Những điều Các nhà Quản lý, Các nhà điều hành và Sinh viên cần biết

Khái niệm sản lượng quốc gia là tâm ñiểm của kinh tế học vĩ mô. Tổng giá trị thực của

sản lượng (hàng hoá và dịch vụ) mà một nước sản xuất thiết lập ràng buộc ngân sách cơ

bản của nước ñó. Một nước có thể sử dụng nhiều sản lượng hơn là mức sản xuất của nó

chỉ khi nước này vay mượn phần chênh lệch từ nước ngoài. Khối lượng sản lượng lớn -

chứ không phải là số lượng tiền lớn – là ñiều tạo nên sự thịnh vượng của các quốc gia.

Chính phủ có thể in và phân phối toàn bộ lượng tiền mà họ muốn, biến tất cả cư dân của

mình trở thành triệu phú. Nhưng mọi người sẽ không trở nên khắm khá hơn so với trước

ngoại trừ sản lượng quốc gia cũng tăng lên. Và ngay cả với lượng tiền nhiều như vậy,

mọi người sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như sản lượng quốc gia sụt giảm.

ðo lng Sn lng Quc gia

Một cách ño lường sản lượng quốc gia ñược chấp nhận rộng rãi nhất là tổng sản phẩm

quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước (GDP). ðể hiểu GDP là gì, trước tiên chúng ta

cần làm rõ chỉ tiêu này ñược ño lường như thế nào.

Thách thức quan trọng trong việc ño lường sản lượng của một quốc gia (GDP) là loại trừ

việc tính trùng hay loại trừ việc tính toán cùng một sản lượng nhiều hơn một lần. ðiều

này rõ ràng là tổng sản lượng ñơn giản cũng bằng với giá trị của tất cả hàng hoá và dịch

vụ ñược sản xuất ra trong một nền kinh tế - mỗi cân thép, mỗi chiếc máy kéo, mỗi giạ

thóc, mỗi ổ bánh mì, mỗi bữa ăn tại một nhà hàng, mỗi mẫu giấy, mỗi bản thiết kế kiến

trúc, mỗi toà nhà ñược xây dựng, .Nhưng ñiều này cũng không hoàn toàn ñúng, bởi vì

việc hạch toán mỗi hàng hoá và dịch vụ thực tế cuối cùng cũng tính toán cùng một sản

lượng lập lại nhiều lần, qua các công ñoạn sản xuất khác nhau.

Một ví dụ ñơn giản ñể diễn tả trục trặc này. Hãy tưởng tượng ra một công ty A, công ty

lâm sản thu hoạch cây gỗ và bán gỗ cho công ty B ñược 1000 ñôla. Công ty B, công ty

nội thất, cắt, làm bóng và ñóng gỗ thành bàn ghế, rồi bán cho một nhà bán lẻ là công ty C

thu ñược 2500 ñôla. Công ty C sau cùng bán bàn ghế cho người tiêu dùng ñược 3000

ñôla. Nếu trong việc tính toán tổng sản lượng, khi cộng lại tất cả giá bán của mỗi giao

dịch (1000+2500+3000), kết quả (6500 ñôla) sẽ phóng ñại mức sản lượng bởi vì nó ñã

ñếm giá trị gỗ xẻ ñến 3 lần (trong tất cả 3 lần giao dịch) và giá trị của sản phẩm mộc hai

lần (trong hai lần giao dịch sau cùng).

Một cách tốt ñể loại trừ trục trặc tính toán vượt quá hay trùng lắp là tập trung vào giá trị

gia tăng – ñó là sản lượng mới ñược tạo ra - tại mỗi một công ñoạn sản xuất. Nếu một thợ

may mua một cái áo sơ mi bán thành phẩm với giá 50 ñôla, ñơm thêm khuy nút hết 1

ñôla, và bán áo sơ mi thành phẩm giá 60 ñôla, chúng ta sẽ không nói là người thợ may

này ñã tạo ra một sản phẩm trị giá 60 ñôla. ðúng hơn là người thợ may này ñã tạo thêm

