Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết vềnhững sự kiện môi trường.
Định nghĩa vềmôi trường bao gồm mối quan h ệtích cực của con người đối với
hoạt động sống, các yếu tốmôi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về
môi trường cũng có nghĩa là viết vềsức khỏe, kinh tế, chính trị, thương mại, phát
triển, các nguồn vật chất và các vấn đềkhoa học rộng lớn.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những kỹ năng viết báo về môi trường(4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ
MÔI TRƯỜNG (4)
Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết về những sự kiện môi trường.
Định nghĩa về môi trường bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với
hoạt động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về
môi trường cũng có nghĩa là viết về sức khỏe, kinh tế, chính trị, thương mại, phát
triển, các nguồn vật chất và các vấn đề khoa học rộng lớn.
I- Khái niệm viết báo về môi trường
1- Định nghĩa rộng
Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết về những sự kiện môi trường. Định
nghĩa về môi trường bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với hoạt
động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về môi
trường cũng có nghĩa là viết về sức khỏe, kinh tế, chính trị, thương mại, phát triển,
các nguồn vật chất và các vấn đề khoa học rộng lớn. Tóm lại, những quan hệ
tương tác với các yếu tố môi trường nuôi sống và phục vụ con người, cóa khả
năng làm thay đổi môi trường do sử dụng, phân phối hay lại phá vỡ các nguồn tài
nguyên của nó, tất cả hợp lại như là một đề tài cho lĩnh vực viết về môi trường.
2-Định nghĩa hẹp
Viết báo về môi trường là phản ánh những mối quan tâm về môi trường với cấp độ
liên tục, từ cấp độ quốc tấ tới cấp độ khu vực, quốc gia, cơ sở... cho đến cấp độ cá
nhân, bao hàm những vấn đề cần giải quyết cũng như những hoạt động tích cực.
3-Đề tài về môi trường
Đề tài viết báo về môi trường rất rộng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực, theo khái niệm
về môi trường đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên trong đề tài viết báo về môi
trường có nhiều cấp độ khác nhau như sau:
1-Đề tài cấp độ quốc tế: Bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến những vấn đề
rộng lớn có tính toàn cầu, khu vực như sự bùng nổ dân số, sự nghèo đói, nạn dịch
và bệnh tật, nạn thiếu nước sạch, nạn ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, nạn sa
mạc hoá, lỗ thủng tầng ô dôn, động vật tuyệt chủng, sự chuyển giao công nghệ...
2-Đề tài cấp độ Quốc gia: Những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến toàn quốc, có
tính quốc gia như trong lĩnh vực đô thị hoá, ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm nguồn
nước và không khí, các dự án lồng ghép bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
sử dụng các loại hoá chất, quản lý đất đai, diệt trừ côn trùng có hại...
3-Những cấp độ thấp hơn: Như giữ gìn môi trường khu phố, làng bản thôn xóm,
phòng tránh dịch bệnh, ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh...
Tóm lại: đề tài viết báo về môi trường rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như chính
trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, nông nghiệp...và được thể hiện theo sự phân chia
các trang, mục, chuyên đề...trên các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình
báo chí.
II - Cách tìm ý tưởng, đề tài cho bài báo viết về vấn đề môi trường.
1-Tìm ý tưởng, đề tài qua thực tế
Có thể tìm các ý tưởng, đề tài viết báo về môi trường qua các chuyến đi khảo sát
tình hình thực tế. Theo chúng tôi, có thể có 2 trường hợp như sau:
1-các ý tưởng, đề tài về môi trường đã xuất hiện, hình thành và có sẵn trong đầu,
trong khi bạn chưa tiến hành đi thực tế.
