Công nghệ thông tin (CNTT) không ngừng phát triển một cách nhanh chóng, sâu rộng và
ảnh hưởng của nó đến công việc kế toán càng ngày càng mạnh mẽ. Việc tìm hiểu các kỹ
năng CNTT nào hiện nay cần thiết cho nghề kế toán sẽ giúp cho nhà trường xem xét lại sự
phù hợp giữa chuẩn đầu ra về kỹ năng của chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế. Một
bảng câu hỏi liệt kê các kỹ năng công nghệ thông tin được gửi cho 145 người làm công tác
kế toán nhằm khảo sát quan điểm của họ về tầm quan trọng của các kỹ năng này. Các kết
quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, các kỹ năng sử dụng bảng tính, phần mềm kế
toán, phần mềm khai báo thuế và cơ sở dữ liệu là các kỹ năng rất cần thiết. Bên cạnh đó,
những kỹ năng về sử dụng phần mềm phân tích thống kê, trình duyện web và phần mềm
thiết kế quy trình kinh doanh là không cần thiết.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết cho nhân viên kế toán trong thời đại số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1300
NHỮNG KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CẦN THIẾT
CHO NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Bùi Quang Huy, Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Phạm Nhật Anh
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng
TÓM TẮT
Công nghệ thông tin (CNTT) không ngừng phát triển một cách nhanh chóng, sâu rộng và
ảnh hưởng của nó đến công việc kế toán càng ngày càng mạnh mẽ. Việc tìm hiểu các kỹ
năng CNTT nào hiện nay cần thiết cho nghề kế toán sẽ giúp cho nhà trường xem xét lại sự
phù hợp giữa chuẩn đầu ra về kỹ năng của chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế. Một
bảng câu hỏi liệt kê các kỹ năng công nghệ thông tin được gửi cho 145 người làm công tác
kế toán nhằm khảo sát quan điểm của họ về tầm quan trọng của các kỹ năng này. Các kết
quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, các kỹ năng sử dụng bảng tính, phần mềm kế
toán, phần mềm khai báo thuế và cơ sở dữ liệu là các kỹ năng rất cần thiết. Bên cạnh đó,
những kỹ năng về sử dụng phần mềm phân tích thống kê, trình duyện web và phần mềm
thiết kế quy trình kinh doanh là không cần thiết.
Từ khóa: công nghệ thông tin, kỹ năng công nghệ thông tin, kế toán viên, thời đại số.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều
của nó đến nghề nghiệp kế toán, việc trang bị các kỹ năng CNTT cần thiết cho người kế
toán để có thể ứng dụng vào công việc hàng ngày, đang ngày càng trở nên quan trọng và
cấp thiết hơn. Đây cũng là một thách thức đặt ra đối với những người soạn thảo chương
trình giảng dạy các môn học của ngành kế toán – kiểm toán. Việc trang bị các kỹ năng công
nghệ thông tin phù hợp cho sinh viên chuyên ngành giúp các nhà giáo dục đáp ứng được
yêu cầu của xã hội đối với chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp, những người nghề kế
toán, kiểm toán viên tương lai. Để đạt được điều này, việc xem xét lại những kỹ năng CNTT
cần thiết, phù hợp cho nghề kế toán – kiểm toán để thay đổi chương trình đào tạo kế toán –
kiểm toán nói chung và đặc biệt là học phần hệ thống thông tin kế toán nói riêng là một vấn
đề cần được quan tâm trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. (Gary Pan & Poh-Sun
Seow, 2016).
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Việc trang bị các kỹ năng công nghệ thông tin cho kế toán viên đã được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới đề cập. Joseph Y. Awayiga (2014) và các đồng sự đã nêu lên tầm quan
trọng của kỹ năng CNTT trong đào tạo kế toán. Nhóm tác giả đã cung cấp các kỹ năng công
nghệ thông tin cần thiết bao gồm: phần mềm bảng tính; phần mềm cơ sở dữ liệu; phần mềm
1301
trình diễn; phần mềm quản lý và dự toán ngân sách; phần mềm xử lý văn bản; phần mềm
giao tiếp (ví dụ: Outlook); phần mềm hỗ trợ thương mại điện tử; trình duyệt web; hệ điều
hành Windows.