ñược 9 ñôla vào chiếc áo sơ mi bán thành phẩm và khuy nút, và vì vậy tạo ra giá trị 9

pdf103 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những điều Các nhà Quản lý, Các nhà điều hành và Sinh viên cần biết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản lượng thực tế có sẵn cho tiêu dùng – và do vậy mức sống của quốc gia – vẫn không hề thay ñổi. ðể nhấn mạnh ñến vấn ñề này, các nhà kinh tế ñã ñưa ra một số các phương pháp khác nhau cho phép họ kiểm soát sự thay ñổi mức giá và do vậy ñể ước tính sản lượng thực (ñã ñược ñiều chỉnh lạm phát). Bộ Thương mại Hoa Kỳ lần ñầu tiên xuất bản những ước tính chính thức về GNP thực vào năm 1951. Trong thời gian dài, các quan chức Bộ Thương mại ñã dựa vào phương pháp giá cố ñịnh ñể xây dựng GNP thực (và sau này là GDP thực). Họ ñã chọn ra một năm cơ sở (như năm 1950) và tính toán giá trị hàng hóa và dịch vụ sau cùng ñược sản ra trong những năm khác sử dụng giá của năm cơ sở. Theo cách này, GDP thực sẽ không tăng lên do lạm phát, vì giá ñược giữ không ñổi. (ðơn giản bằng cách chia GDP danh nghĩa cho GDP thực, các nhà kinh tế cũng ñã có thể tìm ra một chỉ số khử giá ngầm ẩn (an implicit price deflator), một thước ño mức giá tổng quát cho phép họ tính ñược lạm phát tổng quát – hay giảm phát – từ năm này sang năm khác.46) Tuy nhiên, phương pháp giá cố ñịnh không phải không có trục trặc. Arthur Burns, thành viên của nhóm nguyên tác của Bộ Thương mại ñã giúp phát triển hạch toán GDP Hoa Kỳ (và vị chủ tịch tương lai của Cục Dự trữ Liên bang), ñã lưu ý từ ñầu năm 1930 rằng tiếp cận năm cơ sở ñã thất bại trong việc hạch toán cho việc giới thiệu hàng hóa và dịch vụ mới, sự biến mất của các hàng hóa và dịch vụ cũ, và sự cải thiện chất lượng của hàng hóa và dịch vụ ñang hiện hữu. Một trục trặc có liên quan là giá của năm cơ sở ñã tạo ra một thước ño tăng trưởng GDP thực bị bóp méo vì các mô thức tiêu dùng tiến hóa theo thời gian, khi người tiêu dùng mua số lượng lớn hơn những hàng hóa và dịch vụ mà giá tương ñối của chúng ñang giảm xuống.47 Càng xa hơn so với năm cơ sở, trục trặc này càng trở nên rõ ràng hơn (ñược biết ñến như tác ñộng thay thế). Như một người quan sát ñã giải thích: ”Lấy năm 1998 làm ví dụ: Tốc ñộ tăng trưởng của GDP theo trọng số (giá) cố ñịnh trong năm này là 4,5% nếu chúng ta sử dụng 1995 làm năm cơ sở; sử dụng giá năm 1990 46 Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tăng trưởng của chỉ số khử giá GDP (GDP deflator) thường (nhưng không phải luôn luôn) tương tự như ñộ lớn của tỷ lệ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mà CPI ñược xây dựng từ việc tính toán những thay ñổi trong giá bán của một rổ hàng hóa tiêu dùng cố ñịnh. 47 Arthur F. Burns, “The Measurement of the Physical Volume of Production” (ðo lường Khối lượng Sản xuất Vật chất), Quarterly Journal of Economics 44, no. 2 (tháng 2 năm 1930), 242-262. 72 thì tăng trưởng sẽ là 6,5%; sử dụng giá 1980 tăng trưởng là 18,8%, và sử dụng giá năm 1970, tăng trưởng ñáng kinh ngạc 37,4%!48 Bộ Thương mại ñã cố gắng lưu ý ñến những trục trặc này bằng cách cập nhật năm cơ sở thường xuyên và, ñặc biệt là vào những năm 1980, thông qua giới thiệu một loạt các ñiều chỉnh trong thay ñổi chất lượng sản phẩm, như là tốc ñộ của các máy vi tính cá nhân ñang gia tăng.49 Xa hơn là cuộc cải cách lớn nhất ñến từ năm 1996, khi các viên chức Bộ Thương mại ñã tiếp nhận một phương pháp theo chuỗi (a chained method) thay cho tiếp cận giá cố ñịnh truyền thống ñể tính toán GDP thực.50 Với phương pháp theo chuỗi, mỗi năm trở thành một năm cơ sở, nhưng chỉ cho những năm ngay gần kề với