Những điều cần biết về ung thư thận Phần 2

Ung thư thận có thể được chữa trị bằng giải phẫu, arterial

emboilization (diệt khối u bằng cách làm nghẽn mạch máu nuôi khối u),

quang tuyến, sinh hóa hoặc hóa chất, bác sĩ có thể dùng mộthoặc nhiều cách

chữa trị trên.

Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư thận, bệnh nhân cũng cần được

chữa trị để giảm đau đớn hoặc các triệu chứng khác kể cả phần tâm thần.

Loại chữa trị này được gọi là "chữa trị phụ thuộc" hay supportive care,

symptom mange ment hoặc palliative care

pdf13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những điều cần biết về ung thư thận Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều cần biết về ung thư thận Phần 2 Các phương thức trị liệu Ung thư thận có thể được chữa trị bằng giải phẫu, arterial emboilization (diệt khối u bằng cách làm nghẽn mạch máu nuôi khối u), quang tuyến, sinh hóa hoặc hóa chất, bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều cách chữa trị trên. Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư thận, bệnh nhân cũng cần được chữa trị để giảm đau đớn hoặc các triệu chứng khác kể cả phần tâm thần. Loại chữa trị này được gọi là "chữa trị phụ thuộc" hay supportive care, symptom mangement hoặc palliative care. Giải phẫu Giải phẫu là cách chữa trị thông thường nhất cho ung thư thận. Đây là một loại chữa trị tại chỗ, chữa ung thư tại thận và vùng lân cận. Cuộc giải phẫu cắt bỏ quả thận được gọi là nephrectomy và có nhiều phương cách. Tùy theo thời kỳ của ung thư, bác sĩ có thể dùng một trong những cách sau: • Radical nephrectomy: Ung thư thận thường được chữa theo cách giải phẫu này. Bác sĩ cắt bỏ quả thận, tuyến thượng thận và những mô chung quanh thận kể cả hạch bạch huyết. • Simple nephrectomy: Bác sĩ chỉ cắt bỏ quả thận. Một số bệnh nhân ở thời kỳ I có thể được chữa trị theo cách này. • Partial nephrectomy: Bác sĩ cắt bỏ một phần quả thận nơi có khối u, cách giải phẫu này sử dụng khi bệnh nhân chỉ còn 1 quả thận hoặc khi bệnh nhân bị ung thư cả hai thận. Đôi khi, bệnh nhân với một khối u nhỏ, khoảng 4 cm hoặc nhỏ hơn, sẽ được chữa trị theo phương cách này. Trước khi giải phẫu, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ: - Bác sĩ sẽ dùng cách giải phẫu nào? - Có cần cắt bỏ hạch bạch huyết hay không? Tại sao? - Tôi sẽ ra sao sau khi mổ? Có cần đi lọc máu thường xuyên không? - Tôi có thể dự trữ máu để dùng trong khi mổ không? -Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường? - Tôi có thể tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng hay không? Arterial Embolization Đây là một cách chữa trị tại chỗ, làm giảm kích thước khối u; đôi khi được sử dụng trước khi mổ để cuộc giải phẫu dễ dàng hơn. Khi không thể mổ, cách chữa này được dùng để giảm triệu chứng. Bác sĩ đặt một ống rỗng (catheter) vào mạch máu ở chân, rồi chuyển ống vào động mạch dẫn đến thận bị ung thư; sau đó truyền một hóa chất làm nghẽn mạch máu này. Khối u trở nên thiếu máu, thiếu dưỡng khí và những chất dinh dưỡng khác để sinh trưởng nên tế bào chết dần. Trước khi bắt đầu chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ: -Tại sao tôi cần cách chữa trị này? - Tôi có phải ở lại bệnh viện không? Bao nhiêu lâu? - Phản ứng phụ và biến chứng là những gì? - Tôi có thể tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng hay không? Xạ trị Đây là một cách chữa trị ung thư tại chỗ, sử dụng chất phóng xạ để hủy hoại tế bào ung thư. Quang tuyến có thể được dùng trước hoặc sau khi giải phẫu và dùng chung với hóa chất. Một số bệnh nhân dùng ạ trị trước khi giải phẫu để thu nhỏ khối u, đôi khi sau khi giải phẫu để diệt những mô ung thư còn sót lại. Bệnh nhân không thể chịu giải phẫu cũng có thể dùng xạ trị để giảm đau và giảm các triệu chứng khác. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị: - Mục đích của việc chữa trị là gì? -Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? -Có cách nào phòng ngừa không? - Có phản ứng lâu dài nào không? - Khi nào thì bắt đầu? Bao lâu thì chữa trị xong? - Việc chữa trị sẽ tốn bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí không? - Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? - Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu? - Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không? Sinh hóa trị liệu Đây là một cách chữa trị ung thư toàn thân, những chất sinh hóa theo máu luân lưu khắp cơ thể. Sinh hóa trị liệu dùng sức đề kháng của cơ thể để chống lại ung thư. Bác sĩ có thể dùng interferon alpha hoặc interleukin-2 (IL-2 hoặc aldesleukin). Cơ thể bình thường tạo ra hai chất sinh hóa này ở một số lượng nhỏ khi bị nhiễm trùng hoặc cần đối kháng. Trong việc chữa trị ung thư, hai sinh hóa này được chế tạo trong phòng thí nghiệm với một số lượng lớn. Hóa chất trị liệu Đây là một cách chữa trị toàn thân, thuốc theo máu luân lưu khắp cơ thể. Mặc dù hóa chất trị liệu hữu hiệu trong việc chữa nhiều loại ung thư nhưng không mấy hiệu quả cho ung thư thận. Tuy nhiên bác sĩ vẫn tiếp tục tìm kiếm, thử nghiệm xem loại thuốc nào hữu hiệu. Trước khi chữa trị quý vị nên đặt câu hỏi với bác sĩ: - Mục đích của việc chữa trị là gì? -Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? - Có cách nào phòng ngừa không? - Có phản ứng lâu dài nào không? - Khi nào thì bắt đầu? Bao lâu thì chữa trị xong? - Việc chữa trị sẽ tốn bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí không? -Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? -Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu? -Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không? Phản ứng phụ của việc chữa trị ung thư Việc chữa trị ung thư thường gây hư hoại cho những tế bào lành mạnh, nên thường có phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào vị trí của khối u, cách chữa trị và mức đọ chữa trị nhiều hay ít. phản ứng phụ không xuất hiện giống nhau cho tất cả mọi người, có thể thay đổi từ lần chữa trị này so với lần chữa trị khác. Trước khi chữa trị, bác sĩ sẽ giải thích việc phản ứng phụ có thể xảy ra và cách ngăn ngừa. Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư, supportive care (tạm dịch là “chữa trị phụ” nhằm giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe, chịu đựng những phản ứng phụ, biến chứng từ việc chữa trị chính) cũng được sử dụng để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Tin tức về việc chữa trị được đăng tải trên trang nhà của Viện Ung Thư Quốc Gia www.cancer.gov/cancertopics/coping, và Information Specialists at 1-800-4-CANCER hoặc LiveHelp 1( Giải phẫu Thời gian cần thiết để phục hồi không đồng nhất cho mọi bệnh nhân, một vài ngày hậu giải phẫu là thời gian chịu đau đớn và thuốc men được dùng để giảm đau. Trước khi mổ, nên thảo luận với bác sĩ và y tá về cách giảm đau. Thuốc men có thể gia giảm để làm dịu cơn đau hậu giải phẫu. Bệnh nhân sẽ mệt mỏi, mất sức trong một thời gian ngắn. Nhóm chuyên viên chăm sóc sẽ theo dõi bệnh nhân để nhận biết tình trạng hoạt động của thận bằng cách đo lường lượng nước đem vào cơ thể và lượng nước tiểu thải ra cũng như các dấu hiệu của sự xuất huyết, nhiễm trùng hoặc những bệnh trạng, biến chứng khác. Khi 1 quả thận còn lại không thể làm việc đào thải của 2 quả thận, bệnh nhân cần được lọc máu bằng máy móc (dialysis). Hiếm khi, bệnh nhân được ghép thận mới. Arterial Embolization Sau khi làm Arterial Embolization, đau lưng, nóng sốt là hai biến chứng thông thường, đôi khi bệnh nhân bị buồn nôn và ói mửa. Xạ trị Phản ứng phụ tùy thuộc vào lượng và loại xạ trị. Phản ứng phụ thường biến mất một thời gian ngắn sau khi xạ trị. Biến chứng thông thường là mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và khó tiểu tiện. Ngoài ra vùng da nơi tia quang tuyến đi qua sẽ bị đỏ rát, ngứa ngáy, khó