Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, chiếm 30-40% số bệnh
nhân tiết niệu. Phẫu thuật sỏi đường tiết niệu đứng hàng đầu trong các phẫu
thuật tiết niệu (50-60%). Tuổi mắc bệnh thường là 20-60, nam nhiều hơn nữ.
Hiện nay, tại Việt Nam có đầy đủ phương tiện chẩn đoán và điều trị
hiện đại mà chúng tôi trình bày dưới đây.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Những điều cần biết về sỏi đường tiết niệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều cần biết về sỏi
đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, chiếm 30-40% số bệnh
nhân tiết niệu. Phẫu thuật sỏi đường tiết niệu đứng hàng đầu trong các phẫu
thuật tiết niệu (50-60%). Tuổi mắc bệnh thường là 20-60, nam nhiều hơn nữ.
Hiện nay, tại Việt Nam có đầy đủ phương tiện chẩn đoán và điều trị
hiện đại mà chúng tôi trình bày dưới đây.
Chúng tôi xin trả lời anh theo trình tự như sau:
1. Có các loại sỏi nào trong đường tiết niệu?
Sỏi đường tiết niệu được chia ra sỏi đường tiết niệu trên gồm sỏi thận
và sỏi niệu quản, sỏi đường tiết niệu dưới gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu
đạo.
Các loại sỏi: sỏi calci chiếm 80% gồm calcium oxalate (monohydrate
và dihydrate), calcium phosphate, calcium oxalate and phosphate; sỏi
struvite (magnesium ammonium phosphate) 10%; sỏi uric acid 8%; sỏi
cystine 1%; các loại khác chiếm 1% gồm triamterene, xanthine, matrix.
2. Vì sao bị sỏi đường tiết niệu?
Quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu rất phức tạp, do nhiều yếu tố
gây ra.
Hòn sỏi có một cấu trúc đặc thù gồm 2 yếu tố:
- Chất mucoprotein có tác dụng như chất keo kết dính các tinh thể với
nhau để tạo sỏi.
- Các tinh thể của các chất bình thường được hòa tan trong nước tiểu,
chủ yếu là calci và oxalate, ngoài ra còn có phosphate, magne, urat, cystine.
Khi nước tiểu bị cô đặc quá mức hoặc khi pH nước tiểu thay đổi thì
các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ kết tinh lại thành các tinh thể, và các tinh
thể sẽ bị loại trừ theo dòng nước tiểu, cần phải có chất mucoprotein thì các
tinh thể mới liên kết được với nhau để tạo ra hòn sỏi. Nhiễm trùng tiết niệu
dễ gây kết tụ sỏi. Những bất thường ở đường tiết niệu làm chậm hoặc bế tắc
dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi.
Các yếu tố nguy cơ tăng tạo sỏi:
- Rối loạn về chuyển hóa.
- Rối loạn về nội tiết.
- Yếu tố môi trường.
- Chế độ ăn.
- Các bất thường về giải phẫu của đường tiết niệu.
3. Hòn sỏi trong đường tiết niệu diễn tiến ra sao?
Sau khi được hình thành trong đường tiết niệu, hòn sỏi khi còn nhỏ
thông thường sẽ đi theo dòng nước tiểu và được tống ra ngoài. Nhưng nếu
hòn sỏi bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu nó sẽ to ra gây
bế tắc ứ đọng nước tiểu, lâu ngày sẽ đưa đến các biến chứng là:
- Ứ nước thận niệu quản.
- Nhiễm trùng.
- Phát sinh thêm các hòn sỏi khác.
Và cuối cùng sẽ phá hủy dần phần thận đã sản sinh ra nó gây ra thận
mất chức năng, suy thận, thận mủ.
Trong trường hợp sỏi niệu quản 2 bên, có thể gây ra suy thận cấp, vô
niệu.
4. Khi bị sỏi đường tiết niệu thì có dấu hiệu gì?
Trong nhiều trường hợp sỏi thận, sỏi có thể rất to, thậm chí thành sỏi
san hô mà bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ đau âm ỉ vùng hông
lưng bên có sỏi, do đó nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khi đã có biến chứng
nhiễm trùng hoặc suy thận.
Sỏi không tắc nghẽn thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi
khám bệnh tổng quát, hoặc đôi khi bệnh nhân có dấu hiệu tiểu máu.
Sỏi gây tắc nghẽn thường có triệu chứng đau vùng hông lưng. Trường
hợp điển hình sẽ có cơn đau quặn thận do sỏi. Cơn đau có thể lan xuống bẹn,
đùi tùy vị trí và mức độ bế tắc. Trong lúc đau quặn thận thường có kèm tiểu
máu đại thể hoặc vi thể, buồn nôn, nôn, triệu chứng nhiễm trùng.
Sỏi bàng quang thường có biểu hiện lâm sàng là đau ở vùng hạ vị, tiểu
ngắt quãng, tiểu khó, bí tiểu hoặc tiểu máu. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng
tiểu nhiều lần.
5. Làm gì để khẳng định có sỏi đường tiết niệu?
Cần chụp phim hệ niệu không sửa soạn (KUB) và làm tổng phân tích
nước tiểu, cấy nước tiểu. Khoảng 80% trường hợp là sỏi cản quang nên có
thể thấy trên phim KUB. Siêu âm bụng cũng rất hữu ích, nhất là trong việc
đánh giá mức độ ứ nước của thận. Siêu âm có thể giúp phát hiện sỏi đường
tiết niệu.
Chụp phim hệ niệu nội tĩnh mạch (UIV) cho phép đánh giá chức năng
và hình ảnh hệ niệu. Đôi khi cần phải chụp các phim muộn (sau 4-6 giờ,
thậm chí 24 giờ) nhất là trong trường hợp sỏi không cản quang hoặc thận
chậm bài tiết.
Hiện nay, chụp điện toán cắt lớp (CTscan và mới hơn là MSCT) với
ưu điểm là nhanh không cần rửa ruột và một số trường hợp không cần dùng
thuốc cản quang, giúp xác định chính xác sỏi đường tiết niệu, chức năng và
hình dạng đường tiết niệu.
6. Điều trị sỏi đường tiết niệu như thế nào?
Các nguyên tắc chính trong điều trị sỏi đường tiết niệu như sau:
- Điều trị nội khoa (không cần mổ) được áp dụng đối với sỏi không
gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Sỏi nhỏ hơn 4-
5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, bệnh nhân được khuyên nên uống
nhiều nước. Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra.
(Tuy nhiên, nếu sỏi lớn hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%).
- Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can
thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt.
- Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm
bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau như: mổ mở, tán sỏi
ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng
quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản.
Mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau.
7. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sỏi đường tiết niệu:
Uống nhiều nước: nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày hoặc
ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít trong một ngày sẽ
giúp tránh bị sỏi niệu.
Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại
thịt.
Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, phômai… Mỗi ngày
có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản
phẩm từ sữa như bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg chất calci). Không nên
kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây ra mất cân
bằng trong việc hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalate từ ruột
và sẽ tạo sỏi niệu, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị bệnh loãng
xương.
Kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều oxalate như trà đặc, bột cám, ngũ cốc,
rau muống, sôcôla, cà phê… khi lượng oxalate bài tiết trong nước tiểu gia
tăng hơn bình thường (khoảng 45mg/24giờ).
Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi, nước bưởi: những loại
thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi niệu.
Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu
các chất gây sỏi niệu.
Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine gây sỏi niệu như cá khô,
thịt khô, khô mực, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng
heo, lòng bò…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_0155.pdf