nó. Do vậy, các viên chức ñã có thể tính toán sự thay ñổi GDP thực từ 1995 ñến 1996, từ 1996 ñến 1997, từ 1997 ñến 1998, v.v..và sau ñó liên kết tất cả các thay ñổi riêng lẻ thành một chuỗi liên tục. Vì năm cơ sở ñược cập nhật một cách hữu hiệu hằng năm, tiếp cận theo chuỗi ñã làm một công việc tốt hơn nhiều ñể hạch toán những thay ñổi trong một hỗn hợp các hàng hóa và dịch vụ ñược bán ra trên thị trường. Tuy nhiên, một ñiều không may – xét theo sản phẩm thì các thành phần của GDP, sau khi ñược khử lạm phát với chỉ số giá theo chuỗi (a chained price index), không còn nhất thiết cộng lại chính xác bằng với GDP thực nữa. Kiểm soát sự khác biệt về sức mua Các ñiều chỉnh cũng cần thiết ñể làm dễ dàng cho những so sánh GDP giữa các quốc gia. Vì GDP của mỗi quốc gia ñầu tiên ñược tính toán theo nội tệ của quốc gia ñó, các ước tính của quốc gia sau cùng phải ñược chuyển ñổi theo một ñơn vị tiền tệ chung (như ñôla Mỹ) trước khi các so sánh quốc tế có thể ñược thực hiện. Các tỷ giá hối ñoái thị trường cung cấp phương tiện thuận lợi cho việc chuyển ñổi này, nhưng chúng cũng có thể bị lệch lạc, vì các tỷ giá này chỉ phản ánh những hàng hóa và dịch vụ mà chúng thực sự ñược trao ñổi quốc tế. Cụ thể ở các nước ñang phát triển, các sản phẩm không ñược trao ñổi quốc tế (từ cắt tóc ñến chăm sóc sức khỏe) có thể cấu thành một tỷ trọng lớn trong GDP. Nếu sử dụng các tỷ giá hối ñoái thị trường, chi phí của cùng một dịch vụ cắt tóc là 5 ñôla ở Ấn ðộ và 50 ñôla ở Pháp, thì việc sử dụng một tỷ giá hối ñoái thị trường ñể chuyển ñổi GDP theo ñơn vị tiền tệ chung sẽ ñánh giá thấp giá trị sản lượng ở Ấn ðộ so với Pháp. Giải pháp tiêu chuẩn cho trục trặc này là tạo ra một chỉ số ngang bằng sức mua (purchasing power parity – PPP), ño lường một cách cơ bản giá trị hàng hóa và dịch vụ trong mỗi quốc gia sử dụng giá của một quốc gia chung, như Hoa Kỳ. Tiếp tục với ví dụ về cắt tóc, giá trị của dịch vụ cắt tóc chất lượng cao ở Ấn ðộ và Pháp mỗi dịch vụ sẽ ñược ñánh giá lại thông qua việc sử dụng giá cắt tóc chất lượng cao ở Hoa Kỳ (ví dụ 40 ñôla). Từ cuối thập niên 1960, một nhóm các tổ chức quốc tế, phối hợp với ðại học 48 Karl Whelan, “A Guide to the Use of Chain Aggregated NIPA Data,” Hội ñồng Cục Dự trữ Liên bang, Phòng Nghiên cứu và Thống kê, tháng 6 năm 2000, 4-5, www.federalreserve.gov/Pubs/feds/2000/200035/200035pap.pdf. 49 J. Steven Landefeld và Bruce T. Grimm, “A Note on the Impact of Hedonics and Computers on Real GDP,” Survey of Current Business (tháng 12 năm 2000): 17-22. 50 J. Steven Landefeld và Robert P. Parker, “BEA’s Chain Index, Time Series, and Measures of Long-term Economic Growth,” Survey of Current Business (tháng 5 năm 1997): 58-68. 73 Pennsylvania, ñã sáng tác ra một cách ước tính GDP ñược ñiều chỉnh theo PPP cho một số lớn các quốc gia (xem bảng 5-2).51 Bảng 5-2 GDP ñầu người, tỷ giá hối ñoái so với ngang bằng sức mua (Tập họp nhiều nhóm quốc gia, 2005) GDP ñầu người, USD (US$) (tỷ giá thị trường - ER) GDP ñầu người (ngang bằng sức mua - $PPP) Tỷ số PPP/ER Argentina 4750 14550 3,1 Brazil 4320 8500 2,0 Burundi 107 703 6,6 Cambodia 440 2620 6,0 Canada 35071 34053 1,0 China 1731 6340 3,7 Egypt 1250 4180 3,3 Ethiopia 126 822 6,5 France 35040 31210 0,9 Germany 33820 29760 0,9 India 727 3510 4,8 Indonesia 1160 3500 3,0 Iraq 1060 2860 2,7 Ireland 48107 38552 0,8 Israel 18735 22676 1,2 Japan 35777 30620 0,9 Malaysia 5000 10780 2,2 Mexico 7236 10040 1,4 Nigeria 655 1250 1,9 Norway 64153 43310 0,7 Philippines 1120 4730 4,2 Russia 5347 10895 2,0 Saudi Arabia 12590 12670 1,0 Singapore 26870 34220 1,3 South Africa 