Trong trường hợp này thì các chuyến đi thực tế mà bạn thực hiện tiếp sau đó chủ
yếu hướng theo các ý tưởng, đề tài mà bạn đã có sẵn, nhằm tìm các tư liệu phục vụ
cho ý tưởng, đề tài đó. Nói cách khác là bạn đang tìm tư liệu để “minh hoạ” cho
các đề tài của bạn. Sau khi đã hoàn thành các chuyến đi, bạn đã “thu nạp” đủ các
tư liệu cho bài viết, khi đó bạn sẽ có thể ngồi vào bàn để hoàn thành bài viết về
môi trường của mình.
Ví dụ: Bạn có ý định viết một bài báo thật cụ thể về nạn phá rừng. Như vậy là bạn
đã có sẵn ý tưởng về đề tài. Vậy bước tiếp theo cần phải làm gì để thực hiện đề tài
đó? trước hết bạn sẽ nghiên cứu xem tại những địa phương nào trên cả nước đang
xảy ra nạn phá rừng? Sau khi đã có danh sách những địa phương đó, bạn sẽ lại
nghiên cứu xem những địa phương nào nạn phá rừng đang xảy ra một cách trầm
trọng và điển hình nhất mà khi đưa lên mặt báo sẽ “đánh động” đến dư luận, có
hiệu quả tuyên truyền cao nhất? và khi bạn đã có trong tay danh sách những địa
phương xảy ra nạn phá rừng trầm trọng, đáp ứng những yêu cầu mà bạn đặt ra, bạn
sẽ lại phải làm tiếp một việc nữa: lựa chọn trong số đó, địa phương nào mà bạn có
thể tiếp cận được một cách thuận lợi nhất? Chỉ sau khi hoàn thành tất cả những
bước đó, bạn mới có thể tiến hành chuyến đi thực tế, tìm kiếm những tư liệu cần
thiết cho bài báo của bạn.
2-Bạn tiến hành các chuyến đi thâm nhập thực tế, trong khi chưa có một ý tưởng,
đề tài nào về môi trường trong đầu. Rất nhiều trường hợp bạn muốn viết những bài
báo về môi trường. Tuy nhiên cho tới lúc này, bạn vẫn chưa có một ý tưởng, đề tài
nào trong đầu. Vậy bạn sẽ làm thế nào? Bạn sẽ đi thực tế. Đó cũng là một cách
làm tốt để tìm ý tưởng, đề tài cho các bài báo viết về môi trường. Bởi vì trong
nghề viết báo, nếu cứ thường xuyên nằm “cố thủ” trong phòng làm việc tại các toà
soạn, ít cọ sát với thực tế, thiếu vốn sống kinh nghiệm và sự từng trải thì khó có
thể tưởng tượng được thực tiễn muôn màu muôn vẻ, phong phú và đa dạng tại các
địa phương, cơ sở. Đặc biệt lại là các vấn đề về môi trường đang luôn luôn có
nhiều biến động diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống, xã hội. Chính vì vậy,
khi đã đắm mình trong cái thực tiễn “ngồn ngộn và đầy ắp những tư liệu” của cuộc
sống, bạn sẽ có rất nhiều những cơ hôi để nắm bắt thông tin, tư liệu để tìm tòi, xác
định những ý tưởng, đề tài của những bài báo viết về môi trường mà bạn sẽ bắt tay
vào viết.
Ví dụ: Toà soạn phân công bạn thực hiện một bài viết về môi trường. Nhưng cho
đến lúc này bạn vẫn chưa suy nghĩ được một đề tài nào. Bạn bèn làm một chuyến
đi điền dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, khi đến địa phận huyện Đông Sơn, Bạn
phát hiện ra rất nhiều lò vôi đang đốt nghi ngút khói suốt ngày đêm, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và ô nhiễn môi trường sống
của dân cư trong vùng. Và như vậy bạn đã có một đề tài cụ thể cho bài báo viết về
môi trường của mình.
2-Tìm ý tưởng - đề tài qua những cuộc hội nghị, hội thảo.