chịu. Bác sĩ có thể dùng thuốc men để làm giảm các triệu chứng hậu xạ trị. Nghỉ ngơi là điều cần thiết nhưng bệnh nhân cũng cần di động để duy trì phần nào sức mạnh của cơ thể. Sinh hóa trị liệu Biến chứng thông thường là nóng lạnh, sốt, bắp thịt đau ê ẩm, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, da mẩn đỏ. Các triệu chứng này có thể trầm trọng nhưng sẽ ngưng khi chấm dứt việc trị liệu. Hóa chất trị liệu Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại và lượng hóa chất sử dụng. Nói chung, hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư nên sẽ ảnh hưởng đến những tế bào tăng trưởng nhanh chóng: - Tế bào máu: Khi hóa chất chữa ung thư hạ thấp số tế bào máu khỏe mạnh, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng, và mệt mỏi, mất sức. Bác sĩ cần thử máu để đo lường số tế bào máu. Khi lượng tế bào xuống thấp, bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích tủy xương chế tạo tế bào mới nhanh chóng hơn hoặc sẽ được truyền máu. - Tế bào bọc quanh chân tóc: Hóa chất gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc trở lại sau khi chữa trị, tóc mới có thể khác màu hoặc thay đổi thể dạng. - Tế bào lót các bộ phận tiêu hóa: Hoá chất có thể gây kém ăn, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, lở miệng. Dinh dưỡng Dinh dưỡng rất quan trọng trong mọi giai đoạn, trước khi, trong khi và sau khi chữa trị ung thư. Bệnh nhân cần một lượng đầy đủ calorie, protein, sinh tố, và khoáng chất. Khi cơ thể được bồi bổ đúng mức, bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống vì nhiều nguyên nhân, mệt mỏi, biếng ăn hoặc khó nuốt thức ăn. Khi dùng hóa chất trị liệu, bệnh nhân có thể không còn nếm được thức ăn, hoặc cho rằng thức ăn không còn hương vị, thơm ngon như trước. Bệnh nhân cũng có thể chịu các phản ứng phụ như biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy. Có nhiều cách để bồi bổ cơ thể khi không thể ăn uống đầy đủ. Hãy thảo luận với chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietitian) để chọn cách dinh dưỡng thích hợp với đầy đủ calorie, protein, sinh tố (vitamins), và khoáng chất (minerals). Khi có thể, nên duy trì sự hoạt động, đi bộ, yoga, bơi lội hoặc những hoạt động khác có thể gia tăng năng lực. Nên thảo luận với bác sĩ về việc vận động cơ thể và báo cho bác sĩ biết khi việc vận động gây đau đớn. Thăm bệnh định kỳ Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng, các loại thử nghiệm như thử máu, chụp hình phổi, CT scan, nội soi hoặc những loại thử nghiệm khác. Báo cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ. Những nguồn hỗ trợ Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu. Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua bạn hữu, thân nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác. Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà… Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện thoại, hoặc qua internet. Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin tức, tài liệu liên quan đến ung thư Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan trọng về cách trị liệu hữu hiệu nhất. Những tìm hiểu khoa học đã tạo được nhiều lợi ích, giúp con người sống lâu hơn, và khoa học tiếp tục tìm kiếm. Các chuyên gia đang tìm kiếm phương pháp ngăn ngừa ung thư, cách tìm ra bệnh sớm hơn, cũng như cách trị liệu hiệu quả hơn. Các chuyên gia đang thử nghiệm các hóa chất trị liệu, sinh hóa trị liệu, giải phẫu, cũng như cách sử dụng các ngành trị liệu này chung với nhau. Họ tìm hiểu kiếm các loại thuốc mới, các cách dùng chung nhiều loại thuốc, và lượng thuốc mới. Cách trị liệu đang được tìm hiểu là cách ghép tế bào gốc, việc này sẽ giúp bệnh nhân chịu đựng một lượng hóa chất lớn hơn. Ngoài ra các chuyên gia cũng tìm cách tiết giảm phản ứng phụ của việc trị liệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf76_077.pdf
Tài liệu liên quan