5630 12930 2,3 Turkey 4950 8100 1,6 United States 42024 42024 1,0 Nguồn: ðơn vị tình báo kinh tế (Economist Intelligence Unit - EIU) Dữ liệu quốc gia, bao gồm các ước tính của EIU. ð u t, Tit kim và Vay n c ngoài Hạch toán GDP hữu ích bởi vì nó cho phép chúng ta tính toán giá trị sản lượng hiện hành và ño lường sự thay ñổi sản lượng theo thời gian. Nhiều nhà kinh tế cũng tin rằng hạch 51 Ngân hàng Thế giới, “About the International Comparison Group,” có sẵn tại www.worldbank.org/data/icp/abouticp.htm; “About the International Comparison of Price Program,” có sẵn tại 74 toán GDP cung cấp những thông tin gợi mở quan trọng về các nguồn lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế và về sự bền vững của tăng trưởng trong tương lai. Một cách tự nhiên, ñầu tư tạo thành một liên kết quan trọng giữa sản lượng hiện hành và sản lượng tương lai. Hạch toán GDP không chỉ cho chúng ta biết về giá trị ñầu tư hiện hành nhưng cũng cho phép chúng ta xác ñịnh cách thức ñầu tư này ñược tài trợ. Như chúng ta ñã thấy: Sản phẩm gộp = C + I + G + (EX-IM) Thật lý thú, sản phẩm gộp cũng bằng thu nhập gộp, mà – khi ñược ñiều chỉnh ñể bao gồm thanh toán chuyển nhượng (transfer payments – Tr) – bằng với tổng tiêu dùng (C), tiết kiệm tư nhân (S), và thuế (T), vì tất cả thu nhập sau cùng phải ñược sử dụng theo một trong ba cách này. Do ñó, chúng ta có thể nói rằng: Sản phẩm gộp = C + I + G + (EX-IM) = C + S + T - Tr Một số biến ñổi ñơn giản tạo ra ñồng nhất thức thể hiện các nguồn cho ñầu tư sau ñây: I = S + (T – G – Tr) + (IM-EX) Với T – G – Tr (thặng dư ngân sách chính phủ) phản ánh tiết kiệm của chính phủ, và IM- EX (nhập khẩu ròng) phản ánh vay nước ngoài, vì bất kỳ sự vượt trội giữa nhập khẩu so với xuất khẩu chỉ có thể ñược tài trợ thông qua vay mượn từ nước ngoài. Những gì mà ñiều này cho chúng ta thấy ñó là ñầu tư ñược tài trợ bởi ba nguồn cơ bản: tiết kiệm tư nhân (tiết kiệm cá nhân cộng với thu nhập giữ lại của các doanh nghiệp), tiết kiệm của chính phủ (thặng dư ngân sách của chính phủ), và vay từ nước ngoài (nhập khẩu ròng). Nếu một quốc gia mong muốn tăng mức ñầu tư của nó, quốc gia này phải hoặc là giảm tiêu dùng tư nhân của nó (ñể tăng tiết kiệm tư nhân), giảm chi tiêu chính phủ của nó (ñể tăng tiết kiệm chính phủ), tăng vay nước ngoài, hay có lẽ kết hợp cả ba (xem bảng 5-3). Bảng 5-3 ðầu tư, tiết kiệm, và vay nước ngoài (Hoa Kỳ, 2005) Tỷ ñôla %GDP ðầu tư tư nhân (I) [= Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ + Vay nước ngoài ròng] 2057,4 16,5 Tiết kiệm tư nhân, gộp (Sp) Tiết kiệm cá nhân Lợi nhuận kinh doanh không phân phối (với giá trị tồn kho và ñiều chỉnh tiêu dùng vốn) Tiêu dùng vốn cố ñịnh tư nhân (khấu hao) Tích lũy lương trừ các khoản chi trả 1672 - 34,8 354,5 1352,6 0,0 13,4 - 0,3 2,8 10,9 0,0 Tiết kiệm chính phủ, gộp (Sg) - 457,3 -3,7 75 [= Các khoản nhận – Chi tiêu = Thặng dư ngân sách] Tổng các khoản nhận của chính phủ (thuế), tất cả các cấp chính phủa (T) Tổng các khoản chi tiêu của chính phủ, tất cả các cấp chính phủ , bao gồm chuyển nhượng thu nhậpb (G + Tr) 3586,3 4043,6 28,8 32,5 Vay nước ngoài ròng (IM-EX) [= Nhập khẩu ròng = Nhập khẩu – Xuất khẩu]c 771,4 6,2 Sai số thống kê 71,0 0,6 Nguồn: Số liệu trích từ Phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ a Trừ các khoản nhận từ chuyển nhượng vốn b Trừ các khoản thanh toán chuyển nhượng vốn và mua tài sản không sản xuất ròng c Trừ các khoản nhận thu nhập ròng, các khoản chuyển nhượng vào ròng, và tài khoản vốn vào ròng Mặc dù hạch toán kinh tế quốc dân không nói gì ñến liệu rằng phương pháp nào trong các phương