Đây cũng là một trong những nguồn quan trọng để bạn có thể khai thác các ý
tưởng, đề tài các bài báo viết về môi trường. Bởi vì ngày nay vấn đề môi trường
đang được đặt ra như một vấn đề có tính sống còn đối với nhân loại, được dư luận
hết sức quan tâm. Chính vì vậy, thời gian này có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về
vấn đề môi trường, với cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia, địa phương...đang liên
tiếp được tổ chức. Rất nhiều vấn đề về môi trường được đặt ra và bàn luận trong
các hội nghị, hội thảo đó. Và nếu bạn đang chuẩn bị viết những bài báo về môi
trường, không có gì tốt hơn cho việc tìm đề tài qua các hội nghị hội thảo như vậy.
Nếu tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo đó, chắc chắn bạn sẽ tha hồ mà nắm bắt
các ý tưởng, đề tài và cả rất nhiều nhiều tri thức trong lĩnh vực môi trường để thực
hiện các bài viết của mình.
Ví dụ1: Sau khi tham dự cuộc Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức,
bàn về vấn đề khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho khu vực dân cư vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, các nhà báo sẽ nắm bắt được nhiều thông tin quan
trọng trong lĩnh vực này để từ đó nảy sinh và thực hiện một loạt những bài báo
tuyên truyền cho vấn đề trên.
Ví dụ 2: Sau khi tham gia hội thảo về vấn đề phòng chống đại dịch thế kỷ HIV-
AIDS do UB phòng chống HIV-AIDS Việt Nam phối kết hợp với Diễn đàn Nhà
báo và Môi trường Việt Nam (VFEJ) tổ chức, các nhà báo sẽ có thể nắm bắt được
nhiều ý tưởng, đề tài về phòng chống căn bệnh thế kỷ, bảo vệ sức khoẻ và môi
trường sống trong lành mạnh của nhân loại...
2-Tìm ý tưởng, đề tài qua sách báo, tạp chí
Theo chúng tôi, sách báo và tạp chí cũng là một nguồn khá quan trọng để những
người viết báo về môi trường có thể khai thác để truy cập, tìm tòi ý tưởng, đề tài.
Trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, với cùng một đề tài về môi trường như nhau,
nhưng với đặc trưng khác nhau, mỗi loại hình báo chí, kể cả các báo chí có chung
một loại hình (như báo viết, báo hình...) nhưng có tôn chỉ mục đích khác nhau, vẫn
có thể đăng tin, bài khác nhau phục vụ cho mục đich tuyên truyền về môi trường
nói riêng, cũng như tất cả các loại đề tài khác nói chung. Chính vì vậy, báo chí có
thể khai thác lại, sử dụng lại đề tài về môi trường của nhau, và sau đó có cách thể
hiện với đặc trưng riêng của mình về đề tài mà báo bạn đã trình bày, theo một cách
thức mà chỉ riêng mình mới có.
Cũng với ý nghĩa trên, báo chí có thể khai thác đề tài, tìm tư liệu để thực hiện các
bài viết về môi trường qua các loại sách vở, tạp chí. Đó là các loại sách viết về đề
tài môi trường, hoặc các đề tài gần gũi với vấn đề môi trường. Thậm chí ngay cả
trong các loại sách vở, tạp chí về các lĩnh vực khác như văn học, lịch sử, kinh tế,
chính trị...cũng vẫn có thể khai thác những ý tưởng, đề tài để dựa vào đó thực hiện
những bài viết báo về môi trường.
Ví dụ1: báo “Sức khoẻ và Đời sống” số cuối tháng 10- 2004 có bài viết về nạn rác
thải y tế. Bài báo đã nêu lên một thực trạng đáng báo động về sự gây ô nhiễm môi
trường sống của người dân đô thị. Sau đó trên báo “Người Lao đông” số đầu tháng
11-2004 cũng có bài viết về vấn đề này, nhưng dưới giác độ bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động trước nạn xả rác thải y tế bừa bãi của các cơ sở y tế. Như vậy, có
thể tác giả của báo “Người Lao động” đã tham khảo và khai thác đề tài rác thải y
tế của báo “Sức khoẻ và Đời sống”, nhưng đã có một cách thể hiện khác với đặc
trưng của báo mình, và bài báo cũng đã gây được sự chú ý của dư luận.
