Mỗi công ty được thành lập đều có những sản phẩm và dịch vụcần giới thiệu
tới nhiều khách hàng. Việc dùng những kỹxảo nhưthếnào đểchào hàng một cách
hiệu quảnhất, đó chính là sựsống còn của công ty.
Hãy học hỏi 5 kỹxảo dưới đây một cách thành thạo, chúng sẽgiúp bạn thành
công trong công việc kinh doanh của mình và duy trì lòng tin tới khách hàng.
1. Lắng nghe trạng thái cảm xúc của khách hàng bạn. Mối quan hệgiữa bạn và
khách hàng cực kỳquan trọng. Bạn cần họquan tâm đến sản phẩm, dịch vụhay thậm
chí là quan tâm đến công ty của bạn. Vậy thì trước tiên bạn phải quan tâm đến trạng
thái cảm xúc của họ. Ví dụ, họtrông có vẻmệt mỏi hoặc lo lắng. Bằng cách “bắt đúng
mạch” của khách hàng, bạn có thểnhanh chóng xây dựng mối quan hệtốt và đểlại ấn
tượng tốt với họ.
2. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Đừng bao giờnghĩrằng bạn chào
hàng cho một công ty lớn thì bạn sẽthu về được món lợi lớn. Họsẽnhận ra những gì
bạn đang làm, hoặc bạn đã chào mặt hàng mà họkhông cần. Điều này sẽdẫn đến chấm
dứt mối quan hệcủa bạn và công ty mà bạn cho rằng sẽkiếm được nhiều lợi ích. Mọi
mối quan hệphải bắt đầu từnhu cầu mà khách hàng cần và lòng tin từbạn.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những kỹ xảo bán hàng hiệu quả nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những kỹ xảo bán hàng hiệu quả nhất
Mỗi công ty được thành lập đều có những sản phẩm và dịch vụ cần giới thiệu
tới nhiều khách hàng. Việc dùng những kỹ xảo như thế nào để chào hàng một cách
hiệu quả nhất, đó chính là sự sống còn của công ty.
Hãy học hỏi 5 kỹ xảo dưới đây một cách thành thạo, chúng sẽ giúp bạn thành
công trong công việc kinh doanh của mình và duy trì lòng tin tới khách hàng.
1. Lắng nghe trạng thái cảm xúc của khách hàng bạn. Mối quan hệ giữa bạn và
khách hàng cực kỳ quan trọng. Bạn cần họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hay thậm
chí là quan tâm đến công ty của bạn. Vậy thì trước tiên bạn phải quan tâm đến trạng
thái cảm xúc của họ. Ví dụ, họ trông có vẻ mệt mỏi hoặc lo lắng. Bằng cách “bắt đúng
mạch” của khách hàng, bạn có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tốt và để lại ấn
tượng tốt với họ.
2. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn chào
hàng cho một công ty lớn thì bạn sẽ thu về được món lợi lớn. Họ sẽ nhận ra những gì
bạn đang làm, hoặc bạn đã chào mặt hàng mà họ không cần. Điều này sẽ dẫn đến chấm
dứt mối quan hệ của bạn và công ty mà bạn cho rằng sẽ kiếm được nhiều lợi ích. Mọi
mối quan hệ phải bắt đầu từ nhu cầu mà khách hàng cần và lòng tin từ bạn.
3. Khách hàng phải là trung tâm trong ngôn ngữ của bạn. Nhiều người bán hàng
thường thể hiện bằng ngôn ngữ rằng họ quan trọng hơn khách hàng của họ. Ví dụ, thay
vì nói “Tôi nghĩ chiếc xe này sẽ phù hợp với gia đình anh chị đấy”, thì hãy nói “Các
cháu nhà anh chị sẽ rất thoải mái khi ngồi trong chiếc xe rộng rãi như thế này”. Đổi
chủ ngữ “Tôi” bằng chủ ngữ “Các cháu nhà anh chị” sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn
mà bạn sẽ không ngờ tới.