Mgaya và Kitindi (2008) cũng liệt kê các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết trong đào tạo
kế toán tại Botsawa bao gồm: phần mềm bảng tính; phần mềm kế toán; phần mềm cơ sở dữ
liệu; phần mềm xử lý văn bản; phần mềm kiểm toán; phần mềm giao tiếp (ví dụ: Outlook);
trình duyệt web; phần mềm đồ họa; phần mềm trình diễn; hệ điều hành Windows; phần mềm
thống kê (ví dụ: SPSS); phần mềm diệt virus; phần mềm khai báo thuế; phần mềm hỗ trợ ra
quyết định.
Rai và cộng sự (2010) đưa ra các kỹ năng công nghệ thông tin ở Úc và xem xét sự chênh
lệch giữa tầm quan trọng của kỹ năng và kiến thức của kế toán viên về kỹ năng đó. Các kỹ
năng được tổng kết lại và phân thành từng nhóm khác nhau:
Nhóm ứng dụng văn phòng phổ thông gồm: xử lý văn bản, bảng tính điện tử, các công cụ
tìm kiếm trên internet, phần mềm giao tiếp và email.
Nhóm ứng dụng quản lý dữ liệu: cơ sở dữ liệu điện tử, các công cụ quản lý và chia sẻ dữ liệu.
Nhóm ứng dụng kế toán: phần mềm kế toán, phần mềm khai báo thuế, các công cụ hỗ trợ
quản lý thời gian và lập hóa đơn.
Nhóm tự động hóa cao: hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), hệ trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI), hệ chuyên gia và hỗ trợ ra quyết định.
Nhóm tự động hóa công tác kiểm toán: giấy làm việc điện tử, phần mềm kiểm toán, thử
nghiệm cơ bản.
Nhóm phát triển hệ thống: phương pháp luận phát triển hệ thống, sơ đồ hóa và mô hình hóa
dữ liệu, phần mềm mô phỏng kinh doanh, các công cụ lập trình và phần mềm quản lý dự án.
Nhóm vận hành hệ thống: các hệ điều hành, các kỹ thuật về máy chủ - máy khách, công
nghệ số và không dây, cấu hình mạng.
Nhóm quản trị bảo mật: phần mềm diệt virus, phần mềm mã hóa, công nghệ tường lửa,
hệ thống xác minh người dùng, các công cụ sao lưu và phục hồi, các công cụ phát hiện
xâm nhập.
Như vậy, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết
cho người kế toán. Tùy theo mức độ phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, mỗi
nước sẽ có một yêu cầu khác nhau về các kỹ năng cần trang bị. Nhưng nhìn chung, những
kỹ năng sau đây là cần thiết đối với người kế toán, và đó là cơ sở để thực hiện nghiên cứu
này: phần mềm bảng tính; phần mềm kế toán; phần mềm cơ sở dữ liệu; phần mềm xử lý
văn bản; phần mềm kiểm toán; phần mềm giao tiếp (ví dụ: Outlook).
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu theo phương pháp thống kê mô tả. Để thu thập dữ phục
vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế sẵn bảng câu hỏi khảo sát với nội dung xoay quanh về
những kỹ năng CNTT mà hiện tại mà các nhân viên kế toán đang sử dụng cũng như kỳ vọng
của họ trong việc trang bị các kỹ năng khác trong thời đại số cho 322 kế toán viên kế toán
đang công tác tại các doanh nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai thông qua danh
1302
sách anh chị là cựu sinh viên của Khoa Tài chính – Thương mại, trường Đại học Công nghệ
TP.HCM (HUTECH) từ tháng 02/2021 đến tháng 03/2021 bằng đường email và khảo sát
trực tuyến thông qua Google Form. Số lượng hồi đáp nhận được là 145, chiếm tỷ lệ 45%
(145/322 phiếu). Những người được khảo sát sẽ tự đánh giá mức độ sử dụng 13 kỹ năng
công nghệ thông tin liệt kê ở phần cơ sở lý luận nhằm xếp hạng kỹ năng cần thiết nhất dựa
vào thang đo Likert với 5 mức độ: 1 – không sử dụng tới 5 – sử dụng liên tục. Phần mềm
Microsoft Excel được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu.