Ví dụ 2: Qua cuốn truyện viết cho thiếu nhi “Mùa hè cuối cùng” của nhà văn Đào
Hữu Phương, ta có thể thấy bối cảnh dòng sông Mã chảy qua vùng quê Thanh Hoá,
đoạn sông qua huyện Thọ Xuân xưa kia là một dòng sông rất trong xanh thơ mộng,
là nơi bọn trẻ chăn trâu có thể đằm mình tắm táp và bơi lội suốt ngày. Nhưng hiện
nay đoạn sông trên đã bị ô nhiễm khá nặng nề bởi nước thải của nhiều nhà máy,
trong đó có nhà máy đường, nhà máy giấy...đóng trên địa bàn địa phương. Bọn trẻ
đã từ lâu thôi không dám bơi lội trên dòng sông hiện nay nước không còn trong
xanh như xưa. Và những đàn cá chết nổi lập lờ trắng bụng trên con sông đã là một
lời cảnh báo nặng nề đối với sự tàn phá của con người... Như vậy, chỉ đọc qua
cuốn truyện viết cho thiếu nhi trên, người cầm bút đã có thể rút ra rất nhiều ý
tưởng, đề tài cho các bài báo viết về môi trường của mình.
3-tìm đề tài qua các loại tài liệu khác (văn kiện, chính sách...)
Đây cũng là một nguồn khá quan trọng có thể khai thác để qua đó có thể tìm được
nhiều ý tưởng, đề tài viết báo về môi trường. ví dụ thông qua các điều luật, chính
sách, nghị định... về bảo vệ môi trường, nạn phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm,
khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép... nhà báo có thể nắm bắt và viết những
bài báo về những lĩnh vực trên. Đây cũng chính là những lĩnh vực “xung yếu”
trong vấn đề môi trường...
II- Nghiên cứu ý tưởng - đề tài, thu thập tài liệu cần thiết để có thể bắt tay
thực hiện bài viết.
Sau khi thông qua các nguồn mà chúng ta đã phân tích như trên, nhà báo đã có sẵn
ý tưởng, đề tài cho bài báo viết về môi trường của mình. Có thể nói nhà báo đã có
phần “xương cốt”, cần đắp thêm “phần da thịt” để hoàn chính một tác phẩm báo
chí phản ánh về môi trường. Vậy bước tiếp theo cần phải làm gì?
Trước hết, cần nghiên cứu kỹ ý tưởng, đề tài mà mình muốn viết. Phải cân nhắc,
xem xét với ý tưởng, đề tài đó, cần phải có các tư liệu, thông tin nào để “minh
hoạ”, có thể tập trung làm nổi bật ý tưởng, đề tài của bài báo, tạo hiệu quả và sức
thuyết phục cao nhất.
Sau khi đã xác định được các tư liệu, thông tin cần thiết cho bài báo. để có được
những thông tin, tư liệu cần thiết đó, nhà báo cần thực hiện, tác nghiệp nhiều biện
pháp có tính nghiệp vụ chuyên môn như sau:
Tiến hành những chuyến đi thâm nhập thực tế, đi điền dã, tiến hành các cuộc điều
tra... để thu thập tài liệu cho bài viết.
Tiến hành các cuộc trao đổi, phỏng vấn những người có trách nhiệm, những nhân
chứng, những người có liên quan lấy thêm những thông tin cần thiết để hoàn chỉnh
bài viết.
Sau khi đã có đủ tư liệu, thông tin cần thiết, bước cuối cùng nhà báo cần bố trí, sắp
xếp, hệ thống lại “kho” tư liệu cho hoàn chỉnh để bắt tay vào viết bài.
