Có lẽ tất cả chúng ta đều nhận ra rằng, có sự
khác biệt nhất định về tâm lý giữa bé trai và bé
gái.
Trong một thí nghiệm, mọi người đã cố tình đưa cho
bé gái nhiều mô hình xe điện tử đồng thời khuyến
khích bé trai chơi đùa với những con búp bê giữa rất
nhiều món đồ chơi xung quanh. Kết quả là hầu hết
các bé gái đều chú ý đến những chú ngựa con màu
hồng trong khi bé trai thì tỏ ra hứng thú với những cỗ
xe tăng hơn là con thỏ hồng bé nhỏ.
9 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Những khác biệt tâm lý giữa bé trai-bé gái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những khác biệt tâm lý giữa
bé trai-bé gái
Có lẽ tất cả chúng ta đều nhận ra rằng, có sự
khác biệt nhất định về tâm lý giữa bé trai và bé
gái.
có sự khác biệt nhất định về tâm lý giữa bé trai và bé gái.
Nguồn: Images.
Trong một thí nghiệm, mọi người đã cố tình đưa cho
bé gái nhiều mô hình xe điện tử đồng thời khuyến
khích bé trai chơi đùa với những con búp bê giữa rất
nhiều món đồ chơi xung quanh. Kết quả là hầu hết
các bé gái đều chú ý đến những chú ngựa con màu
hồng trong khi bé trai thì tỏ ra hứng thú với những cỗ
xe tăng hơn là con thỏ hồng bé nhỏ.
“Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào dẫn đến hiện
tượng này? Những khác biệt ứng xử giữa nam và nữ
là vấn đề không chỉ đơn thuần do giáo dục", bác sĩ
Sheri Berenbaum, trưởng Khoa tâm lý nhi đồng, đại
học bang Pennsylvania, cho biết.
Thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng, ngay từ khi
chưa chào đời, bộ não giữa bé trai và bé gái đã phát
triển rất khác nhau, từ đó hình thành nên những cá
thể riêng biệt với những tính cách rất đặc trưng giữa
hai giới.
Sự khác biệt nào giữa bộ não bé trai và bé gái?
Nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng ngay từ khi mới
sinh cho đến lúc lớn lên, thật sự có khác biệt về vật lý
trong bộ não giữa hai giới. Nhưng cho đến tận thời
điểm hiện nay, hiểu biết về việc những khác biệt đó
ảnh hưởng như thế nào đến thái độ, tính cách… ở trẻ
em vẫn còn rất mơ hồ.
Chẳng hạn, những nhà khoa học nhận thấy có một
vùng nhất định trong não thúc đẩy các bé trai thích
vận động trong khi đó lại hướng các bé gái đến việc
chăm chút, tỉ mỉ nhiều hơn. Nhưng giả thuyết đó vẫn
chưa được xác định rõ ràng.
ợc sinh ra, não các bé bắt đầu phát triển theo những xu hướng riêng.
So sánh sự phát triển giữa não bé trai và bé gái
Khi vừa được sinh ra, não các bé bắt đầu phát triển
theo những xu hướng riêng của mình. Công trình
nghiên cứu MRI chỉ ra rằng có một vài phần phát triển
nhanh hơn ở não nữ giới và ngược lại. Thế nên, não
bộ của bé trai và gái cùng tuổi có thể ở các cấp độ
phát triển rất khác nhau. Mặc dù vậy, chúng cứ liên
tục đuổi theo và bắt kịp nhau khi chơi cút bắt.
Kích thước cũng rất phong phú. Thường thì não các
bé trai phát triển lớn hơn não các bé gái, nhưng ý
nghĩa của việc này vẫn còn chưa thật sự rõ ràng.
Một vài nghiên cứu cho thấy ở nữ giới, vùng não kiểm
soát ngôn ngữ và cảm xúc thường lớn hơn ở nam.
(Vùng não này đặc biệt hoạt động rất nhạy khi chúng
ta nhìn vào một bức hình trái tim ngọt ngào!). Những
nghiên cứu khác còn xác định được rằng “thể chai”
(bộ phận nối giữa hai phần của não bộ) ở nữ thường
lớn hơn ở nam. Vài nhà khoa học tin rằng điều này có
nghĩa các bé gái có khả năng vận dụng cả hai bán
cầu não cùng một lúc để giải quyết những vấn đề của
mình!