4. Hãy để cho khách hàng của bạn nhìn thấy hiệu quả từ món hàng mà họ sẽ
mua. Khách hàng của bạn cần biết chính xác món hàng bạn chào bán sẽ mang lại cho
họ điều gì. Họ cần phải biết liệu nó có đáng giá đồng tiền bát gạo mà họ bỏ ra hay
không. Ví dụ, nếu họ sử dụng bóng đèn neon thì họ có thể tiết kiệm tiền điện hàng
tháng như thế nào. Hãy luôn nhấn mạnh đến lợi ích lâu dài mà khách hàng bạn nhận
được.
5. Tìm hiểu vấn đề chính mà khách hàng của bạn đang vướng mắc. Ví dụ, nếu
khách hàng của bạn không có ý định chi tiêu một số tiền lớn vì những lý do mà bạn
không thể giải quyết được, hãy để một dịp khác và thử thuyết phục họ lại một lần nữa.
Đừng phí phạm thời gian của bạn và của người khác. Bạn đừng nên xuất hiện như thể
là bạn đang cố “cò” tiền của họ.
Đội ngũ bán hàng: huấn luyện với
mô hình SMART
"...Muốn có một đội ngũ bán hàng “tinh nhuệ”, bên cạnh việc đào tạo các kỹ
năng như đàm phán, thương lượng, xử lý phản ứng của khách hàng… doanh nghiệp
phải tổ chức các buổi hội thảo cung cấp kiến thức về sản phẩm, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh cho các nhân viên mới. Quá trình này phải có sự kết hợp giữa huấn luyện
và đào tạo (cung cấp kiến thức qua các lớp học). Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân viên
cũ để kèm cặp nhân viên mới cũng là cách “huấn luyện tại hiện trường” hiệu quả..."
Mới đây, tập đoàn Golden Resource Development International của Hồng Kông
đã ký thỏa thuận với Công ty Lương thực TPHCM để thiết lập chuỗi 500 cửa hàng tiện
lợi ở Việt Nam. Công ty TNHH Bán lẻ FPT, thuộc tập đoàn Đầu tư và Phát triển công
nghệ (FPT), cũng dự kiến phát triển 100 trung tâm bán lẻ hàng công nghệ ở 40 tỉnh,
thành trong vòng hai năm tới. Hệ thống siêu thị Vinatexmart, thuộc tập đoàn Dệt may
Việt Nam, đã lên kế hoạch phát triển siêu thị thứ 50 trong năm nay. Saigon Co-op
cũng định hướng phát triển siêu thị Co-op Mart thứ 30…
Những diễn biến nhộn nhịp ở thị trường bán lẻ đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng
nhân viên bán hàng. Theo báo cáo về thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam của
VietnamWorks.com, chỉ số cầu nhân lực của ngành bán hàng đã tăng 447 điểm (gần
40%) từ quí 2-2007. Các chuyên gia cũng cho biết thị trường trước mắt cần khối lượng
nhân sự lớn để hoạt động nhưng về lâu dài, do mức độ cạnh tranh ở từng doanh
nghiệp, yếu tố chất lượng cần được chú trọng.
Tại hội thảo “Tối ưu hóa đội ngũ bán hàng”, do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 và
Công ty Le & Associates tổ chức tuần qua, ông Trương Xuân Quang, Phó tổng giám
đốc điều hành Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim, cho biết đội ngũ nhân viên
bán hàng của Nguyễn Kim hiện là 2.000 người và sẽ tăng lên 4.500-5.000 trong thời
gian tới. Theo ông Quang, sự gia tăng nhân sự này là đột biến và nguồn cung trên thị
trường nhất thời không thể đáp ứng.
Muốn có một đội ngũ bán hàng “tinh nhuệ”, bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng
như đàm phán, thương lượng, xử lý phản ứng của khách hàng… doanh nghiệp phải tổ
chức các buổi hội thảo cung cấp kiến thức về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh cho các nhân viên mới. Quá trình này phải có sự kết hợp giữa huấn luyện (người
quản lý theo dõi và góp ý cho nhân viên ở từng vụ việc) và đào tạo (cung cấp kiến thức
qua các lớp học).