pháp tài trợ này cho ñầu tư là tốt hơn hay xấu hơn phương pháp kia, một số sinh viên kinh tế phát triển ñề nghị rằng vay nước ngoài có thể bấp bênh hơn so với tiết kiệm nội ñịa và do vậy có thể là nguồn ít ñược tin cậy hơn cho ñầu tư. Khi vay nợ nước ngoài của một quốc gia trở nên rất lớn, hơn nữa, những người chỉ trích thường cảnh báo rằng quốc gia này ñang sống vượt quá những phương tiện mà ñất nước này ñang có, vì vay nước ngoài (IM-EX>0) ngụ ý rằng chi tiêu nội ñịa của quốc gia (C + I + G) vượt quá sản phẩm nội ñịa của nó (GDP). ðiều này giải thích tại sao các nhà phân tích ñôi lúc xem tăng trưởng kinh tế như là tình trạng không bền vững khi liên hệ ñến thâm hụt cán cân vãng lai lớn và kéo dài – và vì vậy dựa quá nhiều vào vay nợ nước ngoài.52 Ví dụ, ở Mexico vào ñầu những năm 1990, GDP thực ñang tăng trưởng , nhưng tăng trưởng ñang dược nuôi dưỡng (hay ít nhất là một phần khá lớn) bởi gia tăng vay mượn ngày càng nhiều từ nước ngoài. Nhiều nhà phân tích của quốc gia xem thâm hụt cán cân vãng lai lớn hơn 5% GDP như là một lá cờ ñỏ cảnh báo. Trong trường hợp của Mexico, thâm hụt cán cân vãng lai ñã nhảy từ 3% GDP năm 1990 lên 7% năm 1994. Sự dịch chuyển này cũng ñược thấy rất rõ trong các tài khoản GDP, với nhập khẩu ròng (IM-EX) ñang tăng lên từ 1,1 ñến 4,8% GDP trong cùng những năm này. Vốn nước ngoài, nói cách khác, cũng như hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, ñang ñổ vào quốc gia này. Một số các nhà ñầu tư nước ngoài và nhiều quan chức Mexico cho rằng dòng vốn vào khổng lồ ñã phản ánh mức ñộ tin cậy cao của các nhà ñầu tư về viễn cảnh kinh tế Mexico. Nhưng tổng ñầu tư ñang giảm (theo tỷ phần của GDP), và tiêu dùng ñang tăng lên. Xuất hiện hiện tượng Mexico ñang sống vượt quá những gì ñất nước có, ñang nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ngoài (dựa vào vay nước ngoài) và sử dụng phần sản lượng thêm vào này ñể tăng tiêu dùng hơn là ñể ñầu tư. Dù cho các nhà chuyên môn bất ñồng về các nguyên nhân chính xác, cuối cùng Mexico ñã gánh chịu một cuộc khủng hoảng tiền tệ khốc liệt vào năm 1994-95, kéo tiêu dùng xuống dốc cùng với ñồng peso và xóa ñi gần như tất cả thành quả ñạt ñược của những năm trước ñây. Một sự xem xét lại cẩn thận các tài khoản GDP của quốc gia trước khi một cuộc sụp ñổ xảy ra có thể cho chúng ta một số các chỉ báo về những trục trặc tiềm ẩn phía trước. 52 Ghi chú rằng nhập khẩu ròng (IM - EX) trong các tài khoản GDP thì xấp xỉ bằng với thâm hụt tài khoản vãng lai (không bao gồm thu nhập và chuyển nhượng ròng) trong cán cân thanh toán. 76 Chương Sáu ðọc Báo cáo Cán cân Thanh toán Hạch toán cán cân thanh toán là người anh em họ gần gủi với hạch toán GDP trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mô. Thực tế, cả hai là những công cụ quan trọng trong bộ dụng cụ của các nhà kinh tế học vĩ mô. Trong khi tài khoản GDP báo cáo về sản lượng của một quốc gia và các thành phần cấu thành của nó, một báo cáo cán cân thanh toán (Balance of Payments, BOP) cung cấp thông tin về các giao dịch xuyên biên giới của một quốc gia. Cũng như trong tài khoản GDP, tất cả các số liệu xuất hiện trong báo cáo BOP ñều là biến lưu lượng hay biến luồng (flows), chỉ ra giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu, các khoản nhận hay thanh toán thu nhập, các khoản vay hay cho vay nước ngoài mới mà chúng diễn ra trong một thời kỳ cụ thể - thường là một năm. Chương này trình bày một tiếp cận cơ bản về hạch toán BOP và những chiến lược tốt nhất ñể ñọc và diễn dịch báo cáo BOP. Báo cáo Cán cân Thanh toán Tiêu chu!n Một báo cáo BOP thông thường bao