã
từng hút thuốc và những người đang hút thuốc lá, chứ không
xuất hiện ở những người không hút thuốc.
Điều thú vị là khi trình chiếu những hình ảnh liên tưởng gắn liền
với thương hiệu Marlboro như hình ảnh chàng cao bồi hay chiếc
xe Ferrari đỏ, mặc dù mẫu logo không được thể hiện, song lượng
xung động não bộ của những người đang hút thuốc thậm chí còn
lớn hơn. Đây là một minh chứng mạnh mẽ cho thấy rằng, con
người chúng ta có thể tạo nên những mối liên tưởng về thương
hiệu với những hình ảnh đa dạng hơn nhiều, chứ không chỉ đơn
thuần giới hạn với một mẫu logo.
Màu thương hiệu của hãng taxi Mai Linh, trang phục của các tiếp
viên hàng không hãng Singapore Airlines, nhạc hiệu “Intel inside”
của hãng Intel, hay mẫu hoa văn cổ điển trên các túi xách của
Louis Vuitton, tất cả đều dễ nhớ hơn nhiều so với mẫu logo của
những thương hiệu ấy.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là tạo nên những liên tưởng
thương hiệu khác thay thế cho mẫu logo, mà chính là chúng ta
nên xem xét tất cả cơ hội có thể giúp thương hiệu thiết lập nên
những mối liên tưởng dễ nhớ và nhất quán, phù hợp với các đặc
tính của thương hiệu, trên tất cả các phương tiện truyền thông và
tác động lên cảm nhận đa giác quan càng nhiều càng tốt. Đó
chính là xây dựng thương hiệu toàn diện 360o.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_lien_tuong_thuong_hieu_khong_chi_bat_nguon_tu_logo_1337 (1).pdf