Ví dụ: Một nhà báo đang thực hiện loạt bài phóng sự viết về nạn phá rừng ở tỉnh
Đắc Lắc. Như vậy, anh ta cần phải có mặt tại các khu rừng đang bị tàn phá ở Đắc
Lắc, để tiến hành các cuộc điều tra, thâm nhập thực tế, thu thập các số liệu, cứ liệu,
chụp ảnh để minh hoạ cho bài viết.
Cạnh đó, nhà báo cần phải tiến hành một số vài cuộc phỏng vấn với một số người
có trách nhiệm: Các vị quan chức địa phương như chủ tịch xã, huyện, tỉnh sở tại,
đại diện cho cơ quan chức năng địa phương như như công an xã, huyện, tỉnh, bộ
đội biên phòng, chi cục kiểm lâm… trao đổi với vài người khác có liên quan như
những nhân chứng, những người dân địa phương có chứng kiến vụ việc xảy ra;
thậm chí nhà báo đó cũng có thể gặp gỡ, trao đổi với những đối tượng có liên quan
đến nạn phá rừng... qua các cuộc phỏng vấn, trao đổi và gặp gỡ đó, nhà báo sẽ có
thêm nhiều tư liệu, thông tin cần thiết.
Sau khi đã có đầy đủ tư liệu cần thiết cho một bài phóng sự về nạn phá rừng ở Đắc
Lắc, nhà báo cần sắp xếp, hệ thống lại những tư liệu đã thu nhận được theo một
trình tự thật lô-gíc. Và bây giờ thì chỉ còn mỗi một việc là bắt đầu bắt tay vào viết
bài phóng sự của mình.
III- Những điều cần chú ý khi viết báo về môi trường
1 -Vấn đề môi trường thường là một vấn đề có tính tổng hợp, liên quan tới nhiều
mặt khác nhau như đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá.... cạnh đó, vấn
đề môi trường thường kéo dài, có khi qua nhiều thế hệ. Vì thế bài báo viết về MT
cần chú ý đến tính tổng hợp và tính liên tục, tính quá trình.
2-Bài viết về MT thường chứa đựng yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ thông
tin…do đó nhà báo khi viết về đề tài môi trường, phải có kiến thức và am hiểu về
các lĩnh vực trên. Nếu thiếu chuyên môn hoặc chưa hiểu rõ, cần trao đổi thêm với
các nhà chuyên môn về vấn đề này. Người viết cũng cần phải đặc biệt chú ý đến
các thuật ngữ chuyên môn và diễn đạt sao cho bạn đọc có thể hiểu được các thuật
ngữ này. Nói cách khác là cố gắng đơn giản hoá những thuật ngữ và vấn đề khó
hiểu để công chúng có thể nắm bắt được vấn đề.
3- Có thể nhiều lĩnh vực khác cũng liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức khác
nhau. Nhưng đặc biệt vấn đề môi trường có liên quan đến quá nhiều người, quá
nhiều tổ chức và các khía cạnh khác nhau. Rất phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố
kỹ thuật. Nên nó thường gây khó khăn cho nhà báo khi viết vì cần phải cân bằng
nhiều quan điểm khác nhau. Một số nhà báo dung hoà bằng cách cân bằng theo
tính định lượng các nhóm ý kiến khác nhau, hoặc đề cập đến các ý kiến ngang
bằng nhau. Một số nhà báo khác cố gắng đánh giá cái đã “được khoa học công
nhận” của những bằng chứng. Có nghĩa là nhà báo sẽ tự quyết định bằng chứng
của môi trường hay khoa học có sức thuyết phục hơn. Có một điều cần thiết là nhà
báo hết sức thận trọng trong việc cân đối tất cả những quan điểm liên quan trong
cuộc tranh cãi về môi trường.