gồm ít nhất các khoản mục theo dòng như sau (hay một vài biến thể của chúng): Tài khoản vãng lai (Current Account) • Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (Balance on trade in goods and services) o Cán cân thương mại hàng hóa (Balance on merchandise trade (goods)) o Cán cân thương mại dịch vụ (Balance on trade in services) • Thu nhập ròng (thu nhập yếu tố ròng) (Net income (net factor receipts)) • Chuyển nhượng ñơn phương ròng (Net unilateral transfers) Tài khoản Vốn và Tài chính (Capital and Financial Account) • Tài khoản vốn ròng (Net capital account) • Tài khoản tài chính (Net financial account) o ðầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (Net foreign direct investment) o Các dòng ñầu tư gián tiếp ròng (Net portfolio flows) o Các dòng vốn khác, ròng (Other capital flows, net) o Thay ñổi dự trữ chính thức (Change in official reserves) • Sai va sót (Sai số thống kê) (Errors and Omissions) (Statistical discrepancy) Một vài khoản mục này yêu cầu một số giải thích. Trong tài khoản vãng lai, hàng hóa là những sản phẩm hữu hình, trải rộng từ nguyên vật liệu thô cho ñến các mặt hàng chế tạo. Dịch vụ là những sản phẩm vô hình, như là vận tải ñường biển, hoạt ñộng ngân hàng 77 chuyên ñầu tư (investment banking), hay các dịch vụ tư vấn. Các khoản nhận và thanh toán thu nhập bao gồm các khoản sinh lợi tài chính (như tiền lãi, cổ tức, và các khoản thu nhập ñược tái ñầu tư hay các khoản tiền gửi) từ các hoạt ñộng ñầu tư xuyên biên giới và các khoản thu nhập tiền công và tiền lương từ các việc làm xuyên biên giới. Các khoản chuyển nhượng ñơn phương (ñôi lúc còn ñược gọi là “các khoản chuyển nhượng vãng lai ròng”) là các giao dịch không ñối ứng như là viện trợ nước ngoài hay viện trợ nhân ñạo xuyên biên giới (ví dụ thông qua Hội Chữ thập ðỏ). Trong “tài khoản vốn và tài chính”, ñiều ñầu tiên yêu cầu giải thích là tựa ñề của chính nó. Mãi cho ñến tận gần ñây, hầu hết các nước ghi chép tất cả các giao dịch tài chính xuyên biên giới (như trong những thay ñổi mục tài sản (assets) và nguồn hay nghĩa vụ nợ (liabilities)) với tựa ñề “tài khoản vốn” (capital account). Tuy nhiên, bắt ñầu từ năm 1993, các viên chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ñã thay thế thuật ngữ “tài khoản vốn” bằng “tài khoản tài chính” và (làm cho vấn ñề càng thêm rắc rối hơn) ñã phân ñịnh một ñịnh nghĩa mới và hẹp hơn về thuật ngữ “tài khoản vốn”. Với ñịnh nghĩa mới này, mà ngày nay ñược chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, tài khoản vốn chỉ bao gồm các khoản chuyển nhượng vốn ñơn phương, như xóa nợ của một quốc gia bởi chính phủ của một quốc gia khác. Trong hầu hết các trường hợp, tài khoản vốn ñược ñịnh nghĩa theo cách mới là một khoản mục rất nhỏ (hầu như không ñáng kể) trong cán cân thanh toán. “Tài khoản tài chính” mới thì quan trọng hơn nhiều, vì nó bao gồm tất cả các giao dịch tài chính khác, như mua bán cổ phiếu và trái phiếu xuyên biên giới. Dù các nhà phân tích ñôi lúc vẫn sử dụng thuật ngữ “tài khoản vốn” với tên cũ của nó, nhưng theo nghĩa mở rộng trong suy nghĩ (ví dụ trong việc nói về “tự do hóa tài khoản vốn”), hầu hết chính phủ các nước hiện nay sử dụng ñịnh nghĩa mới về tài khoản vốn và tài chính của IMF trong việc chuẩn bị cho các báo cáo cán cân thanh toán của họ. Như những khoản mục ñược liệt kê trong tài khoản vốn, ñầu tư trực tiếp (ñôi lúc ñược gọi là ñầu tư trực tiếp nước ngoài, hay FDI) liên quan ñến việc mua một cổ phần vốn của một công ty – cổ phần ñủ lớn (thường lớn hơn 10%) ñể cho phép người chủ mới có ảnh hưởng quản lý ñối với công ty. Khi Daimler-Benz