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả mô tả mẫu
Kết quả khảo sát có 145 người trả lời hợp lệ. Xét về khía cạnh giới tính, mẫu gồm 68 nữ
(chiếm 46,9%) và 77 nam (chiếm 53,1%) như Bảng 1 đã trình bày. Kết quả thống kê mô tả ở
bảng 2 cho thấy mẫu phân bố tương đối đồng đều ở 3 khu vực: TP.HCM có 46 người (chiếm
31,7%), Bình Dương có 51 người (chiếm 35,2%) và Đồng Nai có 48 người (chiếm 33,1%).
Về kinh nghiệm người được khảo sát, bảng 3 thể hiện có 37 người có từ 2 năm kinh nghiệm
trở xuống (chiếm 25,5%), 51 người từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm (chiếm 35,2%) và 57 người
trên 5 năm kinh nghiệm (chiếm 39,3%). Đối với tuổi người khảo sát, nhỏ nhất là 22 tuổi và
lớn nhất là 30 tuổi. Việc khảo sát những người tuổi còn trẻ giúp việc đánh giá mức độ sử
dụng các kỹ năng CNTT trong công việc trở nên dễ dàng hơn. Có 55 người từ 22 tuổi đến
25 tuổi (chiếm 37,9%), 46 người từ 26 tuổi đến 28 tuổi (chiếm 31,7%) và 44 người trên 29
tuổi (chiếm 30,3%).
4.2 Mức độ sử dụng kỹ năng công nghệ thông tin của kế toán viên
Bảng 1. Mức độ sử dụng kỹ năng công nghệ thông tin
Kỹ năng công nghệ thông tin Mức độ sử dụng Hạng
Phần mềm bảng tính 3,97 2
Phần mềm kế toán 3,99 1
Phần mềm cơ sở dữ liệu 3,56 4
Phần mềm xử lý văn bản 2,95 6
Phần mềm kiểm toán 1,52 13
Phần mềm giao tiếp (ví dụ: Outlook) 3,01 5
Trình duyệt web 1,90 10
Phần mềm đồ họa 1,89 12
Phần mềm trình diễn 1,90 10
Hệ điều hành Windows 2,08 7
Phần mềm thống kê (ví dụ: SPSS) 2,07 8
1303
Kỹ năng công nghệ thông tin Mức độ sử dụng Hạng
Phần mềm diệt virus 1,94 9
Phần mềm khai báo thuế 3,92 3
Nguồn: tác giả tính toán
Bảng câu hỏi được sử dụng để các kế toán viên đánh giá mức độ sử dụng các kỹ năng
CNTT trong công việc hàng ngày của họ bằng thông qua thang đo Likert 5 mức độ. Mức độ
sử dụng bình quân và xếp hạng các kỹ năng được trình bày ở Bảng 1. Kết quả phân tích cho
thấy rằng, mức độ sử dụng kỹ năng CNTT của kế toán viên nằm trong khoảng từ 1,52 đến
3,99. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng CNTT trong công tác kế toán của những đối
tượng được khảo sát dừng ở mức thường sử dụng, chưa đạt được mức sử dụng liên tục.
Những kỹ năng thường sử dụng nhất là: phần mềm kế toán, phần mềm bảng tính, phần
mềm khai báo thuế và phần mềm cơ sở dữ liệu. Ngược lại, những kỹ năng như sử dụng
phần mềm kiểm toán, phần mềm đồ họa, phần mềm trình diễn và phần mềm diệt virus là ít
sử dụng nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những công cụ nào cần được tích hợp vào giảng dạy trong
chương trình đào tạo kế toán bậc đại học. Nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của công
việc, phù hợp với thời lượng giảng dạy, các nhà giáo dục nên cung cấp được các kỹ năng
CNTT cho sinh viên kế toán theo thứ tự xếp hạng. Các kỹ năng hàng đầu mà sinh viên cần
được trang bị là: phần mếm kế toán; phần mềm bảng tính; phần mềm khai báo thuế và cơ
sở dữ liệu.
