Những điều cần biết về bướu máu

Bướu máu là một bệnh lý khá thường gặp và gây ra

không ít hoang mang cho các bậc cha mẹ khi có con

bị bướu máu. Nhằm giải tỏa mối lo lắng, cũng như

giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh, chúng tôi đã trao

đổi với Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường –Trưởng

Khoa Phỏng –Chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 về

những câu hỏi thường gặp nhất.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những điều cần biết về bướu máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều cần biết về bướu máu Bướu máu là một bệnh lý khá thường gặp và gây ra không ít hoang mang cho các bậc cha mẹ khi có con bị bướu máu. Nhằm giải tỏa mối lo lắng, cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh, chúng tôi đã trao đổi với Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường – Trưởng Khoa Phỏng – Chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 về những câu hỏi thường gặp nhất. Bướu máu là gì? Bướu máu là một loại bướu lành (không phải ung thư), được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô): các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường tạo nên bướu máu. Bướu máu có thường gặp không? Bướu máu là bướu lành thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dưới 1 tuổi): có từ 4 – 10% các cháu nhũ nhi có ít nhất 1 bướu máu trong người. Các cháu gái có bướu máu nhiều gấp 3 – 5 lần các cháu trai. Các cháu sanh non thường có bướu máu hơn (có thể đến 25% các trường hợp). Bướu máu thường gặp ở đâu? Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ, 25% ở thân mình, 15% ở tay chân của trẻ. Đa số các trường hợp (80%) bướu máu chỉ xuất hiện ở 1 điểm, 20% có ở nhiều nơi. Tuyệt đại đa số các trường hợp, bướu máu chỉ ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da, nhưng cũng vài trường hợp trong năm ghi nhận có bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột…thậm chí cả ở não. Nguyên nhân do đâu mà có bướu máu? Nguyên nhân chính xác của bướu máu hiện nay còn chưa rõ. Bướu máu không phải là bệnh di truyền và nó không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của bà mẹ trong lúc mang thai. Khoa học không khuyên bà mẹ kiêng cữ điều gì trong lúc mang thai để phòng ngừa bướu máu. Bướu máu xuất hiện khi nào? Thường bướu máu ít khi thấy có ngay từ khi mới sinh, mà phải sau 7 đến 10 ngày. Những trường hợp thấy có ngay từ khi sinh thường là bướu máu phẳng, hoặc là các dị dạng mạch máu. Những trường hợp xuất hiện ở người lớn thường không phải là bướu máu. Bướu máu phát triển như thế nào? Từ khi xuất hiện, bướu máu có thể “đứng yên”, không phát triển, chỉ to ra theo tỉ lệ phát triển của đứa trẻ (bướu máu phẳng). Trong các dạng khác, thường gặp hơn, bướu phát triển to dần từ khi xuất hiện, sau đó đột ngột to nhanh từ khi trẻ được 2,5 tháng tuổi cho đến 9 tháng tuổi. Đây là giai đoạn tăng trưởng của bướu. Sau đó bướu phát triển chậm dần và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa, diễn ra rất chậm: bướu máu sẽ chuyển dần thành bướu sợi – mỡ hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Sự thoái hóa được 50% khi trẻ khoảng 5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi, kết thúc khi trẻ 10 – 12 tuổi. Trong giai đoạn tăng trưởng, bướu máu có màu đỏ tươi, bề mặt căng và có nhiệt độ “nóng” khi sờ vào. Trong giai đoạn thoái triển, bướu máu chuyển màu sậm hơn, bề mặt xuất hiện những đường nhăn nheo do khối lượng bướu giảm xuống. Sờ vào bướu thấy “độ nóng” giảm dần. Bướu máu có dễ chảy máu khi té ngã không? Máu chảy ra có cầm không? Trong quá trình phát triển và thoái triển của bướu máu có những trường hợp bướu máu loét và chảy máu, nhưng nguyên nhân là do bướu phát triển quá to và nhanh nên phần trung tâm bướu kém được nuôi dưỡng nên chết đi. Cũng có khi những bướu nằm tại các nếp gấp nên không thoáng mát, đọng mồ hôi, bị quần áo hoặc da của trẻ cọ quẹt nên loét do chợt lớp tế bào biểu bì phía trên. Những trường hợp này số lượng máu chảy ra thường ít và tự cầm máu được. Sau khi được chăm sóc, vết loét sẽ lành và bướu sẽ thoái triển. Chỉ những trường hợp dị dạng mạch máu, nhất là khi có dò động mạch – tĩnh mạch thì máu mới chảy nhiều khi có vết thương. Điều trị bướu máu có mấy cách? Có 3 cách điều trị bướu máu: Cách 1: Phá hủy bướu: dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt lạnh), tia xạ (dán phóng xạ), ánh sang (laser) để đốt các tế bào bướu, hoặc dùng dao mổ cắt bỏ bướu và may lại. Cách 2: Kềm hãm sự phát triển của bướu: dùng thuốc (corticoid thoa, chích hay uống), hóa trị. Cách 3: Không can thiệp vào diễn tiến của bướu máu: chờ bướu thoái triển và xử lý di chứng. Tùy theo vị trí của diễn tiến của bướu máu mà thầy thuốc sẽ quyết định phương pháp điều trị. Tuy nhiên, vì đây là bướu lành nên phải chú ý mục tiêu của điều trị thiên về thẩm mỹ hơn là cần thiết phải phá bỏ bướu do sự lo sợ của thân nhân. Khám và tư vấn về bướu máu tại đâu? Có thể khám và điều trị tại Khoa Nhi các bệnh viện tỉnh. Cha mẹ có thể mang con đến khám và điều trị tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 (hơn 4000 trường hợp bướu máu điều trị mỗi năm, Khoa có đủ trang thiết bị để điều trị bướu máu) với lịch hoạt động như sau: ngày thứ hai và thứ tư hằng tuần, từ 8 đến 11 giờ 30 (trừ ngày lễ) tại phòng A11, Khu Ngoại chẩn. Các cháu sẽ được khám, cho toa thuốc hoặc hẹn ngày phẫu thuật nếu có chỉ định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf64_393.pdf
Tài liệu liên quan