mua Chrysler vào năm 1998, ñiều này thể hiện FDI của ðức vào Hoa Kỳ. Ngược lại, ñầu tư gián tiếp liên quan ñến việc mua cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ tài chính khác xuyên biên giới (nhưng không tập trung ñủ lớn ñể cho phép ảnh hưởng ñến quản lý). ðầu tư gián tiếp ñôi lúc ñược xem như là “tiền nóng” (hot money), vì các nhà ñầu tư gián tiếp có thể thường thanh lý hay bán các tài sản nắm giữ và rút khỏi một nước khi có dấu hiệu cảnh báo nhạy cảm. “Thay ñổi dự trữ chính thức” phản ánh sự tăng lên hay giảm xuống trong kho dự trữ vàng và tiền nước ngoài (ngoại tệ) của chính phủ. Cuối cùng, “sai và sót” là một loại khoản mục số dư phản ánh sai số thống kê trong việc soạn thảo dữ liệu BOP. Hiu v N và Có Trong việc ñọc báo cáo cán cân thanh toán (như báo cáo BOP của Hoa Kỳ ñược trình bày ở cuối chương này), ñiều quan trọng là nhận ra rằng mỗi một giao dịch xuyên biên giới liên quan ñến hai bút toán, ghi có (credit, +) và ghi nợ (debit, -). Trong số nhiều thứ khác, 78 ñiều này có nghĩa là tất cả các khoản cân bằng âm và dương trong báo cáo BOP phải cộng lại thành zero.53 Một cách tự nhiên, biết ñược sự khác biệt giữa một khoản có và một khoản nợ có ý nghĩa quan trọng. Cách hữu ích ñể nghĩ về ñiều này là mỗi khoản mục nguồn (source) quỹ (như ngoại hối) là một khoản có (a credit), trong khi mỗi khoản mục sử dụng (use) quỹ là một khoản nợ (a debit). Trong tài khoản vãng lai, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, các khoản nhận thu nhập (như tiền lãi, cổ tức, hay tiền công và tiền lương từ người nước ngoài), và các khoản chuyển nhượng ñơn phương từ nước ngoài là những khoản ghi có bởi vì tất cả chúng có thể ñược xem như là các nguồn của ngoại hối. Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các khoản thanh toán thu nhập cho người nước ngoài, và các khoản chuyển nhượng ñơn phương ñến người nước ngoài là những khoản ghi nợ, vì tất cả chúng ñược xem như là những sử dụng ngoại hối. Trong tài khoản tài chính, các quy tắc cơ bản tương tự cũng ñược áp dụng. Việc mua tài sản tài chính trong nước của nước ngoài cấu thành một dòng vốn vào (vay từ nước ngoài), ñược ghi chép như là các khoản có, vì chúng cung cấp nguồn ngoại hối. Việc mua tài sản tài chính nước ngoài của người trong nước cấu thành dòng vốn ra (cho vay ra bên ngoài), ñược ghi chép như là các khoản nợ vì chúng là liên quan ñến sử dụng ngoại hối (xem hình 6-1). Hình 6-1 Các khoản nợ và có trong một báo cáo cán cân thanh toán Các khoản ghi nợ (-) Các khoản ghi có (+) Ví dụ: Ví dụ: • Nhập khẩu • Xuất khẩu • Các khoản thanh toán thu nhập (như lãi và cổ tức trả cho người nước ngoài) • Các khoản nhận thu nhập (như lãi và cổ tức nhận từ ñầu tư nước ngoài) • Chuyển nhượng ñơn phương ñến người nước ngoài (như viện trợ nước ngoài hay viện trợ nhân ñạo cung cấp ñến người nước ngoài) • Chuyển nhượng ñơn phương từ nước ngoài (như viện trợ nước ngoài hay viện trợ nhân ñạo nhận ñược từ người nước ngoài) • Các dòng vốn ra (như là một khoản gia tăng của các khoản tiền gửi nội ñịa ở các ngân hàng nước ngoài hay việc mua công ty, cổ phiếu, hay trái phiếu nước ngoài của người trong nước) • Các dòng vốn vào (như là một khoản gia tăng của các khoản tiền gửi nước ngoài ở các ngân hàng trong nước hay việc mua công ty, cổ phiếu, hay trái phiếu trong nước của người nước ngoài) • Tăng dự trữ chính thức (các trữ lượng vàng hay ngoại tệ của chính phủ) • Giảm dự trữ chính thức (các trữ lượng vàng hay ngoại tệ của chính phủ) 53 Trong thực tiễn, vì các cơ quan chính thức không thu thập tất cả các giao dịch xuyên biên giới, khoản mục “sai và sót” cần thiết ñể bảo ñảm rằng các bộ phận khác nhau của báo cáo BOP thực sự cộng lại thành zero. 79 Các Quy tắc (liên quan ñến các khoản ghi nợ trong BOP) Các Quy tắc (liên quan ñến các khoản ghi có trong BOP) • Sử dụng ngoại hối • Nguồn của ngoại hối • Tăng một tài sản (an asset) (như là một sự gia tăng một trái quyền trong nước dối với một ñơn vị nước ngoài) • Tăng một nghĩa vụ nợ (a liability) (như là một sự gia tăng trách nhiệm trong nước ñối với người nước ngoài) • Giảm một nghĩa vụ nợ (như là một sự giảm xuống về trách nhiệm trong nước ñối với người nước ngoài) • Giảm một tài sản (như là một sự giảm xuống của một trái quyền ñối với một ñơn vị nước ngoài) Một cách rõ ràng hơn ñể phân biệt các khoản ghi có và các khoản ghi nợ trong tài khoản tài chính là suy nghĩ riêng ra cho các thuật ngữ về sự thay ñổi trong tài sản (assets) và nghĩa vụ nợ (liabilities), trong ñó tài sản (assets) thể hiện quyền hay trái quyền trong nước ñối với người nước ngoài, và nghĩa vụ nợ (liabilities) thể hiện quyền hay trái quyền của người nước ngoài ñối với các ñịnh chế và cư dân trong nước. Do vậy, một khoản tiền gửi bởi một cư dân trong nước vào một ngân hàng nước ngoài là một tài sản, trong khi một khoản tiền gửi của người nước ngoài vào một ngân hàng trong nước là một khoản nghĩa vụ nợ. Từ quan ñiểm hạch toán kế toán, mỗi một sự gia tăng trong một khoản nghĩa vụ nợ (a liability) hay giảm trong một tài sản (an asset) ñược bút toán như là một khoản có (a credit) trong tài khoản tài chính, trong khi mỗi khoản tăng trong một tài sản (an asset) hay giảm trong một khoản nghĩa vụ nợ (a liability) ñược bút toán như là một khoản nợ (a debit). Khi một người nước ngoài nắm giữ một cổ phiếu, trái phiếu, hay một tài khoản ngân hàng trong nước (ba hình thức của dòng vốn vào (capital inflow)), nó ñược chỉ ra như là một khoản có (a credit) trong tài khoản tài chính, vì có một sự tăng lên trong một nghĩa vụ nợ (a liability) ñối với người nước ngoài. Khi một cư dân trong nước nắm giữ một cổ phiếu, trái phiếu hay một tài khoản ngân hàng nước ngoài (ba hình thức của dòng vốn ra (capital outflow)), nó ñược chỉ ra như một khoản nợ (a debit) trong tài khoản tài chính, vì có một sự gia tăng trong một tài sản (an asset) (một quyền hay trái quyền trong nước ñối với nghĩa vụ nợ của người nước ngoài). ðể thấy ñược cách thức ñiều này vận hành như thế nào trong một giao dịch cụ thể, hãy tưởng tượng rằng một công ty của Hoa Kỳ mua 1000 ñiện thoại di dộng từ một công ty của Trung Quốc và thanh toán bằng séc ñược rút tại một ngân hàng của Hoa Kỳ.54 Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy một khoản ghi nợ (a debit (-)) trong tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ, phản ánh khoản nhập khẩu ñiện thoại di ñộng từ Trung Quốc; và chúng ta sẽ thấy một khoản ghi có (a credit (+)) trong tài khoản tài chính của Hoa Kỳ, thể hiện thanh toán ñược thực hiện cho công ty Trung Quốc bằng séc tại ngân hàng của Hoa Kỳ. Một khi tờ séc ñến Trung Quốc, nó thể hiện một quyền (claim) ñối với Hoa Kỳ và vì vậy là một khoản tăng lên trong nghĩa vụ nợ trong nước (a liability)(của Hoa Kỳ) ñối với người nước ngoài. Cho ñến khi người Trung Quốc sử dụng quyền này (claim) mua một số loại sản lượng của Hoa Kỳ, sự sẵn lòng của họ ñể giữ tấm séc (hay bất kỳ công cụ tài chính khác mà họ có thể chuyển ñổi nó) chuyển thành một khoản cho vay (a loan) từ Trung Quốc ñến Hoa Kỳ - một khoản cho vay mà người Trung Quốc có thể nhận lại th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmacro_i_sach_david_moss_2007_6524.pdf
Tài liệu liên quan