Thế nhưng, cần nhớ rằng những khác biệt này không
có nghĩa là con trai sẽ độc quyền có ưu thế ở một vài
lĩnh vực trong khi con gái chiếm lĩnh ở một số lĩnh
vực khác! Như Berenbaum đã giải thích, bộ não của
chúng còn rất non trẻ, và những phần não nào phát
triển hay không còn tùy thuộc vào cách chúng sử
dụng hay lãng quên những chức năng đó.
Có phải con gái thường dễ khóc hơn con trai vì não
bộ của chúng đã được lập trình sẵn như thế? Hay bộ
não được định hình dựa trên cảm xúc cụ thể của đối
tượng? Cả hai giả thuyết này đều đúng chăng?
Chúng ta vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác ngay
lúc này!
Để bổ sung thêm vào tính chất mơ hồ của những giả
định này, vẫn còn đó những cá thể nhất định không
tuân thủ theo khuôn mẫu có sẵn này. Có rất nhiều bé
gái được gọi là “tomboy” dường như chẳng có hứng
thú gì đối với những con búp bê, đồng thời cũng có
vài bé trai rất thích những trò chơi vốn đã được “mặc
định” dành riêng cho con gái. Những đứa trẻ này vẫn
lớn lên mỗi ngày hết sức bình thường!
Bé trai và bé gái có suy nghĩ khác nhau hay
không?
Những nhà khoa học thuộc Chủng viện Sức khỏe
Quốc gia đang tập họp lại kết quả các báo cáo từ
công trình MRIs, khảo sát từ 500 bé trai lẫn bé gái
khỏe mạnh nhằm cố gắng tìm ra lời giải đáp cho
những câu hỏi then chốt về sự khác biệt giữa quá
trình phát triển não bộ giữa hai giới. Họ đã khám phá
ra một vài thực trạng rất thú vị:
Trong hầu hết các trường hợp, bé trai và bé gái đều
thể hiện những khả năng rất giống nhau. Khả năng về
toán học của chúng khá cân bằng. Điều này có nghĩa
sự chênh lệch, những lỗ hổng toán học sau này (nếu
có) là sản phẩm của văn hóa chứ không phải sinh
học!
Các bé gái thường giỏi hơn trong việc ghi nhớ và
thuật lại một danh sách những từ ngữ nào đó. Chúng
cũng vượt trội hơn trong những công việc đòi hỏi sự
khéo léo của đôi bàn tay hay phải suy nghĩ, phản xạ
nhanh.
Các bé trai thể hiện năng lực khá hơn trong những
bài thi đòi hỏi về tư duy hình không gian. Chẳng hạn
như xếp các khối hình theo một mẫu được chuẩn bị
sẵn.
Đây mới chỉ là điểm khởi đầu…
Trên hết tất cả, nên nhớ rằng bộ não con người rất
linh hoạt. Não trẻ sẽ dần tự hình thành những kết nối
giữa các tế bào, tìm kiếm những ấn tượng mới và tích
lũy nhiều kỹ năng hơn khi chúng bắt đầu đọc, nghe,
nhìn và học…
Một bé gái có thể say sưa với chú búp bê của mình
trong tháng này, nhưng tháng sau lại lập tức chuyển
qua chơi những mô hình xây dựng, chuyện đó vẫn rất
bình thường! Mặc dù có thể bé không thể hiện sự
đam mê nhiều với những chiếc xe hơi mô hình,
nhưng bé vẫn có thể tận hưởng những khoảnh khắc
tuyệt vời khi lắp ráp xong chiếc xe, (biết đâu sau này
bé còn có thể ráp cả chiếc ô tô trong xưởng cơ khí
nữa không chừng!). Một bé trai có thể sẽ chẳng bao
giờ chơi trò rót trà để mời một con búp bê, nhưng bé
vẫn có thể học cách chăm sóc cho một con thú cưng
như thế nào (rồi từ đó còn biết nuôi dạy con cái mình
sau này).
Thay cho lời kết, xin mượn lời của Berenbaum đã nói:
“Những yếu tố sinh lý chưa phải đã là tất cả số phận
đâu!”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_khac_biet_0866.pdf