4-Đề tài về môi trường thường có mức độ nhạy cảm cao, một bài báo viết về môi
trường có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều đơn vị, nhiều địa
phương…và gây ra những cuộc tranh luận, kể cả thậm chí tranh cãi nảy lửa kéo
dài và có thể làm phức tạp thêm tình hình. Vì thế trong trường hợp này, người làm
báo phải hết sức thận trọng thận trọng, không khích động và tránh làm cho bạn đọc
hoang mang.
5-Bài viết về môi trường cần gây được dư luận, làm cho đông đảo mọi người, xã
hội và cộng đồng quan tâm. Muốn đạt được mục đích đó, trong bài viết của mình,
nhà báo cần chỉ ra được vấn đề đang đề cập có thể gây ảnh hưởng (tích cực hoặc
tiêu cực, nhanh hoặc chậm, ngay tức khắc hoặc lâu dài…) đến tất cả mọi người,
đến đời sống xã hội như thế nào. Điều này cũng có nghĩa là bài báo đã hướng
được sự chú ý của dư luận, đạt hiệu quả tuyên truyền cao và có tác dụng thiết thực
đến sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
6-Bài báo về môi trường cần được xử lý có chiều sâu, hết sức chu đáo và cẩn thận,
dựa trên những tư liệu thuyết phục và không thể phản bác.
7- Các vấn đề và giải pháp cho môi trường thường ở phạm vi rộng lớn và có ảnh
hưởng lâu dài. Đây cũng là điểm cần đặc biệt chú ý khi viết về đề tài này.
8- Khi đã trở thành một nhà báo thường xuyên viết về đề tài môi trường, các nhà
báo cần có hoạt động xã hội rộng rãi và có nhiều mối quan hệ, đến mức có thể trở
thành các nhà hoạt động xã hội. Điều đó có thể giúp nhà báo có thêm nhiều tri
thức và thường xuyên cập nhật được thông tin về môi trường. Cạnh đó có một vấn
đề rất đáng quan tâm là các nhà báo viết về môi trường cũng cần tham gia vào quá
trình giáo dục để nâng cao nhận thức về lĩnh vực này cho công chúng.
9- Vấn đề cuối cùng: Khi bạn đã hoàn thành một bài báo viết về môi trường, bạn
cần quan tâm và theo dõi đến cùng để bài báo được công bố và đến với bạn đọc.
Bởi vì không hiếm khi người biên tập, vì nhiều lý do, ít “mặn mà” với những bài
viết về đề tài này. Và trong những trường hợp như vậy bạn cần phải cố gắng
thuyết phục những người biên tập dùng bài viết về môi trường.
IV- Thực tế xảy ra trong khi tác giả thực hiện một phóng sự về môi trường có
nhan đề “Cơ sở xản xuất than tổ ông gây ô nhiễm nghiêm trọng tại đường
Láng, Hà Nội”
Vào đầu tháng 9-2003, toà soạn báo lao động Xã hội nhận được đơn khiếu nại của
một số hộ dân sinh sống tại đường Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
khiếu nại về việc bị một cơ sở sản xuất than tổ ong xả khí độc, bụi bặm và khói
than làm ô nhiêm môi trường sống. Lá đơn cũng cho biết mặc dù đã kiến nghị lên
các cấp có thẩm quyền nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Là một phóng viên rất quan tâm đến đề tài môi trường, tôi liền chuẩn bị thực hiện
bài điều tra về hiện tượng này. Ngày 11/9, tôi đi xuống cơ sở. Trên đoạn đường
vào khu vực sản xuất than, tôi đã nhận thấy bụi mù mịt, khói than bám đen trên
những bức tường. không khí rất ngột ngạt khó thở, đúng như những gì miêu tả
trong lá đơn. còn nơi cơ sở sản xuất than đang vang lên tiếng động ầm ầm của các
loại máy thủ công, chiếc lò phun khói làm đen cả một vùng... Tôi toan giơ máy
ảnh lên chụp thì một thanh niên (có lẽ là bảo vệ của lò than) chạy ra ngăn không
cho chụp ảnh.