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân viên cũ để kèm cặp nhân viên mới cũng là cách
“huấn luyện tại hiện trường” hiệu quả. Số lượng nhân viên tại một điểm bán hàng
được thiết lập dựa trên đối tượng khách hàng, thời điểm phục vụ.
Ông Lâm Văn Hải, Giám đốc kinh doanh Công ty PepsiCo Việt Nam, nêu ra
quy trình hoàn thiện đội ngũ bán hàng khép kín, gồm bốn nguyên tắc chính: xác định
vai trò nhân viên bán hàng; mục tiêu S.M.A.R.T; huấn luyện; theo dõi đánh giá. Theo
ông Hải, một đội ngũ bán hàng vững mạnh cần có sự xác định rạch ròi vai trò, trách
nhiệm của từng nhân viên; phải có cách đo lường kết quả làm việc theo thành tích kinh
doanh, số cơ hội tạo ra, số lần thất bại…
Muốn vậy, người quản lý phải biết cách xác định mục tiêu bán hàng. Kế đến,
người quản lý cần đặt ra những thách thức cho đội ngũ bán hàng bằng các chỉ tiêu cụ
thể; đưa ra định hướng cho công việc; theo dõi đánh giá và tiếp tục huấn luyện. Ông
Hải nêu dẫn chứng bằng mô hình S.M.A.R.T, giúp định hướng những mục tiêu hợp lý.
Ông Hải cho rằng việc huấn luyện đội ngũ bán hàng nên theo chu trình khép kín: giải
thích - minh họa - thực tập - phản hồi.
Căn cứ theo các kỹ năng, sự nhiệt tình với công việc từ thấp đến cao mà một
“ma trận huấn luyện” sẽ được triển khai (hình). Để không bị biến động về nhân sự,
ông Hải nêu giải pháp đào tạo đội ngũ kế thừa trong nội bộ, kết hợp chuẩn hóa toàn bộ
hoạt động trong hệ thống bán hàng trên cả nước, như cách làm lâu nay của PepsiCo, để
người thuộc các khu vực khác nhau vẫn có thể thay thế nhau trong công việc.
Về việc theo dõi đánh giá nhân viên bán hàng, doanh nghiệp nên thiết lập các
chỉ số đo lường kết quả công việc hàng ngày theo các tiêu chí: số khách hàng ghé thăm
theo lịch; tỷ lệ % bán hàng thành công; giá trị bình quân một đơn hàng/khách hàng…
Bên cạnh đó, cần có hệ thống thu thập thông tin theo ngày, tuần, tháng; có cơ chế bắt
buộc nhân viên quản lý phải thường xuyên đánh giá kết quả kinh doanh đạt được; kịp
thời có hành động cụ thể khi kết quả kinh doanh không đạt yêu cầu, hoặc có những cơ
hội bán hàng mới xuất hiện.
Bà Trần Liên Phương, Giám đốc nghiên cứu Công ty Truyền thông TNS Việt
Nam, cho rằng các quy trình chuẩn hóa đội ngũ bán hàng vừa nêu chỉ thực hiện được
nếu đội ngũ bán hàng có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết. Phẩm chất một nhân
viên bán hàng cần có bao gồm khả năng tập trung, khả năng giao tiếp, tính kiên trì
(nhưng không đeo bám khách hàng quá đáng), linh động, độc lập (nhưng có tinh thần
đồng đội cao), thích tìm kiếm cơ hội. Và việc đào tạo, huấn luyện nhân viên bán hàng
nên tập trung vào các kỹ năng hoạch định, kiến thức tiếp thị, khả năng tạo dựng quan
hệ, giải quyết vấn đề, đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, chào hàng, phán đoán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_ky_xao_ban_hang_hieu_qua_nha_5043.pdf