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kỹ năng CNTT là một kỹ năng thiết yếu cho các sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên
chuyên ngành kế toán nói riêng. Các trường đại học cần trang bị các kiến thức và kỹ năng
CNTT cho người học một cách hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Việc trang bị
kiến thức và kỹ năng CNTT cần được xây dựng dựa trên các môn học tích hợp lý thuyết và
thực hành. Thực tế cho thấy, việc giảng dạy lý thuyết nhưng không đi kèm thực hành sẽ
khiến người học không thể trang bị kỹ năng cho bản thân. Ngược lại, việc giảng dạy thực
hành nhưng không có lý thuyết bổ trợ sẽ làm sinh viên không có được một cái nhìn tổng
quát về vấn đề được học mà chỉ có thể giải quyết một vài tình huống cụ thể.
Việc trang bị kỹ năng CNTT cho sinh viên không thể do một học phần hệ thống thông tin kế
toán đảm nhiệm. Đây là một kỹ năng cần được lồng ghép vào các học phần khác của kế
toán nhằm tăng cường tính ứng dụng vào công việc khi sử dụng các kỹ năng này. Hiện nay,
việc trang bị kỹ năng CNTT vẫn còn mang tính riêng lẻ, thiếu sự tích hợp vào các môn học
chính. Các môn hệ thống thông tin kế toán được giảng dạy tách biệt với các môn học kế
toán, thậm chí là trước các môn học kế toán. Điều này làm giảm đi hiệu quả của môn học,
không thể truyền đạt được tất cả các nội dung và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong kế toán.
Thông qua bài nghiên cứu này, các nhà giáo dục, những người góp phần rất quan trọng đến
việc trang bị kỹ năng CNTT cho các kế toán viên sẽ có một bức tranh tương đối rõ ràng về
các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết cho nghề kế toán, từ đó điều chỉnh lại chương
trình môn học kế toán cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn. Ngoài ra, việc
1304
điều chỉnh nội dung các môn học thuộc học phần hệ thống thông tin kế toán để trang bị cho
sinh viên những kiến thức và kỹ năng CNTT phù hợp nhất cũng là một yêu cầu quan trọng.
Gary Pan & Poh-Sun Seow (2016) đã tổng kết lại các nội dung nên được trình bày trong
chương trình giảng dạy học phần hệ thống thông tin kế toán như sau:
Hình 1. Mô hình cho chương trình giảng dạy học phần hệ thống thông tin kế toán
Nguồn: Gary Pan & Poh-Sun Seow, 2016
Với mong muốn xác định các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết cho người làm công tác
kế toán, giúp người kế toán hoàn thiện bản thân, những nhà tuyển dụng xác định được yêu
cầu tuyển dụng và đặc biệt là các nhà giáo dục có thể đánh giá lại nội dung giảng dạy,
chuẩn đầu ra của ngành, nghiên cứu đã được thực hiện. Tuy nhiên, do thời gian và không
gian khảo sát chưa rộng, nên để sự đánh giá thêm chính xác, cần thiết có một nghiên cứu
với quy mô rộng hơn nhằm củng cố các nhận định trong bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Joseph Y. Awayiga (2014). Personal Transferable Skills in Accounting Education RPD,
ISBN: 978-1-138-81830-9.
[2] Mgaya, K. V., & Kitindi, E. G. (2008). IT skills of academics and practising accountants
in Botswana. World Review of Entrepreneurship, Management and Sustainable
Development, 4(4), 366-379.
[3] Pan, G., & Seow, P. S. (2016). Preparing accounting graduates for digital revolution: A
critical review of information technology competencies and skills development. Journal
of Education for Business, 91(3), 166-175.
[4] Rai, P., Vatanasakdakul, S., & Aoun, C. (2010, August). Exploring perception of IT
skills among Australian accountants: An alignment between importance and
knowledge. In AMCIS (p. 153).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_ky_nang_cong_nghe_thong_tin_can_thiet_cho_nhan_vien_ke.pdf