Trước khó khăn mới nảy sinh đó, tôi bèn quay trở lại tìm gặp chính quyền địa
phương. Tôi đã gặp được vị chủ tịch phường. Sau khi giới thiệu, tôi đề nghị ông
danh cho tôi một cuộc trao đổi ngắn. Vị chủ tịch vui vẻ nhận lời.
Tôi bèn đặt câu hỏi đầu tiên:
-Chắc ông cũng biết hiện đang tồn tại của một cơ sở sản xuất than gây ô nhiễm
trên địa bàn phường tại đường Láng?
Vị chủ tịch trả lời ngay:
-Biết, tôi biết, chúng tôi đã có nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, cảnh cáo, phạt và bắt
làm cam kết, nhưng đâu vẫn hoàn đấy(!)
Tôi thuật lại sự việc, đề nghị ông cho người tháp tùng để tôi tác nghiệp. Vị chủ
tịch bèn cử một công an viên đi cùng tôi xuống cơ sở sản xuất than đó. Đến nơi,
tôi đưa máy chụp ảnh lên, lập tức người bảo vêh ban nãy xuất hiện. Anh ta lại toan
cấm tôi chụp ảnh. Nhưn người công an đi cùng tôi đã nghiêm nghị nhắc anh ta về
hành động trái luật báo chí đó. Và tôi đã có thể ung dung chụp mấy kiểu ảnh mà
mình cần.
Sau đó, tôi tìm đến một số nhà dân để trao đổi với họ theo đơn thư phản ánh.
Nhưnh nhiều nhà dân đóng cửa không tiếp tôi, có lẽ họ sợ bị những người trong cơ
sở sản xuất tha làm khó dễ. Tôi đã kiên trì vận động, thuyết phục. Cuối cùng, mấy
hộ dân đã mở cửa mời tôi vào nhà và mạnh dạn nói lên tâm tư nguyện vọng của họ,
đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền mạnh tay dẹp bỏ, di chuyển cơ sở sản
xuất than tổ ong gây ô nhiễm trên ra khỏi khu địa bàn dân cư. Nhờ đó, tôi đã chụp
ảnh và lấy được một số ý kiến người dân, làm ví dụ sinh động cho bài viết.
Tiếp theo, tôi đã tìm gặp lại vị chủ tịch phường, nêu lên sự bức xúc của người dân
và đề nghị ông cho biết hướng giải quyết dứt điểm. Vị chủ tịch hứa sẽ cho đoàn
kiểm tra xuống ngay và có “biện pháp mạnh”, Làm dứt điểm”. Tôi cũng gặp một
người có trách nhiệm trong vấn đề môi trường trên địa bàn để hỏi ý kiến trước sự
việc. Người này cũng cho biết cơ sở trên đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi
trường. Cơ quan chức năng sẽ phối kết hợp với địa phương để xử lý hiện tượng
này.
Cuối cùng, để hoàn chỉnh tư liệu cho bài viết, tôi toan tìm gặp người phụ trách cơ
sở sản xuất. Nhưng qua nhiều lần hẹn mà ông ta vẫn khất lần, không chịu gặp tôi.
Nhưng thực ra không gặp được ông ta cũng chẳng, bởi vì tôi đã có khá đầy đủ
những tài liệu cần thiết cho bài phóng sự của mình. Sau đó bài viết của tôi được
đăng trên báo Lao động Xã hội số cuối tháng 9-2003.
Bài báo đã được nhân dân đường Láng Hạ rất hoan nghênh, góp phần tăng thêm
quyết tâm xử lý dứt điểm cơ sở gây ô nhiễm của cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương. Và một tháng sau khi tôi trở lại địa bàn này, cơ sở than tổ ong
trên đã được di chuyển ra một vùng ngoại ô xa khu dân cư, trả lại môi trường sống
trong lành cho nhân dân trong khu vực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_ky_nang_viet_bao_ve_moi_truong_4__9633.pdf